Hình minh họa: Getty Images
Sáng nay, cặp vợ chồng bên cạnh phòng tôi ra tòa, kết thúc một cuộc hôn nhân đã từng rất đẹp.
Anh là trai Bách khoa, chị là gái Sư phạm. Họ yêu nhau từ thuở sinh viên. Tình yêu ngọt ngào kết thúc bằng một đám cưới. Rồi con trai con gái ra đời. Vợ chồng con cái quấn quýt bên nhau, tuổi đã bốn mươi mà lúc nào cũng như đôi chim cu tình tứ. Chỉ nhìn vào hạnh phúc gia đình ấy thôi, khối người tự cảm thấy mình thiếu may mắn.
Rồi chẳng hiểu vì nguyên cớ làm sao, anh ngoại tình. Vợ đẹp, con xinh, gia đình hạnh phúc, kinh tế đủ đầy, cớ sao anh lại ngoại tình? Chị chẳng bao giờ hiểu được điều đó.
Anh nói chỉ là nhất thời say nắng. Anh nói anh sai và chỉ cần chị tha thứ, anh xin làm tất cả để bù đắp, để lấy lại gia đình hạnh phúc khi xưa. Nhưng điều đó mãi mãi đã không bao giờ còn có được.
Chị nói tha thứ cho anh, nhưng thâm tâm chưa bao giờ quên mình bị phản bội. Đau khổ không đáng sợ bằng mất niềm tin. Nỗi đau sẽ nguôi ngoai theo thời gian nhưng tin lại một người đã từng lừa dối mình thì cực khó.
Anh sau những phút lạc lòng đã trở về là người chồng người cha chu đáo tận tâm vốn có. Nhưng tất cả những cố gắng bây giờ là không đủ. Một đoạn phim có cảnh chồng lén lút ngoại tình cũng khiến chị nổi điên nhiếc móc anh. Một lúc nào đó đang vui vẻ bỗng chợt chuyện cũ ùa về khiến chị không kìm nổi cảm xúc. Lại trách móc, giận dỗi, xin lỗi, dỗ dành. Tháng vài lần, tuần vài lần kiểu đó, chẳng còn bao nhiêu ngày vui.
Rồi mới đây thôi, ngày Chủ nhật anh có chút việc ghé qua công ty. Suốt buổi sáng chị không liên lạc được với anh. Chị lấy xe chạy qua cơ quan anh, bảo vệ nói anh sáng có đến nhưng về rồi. Mãi sau anh gọi lại, nói điện thoại sập nguồn.
Trưa đó anh về, vừa về nhà đã chạy vào phòng tắm. Chị nghĩ, chẳng ai đi nắng về đã vội vào phòng tắm. Chị nghi ngờ, thử anh bằng cách “đòi yêu”. Không biết vì mệt, vì bất ngờ hay lẽ vì sao, cuộc yêu không thành, chị đùng đùng nổi giận “anh vừa đi với con nào về đúng không? Anh vừa ngủ với con nào nên mới không có ham muốn với vợ nữa”. Chị ngồi khóc tu tu, anh ngớ người ngao ngán.
Anh đệ đơn ly hôn, anh nói anh yêu chị, nhưng không chịu nổi chị nữa. Chị nói tha thứ, thật ra không hề tha thứ. Chị chỉ giữ anh bên mình, giày vò anh, và giày vò cả chị nữa. Anh chỉ có cách giải thoát cho cả hai.
Ngay cả đến lúc ấy chị vẫn không hiểu. Sao người đòi ly hôn không phải là chị mà là anh. Người lừa dối chị là anh, người làm chị đau khổ là anh. Vậy mà anh nói chị làm khổ anh, xúc phạm anh. Sao lại có chuyện vô lý như thế.
Cuối cùng, họ chia tay, là vì ai sai ai đúng? Ai đáng trách, ai đáng thương? Là do người chồng đã ngoại tình, hay do người vợ không đủ bao dung? Có phải là do cả hai không?
Đàn ông vốn nghĩ, sai thì có thể sửa, tha thứ có nghĩa là quên đi. Nhưng với đàn bà, có những chuyện càng sửa càng thấy sai, và tha thứ không có nghĩa là quên. Hai từ đó không bao giờ đồng nghĩa.
Có rất nhiều phụ nữ tha thứ khi biết chồng ngoại tình. Vì họ còn yêu, vì họ thương con, vì họ ngại phải bắt đầu lại. Nhưng điều đó không có nghĩa là vết thương kia sẽ biến mất như chưa từng tồn tại. Nó vẫn sẽ ở đó, trong lòng họ, thỉnh thoảng sẽ nhói đau lên. Có nhiều người, mãi mãi đã không còn cảm nhận trọn vẹn hai từ Hạnh phúc nữa.
Đàn ông trước khi bước chân vào ngoại tình hãy dành một phút mà nghĩ: Nếu vợ biết chuyện, liệu cô ấy có thể tha thứ thật sự hay không? Cái giá để trả cho một phút ích kỉ ham vui là vô cùng nghiệt ngã.
Đàn bà trước khi quyết định tha thứ cho chồng, hãy tự hỏi mình: Liệu mình có thể không giày vò đối phương nữa hay không? Có thể không quên nhưng đừng suốt ngày nhắc lại sai lầm đó đề dằn vặt chồng mình, được không?
Đàn ông quay về là muốn tìm lại hạnh phúc, muốn có gia đình, không phải để chứng kiến gia đình mình biến thành địa ngục.
Chỉ vì tâm nguyện của bố, muốn chăm lo cho con trai để có người thờ cúng sau này mà mẹ phải lao tâm khổ tứ, nhịn ăn nhịn mặc suốt bao năm nay.
" alt=""/>Đàn bà, tha thứ và quênNắm chặt bức ảnh con trai trong tay, Michael lên chuyến bay từ Thượng Hải đến Bắc Kinh để thực hiện một cuộc trò chuyện đầy khó khăn.
Sau bữa tối với bố mẹ, Michael long trọng tổ chức một cuộc họp gia đình và thừa nhận bí mật anh từng giữ kín trong nhiều năm: Anh là người đồng tính. Nhưng một bí mật khác còn gây sốc hơn: Anh đã có một cậu con trai.
Mặc dù đã sống cùng người tình đồng giới 8 năm nay, nhưng Michael chưa bao giờ công bố thông tin này. Năm 2013, sau khi cặp đôi ổn định công việc, chỗ ở, họ quyết định thuê người sinh con hộ. Vài tháng đầu sau khi con trai chào đời, họ chăm sóc con cùng một vú em, nhưng không lâu sau, cặp đôi nhận ra mình không kham nổi. Cuối cùng, Michael - cha ruột của đứa bé đã lấy hết can đảm nói chuyện với bố mẹ anh để nhờ họ giúp chăm sóc con.
Ngay sau khi thông báo cùng lúc 2 tin bất ngờ, Michael đưa tấm hình con trai cho bố mẹ xem. Dĩ nhiên, họ cũng sốc và câu hỏi đầu tiên được đặt ra là “con có chắc nó là con của con không?”, “con không nói dối bố mẹ chứ?”.
Michael nhớ lại câu chuyện và kết luận rằng việc thông báo cho bố mẹ khi đã có con mang lại cho anh một lợi thế: Bố mẹ anh không còn nhiều thời gian để quan tâm đến xu hướng tình dục của anh nữa. Một tuần sau, họ đến Bắc Kinh để giúp con trai trông cháu.
Li và Xu - một cặp đồng tính nam người Trung Quốc và cậu con trai. Ảnh minh hoạ: Narratively |
Nếu như trở ngại chính của cộng đồng LGBT ở Mỹ hoặc các nước phương Tây là chủ nghĩa bảo thủ của các tôn giáo thì cộng đồng LGBT ở Trung Quốc lại phải đối mặt với một thách thức khác. Áp lực nối dõi tông đường mới là trở ngại của họ.
Để giảm bớt áp lực này, nhiều người đồng tính đã chọn kết hôn với những người khác giới bình thường, hoặc ký hợp đồng hôn nhân với những người đồng tính khác giới.
Tuy nhiên, việc kết hôn giả không hoàn toàn làm giảm bớt áp lực lên mối quan hệ giữa người đồng tính và phụ huynh. Nhưng việc sinh con thì lại khác. Đứa trẻ sẽ khiến các bậc phụ huynh già có mối quan tâm mới. Cùng với bố mẹ chúng, họ sẽ chia sẻ chung một mục tiêu: Đảm bảo cho đứa trẻ không phải thua kém ai trong một đất nước đang cạnh tranh khốc liệt về tài nguyên kinh tế, giáo dục và xã hội.
Sau một thời gian ngắn bùng nổ chủ nghĩa cá nhân vào những năm 1980, các gia đình nhiều thế hệ ở Trung Quốc lại quay về cách sống như trước đây - tức là bố mẹ lại giúp đỡ con cái trong cuộc sống trưởng thành của chúng. Nguyên nhân là do sự bất ổn về mặt kinh tế và sự thiếu mạng lưới an toàn về mặt xã hội.
Thêm vào đó, những tác động của chính sách kế hoạch hoá gia đình ở nước này đã làm tăng đáng kể sự đầu tư về mặt tình cảm cũng như vật chất của thế hệ lớn tuổi vào đứa con duy nhất.
Ngược lại với mẫu gia đình truyền thống tập trung vào tổ tiên, những gia đình hiện tại ở Trung Quốc đang dành sự quan tâm lớn cho những đứa trẻ.
Vô tình, điều này khiến các gia đình đồng giới “dễ thở” hơn trong mối quan hệ với bố mẹ, bởi vì những người già đã có một mối quan tâm quan trọng hơn giới tính của con cái họ. Đây chính là yếu tố tạo cơ hội cho các mối quan hệ gia đình mới ở Trung Quốc.
Giống như Michael, nhiều người đồng tính cũng chọn thời điểm công khai giới tính với bố mẹ sau khi đã có con.
Sinh ra ở một miền quê, Liangliang công khai giới tính năm con trai anh được 2 tuổi. “Thằng bé đã biết gọi ‘ông ơi’, ‘bà ơi’ và tôi nói với bố mẹ rằng ‘mình cùng nấu gì đó cho thằng bé ăn đi’. Trong khi họ chuẩn bị đồ ăn, tôi đã gọi cho chồng tôi và bảo anh ấy ghé qua nhà. Đó là một thời điểm rất tự nhiên để chúng tôi công bố”.
Một phụ nữ đồng tính khác thì có mối quan hệ phức tạp hơn. Cô kết hôn thoả thuận với một người đồng tính nam để không bị nhòm ngó. Sau khi biết “chồng” mình không có ý định sinh con, mẹ cô đã đề nghị anh hiến tặng tinh trùng cho con gái mình. Hiện tại, cả 3 mẹ con, bà cháu họ đang sống cùng nhau, trong khi anh chồng đang sống với người tình của mình. Thỉnh thoảng, họ cũng ghé qua thăm đứa trẻ.
Mặc dù chiến thuật sinh con mới khai báo không có hiệu quả với tất cả mọi người, song khi chuyện này xảy ra, nỗi lo lắng của các phụ huynh về tính dục của con bị phai nhạt đi đáng kể. Lúc này, họ muốn trở thành một phần trong cuộc sống của đứa cháu. Cũng giống như mọi gia đình khác, đôi khi hai bên xảy ra tranh cãi về cách nuôi dạy trẻ, nhưng mối quan hệ giữa họ cũng được cải thiện khi đứa bé ra đời.
Trong những năm gần đây, các bậc cha mẹ ngày càng lên tiếng ủng hộ giới tính của con cái nhiều hơn thông qua các tổ chức như PFLAG Trung Quốc và các kênh truyền thông.
Việc làm rõ vai trò phức tạp của gia đình đối với cuộc sống của người đồng tính Trung Quốc là vô cùng quan trọng để hiểu được phong trào LGBT ở nước này.
* Trích đăng bài viết của Giáo sư xã hội học Wei Wei, ĐH Sư phạm Hoa Đông, Trung Quốc
Sau khi công khai là người đồng tính, thầy giáo Cui Le đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông Trung Quốc, đồng thời chịu sự giám sát của trường đại học nơi anh đang công tác.
" alt=""/>Người đồng tính Trung Quốc 'dễ thở' công khai giới tính sau khi sinh con cho ông bà bế