Nhận định, soi kèo nữ Fomget Genclik vs nữ Cekmekoy, 18h00 ngày 27/3: Kết quả dễ đoán
本文地址:http://live.tour-time.com/html/156a899079.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Turan Tovuz vs Qarabag, 22h30 ngày 28/3: Củng cố ngôi đầu
Hàng ngàn học sinh ở Lệ Thủy, Quảng Bình đến viếng Đại tướng tại quê nhà - Ảnh Độc Lập
Cuộc kháng chiến chống Pháp, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rồi tới kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đều hiện diện trong SGK. Nhưng tại sao tên tuổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh quân đội đã có những đóng góp quan trọng trong các chuỗi sự kiện lịch sử ấy, lại hoàn toàn vắng bóng?
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (ngụ Q.4, TP.HCM), một phụ huynh kể lại, cho đến ngày Đại tướng mất, con nhà chị đi học (lớp 11, Trường THPT Lê Thánh Tông, Q.7), được cô giáo văn (cô Kim Thoa) dành 1 phút mặc niệm để tướng nhớ người.
Đồng thời, cô giáo đã dành cả tiết văn để nói về Đại tướng. Điều này, tính ra cô giáo làm sai phân phối chương trình. Nhưng đổi lại, học sinh được cảm nhận, kính nể Đại tướng bằng cả trái tim.
Đến hôm truy điệu Đại tướng, cháu nhà chị xem truyền hình trực tiếp mà bật khóc.
Chị bộc bạch: Học sinh hiện giờ chỉ thần tượng và luôn có đầy đủ thông tin về diễn viên, ca sĩ… mà mình yêu thích. Trong khi đó, một tấm gương sáng ngời và vĩ đại như Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì các em lại không biết và cũng không có cơ hội để tìm hiểu.
“Vậy, tại sao chúng ta không đưa vào SGK bài học của Đại tướng, để thế hệ học sinh hiện tại, và mai sau, cảm nhận được một con người đầy tài năng và đức độ?”, chị Hiền đặt câu hỏi.
Đại tướng không được nhắc trong SGK
![]() |
Những bạn trẻ có mặt trong đêm vái vọng Đại tướng trước nhà 30 Hoàng Diệu - Ảnh Độc Lập |
Cụ thể, ở SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ, nhưng cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử: Võ Nguyên Giáp.
“Ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1 đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu… Nhưng chưa có bài nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, bà Nguyễn Thị Hào, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4, TP.HCM) cho biết.
Bà Nguyễn Ái Hằng - nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho biết: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng. Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
Đưa Đại tướng đến với học sinh
![]() |
Học sinh Trường THCS-THPT Phạm Ngũ Lão, Q. Gò Vấp, TP.HCM đeo băng tang tưởng niệm Đại tướng - Ảnh: Minh Luân |
Khi PV đặt vấn đề, có cần đưa cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào SGK lịch sử, tất cả những người tiếp xúc với chúng tôi đều cho biết: Rất cần thiết!
Nhiều ý kiến còn cho rằng, đây còn là cách để giúp thế hệ mai sau hiểu biết, cảm thụ nhiều hơn về vị tướng huyền thoại, không chỉ ở tài trí song toàn mà còn là đức độ, lối sống gương mẫu.
Ông Trịnh Văn Tù (sinh năm 1946, là cựu chiến binh, hiện ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: “Điều tôi phục Đại tướng nhất là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ông cũng hoàn thành nhiệm vụ. Có những thời khắc, ông được phân công công tác sang những lĩnh vực xem chừng không liên quan gì đến quân sự, nhưng ông vẫn không từ nan mà làm đến nơi đến chốn. Đây là khía cạnh mà học sinh cũng cần biết rõ”.
Ông Trần Đình Tư, giáo viên sử của Trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TP.HCM), cho biết: “Ngoài tài quân sự, Đại tướng còn là một người đức độ hiếm thấy. Ông đã khiến cho những đối thủ từng bại trận dưới tay mình phải tâm phục khẩu phục. Ông còn là một vị tướng lỗi lạc, nổi bật, được cả thế giới kính trọng. Đây là điều đặc biệt. Vì vậy, tại sao chúng ta không đưa cuộc đời Đại tướng vào SGK để giáo dục thế hệ con em mình?”.
“Theo quan điểm của tôi thì Bác Hồ là người vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống Pháp, Mỹ. Và công lao sau đó cần phải kể đến là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi nghĩ cần thiết phải đưa những thông tin về tài cầm quân, lòng yêu nước của Đại tướng vào SGK để mọi thế hệ học sinh đều được học. Việc này hoàn toàn có thể làm được, khi mà chúng đang có thời cơ tốt, vì sắp vào giai đoạn đổi mới SGK sau năm 2015”, bà Nguyễn Ái Hằng nói.
Ông Phạm Văn Hiền, Trưởng ban đại diện phụ huynh Trường Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp), cho biết: “Công trạng của Đại tướng đối với dân tộc Việt Nam là quá lớn. Sách viết nhiều về Đại tướng nhưng học sinh thì học cả ngày, thường không có thời gian đọc sách. Vậy nên để học sinh hiểu hơn về Đại tướng trong những bài học chính khóa ở ngay trong SGK”.
(Theo Minh Luân/ Thanh Niên)
Nội dung chương trình SGK vừa thừa vừa thiếu Chương trình, SGK phổ thông hiện hành được thực hiện đến năm học này là 11 năm. Tháng 12.2000, Quốc hội ra Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đến tháng 6.2001 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị để thực hiện nghị quyết này của Quốc hội. Theo đó, lần lượt triển khai đại trà việc áp dụng chương trình - SGK mới bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002 - 2003, lớp 10 từ năm học 2006 - 2007. Như vậy, đến hết năm học 2008 - 2009, “lứa” học sinh đầu tiên của chương trình SGK hiện hành mới tốt nghiệp THPT, kết thúc quá trình thay sách theo kiểu “cuốn chiếu”. Báo cáo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khi thay mặt Chính phủ giải trình với Quốc hội về chất lượng giáo dục phổ thông năm 2012 đã thừa nhận: Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa được xây dựng như một chỉnh thể xuyên suốt từ tiểu học đến THPT, từ chương trình cấp học đến từng môn học; không có SGK từ lớp 1 đến lớp 12. Sở dĩ có tình trạng này là do ban chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thành lập muộn hơn nhiều so với các ban chỉ đạo biên soạn chương trình cấp học. Báo cáo giám sát của Thường vụ Quốc hội về giáo dục phổ thông năm 2013 cũng có nhận định: Nội dung chương trình, SGK hiện hành thừa những kiến thức nặng nề, xa vời nhưng chương trình - SGK lại thiếu những điều cơ bản cho học sinh. (Tuệ Nguyễn) |
Học sinh nói gì? “Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông. Em mong là SGK có thêm bài học về Đại tướng, để tất cả học sinh chúng em đều được học, đều được biết” (Nguyễn Quang Mẫn, học sinh lớp 12A1, Trường THCS, THPT Phạm Ngũ Lão, TP.HCM) Mười năm học phổ thông, thật tình em chỉ nghe tên Đại tướng chứ chưa hề xem, học, hay được kể. Lấy chuyện từ cá nhân em để thấy rằng, học sinh chúng em thật sự đang thiếu một bài học về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.(Nguyễn Thị Tú, học sinh lớp 10A1, Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM) “Năm em học lớp 6, trong một bữa cơm, em nghe ba kể về tài chỉ đạo quân sự của Đại tướng. Nhưng qua lời kể của ba, em nhớ nhiều điều về Đại tướng trong đó có sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ. Cũng từ đó, em nhớ luôn chi tiết trận đánh, quân ta giành đồi A1 như thế nào, kéo pháo đánh trận ra sao… Em cũng hơi khó hiểu là từ trước giờ, chưa có thầy cô nào nói gì về Đại tướng cho chúng em nghe.(Mai Thy, lớp 10A1 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM) |
Sách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng!
Dương Trọng Tấn |
Đọc sách thiết yếu như… ăn cơm
Với đam mê Toán học và Tin học từ nhỏ, chàng sinh viên Trọng Tấn luôn tìm thấysự vui thích khi học và làm việc trong lĩnh vực CNTT. Sau quá trình tìm hiểu,anh lựa chọn RMIT Việt Nam làm nơi gửi gắm ước mơ của mình.
Sơ lược về Dương Trọng Tấn: • Giám đốc điều hành chung hệ thống các Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT Aptech tại Hà Nội. • Đồng chủ tịch ban điều hành (Co-chair) cộng đồng Agile Vietnam nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp luận Agile/Lean/Scrum tại Việt Nam. • Thành viên trong nhóm nghiên cứu đổi mới giáo dục Cánh Buồm, với mục tiêu xây dựng bộ sách theo phương pháp dạy và học đổi mới cho các cấp lớp tiểu học. |
Tấn cho biết, “Là một ngành có tốc độ đổi mới và phát triển nhanh bậc nhất, CNTTlà nơi để những người có đam mê thỏa sức học hỏi và phát triển bản thân. Cho tớigiờ, tôi thấy đó là một lựa chọn đúng đắn. Tôi đặc biệt thích môi trường học tậpquốc tế, chất lượng cao mà trường mang lại cho mỗi sinh viên. Trong một môitrường như thế, sinh viên có cơ hội lớn để phát huy tối đa năng lực cá nhân.”
Trong mắt bạn bè, khát khao tri thức của Tấn như ngọn lửa sáng chưa bao giờ tắt.Hình ảnh một Trọng Tấn mài “đũng quần” cả ngày tại thư viện trường có lẽ cũngkhông mấy xa lạ trong những năm tháng anh học tập tại RMIT Việt Nam. Thói quenlật từng trang sách và nghiền ngẫm ấy theo Tấn, không có chút gượng ép, hay khókhăn, mà đơn giản là “thiết yếu” như chuyện ăn cơm.
![]() |
Trọng Tấn trong vai trò diễn giả tại Vietnam Agile Tour 2012 |
Tấn cho biết, lĩnh vực anh thích đọc khá đa dạng, ngoài các chủ đề gắn liền vớicông việc, anh còn có sự chú tâm lớn vào các vấn đề giáo dục và triết học. Chínhnhững lúc tìm tòi, mở mang tri thức này, Trọng Tấn hiểu rằng mình còn có thêmmột trọng trách khác nữa ngoài niềm đam mê CNTT. Đó là tìm kiếm những phươngpháp quản lý nói chung và quản lý giáo dục, đào tạo nói riêng hiệu quả nhất,cũng như chia sẻ điều đó đến cộng đồng.
Chia sẻ để thay đổi
“Một điều tuyệt vời khi học ở RMIT là tôi không chỉ được học các kiến thức CNTT,mà còn học được rất nhiều về quản trị và lãnh đạo, phương thức tổ chức và quảnlí giáo dục, cũng như về cách học và cách dạy,” anh cho biết.
![]() |
Trọng Tấn (đứng giữa, khoanh tay) cùng các thành viên tham gia lớp học Scrum |
Tận dụng tất cả những kỹ năng có được cùng khối kiến thức tích lũy được trongnhững ngày tháng chăm chỉ học tập tại trường, Trọng Tấn dần chứng tỏ được nănglực của mình. Bốn năm sau khi đạt tấm bằng cử nhân CNTT, Tấn được đề bạt làmgiám đốc điều hành chung hệ thống các Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tếFPT Aptech tại Hà Nội.
Tấn cũng cùng một số bạn bè trong ngành thành lập nhóm Hanoi Scrum và hiện tạilà đồng chủ tịch ban điều hành của cộng đồng Agile Vietnam, một cộng đồng đượctạo dựng nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp luậnkiểu mới (Agile, Scrum, Lean) tại Việt Nam.
Trọng Tấn còn chọn việc viết lách để chia sẻ kiến thức hữu ích trên blog cá nhânmang tên “Tấn’s Note”. Đây là một kênh hữu hiệu để tri thức và những chia sẻ củaanh đến được với thật nhiều các bạn trẻ, đồng nghiệp có cùng hoài bão. Đặc biệt,Tấn còn là một tác giả trong nhóm phát triển nội dung trang mạng “Tạp chí Lậptrình” với hơn hai ngàn thành viên là các bạn trẻ yêu thích CNTT.
Đối với Tấn, viết vừa là một kỉ luật, vừa là thú vui. Kỉ luật vì anh cho rằngmột người làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục phải liêntục rèn luyện tư duy, tham gia chia sẻ và thảo luận với cộng đồng. Bằng cách đó,bản thân cá nhân được trưởng thành, cộng đồng chuyên nghiệp cũng lớn mạnh. Tấncho biết, những tư duy này anh học được từ những ngày học tập tại RMIT Việt Nam.
“Còn tại sao là thú vui? Đơn giản vì khi tôi viết điều gì đó có ích, tự tôi sẽnhận được những ghi nhận từ bạn bè, từ những người từ khắp nơi mà thật khó đểtiếp xúc hằng ngày vì những giới hạn địa lí và thời gian. Viết là một hoạt độngrất xã hội, rất “người”. Và là việc đáng để bỏ thời gian mỗi ngày” anh chia sẻ.
Agile Vietnam đã khởi xướng và tổ chức thành công nhiều hoạt động hữu ích như các hội thảo AgileTour Vietnam từ 2011, ScrumDay từ 2012, cùng hàng loạt các sự kiện mà Tấn tham gia với vai trò là diễn giả, trao đổi và hỗ trợ tư vấn giúp các doanh nghiệp phần mềm áp dụng mô hình quản lý linh hoạt vào trong quy trình phát triển sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp như Hyperlogy và V-Next đã có những phản hồi rất tích cực về mô hình phát triển đột phá này. |
Giám đốc CNTT và triết lý chia sẻ là một kỉ luật
Danh hài Thúy Nga: Chồng cũ chưa bao giờ hỏi thăm đến con gái tôi
Phú Quang: 'Tiền bản quyền 36 triệu, tôi được trả chưa đến 1%'
Quốc Cơ, Quốc Nghiệp quyết liệt chinh phục kỷ lục Guinness mới
Mới đây, Nguyễn Huy gây bất ngờ khi tham gia chương trình Solo cùng Bolero 2018. 'Thần đồng âm nhạc' bé Châu một thời được đánh giá là một trong những thí sinh xuất sắc nhất của chương trình.
Nguyễn Huy không phủ nhận tham vọng được khán giả nhớ tới sau thời gian im ắng lo cho việc học và gia đình đối diện với nhiều sóng gió. Lần đầu anh chia sẻ với Zing.vn về những góc khuất, bi kịch khi nổi tiếng từ nhỏ.
Bé Châu tự nhận mình dậy thì không thành công. |
Tuổi thơ không bạn bè, làm bạn với căn phòng và máy tính
Tôi đi hát từ lúc 5 tuổi, được khán giả yêu thích, đặt tên bé Châu. Tôi coi đó là cơ duyên, là kí ức đẹp của đời ca hát. Nhưng nhìn lại, việc đi hát và nổi tiếng quá sớm ấy không tốt cho tôi và cả gia đình.
Thời khóa biểu một ngày của tôi là sáng đi học, tối đi diễn, thiếu ngủ trầm trọng. Cuộc sống của tôi chỉ biết tới sân khấu, lớp học và căn phòng của mình. Mọi người hay hỏi tôi về câu chuyện bạn bè, trường lớp. Thật sự tôi không có tuổi thơ.
Người bạn thân thiết nhất của tôi nhiều năm qua là căn phòng, máy tính. Về nhà, tôi ngồi lỳ trong phòng, không giao tiếp với bất cứ ai, kể cả ba mẹ. Ngay cả bữa ăn, tôi cũng ngồi trong phòng. Đến bữa ăn, người giúp việc gõ cửa, đưa cơm vào phòng và tôi lập tức đóng vội cánh cửa. Thói quen này đến tận bây giờ tôi vẫn còn.
Ngày mới quen bạn gái, cô ấy hoảng hốt trước cuộc sống tự kỷ của tôi. Cô ấy đã kéo tôi ra khỏi màn hình máy tính, để biết giao tiếp nhiều hơn.
Tôi đã quen sống một mình, quen để mặc mọi thứ xảy ra xung quanh. Với lối sống đó, năm 18-20 tuổi, tôi vẫn không biết đến chuyện tiền bạc. Tôi ra đường không biết ăn vận ra sao, hoàn toàn không biết để kiểu tóc nào phù hợp. Nếu ngày nhỏ, mọi việc sắp xếp, lựa chọn ấy do mẹ tôi thì bây giờ là bạn gái.
Ai cũng nghĩ tôi đi diễn sớm, thành công sớm, có tiền sớm thì từng trải, sành điệu. Ngẫm lại, tôi không có gì ngoài ưu điểm dạn dĩ sân khấu hơn các bạn trang lứa. Ngoài ra, mọi thứ khác tôi đều thiếu, cần phải học hỏi từ đầu. Tất cả mọi thứ tôi làm đều theo bản năng. Và điều đó dễ bị lạc hậu nếu tôi không cập nhật thêm kiến thức.
![]() |
Bi kịch của 'thần đồng âm nhạc' bé Châu: Ba mẹ phá sản, bán nhà trả nợNguyễn Huy cho biết phải tích cực giảm cân khi bị chê béo. |
Tôi tự thấy cách đi đứng, biểu diễn trên sân khấu của mình chưa chuyên nghiệp. Chẳng hạn, trong chương trình Solo cùng bolero, khi hát song ca tôi bị giám khảo chê không biết dìu bạn nữ.
Đi hát nhiều năm qua nhưng tôi chỉ hát một mình. Khi song ca, tôi bối rối không biết sẽ hát với bạn nữ thế nào, sợ mình quan tâm đến bạn nhiều quá thì mất tập trung hoặc chỉ nghĩ đến mình lại sợ tiếng lấn át bạn diễn.
Nhiều người hỏi tôi: "Tại sao nổi tiếng từ nhỏ, không biết tận dụng và giữ gìn thành công ấy?". Tôi biết làm gì khi mình chỉ là một đứa trẻ, mọi quyết định đều do ba mẹ. Ba mẹ chọn show, yêu cầu hát gì thì tôi hát đó. Thời gian biểu mỗi ngày của tôi từ nhỏ đến năm 18 tuổi là đi học, tối đi diễn. Như vậy tôi còn có thời gian nào để suy nghĩ.
Nhưng lý do chính có lẽ vẫn do tôi thụ động, thiếu tự tin. Trong gia đình, tôi hầu như không có tiếng nói. Mỗi khi có chuyện, tôi lên tiếng đều bị ba mẹ gạt đi nhanh. Trong mắt ba mẹ tôi mãi như đứa trẻ, không hiểu biết gì. Từ đó, tôi không nói, cũng không phản ứng kể cả với chuyện chướng tai gai mắt của gia đình.
Chạy show trả nợ cho ba mẹ suốt 10 năm qua
Ký ức tuổi thơ của tôi là đi diễn từ nhỏ, chạy show đến ngất xỉu cũng không được nghỉ. Tiền cát-xê đều do ba mẹ tôi nắm giữ. Từ khi tôi học lớp 10, được ba mẹ trích 500.000 đồng cho mỗi show diễn. Tôi không so đo tiền bạc vì nghĩ mình có khả năng lo cho gia đình là điều tốt.
Hơn 10 năm trước, ba mẹ tôi đã mua được căn nhà 4 lầu, rộng rãi ở quận 7. Đi đâu, tôi cũng có xe hơi đưa rước. Trong nhà tôi có tới 4 người giúp việc phục vụ.
Cuộc sống thay đổi khi tôi càng lớn, show diễn ngày càng ít, tên tuổi không còn hot như xưa. Ngược lại, ba mẹ tôi vẫn quen cách sống vương giả nhưng không đầu tư cho con nâng cao chuyên môn. Không những thế ba tôi còn bỏ nghề làm ánh sáng, ôm khoản nợ lớn vì tin người. Mẹ tôi thường xuyên bị chủ nợ đến đòi vì vỡ hụi.
![]() |
Nguyễn Huy không dám nhờ sự giúp đỡ của danh hài Hoài Linh. |
Tôi nhớ, có lần phải chạy show trả nợ 300 triệu đồng cho ba. 10 năm qua, việc trả nợ cho ba mẹ cứ diễn ra đều đặn. Bạn gái chứng kiến việc tôi phải kéo cày trả nợ cho ba mẹ rất bức xúc. Cũng như nhiều người khác, cô ấy không hiểu vì sao tôi lại chấp nhận chuyện đó trong thời gian dài mà không phản ứng. Tôi không thể phản ứng được vì ba mẹ tôi đâu có vướng vào tệ nạn xã hội mà chỉ là thiếu kiến thức, quá tin người.
Hết ba mẹ, lại đến tôi vướng nợ nần. Năm 2017, tôi tham gia game show Người nghệ sĩ đa tài với mong muốn tìm kiếm lại chút danh tiếng thì lại ôm thêm cục nợ lên tới 70 triệu đồng. Đó là số tiền tôi đầu tư cho các tiết mục của mình.
Vận đen dường như cứ bám riết lấy tôi. Đến giữa năm 2018, khó khăn chồng chất khi tôi bị gãy dây chằng trong một lần đi diễn tỉnh. Tôi phải nghỉ ở nhà cả tháng, thu nhập không có nhưng chủ nợ vẫn réo gọi mỗi ngày.
Đối với tôi thiếu thốn, vay tạm vài trăm nghìn, vài triệu đồng sống qua ngày là chuyện bình thường. Có lúc, thiếu tiền, tôi phải ăn bánh mì chấm nước tương qua ngày.
Đến tháng 9, tôi và ba mẹ quyết định bán nhà để bớt áp lực nợ nần. Từng có tất cả trong tay, giờ lại tay trắng có thể làm mọi người hụt hẫng, sốc. Tôi lại đón nhận bình thường. Tôi không biết có phải mình mạnh mẽ hay quá chai lỳ cảm xúc. Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa từng sống thật sự hạnh phúc. Vì thế bây giờ có bất hạnh, khó khăn tôi cũng chịu đựng được.
Nhiều người nói với tôi: Bé Châu hết thời rồi hay hình ảnh của Nguyễn Huy không có được cảm tình như thời bé Châu. Tôi biết mình hết thời nên càng phải cố gắng hoàn thiện khả năng hơn nữa. Tôi dự định tham gia nhiều game show, để khán giả nhớ mình, từ đó có thêm nhiều show diễn.
Tôi ước mình có chút vốn để làm nhạc, đầu tư ra sản phẩm mới. Thời gian qua, tôi phải từ chối nhiều lời mời vì tôi không có beat nhạc. Beat nhạc tôi sử dụng đã quá cũ, nhão tiếng hết rồi. Tôi cũng mơ ước thi đỗ vào trường sân khấu điện ảnh, Nhạc viện để hoàn thiện kỹ năng cho nghề.
Có người hỏi tôi sao không nhờ sự giúp đỡ của những bậc cha chú trong nghề như danh hài Hoài Linh, Việt Hương... Tôi phải đứng vững trên đôi chân của mình. Trong cuộc sống, làm gì có con đường nào trải hoa hồng. Để có được chỗ đứng trong nghề, mỗi người phải bản lĩnh và cố gắng không ngừng.
(Theo Zing)
">Bi kịch của thần đồng âm nhạc bé Châu: Ba mẹ phá sản, bán nhà trả nợ
Nhận định, soi kèo Alajuelense vs San Carlos, 9h00 ngày 28/3: Thắng là đủ
Mẫu bằng tiến sĩ của ĐH Bulacan State do Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM) gửi cho người tìm hiểu về chương trình và các thông tin quảng bá chương trình của các trường - Ảnh: Minh Giảng
Trong vai một giảng viên ĐH có nhu cầu học tiến sĩ quản trị kinh doanh, chúng tôi đã liên hệ với Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM) hỏi về chương trình tiến sĩ tại ĐH Bulacan State (Philippines). Nhân viên trung tâm tư vấn giáo dục quốc tế của ĐH này tư vấn: chương trình đã tuyển sinh rất nhiều khóa. Ứng viên theo học chương trình sẽ học tại Hong Kong hay các cơ sở của ĐH Bulacan ở Philippines hay các quốc gia khác. Chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tuy nhiên trong suốt quá trình giảng dạy sẽ có người phiên dịch từ tiếng Anh qua tiếng Việt. Khóa mới sẽ bắt đầu học vào tháng 11-2013.
Quốc tế... hỗ trợ tiếng Việt
"Không theo học các chương trình liên kết đào tạo do nước ngoài cấp bằng nhưng được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch" Ông Nguyễn Xuân Vang |
Anh H. - một học viên lớp tiến sĩ này - cho biết anh đã qua Hong Kong được bốn lần, mỗi lần ba ngày. Ai học nhanh có thể hoàn thành trong hai năm rưỡi, nếu không thì bốn năm. Trong suốt thời gian theo học tại Hong Kong đều có người phiên dịch tiếng Việt. Hiện anh H. đang làm đề cương luận án và được giáo sư của trường hướng dẫn. Anh cho biết thời gian học trực tiếp với giáo sư của trường không nhiều, chủ yếu là học viên tự học dưới sự hướng dẫn của giáo sư. Những người có khả năng tiếng Anh không tốt có thể chọn giáo sư người Việt với điều kiện giáo sư đó phải đủ tiêu chuẩn của ĐH Bulacan đưa ra.
Sau khi chúng tôi để lại email và số điện thoại, nhân viên trung tâm đã gửi thông tin về chương trình, các môn học, địa điểm học và liên tục gọi điện yêu cầu chúng tôi nộp hồ sơ. Một nhân viên tên Cường tư vấn thêm: chương trình không yêu cầu tiếng Anh đầu vào, đầu ra. Thường thì bốn tháng sẽ sang Hong Kong một lần, mỗi lần học ba ngày. Trong suốt quá trình học tại nước ngoài sẽ có thông dịch viên phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt cho học viên. Chúng tôi đặt vấn đề, quy định của trường về việc bảo vệ luận án bằng tiếng Anh trong khi tiếng Anh của mình không tốt, nhân viên tên Cường trấn an: “Anh cứ yên tâm, chúng tôi là đại diện tuyển sinh phía Nam và đã tuyển sinh nhiều khóa rồi. Chương trình không yêu cầu tiếng Anh đầu vào và đầu ra. Nếu tiếng Anh của học viên không tốt thì có thể chọn người hướng dẫn là giảng viên người Việt. Khi bảo vệ luận án, có thể nhờ phiên dịch và phải chịu chi phí này!”.
Không chỉ Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM) mà Trường ĐH Đại Nam (Hà Nội) cũng tuyển sinh chương trình tiến sĩ của ĐH Bulacan State (Philippines). Chúng tôi liên hệ với khoa hợp tác quốc tế Trường ĐH Đại Nam trong vai người có nhu cầu học tiến sĩ và được nữ nhân viên tư vấn chương trình không yêu cầu tiếng Anh, mặc dù giảng dạy bằng tiếng Anh nhưng có người phiên dịch trong suốt quá trình học nên người có khả năng tiếng Anh không tốt vẫn có thể theo học. Hơn nữa, khi bảo vệ luận án, ứng viên có thể trình bày bằng tiếng Việt và có người dịch ra tiếng Anh nên cũng không ảnh hưởng gì!
Ở các chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ trong nước cũng có tình trạng hỗ trợ bằng tiếng Việt. Theo thông báo tuyển sinh chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh liên kết giữa Trường ĐH Thương mại và Trường ĐH Long Hoa (Đài Loan) trên trang web của Trường ĐH Thương mại, khi tốt nghiệp, học viên sẽ được cơ quan phụ trách giáo dục Đài Loan cấp bằng thạc sĩ có giá trị quốc tế. 70% giảng viên sẽ được cử từ ĐH Long Hoa sang giảng dạy. Ngôn ngữ đào tạo là song ngữ Việt - Anh. Với những môn bằng tiếng Anh, giáo viên người Việt sẽ trợ giảng. Và đây được Trường ĐH Thương mại xem là lợi thế cho học viên khi cho rằng chương trình đào tạo có trợ giảng là giảng viên người Việt nên yêu cầu về ngoại ngữ sẽ được giảm thiểu! Tương tự, chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ của Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội với ĐH Nghĩa Thủ và ĐH Khoa học ứng dụng Cao Hùng (Đài Loan) cũng được giảng dạy bằng tiếng Anh nhưng được hỗ trợ, bổ sung bằng tiếng Việt.
Nguy hiểm
Phó hiệu trưởng một trường ĐH ngoài công lập từng theo học chương trình tiến sĩ tại ĐH Bulacan cho biết mục đích của ông khi theo học chương trình này là để làm công tác quản lý bởi pháp lý đòi hỏi như vậy. Bản thân bằng cấp không sai, cách đào tạo của trường cũng không sai, vấn đề ở chỗ mục đích sử dụng tấm bằng đó. Nếu sử dụng tấm bằng để có vị trí nào đó thì có thể chấp nhận, còn việc sử dụng bằng tiến sĩ ấy để đi dạy là vấn đề khác, rất đáng lo. Quan trọng là đơn vị sử dụng lao động đánh giá thế nào, chấp nhận hay không chấp nhận tấm bằng đó. Hiện nay nhiều trường ngoài công lập chỉ cần người có bằng tiến sĩ là họ nhận, một mặt để nâng “chuẩn” giảng viên, một mặt để mở ngành hay tăng chỉ tiêu.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Vang - cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài Bộ GD-ĐT - cho rằng với một chương trình đào tạo tiến sĩ như vậy, những người sử dụng tấm bằng tiến sĩ đó để làm công tác giảng dạy sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ sinh viên sau này. Với các chương trình liên kết trong nước, ông Vang tư vấn khi lựa chọn chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, người học trước hết phải xem chương trình liên kết hoặc các cơ sở đào tạo của nước ngoài tại VN đã được cấp phép chưa, ai cấp phép, đối tác VN và nước ngoài như thế nào? Các vấn đề cần lưu ý nữa khi lựa chọn là các yêu cầu đầu vào của chương trình như thế nào. Nếu dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch và bằng do nước ngoài cấp thì hết sức cảnh giác.
“Kiên quyết không theo học các chương trình liên kết đào tạo do nước ngoài cấp bằng nhưng được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch. Quá trình tổ chức thực hiện các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định cũng là cơ sở để Bộ GD-ĐT công nhận văn bằng của nước ngoài cấp cho người VN theo học các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Những chương trình cấp phép và thực hiện sai so với quy định tại nghị định 73 của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục sẽ không được công nhận văn bằng” - ông Vang nhấn mạnh.
(Theo Minh Giảng/ Tuổi Trẻ)
Điều kiện hết sức dễ dãi Hiện nhiều trường ĐH, CĐ thực hiện chương trình liên kết do nước ngoài cấp bằng ĐH, CĐ với điều kiện hết sức dễ dãi. Chỉ cần tốt nghiệp THPT, không yêu cầu ngoại ngữ đầu vào, chỉ cần học bổ sung ngoại ngữ là nghiễm nhiên trở thành sinh viên quốc tế. Giảng viên người Việt giảng dạy chiếm khoảng 50% chương trình. Theo quy định tại điểm 3 điều 12 nghị định 73, ngôn ngữ sử dụng giảng dạy các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp bằng nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch. Có thể giảng dạy thông qua phiên dịch đối với các chương trình liên kết đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ của VN. |
">
Học tiến sĩ quốc tế bằng... tiếng Việt
Đến nhà gia đình Kim Lý, mẹ Hồ Ngọc Hà tình cảm khoác tay 'bà thông gia'
Rộ tin Hồ Ngọc Hà và Kim Lý sắp về chung nhà
Đại gia đình nhà Hồ Ngọc Hà đã diện kiến "họ nhà trai" Kim Lý tại Thụy Điển
![]() |
Tin sao Việt 28/12: Hình ảnh gia đình Hồ Ngọc Hà sum vầy bên bữa tiệc cùng gia đình Kim Lý ở Thụy Điển khiến fan tin rằng ngày vui của cặp đôi sẽ diễn ra vào ngày không xa. Trong bức hình được mẹ Hồ Ngọc Hà đăng tải, Subeo ngồi trên lòng Kim Lý, cả hai gia đình quây quần vui vẻ. |
![]() |
Nghệ sĩ Ngọc Huyền khoe: “Ngày này của 16 năm trước tôi chỉ một mình. Ngày này của năm nay tôi lại có thêm 3 người. Vậy là ‘có lời’ rồi đúng không cả nhà và những người thân yêu của tôi ơi”. |
![]() |
MC Phan Anh cùng đoàn từ thiện khởi hành đến ủng hộ quần áo cho bà con vùng cao. Anh cho biết: “Đến phút cuối lại có người tặng 100 cái áo ấm thế là xe mình bị trưng dụng. Còn đúng một xíu để ngồi. Cuộc đời lạ lùng, cuộc đời có những niềm vui nhỏ nhoi”. |
![]() |
Khánh Thi để mặt mộc cùng ông xã Phan Hiển đi thưởng thức các món ăn đặc sản trong chuyến du lịch Nha Trang. |
![]() |
Con gái Tú Vi làm mặt xấu, toét miệng cười khi được mẹ bế đi dạo phố. |
![]() |
Bảo Thy thích thú vì được trải nghiệm tắm nước khoáng nóng với cảm giác đặc biệt trong chuyến du lịch Nhật Bản. Nữ ca sĩ khoe: “Lần đầu tiên cô gái ấy được trải nghiệm tắm nước khoáng nóng với các loại bồn khác nhau như rượu vang, sữa tươi, thảo dược, muối, rồi đến các suối nước nóng lộ thiên dưới thời tiết 6 độ C tại nguồn khoáng thiên nhiên của núi Phú Sỹ. Cảm giác như bây giờ có thể bẻ gãy sừng trâu”. |
![]() |
Nhật Kim Anh hào hứng ngồi bứt những trái dâu tây chín trong chuyến du lịch Đà Lạt. |
![]() |
MC Hoàng Linh đưa mẹ đi khám mắt. Cô chia sẻ: “Suốt đường đi chị ‘lên lớp’, ‘răn đe’, ‘doạ nạt’ đủ kiểu. Chị còn chốt hạ cho một câu an ủi, nghe mà nhói lòng: 'Mày bây giờ cũng có tuổi rồi, cứ coi mẹ như chị em, có gì cứ tâm sự với mẹ'. Chắc chị biết chị ‘lỡ lời’ nên sau đấy chị mời đi ăn, gọi là bù đắp”. |
![]() |
Hoàng Thùy Linh vừa nhâm nhi rượu vừa dành thời gian để đọc sách trên máy bay. Nữ ca sĩ chia sẻ: “Có một cuốn sách đọc mãi không xong chỉ tại chị Huệ thi thoảng lại quay đây mẹ chụp hình, quay đây mẹ tâm sự tình yêu, quay đây con xem hình bà này già hơn mẹ đúng không hả”. |
![]() |
Lương Bích Hữu rạng rỡ khi được thưởng thức đồ ăn ngon. Cô khoe hình ảnh kèm theo dòng chú thích: “Nhớ tất cả những gì của năm nay, mỗi năm đều có những khoảnh khắc đáng nhớ, không còn bao lâu nữa là 2018 khép lại, mong năm sắp tới này có nhiều thuận lợi đến thành công và viên mãn trong mọi mặt”. |
![]() |
Nghệ sĩ Minh Vượng khoe hình ảnh tay đeo đầy vàng. “Sắm vàng diện tết tung toé”. |
![]() |
Hoàng Thùy khoe thân hình nuột nà, gợi với bikini hai mảnh trên bãi biển. |
![]() |
Á hậu Huyền My ngồi ăn nhưng không quên tạo dáng chụp hình “sống ảo”. Cô tự hỏi: “Được ăn mà sao mặt buồn thế hả Mỳ?”. |
![]() |
Hương Giang Idol diện trang phục theo style “trên đông dưới hè” khi đến thăm Phượng Hoàng cổ trấn ở Trung Quốc. |
Vân Anh
Thuỳ Dương - nữ người mẫu với biệt danh "Kate Moss Việt Nam" chia sẻ về chuyện tình và cảm xúc của cô khi bất ngờ được bạn trai người Mỹ, Keenan, cầu hôn trong tiệc sinh nhật.
">Sao Việt 28/12: Hà Hồ
Đạo diễn U70 nguy cơ lĩnh án 7 năm tù vì cưỡng hiếp hàng loạt
Mỹ nam 'Diên hy công lược' ngoại tình, đánh đập bạn gái
Chồng ngoại tình rồi đòi ly hôn, nữ diễn viên 39 tuổi nuôi ba con
Theo Sina, sáng 18/10, Tống Triết - quản lý cũ của "Ảnh đế Trung Quốc" Vương Bảo Cường đã bị tòa án quận Triều Dương (Bắc Kinh) tuyên án 6 năm tù vì hành vi chiếm đoạt tài sản.
Tống Triết tại tòa án sau bê bối ngoại tình và chiếm đoạt tài sản. |
Theo đó, Tống Triết và đồng phạm bị kết tội lợi dụng chức vụ để chiếm đoạn tài sản. Kết quả, quản lý họ Tống bị lĩnh án 6 năm tù giam và đồng phạm bị phạt 3 năm tù. Ngoài ra cả hai phải hoàn trả toàn bộ 2,325 triệu NDT (8,2 tỷ đồng) cho phía nam diễn viên Vương Bảo Cường.
Dù bị lĩnh án nhưng hai bị cáo vẫn ngoan cố cho biết sẽ đệ đơn kháng cáo.
Năm 2016, cư dân mạng dậy sóng với sự kiện Mã Dung - vợ của Ảnh đế Vương Bảo Cường ngoại tình và lập mưu chiếm đoạt tài sản. Điều đáng nói, người mà Mã Dung có quan hệ bất chính cùng lại là quản lý của Vương Bảo Cường tên Tống Triết - người cũng đã lập gia đình.
![]() |
Mã Dung và Tống Triết bị Vương Bảo Cường kiện vì tội ngoại tình để chiếm đoạt tài sản của anh. |
Sau hơn 1 năm lánh nạn tại nước ngoài, Mã Dung trở về nước. Phía Mã Dung cũng không ngừng "bóc mẽ" chồng trên trang cá nhân, rằng Vương Bảo Cường ngoại tình, cặp kè bồ trẻ nên mới cố tình tung tin đồn để đổ tiếng xấu sang cho mình.
Trong khi cả hai bên không ngừng đấu tố nhau, vụ ly hôn vẫn chưa ngã ngũ vì mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản. Trong phiên xử gần đây nhất, tòa án quyết định Vương Bảo Cường có quyền nuôi con trai Vương Tử Hào. Còn vợ cũ của anh được quyền chăm sóc con gái Vương Tử San.
Sau ồn ào với chồng cũ, Mã Dung vẫn luôn bị dư luận mắng chửi trước hành động phản bội chồng, hủy hoại hình ảnh người phụ nữ.
![]() |
Gia đình Vương Bảo Cường ngày còn hạnh phúc. |
Vương Bảo Cường sinh năm 1984, dù không được đánh giá cao về ngoại hình nhưng nhờ kỹ năng diễn xuất sắc, anh được giao vai chính trong Manh giếng. Thành công của bộ phim giúp Vương Bảo Cường nhận giải Kim Mã và trở thành một gương mặt hàng đầu.
Anh còn góp mặt trong hàng loạt tác phẩm nổi tiếng như Tùy Đường diễn nghĩa, Thiên hạ vô tặc, Lạc lối ở Thái Lan, Đạo sĩ xuống núi... Với phong cách diễn hài hước của Vương Bảo Cường, phim đạt doanh thu khổng lồ và đem về nhiều giải thưởng lớn. Anh được mệnh danh là vua phim hài Trung Quốc.
T.K
Sau khi phát hiện vợ ngoại tình với quản lý, nam diễn viên 32 tuổi quyết tâm li dị và tung hàng loạt bằng chứng bóc trần tội lỗi của cặp đôi bất chính.
">Quản lý lĩnh án 6 năm tù vì ngoại tình với vợ 'Ảnh đế xấu nhất Trung Quốc'
友情链接