Nhận định, soi kèo Dyala vs Newroz SC, 18h30 ngày 20/2: Nằm im bét bảng
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Naft Misan vs Al Karma SC, 18h30 ngày 20/2: Bất phân thắng bại -
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch 2 (BIDV - CN SGD2) vừa thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ hơn 4.000 tỷ đồng của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên (Công ty Tài Nguyên). Ngân hàng rao bán khoản nợ hơn 4.000 tỷ của chủ đầu tư dự án Kenton NodeToàn bộ nợ gốc, lãi tạm tính của Công ty Tài Nguyên đến ngày 29/3/2020 là 4.063.138.857.456 đồng, bao gồm dư nợ tại BIDV CN SGD2 và BIDV - Chi nhánh Nam Sài Gòn.
Tài sản Công ty Tài Nguyên thế chấp cho khoản nợ trên gồm: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lại thuộc dự án Kenton Node, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Tài sản này đồng thế chấp tại BIDV, MSB, PVCombank, trong đó BIDV chiếm 58% giá trị tài sản thế chấp.
Theo định giá, tài sản thế chấp nói trên khoảng 7.863,7 tỷ đồng. Trong đó, giá trị tài sản bảo đảm được phân chia, hoạch toán tại BIDV là 4.545,5 tỷ đồng. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo.
Chủ đầu tư dự án Khu phức hợp Kenton Node (bên phải) vừa bị ngân hàng rao bán khoản nợ hơn 4.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty Tài Nguyên còn thế chấp cho khoản nợ bằng quyền tài sản tại mỏ đá thuộc xã Hoà Thạch và Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội. Theo định giá, tài sản này ước tính khoảng 885,5 tỷ đồng.
Trong thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty Tài Nguyên, BIDV - CN SGD2 cho biết giá trị khoản nợ bán là toàn bộ nợ gốc, lãi phát sinh đến ngày 29/3/2020 cộng thêm 90 tỷ đồng, tức 4.063.138.857.456 đồng.
Công ty Tài Nguyên được biết đến là chủ đầu tư dự án Khu phức hợp Kenton Node, toạ lạc số 116A Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Dự án được quảng bá quy mô 9,1ha, với các hạng mục như căn hộ cao cấp, shophouse, khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại...
Khu phức hợp Kenton Node mở bán lần đầu ra thị trường vào năm 2010, giá bán căn hộ tại dự án cũng thuộc hạng cao ngất, từ 1.500-2.200 USD/m2, diện tích từ 125-140m2/căn. Ra mắt vào đúng thời điểm thị trường BĐS lao dốc, dự án Kenton Node xây dựng dang dở rồi ngưng.
Đến giữa năm 2017, Kenton Node bất ngờ khởi động lại, chủ đầu tư cũng đã điều chỉnh giảm diện tích căn hộ để có giá bán phù hợp hơn. Tuy vậy, dự án tiếp tục long đong khi mới đây ngân hàng rao bán khoản nợ “khủng” của chủ đầu tư.
"> -
VECOM: Mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen của đông đảo người tiêu dùngMột đặc điểm nổi bật của làn sóng TMĐT Việt Nam thứ 2 là số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên, nhiều người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến.
Để nắm bắt những đặc điểm nổi bật của TMĐT trong đợt dịch thứ tư, hồi tháng 10/2021, VECOM đã khảo sát nhanh gần 60 doanh nghiệp tiêu biểu thuộc 5 lĩnh vực, bao gồm bán lẻ trực tuyến, logistics và hoàn tất đơn hàng, thanh toán, tiếp thị số, giải pháp kinh doanh số.
Kết quả cho thấy, TMĐT Việt Nam tiếp tục đứng vững và trải qua làn sóng thứ hai. Trong làn sóng này, cả hai đặc điểm về người tiêu dùng và thương nhân rõ ràng hơn làn sóng thứ nhất.
Cụ thể, mua sắm trực tuyến trở thành thói quen của đông đảo người tiêu dùng. Tín hiệu nổi bật nhất của làn sóng thứ hai là số lượng người tiêu dùng trực tuyến tiếp tục tăng mạnh. Hơn nữa, họ mua nhiều sản phẩm hơn, có kỹ năng mua sắm trực tuyến tốt hơn và mua sắm online trở thành thói quen của nhiều người.
Một đặc điểm nổi bật là trong đợt dịch thứ tư nhiều người chưa từng mua sắm trực tuyến đã tiếp cận và sử dụng kênh này, đồng thời những người đã tiếp cận thì mua sắm nhiều hơn. Đáng chú ý là nhóm người tuổi cao, hạn chế về kỹ năng và kiến thức CNTT nhưng đã khá chủ động học các kỹ năng mua sắm online. Người tiêu dùng nói chung cũng tin tưởng hơn vào TMĐT và duy trì thói quen mua sắm trực tuyến.
Các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều lạc quan về sự thay đổi hành vi người tiêu dùng. Trong đợt dịch thứ tư, xu hướng mua sắm online tăng lên và hành vi này được dự báo được củng cố và duy trì trong dài hạn.
Tỷ lệ tăng trưởng đơn hàng trên các sàn TMĐT trong đợt dịch thứ tư. Kết quả khảo sát 4 sàn TMĐT thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam cho thấy số lượng đơn hàng phát sinh trên sàn giai đoạn tháng 6 - 9/2021 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 với tỷ lệ tăng trưởng trong khoảng từ 8% tới 50%. Thậm chí các đơn hàng tăng từ 8% đến10% so với kế hoạch từ đầu năm.
Kết quả trên tương đồng với xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát. Theo kết quả khảo sát 9 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chuyển phát, hầu hết các đơn vị đều có mức tăng trưởng đơn hàng ngang bằng hoặc cao hơn so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 12%.
Các thương nhân tăng tốc chuyển đổi số
Báo cáo làn sóng thứ hai của TMĐT Việt Nam do VECOM thực hiện cho thấy, nhiều thương nhân (doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh thường xuyên), đặc biệt là những doanh nghiệp TMĐT đã tích cực triển khai các hoạt động chuyển đổi số để thích nghi với đại dịch cũng như chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh trong trạng thái “bình thường mới” sau đợt dịch thứ tư.
Tỷ lệ tăng trưởng gian hàng trong năm 2021 trên 4 sàn TMĐT lớn so với năm 2020. Các thương nhân đã tích cực chuyển đổi số, thông qua việc sử dụng kênh trực tuyến để tương tác với khách hàng và bán sản phẩm, cũng như chuyển đổi số trong nội bộ đơn vị. Trong đó, ở phương diện tương tác với khách hàng, các thương nhân đã sử dụng nhiều công cụ số để duy trì mối quan hệ với khách hàng, bán hàng online, bao gồm bán hàng trên các sàn TMĐT, tại website hay ứng dụng di động của đơn vị và trên mạng xã hội.
Một trong các kênh bán hàng trực tuyến quan trọng là các sàn TMĐT. Kết quả khảo sát 4 sàn thuộc nhóm các sàn lớn nhất cho thấy trong giai đoạn này nhiều gian hàng mới được đăng ký. Cả 4 sàn đều chứng kiến sự tăng lên mạnh mẽ của các gian hàng mới so với cùng kỳ năm 2020. Thậm chí trong đợt dịch thứ tư, số lượng gian hàng mới tăng lên cao hơn cả kế hoạch đặt ra từ đầu năm 2021.
Báo cáo của VECOM còn cho hay, các sàn TMĐT trở thành kênh kinh doanh bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ hay hộ kinh doanh, cá nhân. Nhiều giải pháp kinh doanh mới trên sàn được đẩy mạnh như việc khai thác các kênh livestream, tổ chức chương trình khuyến mại...
Các sàn TMĐT đã chủ động mở rộng phạm vi hoạt động để thu hút thêm nhà bán hàng mới với lĩnh vực kinh doanh đa dạng. Hoạt động hỗ trợ giải cứu nông sản được tổ chức rầm rộ trên các sàn lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Postmart, Voso…
Ngoài ra, trong làn sóng thứ hai, các thương nhân đã quan tâm hơn tới bán hàng trên website và ứng dụng di động của mình. Dịch vụ chuyển phát và dịch vụ thanh toán tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên dịch vụ tiếp thị trực tuyến bị suy giảm trong đợt dịch thứ tư.
Với phương diện chuyển đổi số hoạt động nội bộ, có tới 67% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết tỷ lệ nhân viên làm việc tại nhà chiếm trên 51%. Cùng với việc áp dụng mô hình làm việc từ xa, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh triển khai các ứng dụng và công cụ hỗ trợ cho hoạt động nội bộ. 35% doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã thuê hệ thống hỗ trợ làm việc online chuyên nghiệp. Tỷ lệ này của năm 2020 là 21%.
Vân Anh
Doanh nghiệp TMĐT trong nước đang “vẽ” bản đồ nông sản, đặc sản Việt
Từ kết quả tích cực của tình hình tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử nội, các chuyên gia nhận định, bản đồ nông sản đặc sản, bách hóa Việt Nam trên các sàn đã và đang được tô vẽ bởi các doanh nghiệp nước nhà.
"> -
Mỹ phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá kích trắng da bị thu hồi, tiêu hủyĐây là lý do Cục Quản lý Dược kết luận mẫu sản phẩm “Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng - lọ 250g” lấy tại Công ty TNHH SX-TM mỹ phẩm Triệu Vy nêu trên không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thu hồi lô kem bôi ngoài da không đạt chất lượng sản xuất ở Hà Nội
Một lô kem bôi ngoài da Mộc bì - tuýp 13g được quảng cáo kháng khuẩn, làm dịu da khi bị hăm da, mẩn ngứa bị thu hồi do mẫu thử không đạt tiêu chuẩn chất lượng.">