Chương trình có tên Greyball, sử dụng dữ liệu thu thập từ ứng dụng Uber và các kỹ thuật khác để xác định và tránh né các quan chức muốn tiếp cận dịch vụ. Uber sử dụng phương pháp này để trốn tránh nhà chức trách tại các thành phố như Boston (Mỹ), Paris (Pháp) hay các nước như Úc, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Greyball là một phần trong chương trình VTOS (violation of terms of service, vi phạm điều khoản dịch vụ), được Uber tạo ra để loại bỏ những người mà họ cho rằng đang lợi dụng hoặc nhằm vào dịch vụ với mục đích không đúng đắn. Chương trình, bao gồm cả Greyball, bắt đầu từ năm 2014 và vẫn đang tiến hành, phần lớn ngoài nước Mỹ. Greyball được bộ phận pháp lý của Uber phê duyệt.
4 nhân viên của Uber đã tiết lộ về Greyball và VTOS cũng như tài liệu cho Thời báo New York.
Greyball bị video ghi lại cuối năm 2014 khi Erich England, một nhà điều tra tại Portland, Oregon (Mỹ), cố gắng gọi một chuyến Uber trong chiến dịch “giăng lưới” Uber. Khi ấy, Uber mới bắt đầu chạy dịch vụ tại Portland mà không được phép từ thành phố. Để chống lại công ty, các sỹ quan như England đóng giả làm khách gọi xe, mở ứng dụng Uber và theo dõi các xe trên màn hình.
Tuy nhiên, England và các nhà chức trách khác không biết rằng một vài chiếc xe họ thấy trong ứng dụng không đại diện cho xe thật. Tài xế Uber được gọi cũng nhanh chóng hủy chuyến. Đó là bởi vì Uber đã đánh dấu England và đồng nghiệp dựa trên dữ liệu thu thập được từ ứng dụng và các cách khác. Sau đó, họ phục vụ phiên bản giả mạo của ứng dụng với những chiếc xe “ma” để đánh lừa.
Trong một tuyên bố, Uber cho biết chương trình nhằm từ chối các yêu cầu gọi xe của những người vi phạm điều khoản dịch vụ, dù là họ muốn tấn công tài xế, đối thủ muốn làm nhiễu hoạt động kinh doanh hay các cá nhân liên kết với nhà chức trách trong các chiến dịch “giăng lưới” nhằm cài bẫy lái xe.
Thị trưởng Portland, ông Ted Wheeler, bày tỏ quan ngại khi Uber có thể cản trở công việc bảo vệ dân chúng của quan chức thành phố có chủ đích.
Uber đang điều hành nhiều loại dịch vụ, trong đó có Black Car hạng sang. Dù vậy, dịch vụ Uber “đụng” với các luật gia nhiều hơn chính là UberX. UberX cho phép bất kỳ ai qua được vòng kiểm tra gia cảnh và xe cộ đều trở thành tài xế Uber nhanh chóng. Trong quá khứ, nhiều thành phố cấm dịch vụ và tuyên bố UberX phạm pháp. Theo New York Times, để khai phá các thị trường mới, Uber lợi dụng quản lý lỏng lẻo để thu hút tài xế Uber và cho họ làm việc trước khi các giới chức địa phương buộc họ dừng lại.
Sau khi nhà chức trách biết về những điều đang diễn ra, Uber và họ thường xuyên xung đột. Uber gặp phải nhiều vấn đề pháp lý với UberX tại các thành phố như Austin, Philadelphia, Tampa (Mỹ) cũng như toàn thế giới. Sau cùng, các thỏa thuận đạt được trong đó nhà quản lý phát triển khung pháp lý cho UberX.
" alt=""/>Vạch trần công cụ giúp Uber 'qua mặt' giới chức toàn cầu5G là công nghệ kế tiếp 4G LTE, đang được sử dụng rộng rãi trên các mạng di động. Nó sẽ cung cấp tốc độ kết nối không dây nhanh đáng kể, có thể dùng cho một số ứng dụng ngoài mạng di động, một trong số đó là Internet gia đình.
![]() |
Tại MWC 2017, Samsung đã trình diễn 5G Home Router, đạt tốc độ tối đa 4 gigabit/giây (Gbps), theo Pcmag. Nếu tốc độ là 500 megabytes/giây, bạn có thể tải game 50GB trong chưa đầy 2 phút hay phim 4K 100GB trong chưa đầy 4 phút.
Để dễ hình dung, tốc độ Internet trung bình tại Mỹ năm 2016 là 55 megabits/giây, tức là 6,5 megabytes/giây.
Tuy nhiên, Pcmag cũng lưu ý bộ định tuyến của Samsung khi trưng bày được đặt ngay cạnh hộp truyền dẫn 5G. Điều đó có nghĩa tốc độ tối ưu chỉ đạt được trong kịch bản hoàn hảo, nơi bộ định tuyến 5G đặc biệt gần các cột tháp 5G mà không có chướng ngại vật hay nhiễu sóng.
Dù vậy, ngay cả khi chỉ đạt 50% hiệu suất đó, chúng ta có thể trải nghiệm tốc độ 2Gbps tại nhà. Kể cả khi chỉ chạm mốc 1Gbps (25%), nó vẫn còn nhanh hơn nhiều so với tốc độ trung bình hiện nay của Mỹ.
" alt=""/>Tốc độ Internet sẽ nhanh “điên cuồng” khi 5G xuất hiệnHiệp hội các cơ quan quản lý tên miền cấp cao mã quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương được thành lập từ năm 1998 với mục tiêu tạo diễn đàn trao đổi chính sách, kinh nghiệm, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống tên miền cấp cao mã quốc gia.
Kể từ khi gia nhập APTLD vào năm 2001, đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức những sự kiện Internet tầm cỡ quốc tế: APTLD 71 và ngay trước đó là Diễn đàn Công nghệ và Ứng dụng Internet khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APRICOT 2017). Bên cạnh mục đích quảng bá hình ảnh Việt Nam, việc VNNIC chủ trì tổ chức kỳ họp APTLD71 này thể hiện Việt Nam đang đi đúng xu thế hội nhập và trở thành thành viên có trách nhiệm, tích cực với cộng đồng Internet khu vực và thế giới.
Hội nghị thành viên APTLD năm nay có số lượng đại biểu tham dự kỷ lục với hơn 100 đại biểu tới từ 25 thành viên và hơn 10 tổ chức quốc tế và khu vực như ICANN, APNIC, các cơ quan quản lý tên miền cấp cao quốc gia SGNIC, CNNIC, TWNIC, LANIC, .RU…
![]() |
Đại diện cho đơn vị chủ nhà đăng cai tổ chức sự kiện, Giám đốc VNNIC Trần Minh Tân cho biết, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT, viễn thông, Bộ TT&TT coi thông tin và truyền thông là hạ tầng của hạ tầng, là công cụ và phương thức để thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.
" alt=""/>Việt Nam lần đầu chủ trì tổ chức hội nghị thành viên APTLD