Chạy bộ mang lại nhiều giá trị sức khỏe (Ảnh: Getty).
Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể, khi cơ bắp và hệ hô hấp chưa thích nghi với việc tập luyện cường độ cao. Tuy nhiên, sau khoảng một tuần chạy bộ mỗi ngày, hệ thống hô hấp và tim mạch sẽ dần cải thiện, giúp nhịp thở đều đặn và việc hít thở trở nên dễ dàng hơn.
Chạy bộ sau 30 ngày: Thay đổi về sức khỏe tâm lý và làn da
Sau khi duy trì chạy bộ 30 ngày, nhiều người sẽ nhận thấy sự thay đổi lớn về tinh thần. Chạy bộ không chỉ cải thiện thể chất mà còn giúp giảm căng thẳng hiệu quả.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, chạy bộ có khả năng thúc đẩy sản sinh hormone endorphin - hay còn gọi là "hormone hạnh phúc". Điều này giúp giảm bớt lo lắng, cải thiện tâm trạng và thậm chí có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm.
Đặc biệt, khi cơ thể được thư giãn, làn da cũng sẽ có những thay đổi tích cực. Việc giảm stress giúp điều tiết nội tiết tố, từ đó giảm thiểu các vấn đề về da như mụn trứng cá. Lưu thông máu tốt hơn sau khi tập luyện giúp cung cấp nhiều dưỡng chất và oxy cho da, khiến làn da trở nên sáng mịn và khỏe mạnh hơn.
Chạy bộ sau nửa năm: Cải thiện tiêu hóa và kiểm soát cân nặng
Sau 6 tháng kiên trì chạy bộ mỗi ngày, cơ thể không chỉ trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Các chuyển động liên tục của cơ thể khi chạy bộ thúc đẩy hoạt động của ruột và dạ dày, từ đó cải thiện chức năng tiêu hóa.
Theo một nghiên cứu của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ, những người chạy bộ thường xuyên có ít nguy cơ bị táo bón và các vấn đề về tiêu hóa hơn.
Hơn nữa, chạy bộ đều đặn giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, từ đó giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn. Việc tăng cường đốt cháy calo mỗi ngày giúp loại bỏ mỡ thừa, trong khi quá trình trao đổi chất nhanh hơn cũng ngăn ngừa tình trạng tăng cân trở lại.
Một năm chạy bộ: Tăng cường miễn dịch và sức khỏe toàn diện
Sau một năm duy trì thói quen chạy bộ, bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi toàn diện về cả vóc dáng lẫn sức khỏe.
Không chỉ giúp giảm cân và duy trì vóc dáng, chạy bộ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Nghiên cứu từ Đại học Khoa học Thể thao Loughborough chỉ ra rằng, chạy bộ có khả năng kích hoạt tế bào miễn dịch, giúp cơ thể phòng ngừa nhiều bệnh tật và nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, việc thúc đẩy tuần hoàn máu từ chạy bộ còn giúp cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn, giảm mệt mỏi và cải thiện hiệu suất làm việc hàng ngày.
Cơ bắp, đặc biệt là cơ chân, sẽ khỏe mạnh và dẻo dai hơn, giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ và linh hoạt hơn trong các hoạt động thường ngày.
Lưu ý về việc tập luyện quá sức
Chạy bộ không đúng cách hoặc tập luyện quá sức cũng có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng. Một trong những vấn đề nguy hiểm là tiêu cơ vân. Đây là một tình trạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó các tế bào cơ bị phá vỡ và giải phóng myoglobin vào máu, gây ra hiện tượng nước tiểu màu nâu đậm.
Tiêu cơ vân có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thận và thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Nghiên cứu từ Tạp chí Y học Thể thao Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, những người không thường xuyên vận động có nguy cơ cao mắc tiêu cơ vân khi đột ngột tham gia các hoạt động thể dục cường độ cao, đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ cao hoặc khi cơ thể mệt mỏi.
" alt=""/>Lợi ích bất ngờ khi chạy bộ 15 phút mỗi ngàyMột góc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng (Ảnh: Mai Hương).
Sản phụ K'Hiền nhập viện vào ngày 15/9 trong tình trạng vỡ ối. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân và thai nhi có dấu hiệu bất thường nên quyết định mổ lấy thai.
Ngày 19/9, chị K'Hiền và bé gái sơ sinh nặng 2,4kg được xuất viện, về nhà.
Đến ngày 21/9, chị K'Hiền nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cấp cứu trong tình trạng khó thở, phù chi dưới, huyết áp khó đo. Bệnh nhân sau đó rơi vào trạng thái hôn mê, bụng chướng, bầm tím vùng hạ vị, vết mổ dọc giữa bụng căng, tím.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội chẩn toàn viện, mổ cấp cứu. Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi tại Khoa hồi sức tích cực chống độc.
Đến 18h ngày 26/9, chị K'Hiền hôn mê sâu.
Theo Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, trong ngày 26/9, bệnh viện giải thích tình trạng bệnh nặng của chị K'Hiền cho người thân và hoàn tất thủ tục để người thân đưa bệnh nhân về nhà theo nguyện vọng.
Trong ngày 26/9, chị K'Hiền tử vong.
Liên quan vụ việc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng thông tin sẽ hội chẩn chuyên môn, đánh giá lại toàn bộ quá trình điều trị vào ngày 7/10.
" alt=""/>Người nhà yêu cầu làm rõ việc sản phụ tử vong sau sinh mổCác dịch bệnh mới nổi và tái nổi là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm tại hội nghị (Ảnh: Ban tổ chức).
"Các bệnh mới nổi là những bệnh chúng ta không dự đoán được. Nó có thể là những bệnh không có gì đặc biệt nhưng cũng có thể là bệnh gây đại dịch. Do đó phải giám sát sớm để xem nó có nguy cơ gây ra đại dịch lớn hay không.
Nếu có nguy cơ đó phải nỗ lực kiểm soát để tránh gây ra thiệt hại vô cùng to lớn", BS Cấp nhấn mạnh.
Một nguy cơ khác, theo chuyên gia này, là các bệnh lý trước đây đã tồn tại chúng ta kiểm soát tốt nhưng sau đó lại buông lơi thì có thể bùng phát lên gọi là bệnh tái nổi.
"Ví dụ như bạch hầu, ho gà, uốn ván trước đây tiêm chủng tốt thì số người bị bệnh ít. Khi tiêm chủng không đảm bảo thì bùng phát ở các địa phương.
Ở vụ dịch vừa qua một số địa phương ghi nhận sự bùng phát ho gà, bạch hầu, uốn ván sơ sinh. Nếu kiểm soát tiêm vaccine không tốt có thể đe dọa bùng phát các bệnh nguy hiểm hơn như bại liệt", BS Cấp thông tin.
Ngoài ra, một số bệnh trước đây chưa có, mà sau đó đã phát hiện ở Việt Nam cũng rất đáng lưu tâm. Ví dụ các bệnh lý do nấm, ký sinh trùng. Khi có nguồn lực tốt hơn, ta phải nghiên cứu để kiểm soát nó.
Gia tăng nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng
Sự thay đổi của môi trường sống, điều kiện kinh tế xã hội cũng tạo điều kiện cho nhiều loại ký sinh trùng có cơ hội bùng phát. Điển hình là bệnh giun đũa chó mèo lây truyền từ thú cưng sang con người gần đây đã gia tăng lên nhiều.
BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Ban tổ chức).
Theo BS Cấp, chó mèo mang nhiều loại ký sinh trùng. Nếu khi nuôi không được tẩy giun thường xuyên, trứng của ký sinh trùng có thể vương vãi gây ô nhiễm môi trường. Trứng khi bám vào lông vật nuôi sau đó chúng ta vuốt ve và không vệ sinh tốt thì rất dễ lây nhiễm.
Bên cạnh đó, các loại ký sinh trùng như rận, bọ, ve trên vật nuôi bản chất cũng đã mang nhiều mầm bệnh có thể lây nhiễm lên con người.
Một hành vi khác của người dân làm tăng nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng, được BS Cấp cảnh báo, là thói quen ăn các món không được nấu chín (nộm, tái, gỏi). Nếu được chế biến từ các loại thịt, rau mang ký sinh trùng thì nguy cơ lây nhiễm vào người là rất cao.
Ngoài ra, việc quản lý chất thải không tốt (duy trì nhà vệ sinh thải xuống nước, đất hoang) cũng làm tăng nguy cơ phát tán các loại ký sinh trùng.
Trong phiên toàn thể của hội nghị ngày 1/11, đã có 6 bài trình bày của các báo cáo viên khách mời từ Tổ chức Y tế Thế giới, Đại học Sydney Việt Nam, Đại học Sydney của Úc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Hội nghị Khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS được tổ chức 2 năm một lần, là sự kiện quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm và triển khai ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS.
Hội nghị là cơ hội để các nghiên cứu viên trẻ trong nước có cơ hội giao lưu và trao đổi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng thực tế khác (Ảnh: Ban tổ chức).
Hội nghị là nơi gặp gỡ và trao đổi các kết quả nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật mới trong các lĩnh vực chẩn đoán và điều trị các bệnh như virus, vi khuẩn, viêm gan, kháng kháng sinh, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa, truyền nhiễm, tiêu hóa và thăm dò chức năng, các bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS khác.
Đặc biệt, hội nghị là cơ hội để các nghiên cứu viên trẻ trong nước có cơ hội giao lưu và trao đổi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng thực tế khác.
Tham gia Hội nghị có gần 700 đại biểu trong nước và quốc tế là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ từ nhiều bệnh viện trong và ngoài nước, các tổ chức nghiên cứu y học và các trường Đại học y dược.
Hội nghị Khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS lần này được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 31/10 đến ngày 2/11, với 136 bài báo cáo, trong đó có 113 báo cáo được trình bày tại hội nghị và 13 báo cáo dán bảng.
" alt=""/>Thách thức dịch bệnh mới nổi, làm sao để không có một Covid