Trong bài viết ngắn được đăng trên một tờ báo, cô giáo này cho biết “Tôi giơ tay tát học sinh trong một lần bực mình khi em này dám cãi lời”.
Ngày hôm sau, mẹ của học sinh ấy cùng con lên lớp gặp cô giáo. Trước cả lớp, chị xin lỗi cô giáo vì mình đã nuôi dạy con không tốt, để con hỗn với cô và “Cảm ơn cô giáo về cái tát dành cho con tôi...”.
Vị phụ huynh này còn cho rằng cô giáo làm thế là đúng, là thương học trò. Chị phân tích nếu cô giáo nương tay, không “trị” học sinh khi làm sai hay hỗn thì các em sẽ được nước lấn tới, các em khác trong lớp sẽ học theo, bắt chước, thành ra lớp không còn kỷ luật gì nữa…
“Một cái tát đã là gì đâu”
Trên diễn đàn, không ít phụ huynh tỏ ra đồng tình với hành động của cô giáo.
Thành viên tunggiang85 cho rằng “Cuộc đời vốn không phải màu hồng. Một cái tát thì đã là cái gì đâu. Bất kể là cô giáo đúng hay sai thì coi như đó là một chút rèn luyện cho con…
Sau này, con mình còn phải chịu những thứ còn chướng tai gai mắt hơn nhiều. Hở một chút đã ra mặt bảo vệ con thì nó lấy đâu ra bản lĩnh để đương đầu với sự không như ý”.
“Ở nhà, nhiều khi con mình quậy quá mình còn đánh để răn đe bé, huống hồ gì thầy cô giáo người ta quản cả mấy chục học trò, trong đó có mấy em quậy phá phải răn đe đánh 1- 2 cái đã sao đâu. Hồi đi học, mình còn bị thầy cô phạt nặng hơn chuyện cái tát này, vậy mà giờ những học trò cũng thành tài” – đây là ý kiến của một thành viên khác.
Phụ huynh Phunghieucho biết “Con mình cũng từng bị cô giáo tát và mình cảm thấy rất ổn, cần phải thế nếu con hư”.
Một phụ huynh nhớ lại câu chuyện từ thời đi học: “Cô giáo chủ nhiệm lớp mình nổi tiếng chuyên trị những lớp "đuôi" đầu bò đầu bướu của trường. Cô tát học sinh nhanh như chảo chớp. Số lượng đứa bị đánh trong lớp mình không phải là ít, chưa kể số lượng đồ bị tàn phá kiểu truyện tranh, sách, đồ chơi ...
Tuy nhiên, chưa một phụ huynh nào không cảm thấy "nể" cô, chưa một đứa học trò nào từ ngày đi học đó mà cảm thấy "ghét" cô. Hai mươi năm ra trường, giờ đám cưới, họp lớp nào thì cô luôn là khách danh dự duy nhất. Càng những đứa ăn "chưởng" nhiều, càng quý cô”.
Phụ huynh này cũng cho biết “Đến bây giờ, đi nhiều, đọc nhiều hơn, mình hiểu giáodục bằng phương pháp bạo lực là sai. Điều mình nhấn mạnh là nếu con mình bị đánh thì hãy bình tĩnh lại, và tìm cách khắc phục hoặc nguyên nhân chứ đừng có tìm cách "xử lý cô giáo" bằng cả bạo lực hay phi bạo lực”.
Và “Tôi không cho phép”
Tất nhiên, không phải phụ huynh nào cũng sẵn lòng để cô “dạy dỗ” con theo kiểu này.
“Con tôi mà cô giáo bị cô giáo tát tai thì cho dù con có sai đi nữa, có tốn bao công sức tôi cũng làm ra lẽ. Với tôi, nghề giáo cũng như nghề y vậy, đều là nhưng ngành nghề mà không được phép phạm sai lầm và một khi đã phạm sai lầm thì không thể dễ dàng bỏ qua”.
![]() |
Ảnh minh họa: edvantage.com.sg |
Thành viên có nick là Iube thì khẳng định: “Bản thân tôi không chấp nhận con mình đi học mà bị giáo viên tát dưới mọi hình thức. Nếu nó phạm tội lớn thì gửi thư về nhà thông báo với ba mẹ hay kỷ luật nó... Với bản thân tôi, một cái tát vào mặt là rất nặng nề”.
Thành viên Comuitobức xúc: “Con tôi mà bị cô giáo tát, nhất là các cô giáo trẻ thì chắc chắn cô này chấm dứt sự nghiệp tại đó, đơn giản thế thôi. Tôi không cao thượng được khi ai bạo hành trẻ con dù bất cứ lý do gì”.
Rất phẫn nộ, phụ huynh Hà Thảo cho rằng “Tát vào mặt là một hành động sỉ nhục nhân cách của học sinh. Tôi không cho phép ai tát vào mặt con tôi đâu. Có bao nhiêu cách để phạt, có thể đánh vào tay, vào mông chứ không đánh vào mặt. Cô giáo mà cư xử hàng tôm hàng cá thế thì nghỉ đi”.
Chị Vân Hương đưa ra quan điểm: “Không nên cổ súy bạo lực học đường. Thế hệ ngày trước coi đấy là chuyện bình thường và nay chúng ta đang nhận lấy hậu quả, mọi người hở chút là xông vào đánh nhau”.
Một phụ huynh khác khẳng định: “Chính Bộ GD-ĐT cũng nhận ra vấn đề và đã ra văn bản hẳn hoi, nghiêm cấm đánh học sinh, nên riêng việc cô đánh học sinh đã vi phạm quy định ngành, chưa kể vi phạm quyền con người.
Vì tư duy người mình nghĩ là cho roi vọt mới tốt, nên trẻ em bị hành hạ, không được tôn trọng”.
Và một ý kiến phân tích khá kỹ càng về câu chuyện này: “Khoa học đã chứng minh bạo lực chẳng đóng góp tốt đẹp gì đến quá trình phát triển con người.
Nhiều chị nói là bị thầy cô giáo đánh rồi nể cô thương cô và thầm cám ơn cô. Vấn đề tôi đặt ra ở đây là đứa trẻ đó phát triển và hình thành nhân cách như thế nào? Cái chuyện đứa trẻ bị đánh rồi quý thầy cô, chuyện đó không có quan trọng. Người ta còn nghiên cứu là có hội chứng Stockholmcơ mà, là người bị giam giữ/ hành hạ sẽ yêu mến kẻ giam giữ/ hành hạ mình.
Như vậy chuyện cảm mến ai đó có được dùng cho việc biện hộ cho hành động người đó không? Xin thưa là không. Đừng để vấn đề tình cảm làm lu mờ lí trí của anh chị trong việc giáo dục con trẻ.
Nếu dùng bạo lực giải quyết vấn đề thì người đó sẽ luôn là người thất bại, xã hộinày thế giới này tương lai là giải quyết mâu thuẫn thông qua bất bạo động. Dạy được gì cho con khi mình cảm thấy bất lực và tát cho hả giận?".
![]() |
Vật thể cổ (phải) có hình dáng và kích thước giống một chiếc iPhone hiện đại. Ảnh: Siberian Times |
Cổ vật có kích thước 18cm x 9cm và được chế tác bằng đá quý màu xám đen, có gắn những viên đá bán quý sặc sỡ và đồng xu wuzhu (loại tiền do nhà Hán phát hành và được lưu hành tại Trung Quốc trong khoảng từ năm 118 trước Công nguyên đến năm 621 sau Công nguyên) để trang trí.
Các nhà khoa học gọi đùa đây là phát hiện "iPhone cổ", nhưng xác nhận nó thực chất là mặt khóa của một chiếc dây lưng cổ xưa.
Các đồng xu tìm thấy trong hầm mộ cũng giúp nhóm nghiên cứu xác định được niên đại của mặt khóa là trên 2.100 năm. Theo họ, các đồng xu này được chế tác lần đầu tiên cách đây 2.137 năm.
Tờ Siberian Times đưa tin, "iPhone cổ" chỉ là một trong những khám phá thú vị của các chuyên gia khảo cổ đang làm việc tại khu di chỉ Ala-Tey ở nước Cộng hòa Tuva thuộc Nga, giáp biên giới với Mông Cổ. Khu vực được mệnh danh thành phố huyền thoại Atlantis của Nga do tọa lạc ở dưới đáy biển Sayan, một hồ chứa nước lớn được tạo ra nhằm phục vụ Đập Sayano-Shushenskaya, nhà máy điện lớn nhất Nga.
Nước rút trong vài tuần hồi tháng 5 và tháng 6 đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học tiếp cận các kho báu có từ thời đại đồ đồng đến thời Thành Cát Tư Hãn ở Ala-Tey.
Tuấn Anh
" alt=""/>Phát hiện vật thể giống 'iPhone' trong hầm mộ 2.100 tuổiNgười dùng trải nghiệm kính Apple Vision Pro. Ảnh: Bloomberg.
Sau 14 tháng ra mắt, Vision Pro vẫn gặp khó trong việc thu hút nhà phát triển ứng dụng. Đây được xem là thách thức lớn nhất với thiết bị chứa tham vọng của Apple.
Theo WSJ, lượng app phát hành hàng tháng trên Vision Pro ngày càng ít. Một số công ty phát triển phần mềm thực tế ảo (VR) quyết định không phát triển ứng dụng cho thiết bị này.
Tình trạng thiếu ứng dụng trên Vision Pro khiến nhiều người chịu bán lại giá thấp do "không còn gì để dùng".
"Đây là vấn đề con gà hay quả trứng", Bertrand Nepveu, cựu nhân viên phát triển Vision Pro cho Apple, hiện là nhà đầu tư công nghệ mới tại Triptyq Capital, cho biết.
Nepveu và các nhà phát triển cho rằng Apple nên tài trợ nhà sản xuất chuyển ứng dụng hiện có, hoặc phát triển nội dung mới cho Vision Pro.
Đây là điều phổ biến trong ngành. Lấy ví dụ, cái tên dẫn đầu là Meta Platforms đã tài trợ, thậm chí mua một số công ty sản xuất ứng dụng.
![]() |
Người dùng Apple Vision Pro. Ảnh: New York Times. |
Theo công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, thị phần của Meta trên thị trường kính VR/AR (thực tế ảo/thực tế tăng cường) đạt 74% trong quý II năm nay, bỏ xa đối thủ.
Hồi tháng 9, Meta công bố kính Quest 3S với giá khởi điểm 300 USD, đủ thấp để thu hút làn sóng người dùng mới. Công ty cũng giới thiệu Orion, nguyên mẫu kính AR cho phép hiện nội dung trên thế giới thực qua tròng kính trong suốt.
Dù chưa lên kệ, Orion đã nhận nhiều đánh giá tích cực. Theo nguồn tin thân cận, Apple cũng đặt mục tiêu phát hành thiết bị AR kiểu dáng giống kính thông thường.
Nhiều nhà phát triển chờ đợi mẫu kính giá rẻ hơn từ Apple, dự kiến ra mắt sớm nhất vào năm 2025 theo tin đồn.
Để so sánh, Vision Pro có giá 3.500 USD. Apple đặt mục tiêu thu hút người dùng, mở ra chương mới cho ngành công nghiệp non trẻ.
Để đạt điều này, thiết bị cần tạo nên hệ sinh thái ứng dụng đột phá, yếu tố tạo nên thành công cho iPhone. Đến nay, kho ứng dụng trên Vision Pro phát triển chậm bởi nhiều nhà phát triển vẫn đứng ngoài cuộc.
![]() |
Lượng ứng dụng phát hành mới mỗi tháng cho Vision Pro. Ảnh: WSJ. |
"Chúng tôi không vội. Mọi người đang chờ hướng đi tốt hơn và thời điểm ra mắt thiết bị tiếp theo", Hrafn Thorisson, CEO Aldin Dynamics, công ty phát triển trò chơi VR đến từ Iceland, cho biết.
Aldin phát triển Waltz of the Wizard, trò chơi giả tưởng chủ đề phép thuật trên Meta Quest. Công ty này đã thử nghiệm game trên Vision Pro nhưng chưa có kế hoạch ra mắt rộng rãi.
Trong tháng 9, chỉ có 10 ứng dụng mới cho Vision Pro, giảm mạnh so với hàng trăm app trong 2 tháng đầu sau khi lên kệ.
Tính đến tháng 9, Appfiguresthống kê khoảng 1.770 ứng dụng Vision Pro trên App Store. Trong đó, chỉ 34% được phát triển dành riêng cho thiết bị, còn lại là ứng dụng cũ được bổ sung tính năng.
Apple cho biết có hơn 2.500 ứng dụng trên Vision Pro tính đến tháng 8. Theo Appfigures, sự khác biệt một phần đến từ nhiều ứng dụng có thời gian sử dụng quá ngắn, chưa đủ thống kê.
"Chúng ta đang trong giai đoạn tốc độ phát hành ứng dụng có vẻ chậm, nhưng bạn phải tính đến những nhà phát triển muốn tạo ra app tốt nhất có thể. Họ không vội đưa chúng ra thị trường", nhà phân tích Tim Bajarin từ Creative Strategiescho biết.
![]() |
Người dùng trải nghiệm kính Apple Vision Pro. Ảnh: Bloomberg. |
Hệ sinh thái ứng dụng trên Vision Pro tăng trưởng chậm hơn iPhone và Apple Watch. Để so sánh, App Store trên iPhone thu hút khoảng 50.000 ứng dụng sau một năm ra mắt, còn Apple Watch là 10.000 app sau khoảng 5 tháng.
Theo WSJ, 2 thiết bị đều có giá khởi điểm thấp, sức hấp dẫn lớn hơn Vision Pro. Việc phát triển ứng dụng cho Vision Pro khó hơn về mặt công nghệ so với iPhone và Apple Watch.
Simon Carless, nhà sáng lập công ty tư vấn game GameDiscoverCo, cho biết kho ứng dụng Meta Quest có khoảng 3.500 app. Meta Quest chủ yếu gồm trò chơi VR đang mở rộng sang AR, trong khi Vision Pro khởi đầu với toàn app AR.
Dù Apple chưa công bố số liệu, giới phân tích nhận định Vision Pro bán chậm. Hồi tháng 4, nhà phân tích Ming-Chi Kuo cho biết Táo khuyết đã cắt giảm sản lượng Vision Pro trong năm đầu, từ 700.000-800.000 chiếc xuống 400.000-450.000 chiếc.
Theo Counterpoint Research, doanh số Vision Pro quý II giảm 80% so với quý I. Nhiều người mua kính đã trả thiết bị trong 2 tuần đầu để hoàn lại tiền.
Game là thể loại app phổ biến nhất trên Meta Quest. Trong khi đó, Apple quảng bá Vision Pro hỗ trợ công việc, sức khỏe và giải trí.
Thay vì tay cầm, Vision Pro tương tác bằng cách theo dõi chuyển động tay và mắt. Thiếu tay cầm khiến việc phát triển game trên thiết bị gặp khó khăn.
"Chúng cần bộ điều khiển. Thật tuyệt khi Apple gia nhập thị trường, nhưng tôi nghĩ họ cần tìm ra mục đích sử dụng cho chiếc kính này", Scott Albright, CEO Combat Waffle Studios, nhà sản xuất trò chơi bắn súng VR Ghosts of Tabor, cho biết.
![]() |
Biển quảng cáo Apple Vision Pro. Ảnh: Bloomberg. |
Do thiếu ứng dụng, một số người mua sớm đã trả kính hoặc bán giá rẻ. Rostyslav Alieksieienko, kỹ sư phần mềm 23 tuổi, mua Vision Pro vào tháng 2. Anh tìm mọi cách sử dụng thiết bị hữu ích nhưng không thành.
"Lúc đầu tôi rất hào hứng. Nhưng nó không thể kết hợp vào cuộc sống của tôi. Không còn gì để làm và cuối cùng chiếc kính chỉ nằm đó", Alieksieienko cho biết.
Vào tháng 8, Alieksieienko đã bán Vision Pro trên Facebook với giá 2.600 USD, giảm mạnh so với giá mua ban đầu (4.000 USD).
Giá hàng cũ của Vision Pro cũng giảm trong vài tháng qua. Theo website mua bán đồ công nghệ cũ Swappa, phiên bản tiêu chuẩn của Vision Pro có giá bán lại trung bình trong tháng 9 là 2.494 USD, giảm so với mức 2.710 USD của tháng 8.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn
" alt=""/>Thách thức lớn nhất với Vision Pro