Với mục đích làm cho những người Mỹ có một thân hình thon,ỨngdụngiPadvàiPhoneđểgiảmcâlịch thi đấu ngoại hang anh mục tiêu của Weigh What Matters là giúp đỡ tất cả mọi người làm việc với bác sĩ của họ để đặt ra những mục tiêu về sức khỏe và theo đuổi những tiến bộ của họ.
Buổi sáng, hai vợ chồng thường tranh thủ chở nhau đi ăn sáng, làm ly cafe rồi mới đi làm. Tới bữa trưa "mạnh ai nấy lo" ở cơ quan, công ty. Mỗi tháng, hai đứa "chung chi" cho các khoản ăn sáng ăn trưa này cũng hết tầm 6 triệu đồng.
Tiền học phí cho lũ trẻ tiêu tốn của vợ chồng tôi khoảng 7 triệu/tháng. Thế là chớp mắt, chúng tôi đã chi hết phân nửa thu nhập.
Nghe kể tới ngần đó, chắc chẳng ai ngờ nổi khi cứ gần cuối tháng là vợ chồng tôi lại rơi vào cảnh "giật gấu vá vai". Nhưng hoá ra sự thật lại là thế! Nhiều hôm, chúng tôi còn không đủ có tiền cho tô phở sáng nên đành động viên nhau "nhịn cho eo" hoặc làm tô cơm nguội rang tại gia.
Nguyên nhân cũng ở cái tính bao đồng của chồng tôi. Như đã kể, chúng tôi sống ngay cạnh nhà em gái và chồng tôi luôn là người anh quốc dân, tốt số 2 thì chẳng ai số 1.
Thằng cu lớn nhà tôi và nhóc tỳ nhà cô em chồng học cùng lớp. Vì muốn em gái đỡ vất vả, anh xã tôi xung phong đảm nhận việc đưa đón lũ nhóc. Thôi thì tiện một công, tôi cũng chẳng ý kiến gì.
Nhưng khi cô giáo đưa hoá đơn tiền học hàng tháng chồng tôi... cũng "tiện tay đóng giùm" luôn. Đều như vắt chanh, tháng nào cũng 4 triệu bạc nhưng tuyệt nhiên, chưa bao giờ tôi thấy cô em có ý kiến: "Em gửi lại bác" hay "Các bác giúp em thì em cám ơn"... Cô ấy cứ mặc nhiên như thể đó là trách nhiệm của vợ chồng tôi.
Tiền điện nước cũng gặp vấn đề tương tự. Nhà tôi chỉ dùng một công tơ điện, một đồng hồ nước nhưng số tiền phải đóng luôn gấp đôi.
Ở công ty, tôi cũng thuộc kiểu quảng giao, quan hệ tốt với đồng nghiệp. Có lẽ được yêu mến và phần nữa là có chút "chức sắc", mọi người hay tặng quà cho tôi và lũ nhóc. Đôi khi là chiếc đầm Elsa cho bé út hoặc bộ Lego theo chủ đề mới cho cậu cả.
Có khi hoàn thành 1 dự án, cả đội được chia hoa hồng khá "nặng ví", các em lại hò nhau góp tiền mua tặng con trai tôi hẳn 1 chiếc xe đạp địa hình với lý do "chị đã hỗ trợ tụi em hết mình". Nhưng đây lại là vấn đề khiến tôi... méo mặt.
Có qua có lại, tôi không ngại móc hầu bao mời các em một bữa sushi sành điệu hay hồi chưa có dịch sẵn sàng chủ chi cho chuyến lướt bar một tối cuối tuần nào đó. Mỗi lần như thế, ví tôi cũng vơi đi kha khá. Đôi khi còn phải cà thẻ tín dụng mới đủ chi trả. Cứ thế, tới gần cuối tháng, vợ chồng tôi lại nhăn nhó vì ví "gầy".
Chúng tôi nhận ra việc chi tiêu quá đà, nhưng nghĩ đi, nghĩ lại vẫn thấy những khoản đó đáng chi hoặc buộc phải chi. Nhưng quả thật, nếu cứ tiếp đà này, hai vợ chồng tôi sẽ không tích luỹ được cho tương lai, nhất là khi các con tôi ngày một lớn.
Rất mong nhận được cao kiến từ các gia đình thông thái. Cảm ơn các bạn!
Độc giả Hải Minh (Hà Nội)
Lương vài triệu nhưng không muốn vợ kiếm tiền
Cô chán nản khi hai vợ chồng không có cùng quan điểm sống. Vì thế, cô và anh càng ngày càng ít chia sẻ với nhau. Cô cảm nhận giữa hai vợ chồng luôn có bức tường vô hình ngăn cách.
" alt="Vợ chồng thu nhập hơn 40 triệu mà cứ cuối tháng là... méo mặt"/>
Cháo bò là một trong những món ăn nổi tiếng ở thị trấn Tri Tôn (An Giang), được nấu giống cháo lòng miền Bắc nhưng sử dụng nguyên liệu là nội tạng bò và thịt bò tươi (Ảnh: Đặc sản Tri Tôn).
Một điều đặc biệt khác khiến món ăn dân dã này trở nên "hút" khách chính là cháo bò có thể ăn kèm với bún tươi hoặc bánh mì. Vì phục vụ chủ yếu là những người lao động chân tay, có thu nhập thấp nên món cháo này thường được nấu lỏng để thực khách có thể ăn cùng bún tươi, bánh mì.
Sự kết hợp độc đáo tưởng chừng như vô lý nhưng lại rất thuyết phục, không hề làm giảm đi độ ngon của cháo mà còn bổ sung thêm tinh bột giúp thực khách no lâu.
Mỗi suất cháo bò có giá khoảng 25.000 - 30.000 đồng. Nếu thực khách muốn ăn thêm lòng, óc hoặc tủy thì giá tăng hơn. Cháo bò là món ăn sáng dân dã của người An Giang và đặc biệt rất "cháy" hàng. Thực khách muốn thưởng thức suất cháo đầy đủ nguyên liệu thì phải đến quán từ sớm.
Đến An Giang, du khách có thể tìm và thưởng thức món cháo bò nổi tiếng ở một số quán ở gần cầu Cây Me nối liền xã Châu Lăng với thị trấn Tri Tôn như quán Thủy Đen, quán dì Yến,...
Theo Dân Trí
Mẹo nấu cháo, rán nem và hấp cá đơn giản mà ngon
Những đầu bếp chuyên nghiệp thường có những bí quyết riêng giúp giảm được thời gian nấu nướng và có được những món ăn ngon đúng chuẩn, ngon miệng.
Kinh nghiệm làm chồng bao nhiêu năm giúp tôi đọc được "chiêu bài" của vợ (Ảnh NVCC).
Không đầy năm phút sau, bà xã yêu quý của tôi đã đăng ảnh chụp màn hình tin nhắn nàng và tôi vừa nhắn cho nhau lên trang cá nhân khoe với bàn dân thiên hạ: "12 năm rồi vẫn ngọt ngào như ngày mới yêu". Tôi biết ngay mà, không phải tự nhiên mà bà xã nói lời ngọt ngào với tôi như thế.
Nhưng thằng em họ tôi thì không may mắn như vậy. Nó gửi bức ảnh cuộc chuyện trò của vợ chồng nó cho tôi kèm theo một cái icon rơi nước mắt với lời giãi bày:
"Anh ạ, vợ em nó dỗi rồi. Thì em có biết đâu, thường ngày vẫn hay nhắn tin cộc lốc, nay bỗng gửi cho em cái tin nhắn ướt rượt như thế, em mới hỏi có phải vợ ăn nhầm gì nên đau bụng hay không? Thế mà vợ em nó bảo em không yêu thương gì nó".
Lướt facebook mới vỡ lẽ, hóa ra là các bà ấy đang làm thử theo trend trên mạng xã hội. Cũng lời nhắn như vậy, các chị em đăng lên trên một hội nhóm để cho thiên hạ biết chồng mình phản ứng thế nào trước "mật ngọt". Đa số các ông đều không đề phòng mà nhắn lại rất thật thà, đại loại: "Tháng này anh đưa lương rồi mà", "Thôi, có gì em cứ nói luôn đi, vòng vèo làm gì", "Bình thường chửi như hát hay, nói đi, muốn gì?".
Thằng em họ thật thà của tôi bị vợ dỗi (Ảnh NVCC).
Còn những ông chồng hài hước thì nghĩ ra đủ lý do để giải thích cho "hiện tượng lạ" này: "Em làm sao thế? Tác dụng phụ của tiêm vaccine covid mạnh thế à?", "Trời mát mà, có nắng nóng đâu nhỉ?", "Có tiền đi khám chưa để anh ứng lương", "người chồng tuyệt vời đang bận chơi game tí nhé" hay "Dậy đi vợ ơi, trưa rồi?" khiến các chị vợ cười không khép được mồm.
Rất nhiều ông chồng chỉ trả lời bằng những tin nhắn hết sức ngắn gọn và súc tích nhưng rất dễ gây tổn thương: "Rảnh", "Hâm à?", "Ngáo à?", "Ăn nhầm gì à?". Thậm chí có ông chồng còn cay cú: "Nhắn nhầm cho thằng nào đấy?", "đang mệt chết người, yêu đương cái con khỉ"… Khỏi phải nói, các bà vợ thất vọng não nề như thế nào vì đang háo hức chờ đọc tin nhắn của chồng lại được chồng cho một phát "tụt cảm xúc xuống hố".
Thật may, không phải ông chồng nào cũng khô khan như thế. Hoặc là họ vốn hàng ngày vẫn ngọt ngào với vợ, hoặc là họ giống như tôi, biết cẩn thận đề phòng "củi lửa". Nhưng qua một trò chơi này mới thấy, niềm vui của các bà vợ hóa ra rất đơn giản, chỉ cần một tin nhắn ngọt ngào thôi cũng đủ tự hào, hân hoan. Còn các ông chồng thì lại không hề để tâm đến điều đó.
Kinh nghiệm nhiều năm làm chồng của tôi cho thấy: Khi đàn ông bỗng nhiên ngọt ngào với vợ, một là làm điều gì đó có lỗi, hai là muốn xin xỏ cái gì nên rào trước đón sau. Còn nếu các bà vợ bình thường cứ hay cáu bẳn than phiền, bỗng một ngày đẹp trời "thả nhẹ" một cái tin nhắn ngọt ngào như mật đến điện thoại chồng thì lý do chỉ là "để xem ổng phản ứng thế nào" mà thôi chứ chả phải yêu thương gì đến mức sến súa như thế.
Tại sao các bà vợ lại phải đi thử lòng chồng bằng một tin nhắn như thế? Là vì những ngọt ngào thời yêu đương sau khi kết hôn đã "không cánh mà bay" hết rồi. Là vì tư tưởng đàn ông, một khi "cá đã ở trong chậu rồi thì mất công rắc thính làm gì nữa". Còn phụ nữ cũng bị những bận rộn cơm áo, cửa nhà làm cho trở nên bớt dịu dàng, hay cáu bẳn.
Phụ nữ thừa hiểu điều đó, cũng đã quen rồi. Nhưng thỉnh thoảng họ vẫn muốn thử lòng chồng, xem chồng phản ứng ra sao để đo tình yêu của chàng. Chỉ có điều, ông nào ngọt ngào thì vẫn ngọt ngào, ông nào khô khan thì vẫn hoàn khô khan. Chẳng có ai hiểu chồng bằng vợ, nên dẫu có buồn cũng chỉ thoáng qua thôi.
Thật ra, đây cũng chỉ là một trò vui do các bà vợ yêu quý của chúng ta nghĩ ra, nhưng nó làm tôi nghĩ mãi. Tại sao ngày xưa yêu nhau, có thể nói yêu nói nhớ mỗi ngày không thấy chán. Còn giờ, vợ nhắn cho chồng một tin nhắn ngọt ngào chẳng qua cũng chỉ là một trò chơi, các ông chồng lại coi điều đó là "bất thường". Hóa ra tất cả chúng ta, sau hôn nhân, đều đã quên nói lời yêu thương với nhau rồi.
Ngày xưa, khi chúng ta còn yêu, sao ta dễ dàng nói lời yêu đến thế? Bây giờ, sau bao nhiêu năm tháng, vì nhau mà chăm chút yêu thương, vì nhau mà sinh con đẻ cái, vì nhau mà không tiếc công sức vun vén cho gia đình, vì nhau mà thanh xuân đang dần héo úa. Vì bao nhiêu thứ tốt đẹp chúng ta cùng mang đến, sao ta lại khó nói lời yêu thương?
Theo Dân Trí
Vợ quyết ly hôn vì tôi không bỏ thuốc lá
Ngày lấy tôi cô ấy đã biết tôi hút thuốc lá nhưng vẫn chấp nhận, giờ hơn 40 tuổi, cô ấy lại nằng nặc đòi ly hôn vì tôi không bỏ thuốc.