Thế giới

Hàn Quốc đứng đầu các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-12 15:06:44 我要评论(0)

TheànQuốcđứngđầucácquốcgiađầutưvàoViệtNamtrongthángđầunăc2 hôm nayo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ c2 hôm nayc2 hôm nay、、

TheànQuốcđứngđầucácquốcgiađầutưvàoViệtNamtrongthángđầunăc2 hôm nayo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/6/2017, cả nước có 23.594 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 306,3 tỷ USD.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành lĩnh vực trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 180,68 tỷ USD (chiếm 58,98% tổng vốn đầu tư).

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Sáng nay (25/5), Trường ĐH Cần Thơ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào trình độ cao học đợt 1 năm 2024. Trong các thí sinh dự thi, ông Nguyễn Tấn Thành (87 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều) là người lớn tuổi nhất.

Đến trường từ rất sớm, ông Thành được các cán bộ trường tạo điều kiện đi bằng thang máy, hướng dẫn tận tình tới phòng thi. 

Đại học Cần Thơ.jpg
Ông Nguyễn Tấn Thành (87 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều) trong buổi thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào trình độ cao học sáng ngày 25/5. Ảnh: H.T

Ông Thành cho biết trước đây là giáo viên dạy Văn, là thầy của rất nhiều thế hệ, trong đó có các giảng viên trong Trường ĐH Cần Thơ. Ông cũng biết 9 loại ngoại ngữ, mỗi loại ngoại ngữ đều có giấy chứng nhận tiêu chuẩn.

Nói về việc tiếp tục thi thạc sĩ lần này, ông chia sẻ vì “muốn làm gương cho các bạn trẻ về việc học hành nghiêm túc, luôn phấn đấu hết khả năng để đạt được kết quả tốt nhất”. 

Ông Thành kể mình đỗ cử nhân năm 1972, sau đó học tiếp lên cao học. Khi tiểu luận tốt nghiệp gần hoàn thiện thì năm 1975, thầy hướng dẫn của ông qua đời, cùng với nhiều lý do khác nên ông thể hoàn thành chương trình học. 

Sau này, ông dự định học lại nhưng biến cố gia đình lại ập tới: vợ ông mất, để lại 4 con thơ. Trong ký ức của ông, “ngày vợ tôi mất, đứa con nhỏ nhất chỉ mới 1 tháng rưỡi. Lúc đó, cuộc sống khó khăn, nên tôi đành gác ước mơ học tập của mình lại mà tìm cách nuôi con”.

Đến giờ, các người con của ông đều thành đạt, có công ăn việc làm ổn định, trong đó 3 người làm giáo viên. 

Cần Thơ.jpg
Đối với ông Thành "sự học là trọn đời". Ảnh: H.T

Khi thấy việc chăm lo gia đình, nuôi nấng các con đã hoàn thành, ông Thành lại nghĩ đến chuyện đi học để lấy bằng thạc sĩ. Các con ông luôn ủng hộ cha thực hiện ước mơ học cao học. 

Với ông Thành, tấm bằng thạc sĩ sẽ giúp con đường nghiên cứu, sáng tác và phục vụ văn nghệ, văn hóa, giáo dục thuận lợi hơn. 

"Văn hóa, văn nghệ là một lĩnh vực rất rộng lớn, phong phú, có yếu tố phát triển nên cần phải “học, học nữa, học mãi”.

Đi học bây giờ đúng là muộn, nhưng nếu đi trong muộn màng, trong gian khổ mà vẫn tới đích thì vẫn ý nghĩa. Con đường tôi vạch ra rất rõ ràng, không bao giờ dời lập trường” - ông Thành khẳng định và chia sẻ học xong thạc sĩ, nếu sức khỏe vẫn tốt sẽ học lên tiến sĩ, đi tiếp cuộc hành trình nâng cao trình độ ấp ủ bấy lâu.

Trên fanpage của trường chia sẻ hình ảnh ông Thành dự thi và dòng nội dung: ""Vì sự học là trọn đời" - Cụ ông 87 tuổi thi Thạc sĩ vào Trường ĐH Cần Thơ, ngành Văn học Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Thành sinh năm 1937, tốt nghiệp đại học ngành Văn học khóa đầu tiên tại trường vào năm 1972". 

Còn TS Bùi Thanh Thảo - Trưởng khoa Khoa KHXH&NV - thì chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi xét hồ sơ của một thí sinh cao tuổi như vậy. Nếu không biết bác trước đó, chắc tôi đã nghĩ thí sinh ghi nhầm năm sinh”. 

" alt="Cụ ông 87 tuổi dự thi thạc sĩ vào Trường ĐH Cần Thơ" width="90" height="59"/>

Cụ ông 87 tuổi dự thi thạc sĩ vào Trường ĐH Cần Thơ

Trúng tuyển chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh của Trường đại học La Trobe (Australia), người mẹ trẻ Nguyễn Thị Dung đã đi lại hơn 20.000 km từ Nghệ An ra Hà Nội liên tục trong vòng 18 tháng để lấy bằng MBA.

{keywords}

Những ngày gian khổ nhưng đẹp đẽ

Chị Dung cho biết: “Chiều thứ sáu hàng tuần sau khi hoàn thành công việc tại công ty, mình lên xe buýt đường dài ngủ qua một đêm đi đến Hà Nội để đến lớp học vào thứ bảy, chủ nhật, thứ hai, thứ ba. Rồi tối thứ ba lại lên xe trở về nhà. Đến Nghĩa Đàn vào lúc 2-3h, ‘phái đoàn’ ông xã và bé con 3 tuổi luôn chờ đón mẹ với nụ cười rạng rỡ. Nghỉ một chút là mình lại tiếp tục ngày làm việc mới tại công ty. Có lần xe về sớm, 2 giờ đêm đứng chờ ở đường. Mưa to ướt hết người, vừa sợ vừa thương mình quá, cứ mong thời gian qua mau. Suýt nữa định bỏ học. Cũng may mà có quyết tâm.”

Con đường chinh phục một tấm bằng MBA chưa bao giờ dễ dàng. Chính vì thế, nhiều công ty đa quốc gia hoặc các tập đoàn lớn ở Việt Nam yêu cầu rõ điều kiện tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào các vị trí quản lý là có bằng MBA, và khó hơn nữa, phải là chương trình MBA thuộc các trường tốp đầu trên thế giới.

Chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh mà chị Dung bền bỉ vượt qua bao khó khăn để theo học là chương trình MBA liên kết giữa Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại Học La Trobe, Australia. Chương trình do Trường Đại Học La Trobe chịu trách nhiệm xây dựng và cấp bằng chính quy của trường. Trong chương trình, học viên còn có cơ hội chuyển học tiếp sang Australia. Chương trình MBA đạt chứng chỉ kiểm định chất lượng EPAS, chứng chỉ uy tín nhất Châu Âu về chất lượng đào tạo, và chứng chỉ của Tổ chức PRME do Liên Hợp Quốc sáng lập.

Nhớ về những kỷ niệm trong 18 tháng học tại Hà Nội, chị Dung xúc động nói: “Đó là những ngày gian khổ nhưng vô cùng đẹp đẽ đối với bản thân tôi. Chúng tôi được các thầy cô Australia, Anh và nhiều nước tới giảng dạy. Họ mở mang kiến thức cho chúng tôi rất nhiều. Tôi nhớ thầy dạy môn Responsible Leadership rất nghiêm khắc và khó tính. Thầy dạy marketing rất trẻ trung và năng động. Các thầy cô lúc chia tay học viên về Australia đều rất cảm động. Các thầy cô có phương pháp giảng dạy hay, có kinh nghiệm của các tập đoàn lớn nên rất bổ ích cho học viên.”

{keywords}

Chị Dung hạnh phúc bên chồng con

Nâng cánh giấc mơ nghề nghiệp

Trả lời câu hỏi “Sau khi tốt nghiệp khóa học này, chị thấy bổ ích hơn trong công việc không?” thì chị Dung nói: “Chương trình MBA cho mình cái nhìn tổng thể hơn về doanh nghiệp và hiểu về các mảng chức năng khác nhau, qua đó hỗ trợ công tác quản lý nhân sự của mình được tốt hơn. Mình tin rằng đối với những người không có điều kiện ra nước ngoài học hay đang phải đi làm, chương trình MBA này là phương án tối ưu.”

{keywords}

Chị Dung rạng rỡ trong lễ tốt nghiệp

Sau 18 tháng trời ròng rã cứ cuối tuần ra Hà Nội, đầu tuần lại quay trở vào Nghệ An, ngày 18/3/2017, chị Dung đã tốt nghiệp xuất sắc chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) của Đại học La Trobe - Australia.

Tổng chặng đường trong 18 tháng mà chị đã vượt qua là hơn 20 nghìn km để có được tấm bằng tốt nghiệp. Với những đêm ngủ trên xe, với 2 – 3 giờ ngủ mỗi ngày vì các bài tập lớn, tấm bằng tốt nghiệp là thành quả rất ý nghĩa của chị, gia đình cùng sự ủng hộ của công ty.

Mơ ước nâng cao trình độ nghề nghiệp nhằm phục vụ cho công việc tốt hơn thì nay chị Dung đã đạt được chính ước mơ đó. Chị được giao vị trí mới tại công ty sau thành quả đạt được tại khóa học, trở thành Quản lý nhân sự mới ở nơi chị làm việc.

Chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh liên kết giữa ĐH Hà Nội và ĐH La Trobe, Australia

Đối tượng tuyển sinh và yêu cầu đầu vào:

Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học, đạt trình độ tiếng Anh B2 theo Khung tham chiếu trình độ chung Châu Âu hoặc tương đương; có 2 năm kinh nghiệm làm việc;đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn của Chương trình liên kết.

Thời gian và chương trình đào tạo: Thời gian đào tạo 18 tháng. Chương trình đào tạo do Trường Đại học La Trobe chịu trách nhiệm xây dựng gồm 12 môn học, 180 tín chỉ.

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

Đội ngũ giảng viên: Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Trường Đại học La Trobe cùng tham gia giảng dạy.

Quy mô đào tạo: 100 học viên/năm. Mỗi năm tuyển sinh 02 lần.

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).

Văn bằng: Bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh do Trường Đại học La Trobe cấp.

Học phí: Học phí toàn khóa học là 365.000.000 đồng/học viên. Mức học phí này sẽ nộp làm 12 lần (nộp theo môn).

Địa chỉ liên hệ:

Văn phòng La Trobe - Phòng 202 - Nhà B - Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)

Điện thoại: (84.4) 35 54 17 96/ (84.4)35 53 36 71

Hotline: 0923 45 72 72

E-mail: latrobe@hanu.edu.vn và vplatrobe@gmail.com

Website: http://latrobe.hanu.edu.vn

Minh Ngọc

" alt="Người phụ nữ vượt 20.000km để lấy bằng MBA" width="90" height="59"/>

Người phụ nữ vượt 20.000km để lấy bằng MBA

Đạt điểm tổng kết học tập toàn khóa tuyệt đối 4.0/4.0, Ngô Thị Hương Thảo (sinh năm 1995, Hà Nội) xuất sắc trở thành Thủ khoa đầu ra của Học viện Tài chính năm 2017.

Nhà có 2 chị em đều là thủ khoa của trường

Chia sẻ với chúng tôi, Ngô Thị Hương Thảo, khoa Tài chính doanh nghiệp, ngành Tài chính ngân hàng, Học viện Tài chính cho biết khá bất ngờ và vui sướng khi biết tin mình trở thành thủ khoa tốt nghiệp với điểm số tối đa của Học viện năm 2017.

Niềm vui của Hương Thảo như nhân lên gấp bội khi với kết quả này, em tiếp tục làm được điều mà chị gái mình từng đạt được khi cũng từng là thủ khoa tốt nghiệp của Học viện Tài chính cách đây 9 năm trước.

{keywords}

Tuy vậy, cô nữ sinh sinh năm 1995 cũng chia sẻ có chút cảm giác lo lắng vì thành tích luôn đi kèm với kỳ vọng. 

“Em thực sự trăn trở liệu thời gian tới mình có thể làm được những gì trên đường đời để xứng đáng với danh hiệu này", Thảo bộc bạch.

Thảo chia sẻ, 4 năm trước em thi đỗ vào Học viện Tài chính nhưng mức điểm chỉ ở loại khá chứ không vào diện top đầu. 9X khiêm tốn cho rằng kết quả đạt được ngoài nỗ lực của bản thân, một phần có lẽ cũng nhờ sự định hướng sớm trong cách học tập từ chị gái của mình.

“Việc học của em có lẽ hơi trái ngược so với các bạn khác. Khác với phần lớn các bạn sinh viên khi mới bước chân vào môi trường đại học, trong kỳ và năm đầu tiên thường mang tâm lý xả hơi và “phải chơi bù” những năm tháng phổ thông miệt mài ôn luyện. Em cố gắng học và tích luỹ điểm số ngay từ năm học đầu, đặc biệt tập trung vào các môn cơ sở ngành vì đó là tiền đề để có thể học tốt các môn chuyên ngành về sau”.

Thảo cho biết, cũng vì thế mà em có một bảng điểm đồng đều chứ không bị “hụt” ở năm đầu như các bạn khác.

Trong mỗi giờ học, Thảo chú ý nghe giảng vì nhận thức rằng kiến thức và kinh nghiệm thực tế của các thầy cô phần lớn được truyền thụ trong quá trình truyền đạt chứ không phải trên những con chữ khi đọc - chép trên bài vở.

{keywords}

Thảo cho rằng nỗ lực tự thân, sự cần mẫn là yếu tố quyết định trong quá trình học tập. Trước mỗi kì thi, ngoài việc học ở lớp và với giảng viên của chính lớp mình, Thảo còn chủ động “lẻn vào” để nghe thêm các buổi học phụ đạo, tổng hợp kiến thức và chữa bài tập của nhiều thầy cô khác nhau trong bộ môn ở các lớp học phần khác. Như vậy, trong khi các bạn chỉ có 1 buổi ôn luyện thì Thảo tự có cho mình mỗi môn 2-3 buổi luyện khác. Thậm chí có chương học, Thảo “săn” được 5-6 thầy cô.

Không chỉ vậy, 9X cũng rất chủ động tìm tòi và thắc mắc những điều chưa hiểu rõ.

Em thường chủ động xin số điện thoại của giảng viên để khi có câu hỏi khó chưa tiện trao đổi trên lớp thì về nhà có thể hỏi sâu hơn. “Một kinh nghiệm là các thầy cô khi tiếp nhận những câu hỏi của sinh viên thì đều rất nhiệt tình và em càng hiểu bản chất vấn đề hơn”, Thảo tâm sự.

Ngoài việc học trên lớp, có kiến thức thực tế em thường dành thời gian theo dõi những chương trình, bản tin tài chính trên truyền hình, cập nhật thông tin về tình hình kinh tế xã hội qua báo chí,… Đặc biệt, Thảo tham gia nhiều cuộc thi có sự tiếp xúc và tương tác với doanh nghiệp.

“Khoa Tài chính doanh nghiệp hàng năm đều tổ chức cuộc thi Giám đốc tài chính tương lai- CFO. Đây là 1 cuộc thi tạo điều kiện cho chúng em được tiếp xúc và đi đến thực tế tại các doanh nghiệp, từ đó học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm thực tế”.

Không chỉ chủ động trong học tập, Thảo còn xung phong để làm lớp trưởng và trong suốt 4 năm đại học em đều giữ chức vụ lớp trưởng của cả lớp niên chế lẫn các lớp tín chỉ.

“Ngay từ đầu khi bước chân vào trường, em nghĩ bản thân mình phải thay đổi để năng động hơn nên đã xung phong để làm vị trí này. Nhờ được sự tín nhiệm của khoa và các bạn nên em giữ vị trí này đến hết thời gian theo học tại Học viện. Làm lớp trưởng thực sự đem đến cho em rất nhiều trải nghiệm. Đó là rèn luyện được sự chủ động và tính sáng tạo khi điều hành các hoạt động của một tập thể, hay cách chịu đựng áp lực khi deadline của các công việc dồn đến. Đồng thời em cũng có được cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các giảng viên, qua đó rèn cho mình tác phong chững chạc hơn rất nhiều”.

Thảo cho rằng khi mình đã yêu thích điều gì đó thì nó sẽ không trở nên quá khó khăn. Cô nữ sinh thừa nhận việc đảm nhận cượng vị lớp trưởng của cả 2 lớp chiếm khá nhiều thời gian nhưng đổi lại em học được cách tự xoay sở và giải quyết vấn đề, lớn hơn là tính trách nhiệm cho cả tập thể chứ không chỉ riêng cá nhân mình. “Có thể thời gian cho bản thân eo hẹp hơn nhưng em nhận lại được sự yêu mến và tín nhiệm của bạn bè và có nhiều kỉ niệm vui buồn đáng quý của thời sinh viên”.

Với những nỗ lực không mệt mỏi, bốn năm liền, Thảo đều đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học. Em có 2 công trình nghiên cứu khoa học đạt giải Nhì và giải Ba cấp học viện; 2 bài báo đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán; 8 bài báo đăng trên nội san sinh viên nghiên cứu khoa học;…

Thảo cũng vinh dự nhận được giấy khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc.

Không chỉ kết quả cao trong học tập, em còn tích cực tham gia hầu hết các phong trào hoạt động Đoàn, hội, văn nghệ thể thao của khoa và học viện. Đặc biệt Thảo từng tham gia và lọt vào top 10 ở hội thi Sinh viên thanh lịch do Đoàn Học viện tổ chức. Năm thứ 3 đại học, Thảo chính thức được kết nạp và trở thành một Đảng viên.

Đừng chỉ biết nhìn vào tấm bằng

Thảo cho rằng trong tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay, bằng cấp vẫn là một tiêu chí để đánh giá khi tham gia vào một tổ chức, cơ quan sự nghiệp. 

Tuy nhiên với em, thực lực và khả năng mới yếu tố quan trọng nhất để có những bước đi chắc chắn. “Bảng điểm đẹp có thể là một lợi thế song thực tế mình làm được những gì mới là quan trọng. Đó mới là điều mọi người và các đồng nghiệp đánh giá mình trong quá trình làm việc. Vì vậy hiện tại em vẫn đang theo học để trau dồi kĩ năng mềm, ngoại ngữ và tin học.

Trước khoảng thời gian nhận bằng tốt nghiệp, Thảo đã nộp hồ sơ ứng tuyển ở 1 số nơi, tuy nhiên khi nộp hồ sơ em cũng từ chối nộp bảng điểm với lý do cá nhân. “Bởi em nghĩ không cần thiết để các công ty đánh giá năng lực của mình qua việc nhìn thấy kết quả học tập 4 năm đại học, em muốn chứng minh bản thân bằng năng lực và hiệu quả công việc thực tế”.

{keywords}

Sau một thời gian làm việc cảm thấy chưa phù hợp, Thảo quyết định tìm cho mình những hướng đi khác.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, Thảo cho biết dù nhận được nhiều lời mời phỏng vấn của các đơn vị, doanh nghiệp khá lớn nhưng trước mắt em vẫn muốn dành thêm thời gian học tập, trau dồi thêm kiến thức cho chính bản thân mình. “Em vừa nhận được kết quả trúng tuyển cao học nên dự định sắp tới sẽ ứng tuyển vào một cơ quan nhà nước theo đúng chuyên môn mình đã được đào tạo để có thể phát triển tốt nhất”, Thảo nói.

  • Thanh Hùng
" alt="Nữ sinh tốt nghiệp thủ khoa với số điểm tuyệt đối" width="90" height="59"/>

Nữ sinh tốt nghiệp thủ khoa với số điểm tuyệt đối