Nắm bắt tâm lý này, nhiều sàn thương mại điện tử đã tung ra các lễ hội mua sắm Tết cuối năm. Lazada khởi động từ đầu tháng 12, kéo dài 10 ngày, với các ưu đãi giảm giá, tặng phiếu mua hàng, miễn phí vận chuyển... Trong khi đó, Tiki cũng mở đợt mua sắm lớn mừng Tết Nguyên đán, với trọng điểm vào ngày 11/1 và những ngày kế cận.
Song song với nhu cầu mua sắm online, các đơn vị giao hàng khẩn trương chuẩn bị cho lượng đơn hàng dồn dập dịp Tết.
Ông Phan Bình - Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam, cho hay trong giai đoạn này, các đơn vị vận chuyển chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, bổ sung máy móc, trang thiết bị, bố trí nhân sự ở tất cả các khâu để xử lý hàng hóa và chăm sóc khách hàng.
Bản thân các đơn vị vận chuyển cũng phải khuyến mại cho chủ cửa hàng online để nhận đơn. Chẳng hạn như vận chuyển đồng giá, giảm giá vận chuyển trực tiếp trên đơn hàng, tặng các phần quà giá trị cho chủ shop...
Doanh nghiệp còn chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu vận chuyển để tối ưu hóa quy trình xử lý, giúp việc giao nhận hàng hóa diễn ra thông suốt, nhanh chóng và chính xác.
Người dân mua đồ chăm sóc cá nhân, dọn dẹp nhà cửa đón Tết
Lazada vừa công bố những số liệu của lễ hội khuyến mại sắm Tết đang diễn ra trên nền tảng. So với lễ hội này năm ngoái, các số liệu kinh doanh tích cực hơn. Về phía khách hàng, xu hướng mua sắm chuẩn bị Tết thể hiện khá rõ.
Trong hai ngày đầu tiên của lễ hội mua sắm, Lazada cho biết, số lượng thương hiệu, nhà bán hàng tăng gấp 1,5 lần so với lễ hội mua sắm năm ngoái. Từ đó, ghi nhận số lượng khách hàng và đơn hàng bán ra trên toàn sàn tăng 1,5 lần.
Số lượng khách hàng mua sắm trên hệ thống gian hàng chính hãng (LazMall) tăng 1,7 lần và số lượng đơn hàng tăng gần gấp đôi. Doanh thu ghi nhận từ các gian hàng cũng tăng 1,5 lần.
Trong chương trình mua sắm kéo dài 10 ngày, nền tảng tung mức giảm giá đến 50%, các chương trình miễn phí giao hàng, phiếu giảm giá và các hoạt động giải trí trực tuyến.
Về xu hướng mua sắm, số liệu cho thấy các sản phẩm về chăm sóc sức khỏe được người tiêu dùng quan tâm, mua cho bản thân và làm quà tặng cho người thân trong dịp Tết Nhâm Dần. Ngành hàng này ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất với doanh thu tăng 2,5 lần.
Người mua cũng có xu hướng trang trí nhà cửa nhiều hơn cho dịp Tết cổ truyền. Các sản phẩm thuộc ngành hàng nhà cửa và đời sống, cụ thể là các thiết bị hỗ trợ dọn dẹp và làm sạch chiếm ưu thế với mức tăng trưởng gấp 2 lần; song song đó sức mua các sản phẩm nội thất và vật dụng nhà bếp cũng gia tăng mạnh.
Ngoài ra, ngành hàng bách hóa và mẹ & bé ghi nhận doanh thu tăng trưởng cao gần gấp 3 lần ngày thường.
Hoạt động bán hàng livestream được người mua online đón nhận nhiều hơn. Lượt xem các chương trình bán hàng phát sóng trực tiếp tăng 220% và lượt chia sẻ tăng hơn 570%, cho thấy người dùng đón nhận các nội dung mua sắm kết hợp giải trí.
Hải Đăng
Bên cạnh “giải cứu” tạm thời các mặt hàng nông sản cho nông dân, các doanh nghiệp đang tìm giải pháp bền vững hơn cho nông sản Việt.
" alt=""/>Người dân lên mạng sắm đồ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cá nhân chuẩn bị đón TếtCụ thể, với lĩnh vực thông tin điện tử, mạng xã hội, Sở TT&TT Hà Nội đã phối hợp cơ quan chức năng rà soát 90 trang thông tin điện tử, 150 tài khoản mạng xã hội đưa thông tin sai sự thật trên môi trường mạng về dịch Covid-19, xử phạt vi phạm hành chính 69 tổ chức, cá nhân với số tiền là 965,5 triệu đồng. Trong đó, 60 cá nhân bị phạt tổng số tiền 615,5 triệu đồng và 9 tổ chức bị phạt 350 triệu đồng.
Sở TT&TT thành phố cũng đã đề nghị Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ TT&TT thu hồi 02 tên miền, tạm ngừng hoạt động 50 tên miền; đề nghị Công an Thành phố xác minh thông tin cá nhân 63 tài khoản Facebook; xử lý theo quy định, chuyển hồ sơ 7 vụ việc liên quan mạng xã hội Facebook đến Sở TT&TT các tỉnh để xử lý theo thẩm quyền.
Trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, ngành TT&TT Hà Nội đã tiến hành thanh tra đối 6 tổ chức, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh SIM thuê bao di động trả trước trên địa bàn thành phố; xử phạt vi phạm hành chính 11 tổ chức, cá nhân số tiền 71,25 triệu đồng do vi phạm quy định về tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thực hiện gọi điện quảng cáo dịch vụ đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý; không gắn nhãn tin nhắn quảng cáo theo quy định.
Đồng thời, tổ chức kiểm tra hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, xe 2 bánh có ứng dụng công nghệ trên địa bàn Hà Nội theo Chỉ thị 22 ngày 20/9/2021 của UBND Thành phố tại 5 doanh nghiệp.
Với lĩnh vực quản lý đại lý Internet, đã có 6 đại lý Internet bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 51,25 triệu đồng; 3 đại lý Internet bị đình chỉ hoạt động trong thời gian 2 tháng do thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Tổng số tiền Sở TT&TT Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính trong năm 2021 với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong các lĩnh vực báo chí, in và phát hành là 237 triệu đồng. Trong đó, có 3 cơ quan báo chí bị phạt tổng số tiền 120 triệu đồng do thực hiện không đúng tôn chỉ mục đích; 9 tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực in, phát hành bị phạt vi phạm hành chính 117 triệu đồng do sử dụng máy photocopy để nhân bản xuất bản phẩm, hoạt động in xuất bản phẩm không phép, phát hành xuất bản phẩm không có chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Sở TT&TT thành phố cũng đã tịch thu 9.700 xuất bản phẩm, 650 kg bán thành phẩm vi phạm; phát hiện, chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan Công an khởi tố với 2 vụ việc về tàng trữ sách giả và in xuất bản phẩm không phép, với tổng số 44.718 cuốn sách và gần 21 tấn bán thành phẩm.
Ngoài ra, cũng trong năm ngoái, thực hiện Chỉ thị 22 ngày 20/9/2021 của UBND thành phố Hà Nội, Sở TT&TT đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và tổ chức kiểm tra việc thực hiện quét mã QR tại 2.791 điểm trên địa bàn 26 quận, huyện. Trong đó, có 84 điểm cơ quan, công sở và 2.717 điểm công cộng như siêu thị, cửa hàng kinh doanh, siêu thị, ngân hàng, điểm trông giữ xe... Kết quả kiểm tra cho thấy, có 682/2.791 điểm được kiểm tra không dán mã QR hoặc mã QR sai - không phải mã địa điểm, sai địa điểm, sử dụng mã QR của đơn vị khác, mã QR được tạo từ ứng dụng khác, mã QR của tài khoản Zalo cá nhân.
Vân Anh
Trong công điện khẩn tối 1/8, Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin sai sự thật, ảnh hưởng tiêu cực tới phòng chống dịch bệnh.
" alt=""/>Hà Nội xử phạt 965,5 triệu đồng trong lĩnh vực thông tin điện tử và mạng xã hộiNhư VietNamNet thông tin, vừa qua, Cục Thuế TP Hà Nội đã yêu cầu truy thu gần 35 tỷ đồng tiền thuê đất do sử dụng sai mục đích nhiều thửa đất vốn được quy hoạch xây dựng trường học tại quận Bắc Từ Liêm của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng quốc tế Vigeba (Công ty Vigeba) trong quá trình thực hiện dự án khu đô thị Thành phố giao lưu do công ty này làm chủ đầu tư.
Cụ thể 4 thửa đất ký hiệu THPT, TH, NT1, NT3 với tổng diện tích hơn 42.000m2 vốn được quy hoạch xây dựng trường Trung học phổ thông, trưởng Tiểu học và nhà trẻ. Tuy nhiên, từ khi giao đất đến nay khu đất bị sử dụng sai mục đích, biến tướng. Trao đổi về việc nộp tiền thuê đất, phía Công ty Vigeba cho biết đến nay công ty đã nộp đủ số tiền theo quyết định của Cục Thuế. Trong khi đó việc xây dựng trường học tại khu đô thị, doanh nghiệp cho biết hiện vẫn còn vướng một số thủ tục.
![]() |
Hàng chục nghìn m2 được quy hoạch xây trường học tại khu đô thị Thành phố giao lưu vẫn đang bị quây tôn, sử dụng sai mục đích, có lô để hoang cỏ mọc um tùm. |
Cũng phải nói thêm rằng, theo quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt tại quyết định 154 (năm 2006) của UBND TP Hà Nội, ngoài các khu chung cư, biệt thự liền kề, thì khu đô thị sở hữu khu đất để xây hệ thống trường học từ nhà trẻ tới THPT. Trong đó trường THPT có diện tích 12.135m2; Khu đất trường học gồm: 1 trường Tiểu học, 1 trường THCS và 3 nhà trẻ mẫu giáo có diện tích 55.605m2. Với việc có hệ thống trường học đầy đủ là điểm cộng khiến Thành phố Giao Lưu trở thành dự án bậc nhất và thu hút các khách hàng mua nhà.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện khi hàng nghìn căn hộ, các khu nhà cao tầng liên tục điều chỉnh quy hoạch xây dựng bán cho khách hàng thì đến nay trường học vẫn chỉ nằm trên giấy.
Trong suốt thời gian dài, những ô đất được quy hoạch làm trường học lại bị biến tướng, chiếm dụng cho thuê, bỏ hoang gây lãng phí. |
Liên quan đến các ô đất xây dựng trường học tại khu đô thị Thành phố Giao lưu, theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 20/3/2014, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Quốc tế Vigeba (Công ty Vigeba) và Công ty CP Giáo dục Tiên tiến Toàn Cầu đã ký Hợp đồng nguyên tắc số 01 về việc chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật ô đất mang ký hiệu NT1, TH, THPT - dự án khu đô thị Thành phố Giao Lưu.
Sau đó, ngày 27/3/2014, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã ký ban hành văn bản số 2157 đồng ý về chủ trương để Công ty Vigeba chuyển nhượng đất có hạ tầng kỹ thuật (các lô đất NT1, TH, THPT) tại dự án khu đô thị Thành phố Giao lưu cho Công ty CP Giáo dục Tiên tiến Toàn Cầu để triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà trẻ, trường tiểu học, trường trung học phổ thông theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Kể từ khi nhận chuyển nhượng đến nay đã 6 năm trường học vẫn nằm trên giấy. Trong khi người dân khu đô thị Thành phố Giao Lưu vẫn “quay cuồng” trong “cơn khát” trường học. Dư luận không khỏi băn khoăn căn cứ nào để Công ty Vigeba chuyển nhượng các ô đất trên cho Công ty Cổ phần Giáo dục Tiên tiến Toàn Cầu để xây dựng dự án cơ sở giáo dục dẫn đến việc đất bị “om” trong suốt những năm qua gây lãng phí hạ tầng xã hội, quy hoạch đô thị.
![]() |
Dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu với quy mô 95ha, tổng mức đầu tư 500 triệu USD có quy mô hàng nghìn căn hộ, các khu nhà cao tầng liên tục điều chỉnh quy hoạch nhưng ở các khu đất xây trường học thì vẫn bỏ hoang. |
Anh N.M – một cư dân khu đô thị Thành phố Giao lưu cho biết, khi mua nhà tại đây vợ chồng anh được giới thiệu sẽ có hệ thống trường học đầy đủ.
“Nhìn vào bản quy hoạch chúng tôi cũng tin tưởng không phải lo lắng về việc chọn trường lớp cho con. Nhưng đến nay mua nhà về ở đến mấy năm nay vẫn không thấy trường đâu. Dân chuyển về ngày càng đông mà quyền lợi của người dân của trẻ em trong khu đô thị không thấy phải đi xin học ở nơi khác. Cư dân chúng tôi rất bức xúc trước việc quy hoạch một đằng thực hiện một nẻo ở đây” – anh M. bức xúc.
Xử nghiêm chủ đầu tư "quên" công trình công cộng
Trước đó, nêu tại báo cáo Kết quả giám sát về việc xây dựng trường học tại các khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2016 đến tháng 3/2019, HĐND Thành phố đã chỉ ra nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở chủ đầu tư chỉ chăm chăm xây nhà để bán mà bỏ "quên" xây trường học trong đó có khu đô thị Thành phố giao lưu. Và đến nay, sau hơn 1 năm báo cáo giám sát, các lô đất vẫn đang bị quây tôn, sử dụng sai mục đích, có lô để hoang cỏ mọc um tùm.
Trong khi đó, tại dự án này một loạt ô đất ký hiệu CC (đất công cộng, cây xanh) đã được chủ đầu tư chuyển đổi thành loạt khu chung cư cao tầng với hàng nghìn căn hộ để bán. Như khu đất vốn quy hoạch là đất công cộng, cây xanh nhưng nay được điều chỉnh thành 8 tòa chung cư cao tầng từ 28-35 tầng với gần 2.800 căn hộ mang tên khu Ngôi Sao An Bình 2 (An Bình City). Điều đáng nói, tổ hợp 8 tòa chung cư này được thi công trước rồi mới đi hoàn thiện các thủ tục pháp lý, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ công cộng sang nhà ở để bán.
![]() |
Khu đất vốn quy hoạch là đất công cộng, cây xanh nhưng nay được điều chỉnh thành 8 tòa chung cư cao tầng từ 28-35 tầng với gần 2.800 căn hộ mang tên khu Ngôi Sao An Bình 2 (An Bình City). Tổ hợp 8 tòa chung cư này được thi công trước rồi mới đi hoàn thiện các thủ tục pháp lý, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ công cộng sang nhà ở để bán. |
Mới đây, nêu tại văn bản trả lời kiến nghị của cử tri TP.HCM liên quan tới tình trạng quá tải hạ tầng, vỡ quy hoạch vì ồ ạt phát triển khu đô thị, chung cư mới, Bộ Xây dựng cho biết, pháp luật hiện hành đã có quy định điều chỉnh việc đầu tư xây dựng khu đô thị, chung cư mới để đảm bảo phát triển bền vững, quyền lợi của người dân, diện tích đất cho các công trình công cộng.
Từ thực tế hiện nay, Bộ đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm đảm bảo diện tích đất dành cho các công trình công cộng phục vụ cộng đồng. Trong đó đối với UBND các cấp, Bộ đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư không triển khai xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng theo quy hoạch được duyệt hoặc chậm đầu tư xây dựng các công trình này.
Theo thông tin tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng quốc tế Vigeba được thành lập ngày 2/7/2001, có trụ sở tại số 232 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Thời điểm ban đầu, Vigeba gồm có 3 cổ đông góp vốn thành lập là VIC (36 tỷ đồng), Geleximco (27 tỷ đồng) và Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (27 tỷ đồng). Tuy nhiên, đến năm 2013, Vigeba do Geleximco nắm 30%, Bảo Việt nắm 30% và VIC nắm 10,56%.
|
Huỳnh Anh
Nhiều thửa đất thuộc dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu được quy hoạch xây dựng trường học nhưng chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng quốc tế Vigeba đã sử dụng sai mục đích trong thời gian dài.
" alt=""/>Dự án 500 triệu USD ‘quên’ xây trường của DN đại gia Vũ Văn Tiền