您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Bất ngờ cách phụ nữ Trung Quốc khám bệnh qua búp bê để giữ trinh tiết
NEWS2025-01-23 08:12:51【Giải trí】6人已围观
简介TheấtngờcáchphụnữTrungQuốckhámbệnhquabúpbêđểgiữtrinhtiếgiai duco đó, phụ nữ Trung Hoa thời này khônggiai ducgiai duc、、
TheấtngờcáchphụnữTrungQuốckhámbệnhquabúpbêđểgiữtrinhtiếgiai duco đó, phụ nữ Trung Hoa thời này không trực tiếp tiếp xúc với thầy lang. Thay vào đó, người phụ nữ ngồi sau một tấm rèm, màn tre, thò tay ra ngoài hoặc nhờ người hầu cận chỉ về phía cơ thể của một con búp bê để nói lên triệu chứng của mình.
Nếu bệnh nhân khó thở, có thể chỉ một ngón tay dọc theo ngực của búp bê. Nếu đau đầu chỉ vào tóc của búp bê. Qua hình thức liên lạc này, thầy lang sẽ chẩn đoán bệnh.
Trong bài luận Chinese Medicine Dolls năm 1952, nhà nghiên cứu sử học y khoa Howard Dittrick cho hay, trong giai đoạn cuối cùng của triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc, những con búp bê y học được chạm khắc phức tạp này là lựa chọn duy nhất của một người phụ nữ ốm yếu.
Tại thời điểm đó, Trung Quốc chỉ cho phép đàn ông làm bác sĩ. Năm 1879, bệnh viện Canton Missionary trở thành tổ chức y tế đầu tiên tiếp nhận đào tạo sinh viên nữ. Quyết định này được đưa ra không phải vì bình đẳng giới, mà để giữ vững quan điểm không để bác sĩ nam chạm vào bệnh nhân nữ.
Búp bê chẩn đoán của Trung Quốc mô phỏng một phụ nữ nằm nghiêng, thường khỏa thân, tay đeo vòng và đôi khi cầm quạt. Hầu hết các con búp bê này được chạm khắc từ ngà voi. Chúng cũng có thể được điêu khắc bằng ngọc bích, hổ phách, đồng, gỗ.
Ông Dittrick cho biết, tất cả các con búp bê đều có cùng tư thế, đầu gác lên tay trái, tay phải rũ xuống. Búp bê cho phụ nữ trưởng thành có tóc búi cao. Búp bê cho bé gái có bím tóc hoặc tóc đuôi ngựa. Người chạm khắc búp bê cũng thường mô tả phụ nữ với đôi chân bị bó búp sen - một tục lệ đau đớn của phụ nữ Trung Hoa xưa.
Một con búp bê chẩn đoán nằm trên một chiếc ghế dài thu nhỏ.
Phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu có thể mang những con búp bê xinh đẹp, được "thửa" riêng. Tong khi phụ nữ nghèo hơn phải chẩn đoán với búp bê của chính bác sĩ, thô sơ hơn.
Những mẫu búp bê y tế càng sang trọng thì độ phức tạp càng cao. Ví dụ búp bê dưới triều nhà Minh nằm nghiêng mình trên ghế thu nhỏ, có đệm xanh, một vài mẫu có cả gối lụa và khăn thêu. Để tránh hẳn việc phải đi lại và gặp gỡ, những phụ nữ giàu có đánh dấu lên cơ thể búp bê bằng mực Ấn Độ hoặc than, sau đó cử người hầu mang búp bê tới cho thầy thuốc.
"Các thầy lang Trung Quốc không thấy có vấn đề gì trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân qua búp bê ngà. Trên thực tế, bệnh nhân nam cũng thăm khám tương tự dù họ không có vấn đề gì với việc thay đồ trước bác sĩ. Nhưng những bác sĩ giỏi thấy việc tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người khác là không xứng với chức vị của họ" - bà Shing-ting Lin viết.
Tuy nhiên, một con búp bê ngà không thể nói lên hết sự quan tâm của nữ giới với những vấn đề sức khoẻ. Vì thế, những bệnh phụ khoa hoặc sản khoa cần có sự trợ giúp của bà đỡ hoặc người hầu.
很赞哦!(4248)
相关文章
- Nhận định, soi kèo San Carlos vs Sporting San Jose, 08h00 ngày 21/01: Ám ảnh xa nhà
- 7 năm sau cái chết của nữ sinh 14 tuổi, hoạt động điều tra vẫn tiếp tục
- Truyền hình Quốc hội Việt Nam nhận giải kênh tin tức của năm
- Dấu hiệu chứng tỏ vợ chồng bạn đã hết duyên, hôn nhân khó cứu vãn
- Nhận định, soi kèo Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1: Hài lòng ra về
- Nắm chắc bí quyết ướp thịt này, hương vị mọi món ăn sẽ thăng hạng
- Tân sinh viên sốc vì giá phòng trọ
- USAID triển khai chiến dịch bảo vệ voi và tê tê tại Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al
- Bi kịch đằng sau cái chết của rich kid Anh
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al
Bạn đọc với nickname Daddycho rằng: "Thu hồi, hủy... Vậy khi thu hồi và hủy, người dân sẽ lấy gì mưu sinh? Ai sẽ cấp phương tiện để họ mưu sinh? Giá cả 1 chiếc xe để mưu sinh là cả một vấn đề lớn với người thu nhập thấp khi phải nhặt nhạnh vài chục ngàn/ngày để nuôi sống cả gia đình.
Trước khi đòi thu hồi, tiêu hủy xe cũ nát, các bạn đặt mình vào người khác xem? Xe tốt xe cũ, xe nào gây tai nạn nhiều? thống kê theo thông tin trên báo đài thì xe nào gây tai nạn nhiều hơn hay do ý thức người tham gia giao thông? Vậy nên theo tôi các bạn đừng đánh đồng ý thức với vấn đề xe cũ, xe nát.
Người có văn hóa, có quyền, có trình độ vẫn phạm luật! Vấn đề ở đây là thu hồi vẫn phải có quy hoạch! Thu hồi cần thẩm định giá và hỗ trợ để người nghèo có khả năng mua phương tiện để mưu sinh, cần lắm 1 phương tiện giá vừa phải và bảo đảm cho người nghèo! Chứ đừng chỉ trích như vậy!"
Cùng quan điểm trên,bạn đọc Nguyễn Đình Trángcho biết: "Tôi ủng hộ chủ trương thu hồi xe cũ nát, nhưng cần có sự hỗ trợ nhất định cho người dùng xe cà tàng để mưu sinh vì không ít người chỉ có cái xe đó để mưu sinh đúng nghĩa mà thôi.
Bảo là có nguy hiểm đến tính mạng không, có. Mà chả phải xe cà tàng, xe máy xịn đến đâu cũng có nguy cơ nguy hiểm tính mạng hết, chỉ là xe cà tàng nguy cơ cao hơn, quan trọng ở ý thức người đi và... may mắn.
Nhưng nghĩ ở 1 góc độ khác, đối với họ, những người nghèo ấy, đi xe cà tàng có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng nhưng chưa biết bao giờ điều đó xảy ra, còn nếu không đi xe ấy, họ không biết việc gì để làm nữa, thì họ chết đói. Giữa việc kiếm cơm hàng ngày mà phải nhờ cái xe cà tàng để di chuyển và việc xe đó, một ngày nào đó, không biết gần hay xa, sẽ gây nguy hiểm, thì việc vẫn đi để kiếm cơm vẫn là lựa chọn của họ. Đó là điều dễ hiểu.
Các từ như "ngụy biện, biện minh, bình phong cho lý do đi xe cà tàng"... những từ đó không thể hiện thiện chí, không đứng từ góc nhìn của người nghèo, hay còn gọi là phiến diện, áp đặt suy nghĩ có ý tiêu cực, bài xích. Có thể các bạn lên án việc đi xe cà tàng, nhưng hãy lên án 1 cách có sự nhìn nhận đa chiều và thấu cảm".
Cho rằng việc thu hồi xe cũ cần làm triệt để như yêu cầu phải đội mũ bảo hiểm, bạn đọc Lê Thanh Bình:"Việc này giống như quy định đội mũ bảo hiểm ấy. Cứ làm đi đừng hỏi ai nữa, vài ngày sau hiệu quả thấy ngay. Lúc đó lại nói: biết thế sao không làm sớm hơn!"
Tuy nhiên ý kiến này cũng vấp phải sự phản đối: "Cứ làm đi mà không nghĩ sau khi thu hồi thì 1 gia đình sẽ mất đi thu nhập? Ai sẽ bù đắp những ngày đó? Ai sẽ bù đắp công việc? Ai sẽ nuôi con họ? Các bạn nghỉ 1 ngày vẫn có lương. Người ta nghỉ 1 ngày là nhịn 1 ngày. Lương các bạn bao nhiêu? Thử đặt mình vào người khác rồi biết! Làm gì cũng phải có kế hoạch bạn ạ!".
">"Đừng đánh đồng giữa việc đi xe cũ nát với ý thức giao thông kém!"
- Trần Đức xin visa du học Australia từ ngày 23/5 nhưng đã 11 tuần, hồ sơ vẫn chưa được duyệt.
"Lúc trước, em hoảng loạn vô cùng. Còn giờ, em buông xuôi", Đức, 18 tuổi, nói.
Nam sinh Hà Nội nộp hồ sơ vào Đại học Công nghệ Queensland ở thành phố Brisbane, dự định nhập học vào tháng 7. Trường yêu cầu học sinh có mặt muộn nhất vào ngày 2/8, nhưng vì chưa có visa nên Đức buộc phải xin lùi sang kỳ nhập học tháng 2 năm sau. Ở Australia, đây là hai kỳ nhập học chính của các đại học.
Tương tự, Nguyễn Minh Anh, sinh viên một trường đại học Hà Nội, cũng chưa thể đến Australia như dự định. Trong hai tháng chờ visa, em đã gửi khoảng 5 thư yêu cầu tới lãnh sự quán, mong được xem xét để kịp lịch học song không có phản hồi.
"Em cũng không nhận được mail báo bổ sung giấy tờ nên rất sốt ruột", Minh Anh chia sẻ.
Minh Anh học chương trình liên kết giữa trường với Đại học Monash. Chương trình học đã bắt đầu từ 22/7, nên Minh Anh phải học từ xa một số môn trong thời gian chờ đợi. Với các môn khác, nữ sinh không thể tham gia vì trường không dạy online.
Hôm 11/8 là hạn cuối cùng Minh Anh phải có mặt ở Đại học Monash. Do đó, nữ sinh đã lỡ đợt nhập học này.
">Du học sinh lỡ kỳ nhập học vì chậm visa Australia
- Chương trình có tên Detto Fatto phát sóng trên kênh Rai 2 của đài truyền hình quốc gia Italy, với sự góp mặt của diễn viên múa ba lê kiêm giáo viên dạy múa cột Emily Angelillo, chỉ dẫn cho phụ nữ cách trông thật gợi cảm tại siêu thị.
Chương trình bắt đầu với cảnh Angelillo mặc chiếc quần đùi da siêu ngắn và đi giày cao gót, thực hiện một điệu nhảy trước khi tư vấn cho một phụ nữ trẻ cách đi giày cao gót. Sau đó, cô chứng minh cách diện giày cao gót ở những nơi mà thông thường người ta không đi giày cao gót, chẳng hạn như ở siêu thị.
Các mẹo bao gồm cách bước đi một cách quyến rũ trong khi đẩy xe hàng và cách lấy một gói khoai tây chiên trên giá cao, đồng thời lém lỉnh nâng cao chân để hấp dẫn hơn. Angelillo cũng chỉ dẫn cách nhặt một món đồ từ dưới sàn nếu vô tình làm rơi, mà không gây phản cảm.
Chương trình Detto Fatto bị khán giả phẫn nộ tại Italy. Ảnh: Rai 2.
Sự phẫn nộ của công chúng đối với chương trình càng dữ dội hơn khi nó được phát sóng ngay trước thềm Ngày Quốc tế Giảm thiểu Bạo lực với Phụ nữ. Một số khán giả bị sốc. Nhiều bộ trưởng của chính phủ Italy đã yêu cầu lời giải thích từ bên tổ chức chương trình và tại sao lại phát trên đài truyền hình công.
“Chúng ta phải tiếp tục nói về phụ nữ một cách sai lầm, sáo rỗng như vậy tới bao giờ, với những đôi giày gót nhọn, bước đi gợi cảm, luôn hoàn hảo…?”, Bộ trưởng Nông nghiệp Italy, Teresa Bellanova, viết trên Twitter.
Giữa làn sóng phẫn nộ, Rai 2 đã hủy bỏ chương trình Detto Fatto và Giám đốc Điều hành của chương trình, ông Fabrizio Salini yêu cầu mở cuộc điều tra với tập nói trên. Ông khẳng định nội dung của tập này không hề phản ánh tinh thần của đội ngũ biên tập của Rai 2.
Người dẫn chương trình Bianca Guaccero đã mở lời xin lỗi về nội dung siêu hời hợt này.
Cô gái 22 tuổi triệt sản gây tranh cãi
Ailín Cubelo Naval mới 22 tuổi khi cô đưa ra một quyết định quan trọng cho cuộc đời mình, thắt ống dẫn trứng.
">Dân Italy phẫn nộ với chương trình dạy phụ nữ khêu gợi trong siêu thị
Soi kèo góc AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1
- ">
Quốc hội Ukraine mới và ảnh hưởng tới quan hệ Kiev
Ông K’Mun Sơn chỉ 2 cặp ché cổ được các tay buôn cổ vật hỏi mua với số tiền bằng nhiều mùa rẫy gộp lại. (Ảnh: Nguyễn Sơn). “Thà bán đất, bán trâu chứ không bán ché”
Ngồi cùng vợ trên ngôi nhà sàn đang trên đà xuống cấp, ông ông K’Mun Sơn (ngụ huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện kể về vật thiêng của người K’Ho tại cao nguyên Di Linh trong niềm say đắm lạ kỳ.
Ông nói, ở Di Linh này, bây giờ hầu như không còn ai giữ được ché cổ của tổ tiên. Ché cổ vốn đã ít ỏi, nay càng khan hiếm hơn. Ché được các tay buôn cổ vật săn lùng trước khi người K’Ho nơi đây chưa từ bỏ các hủ tục, còn lánh mình sau những vạt rừng.
Lúc ấy, nhà sàn nào cũng có ché ông, ché bà. Khi bước chân vào những gia đình có uy tín trong buôn, người ta phải giật mình, thán phục vì bắt gặp dàn ché cổ to lớn, màu men bóng bẩy, rực rỡ.
Thế rồi những đồng tiền từ giới buôn cổ vật ùa vào buôn làng, cuốn phăng chiêng, ché, xà gạc cổ khỏi nhà người dân. Các bậc cao niên trong thôn K’Ming (thị trấn Di Linh) kể, họ không biết "người Kinh giàu có mua ché để làm gì".
Thế nhưng, những tay buôn ché cổ trả giá rất cao. Không thể cầm lòng trước món tiền quá lớn, nhiều gia đình người K’Ho chấp nhận bán đi vật thiêng của dòng họ để đổi lấy nhà gạch, ruộng bằng…
Sở hữu bộ sưu tập ché cổ với số lượng lớn, ông K’Mun Sơn dĩ nhiên trở thành “mồi ngon” của những tay buôn cổ vật. Ông nói, mỗi năm, ông gặp và từ chối khách lạ đến hỏi mua ché “không dưới chục lần”.
Đây là 2 cặp ché cổ có tên gọi mặt trăng, mặt trời. Ông Sơn tiết lộ, một nhà nghiên cứu văn hóa tại địa phương xác nhận, hiện nay, chỉ ông mới có đủ 2 cặp ché Nhật – Nguyệt như thế. (Ảnh: Nguyễn Sơn). “Mỗi người đến tìm tôi bằng một cách khác nhau. Có người giả vờ là nhà nghiên cứu văn hóa đến thăm quan ché rồi đặt vấn đề mua lại. Có người thẳng thắn nói rằng mình trong giới buôn ché cổ cho nhà giàu, có người lại tìm cách làm thân rồi tỉ tê, dụ dỗ tôi bán ché. Họ trả giá cao lắm, có người trả cả mấy trăm triệu đồng để mua lại cặp ché ông, ché bà của tôi”, ông K’Mun Sơn kể.
Thế nhưng, ông vẫn quả quyết, “cái bụng mình không ưng bán ché”. Mặc ai trả giá, mặc ai tỉ tê, dụ dỗ, ông vẫn một mực chối từ, kiên quyết không bán.
Để khẳng định ý định của mình, ông nói với chúng tôi rằng, "nếu gia đình gặp chuyện” thà bán đất, bán lúa, bán trâu chứ không bao giờ bán ché.
Liều mình chống nạn “chảy máu” vật thiêng
Ông Sơn nói: “Bây giờ giá ché cổ cao lắm. Tiền bán một cái ché cổ bằng mấy mùa rẫy, mùa lúa. Nhưng bán đi là bán cả nét đẹp văn hóa dân tộc mình, bán đi linh hồn cha ông mình. Tôi không bán để giữ lại văn hóa dân tộc và cũng để làm gương cho người khác”.
Ông Sơn cũng chia sẻ, việc chống lại nạn “chảy máu” cổ vật khiến ông gặp phải không ít rắc rối. Không thuyết phục được ông, các tay buôn cổ vật nhắm đến bà Ka Nhoi, vợ ông. Thậm chí, các đối tượng này còn dụ dỗ, kích động con cái ông để họ thúc ông bán ché.
Già làng K’Tiếu cẩn thận lau chùi, cất giữ, bảo quản những vật thiêng của dân tộc mình. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Bà Ka Nhoi kể: “Họ đến nhiều lần lắm. Ban đầu, họ nói chỉ đến xem ché cho biết nhưng sau đó hỏi mua. Họ trả tiền cao lắm. Tôi nói không bán, họ bảo rằng, khi chúng tôi chết đi, con cái tôi cũng bán, có khi còn vứt bỏ. Bây giờ được giá, bán còn có lời. Tuy nhiên, chúng tôi quyết rồi, không bán ché đâu”.
Cũng theo bà Ka Nhoi, không chỉ kiên quyết không bán ché dù gia đình thiếu trước hụt sau, ông Sơn còn vận động bà con trong làng không bán ché cổ, xà gạc cúng,… Ông đến từng gia đình vận động, khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mình cũng như chia sẻ thêm giá trị tinh thần của những chiếc ché cổ.
Trong khi đó, ông K’Broh cũng kiên quyết nói không với việc bán cổ vật của dân tộc. Bằng uy tín của một cán bộ về hưu, mỗi khi có dịp, ông đều phân tích về những vật thiêng của người K’Ho. Qua đó, ông khuyên bà con không bán ché, bán xà gạc.
Ông luôn đau đáu chuyện “chảy máu” vật thiêng và bản sắc văn hóa dân tộc K’Ho dần mai một. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Tại thôn Duệ (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh), già làng K’Tiếu cũng giữ vững tấm gương bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Tại huyện Di Linh, già Tiếu được biết đến như người con ưu tú, đầy uy tín của thôn Duệ.
Ông không chỉ nắm rõ các luật tục dân tộc mình mà còn là người truyền lửa văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Thế nên việc ông vẫn giữ gìn các vật thiêng của cộng đồng người K’Ho khiến dân làng cảm phục, “không dám” tự ý bán đi cổ vật của dân tộc.
Già Tiếu nói: “Tôi rất buồn vì những bản sắc của dân tộc mình ngày càng mai một. Người K’Ho đánh mất ché, xà gạc cúng… vào tay lái buôn cổ vật cũng chỉ là một khía cạnh trong việc bản sắc dân tộc bị mai một dần thôi. Tuy vậy, nếu không chữa được cái nhỏ thì làm sao sửa được cái lớn”.
“Khi có người đến nhà hỏi mua ché, xà gạc cúng, tôi đều từ chối và khuyên họ nên rời khỏi buôn làng, tìm một loại vật dụng hay thú vui khác để mua, sưu tầm. Tôi cũng nói thẳng là không chỉ tôi mà các gia đình khác trong thôn nếu còn ché, xà gạc cũng sẽ không bán cho họ đâu”, già Tiếu nói thêm.
Người phụ nữ Hà thành hơn 50 năm làm nghề sửa chữa ô tô
Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghề sửa chữa ô tô, bà Hồng Sâm vẫn chưa có ý định nghỉ, dù đã bước qua tuổi 70.
">Từ chối giàu sang, liều mình chống nạn 'chảy máu' vật thiêng
- Hiện em và chồng sắp cưới đang rất lo lắng nhưng không biết phải giải quyết thế nào.
Em và bạn trai học cùng nhau ở trường trung cấp. Ra trường không xin được việc đúng chuyên ngành, chúng em đi làm công nhân ở Hà Nội. Thu nhập hai đứa được khoảng 18 triệu/tháng.
Chúng em dự định kết hôn cuối năm ngoái nhưng bà nội của anh ốm nặng rồi qua đời. Hơn nữa, qua tìm hiểu, bố mẹ em biết gia đình anh khá phức tạp.
Anh trai của anh từng đi tù 2 năm. Bố mẹ anh nhiều lần đánh nhau đến mức dân làng và cả công an phải can thiệp...
Bố mẹ đã can ngăn em, sợ sau này em khổ. Tuy nhiên, sau khi nghe em thuyết phục và tiếp xúc thấy anh hiền lành, chăm chỉ bố mẹ đã đồng ý cho hai đứa làm đám cưới.Chủ nhật tuần trước là lễ ăn hỏi của chúng em.
Trước đó, khi bàn về việc ăn hỏi, bố mẹ em yêu cầu nhà trai phải mang đến 5 hoặc 7 tráp lễ, một phong bì tiền (lễ đen).
Khoản tiền bỏ phong bì, bố mẹ em không nói rõ là bao nhiêu, để nhà trai tự sắp xếp. Tuy nhiên, khi dẫn lễ tới, nhà trai đã bỏ qua khoản phong bì.
Phong tục ở quê em lại khá quan trọng chuyện này. Trong ngày lễ ăn hỏi, những người có vai vế trong họ nhà gái sẽ ngồi kiểm đếm từng lễ vật do nhà trai mang tới.
Nếu đã đúng theo yêu cầu của nhà gái, chú rể tương lai mới được vào gặp cô dâu và nhà trai mới được chọn ngày giờ tốt để tổ chức đám cưới.
Khi kiểm tra thấy thiếu phong bì, các bậc cao tuổi lên tiếng thắc mắc.
Bố bạn trai em nói rằng, bây giờ việc quan trọng là các cháu yêu thương, cùng nhau xây dựng hạnh phúc. Những tục lệ đã cũ thì nên bỏ qua kẻo ảnh hưởng hạnh phúc của các con các cháu.
Ông trưởng họ nhà em nghe vậy càng không hài lòng. Trước họ hàng hai bên, ông bảo, nếu bố mẹ em cảm thấy việc ăn hỏi chỉ cần tổ chức qua loa để các cháu nhanh chóng được đến với nhau thì các cụ trong họ cũng sẽ không xét nét. Nhưng nếu nhà gái đã yêu cầu mà nhà trai không thực hiện tức là nhà trai đang thiếu tôn trọng nhà gái. Mối quan hệ bắt đầu từ sự thiếu tôn trọng sẽ khó tốt đẹp.
Sau đó, ông yêu cầu bố mẹ em lên tiếng để xác nhận chuyện này.
Bố em nóng tính, lại rất coi trọng sĩ diện nên khi thấy bị coi thường, ông khẳng định rằng, việc ăn hỏi của con gái không thể tổ chức qua loa. Nếu nhà trai không có đầy đủ lễ vật thì đám hỏi buộc phải dừng lại.
Lúc này, một người phụ nữ bên họ nhà trai từ bên ngoài lẻn vào khu vực đặt tráp, nhét vào trong tráp một chiếc phong bì nhàu nhĩ.
Các cụ cao tuổi bên họ nhà em nhìn thấy đều lắc đầu ngán ngẩm. Bố em lại càng nóng mặt. Ông đuổi người phụ nữ ra ngoài và tuyên bố không thể chấp nhận cách hành xử của nhà trai.
Bố bạn trai em lúc này không nhẫn nhịn nữa. Thế là hai ông thông gia lớn tiếng cãi nhau.
Đỉnh điểm, bố bắt chồng tương lai của em gọi người mang các tráp lễ ra khỏi nhà ông.
Bố chồng em cũng không vừa. Ông yêu cầu người nhà mang hết lễ về và tuyên bố không cưới xin gì nữa.
Em khóc hết nước mắt. Bạn trai em cũng ra sức xin bố mẹ bình tĩnh. Tuy nhiên, lễ ăn hỏi của chúng em vẫn bị phá nát một cách không thương tiếc.
Bây giờ, 1 tuần đã trôi qua. Bố em vẫn kiên quyết không cho cưới xin. Bên nhà trai cũng rất căng thẳng.
Chúng em không biết phải làm thế nào. Bạn trai em bảo, nếu bố mẹ hai bên căng quá thì hai đứa sẽ âm thầm đi đăng ký kết hôn và không tổ chức đám cưới nữa.
Nhưng như vậy thì quá thiệt thòi cho em. Em nên làm gì lúc này? Mong mọi người cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn.Cô dâu chú rể tái mặt vì thùng tiền mừng cưới ‘bốc hơi’
Hậu đám cưới, gia đình tôi náo loạn vì toàn bộ số tiền mừng cưới của vợ chồng tôi đã “không cánh mà bay”.
">Hai ông thông gia cãi lộn vì chiếc phong bì nhét vội trong lễ ăn hỏi