Theo Công điện ban hành chiều 18/8/2016 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, tất cả các đơn vị điện lực và truyền tải ở khu vực phía Bắc tiếp tục chủ động ứng phó chống bão số 3, hạn chế thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra.
![]() |
Phó Tổng giám đốc Hồ Mạnh Tuấn, Tổng công ty điện lực miền Bắc kiểm tra tình hình cấp điện tại trạm bơm Cốc Thành, Nam Định. |
Cụ thể, Tổng giám đốc EVN yêu cầu các đơn vị phải xử lý kịp thời các tình huống để đảm bảo an toàn cung cấp điện, đặc biệt, chuẩn bị đầy đủ người, phương tiện để khắc phục nhanh các sự cố do bão, lũ gây ra. Các đơn vị quản lý lưới điện tăng cường kiểm tra để sớm phát hiện khu vực có khả năng sạt lở đất, ảnh hưởng đến cột, đường dây, trạm điện và có phương án xử lý kịp thời.
Các Tổng công ty điện lực phải ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, đặc biệt phải ứng phó nhanh nhất cho các phụ tải quan trọng, các trạm bơm tiêu ứng.... Khi mất nguồn điện lưới thì các phụ tải quan trọng cần được cung cấp bằng nguồn cấp điện dự phòng.
Các công ty cổ phần thủy điện cần rà soát kiểm tra công trình, nguồn điện dự phòng, theo dõi sát tình hình thuỷ văn, vận hành hồ chứa theo quy trình, phối hợp chặt chẽ với các địa phương liên quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị, công trình, hồ chứa và vùng hạ du. Đặc biệt, tình hình tại các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Hồng, sông Cả phải theo dõi chặt như hồ thủy điện Lai Châu, Sơn La, Bản Chát, Huội Quảng, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà, Bản Vẽ.
Các Công ty nhiệt điện tăng cường kiểm tra hệ thống mái che, hệ thống thoát nước mặt, kho nhiên liệu, bãi thải xỉ đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, không ảnh hưởng đến môi trường.
Cũng trong chiều qua, 18/8, Tổng Công ty điện lực Miền Bắc đã tổ chức nhiều đoàn đi trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống bão số 3 do 3 Phó Tổng giám đốc làm trưởng đoàn. Từ 17h chiều qua, các công ty điện lực các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Ninh Định đã ứng trực 100% quân số. Các phương án như bố trí máy phát điện, chuẩn bị sẵn các đường dây điện thoại nóng của cả 3 nhà mạng... đều đã sẵn sàng, đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải quan trọng và thông tin liên lạc thông suốt.
Trước đó, do ảnh hưởng của bão số 1 và số 2, ngành điện đã chịu tổn thất nặng nề với ước tính lên tới 390 tỷ đồng.
Phạm Huyền
" alt=""/>EVN dồn sức ứng phó với bão số 3Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nhóm tham vấn kinh doanh nông nghiệp (ARG) của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia tại Việt Nam (ACIAR) đã phối hợp tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm”.
Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh, truy xuất nguồn gốc là một trong 8 vấn đề trọng tâm trong chuyển đổi số nông nghiệp. Để số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản thực sự đi vào thực tiễn, có tính hiệu quả cao, rất cần sự tham gia, phối hợp của tất cả các bên, từ quản lý nhà nước tới doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc không chỉ là cái tem, mà đó là trách nhiệm của nhà sản xuất, niềm tin của người tiêu dùng và rộng ra là tính giải trình của nền nông nghiệp. Hiện Việt Nam có 19.000 hợp tác xã nông nghiệp, 14.200 doanh nghiệp nông nghiệp, 7.500 cơ sở chế biến nông nghiệp, 9.400 siêu thị và chợ hạng 1… Đây là các dữ liệu cấu thành Big Data của ngành nông nghiệp. Do đó, truy xuất nguồn gốc phải tổng thể và rất cụ thể.
Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt chia sẻ, nguyên tắc để quản lý truy xuất nguồn gốc là chúng ta kiểm soát toàn bộ thông tin từ trang trại, vườn trồng đến sơ chế, đóng gói, chế biến, lưu kho, vận chuyển, phân phối và tiêu dùng. Vườn trồng hoặc cơ sở đóng gói có nhu cầu đăng ký mã số thì trước tiên phải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu của nước nhập khẩu.
Cục Bảo vệ thực vật đang xây dựng phần mềm quản lý cơ sở đóng gói. Các chủ cơ sở đóng gói có thể liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật để có tài khoản dùng thử. Ngoài ra, Cục đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu. Hệ thống sử dụng cho các cơ quan quản lý (Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan đầu mối tại các địa phương) và kết nối dữ liệu với “Nhật ký đồng ruộng” và trong tương lai là phần mềm về “quản lý cơ sở đóng gói”.
Ông Nguyễn Hoài Nam, đại diện Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp khi chia sẻ về Hệ thống Truy xuất nguồn gốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hệ thống hiện đang kết nối, chia sẻ dữ liệu với 8 hệ thống truy xuất nguồn gốc của 8 tỉnh, thành phố và có hơn 3.964 doanh nghiệp với bộ mã truy xuất nguồn gốc của 16.987 sản phẩm nông sản thực phẩm.
Ông Nam cho rằng, để Hệ thống Truy xuất nguồn gốc tại Bộ hoạt động thực sự hiệu quả, rất cần sự kết nối, dẫn dắt của Cổng Truy xuất nguồn gốc Quốc gia. Do đó, truy xuất nguồn gốc nông sản nói riêng và các sản phẩm khác nói chung cần được xây dựng, phát triển theo hướng kết nối, liên thông và tập trung.
Chủ tịch Liên hiệp Hợp tác xã Kinh tế số Việt Nam Mai Quang Vinh chia sẻ, hiện nay, mỗi sản phẩm rất dễ dàng để tạo cho mình một mã QR. Việc số hóa, quản lý thông tin nông sản, thực phẩm theo hình thức này sẽ rất lỏng lẻo. Doanh nghiệp thu mua rất dễ mua phải hàng hóa trà trộn, kém chất lượng.
Ông Vinh mong muốn, thời gian tới sẽ được phối hợp chặt chẽ với Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 phát triển một cổng thông tin về quản lý, giám sát thông tin sản phẩm. Qua đó, có thể đưa thông tin của hàng vạn hợp tác xã, ngành hàng, giá bán, giá mua nông sản… để tất cả các chủ thể có nhu cầu dễ dàng tiếp cận, tiến tới tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sẽ được minh bạch thông tin.
Lương Bằng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Ngành Nông nghiệp đẩy mạnh số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sảnTại kế hoạch mới ban hành, trong từng tháng của năm nay, Bộ TT&TT đều nêu rõ chủ đề cùng các nhiệm vụ trọng tâm sẽ được tổ chức thực hiện.
Cụ thể, trong tháng 4, tháng khởi động “Năm dữ liệu số quốc gia” với chủ đề về dữ liệu mở, Cục Chuyển đổi số quốc gia sẽ chủ trì các nhiệm vụ: công bố kế hoạch hành động năm 2023 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, hoàn thành việc xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia.
Cùng với đó, cơ quan này cũng chịu trách nhiệm tổ chức phát động “Tháng dữ liệu mở” và Công bố phiên bản mới của Cổng dữ liệu quốc gia data.gov.vn; Công bố Sổ tay hướng dẫn phát triển dữ liệu mở, khóa học trực tuyến miễn phí về dữ liệu mở và ra mắt Liên minh Dữ liệu mở Việt Nam.
Trung tâm Thông tin được giao chủ trì việc công bố kế hoạch hành động năm 2023 và các sáng kiến “Năm dữ liệu số quốc gia” của Bộ TT&TT; công bố kế hoạch phát triển dữ liệu mở của Bộ TT&TT và cung cấp dữ liệu mở, cung cấp lần đầu dữ liệu mở theo kế hoạch. Cũng trong tháng 4, Nhà xuất bản TT&TT sẽ chủ trì việc công bố bộ sách chuyên ngành chọn lọc về dữ liệu mở.
Với các tháng tiếp theo, từ tháng 5/2023 đến tháng 11/2023, các chủ đề lần lượt là: Cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Phân tích, xử lý dữ liệu; Quản trị dữ liệu; Nhân lực dữ liệu; Hạ tầng dữ liệu quốc gia; Kết nối, chia sẻ dữ liệu; Bảo vệ thông tin cá nhân. Hàng loạt nhiệm vụ trong từng tháng theo các chủ đề cũng đã được Bộ TT&TT phân công rõ trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, với yêu cầu cụ thể về kết quả cần đạt được.
Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng chỉ đạo báo VietNamNet, tạp chí TT&TT và các đơn vị báo chí xuất bản phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia để đưa và cập nhật tin tức về các hoạt động hưởng ứng “Năm dữ liệu số quốc gia” của các bộ, ngành, địa phương.
Bộ TT&TT yêu cầu các cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì thực hiện các nhiệm vụ tại kế hoạch, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của mình, xác định đây là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, có trách nhiệm triển khai bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thiết thực và đúng tiến độ.
Theo kế hoạch, trong tháng 12, hội nghị tổng kết năm dữ liệu số quốc gia sẽ được Cục Chuyển đổi số quốc gia phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.