Chia sẻ với VietNamNet, anh L.V.D cho biết anh thật sự ngớ người khi nghe cô cháu gái kể từ đầu năm học đến nay nhà trường không hề tổ chức dạy học tiếng anh. Xem thời khóa biểu, anh D cũng nhận ra những giờ học Tiếng Anh đã được thay bằng môn học khác.
“Cháu tôi hiện học lớp 5 sắp bước sang lớp 6 vậy mà giờ không biết gì về ngoại ngữ. Tôi có hỏi nhà trường và các giáo viên thì nhận được câu trả lời là không có giáo viên do nghỉ thai sản và phải đến tháng 2/2017 giáo viên đó mới đi dạy trở lại, nên mong phụ huynh thông cảm. Nhà trường đổ lỗi thiếu giáo viên nhưng tại sao lại không có giáo viên tăng cường. Học sinh phải học bù bằng môn khác, rất thiệt thòi. Tôi chỉ mong cháu tôi được học giống như các học sinh những nơi khác. Cả kỳ bỏ không, giờ không biết điểm tổng kết của học sinh sẽ được chấm và đánh giá như thế nào?”, anh D bức xúc.
![]() |
Từ đầu năm học đến nay, Trường Tiểu học Thanh Nưa không tổ chức dạy học ngoại ngữ cho học sinh với lý do giáo viên nghỉ thai sản. (Ảnh: Thanh Hùng) |
Đưa vấn đề này trao đổi với bà Phạm Thị Hương Giang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Nưa, PV VietNamNetnhận được câu trả lời ngắn gọn: “Do cô giáo đang nghỉ thai sản mà trường chỉ có duy nhất một giáo viên dạy tiếng Anh. Chúng tôi đang xin và nhận được câu trả lời của phòng giáo dục huyện Điện Biên là tới đây sẽ có giáo viên dạy tăng cường”.
Lần thứ hai liên hệ, bà Giang lấy lý do “đang rất bận” và từ chối trả lời.
Để làm rõ câu chuyện này, PV tiếp tục liên hệ tới phòng giáo dục huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Theo bà Đặng Thị Ngọc Hà, Phó trưởng phòng phụ trách tiểu học (Phòng GD-ĐT huyện Điện Biên), câu chuyện này xuất phát từ việc chưa đủ số giáo viên Tiếng Anh trên mỗi trường. Hiện huyện có tất cả 32 giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học nhưng có 37 trường tiểu học và 1 trường THCS có lớp tiểu học. Như vậy, tính bình quân mỗi trường tiểu học trên địa bàn huyện có 1 giáo viên tiếng Anh.
“Phòng chúng tôi thường phân công một giáo viên ngoài số tiết của trường này có thể dạy thêm một số tiết của các trường khác nữa. Chúng tôi đang áp dụng 2 hướng: Trường nào đủ giáo viên thì dạy 4 tiết/tuần, những trường chưa đủ giáo viên thì dạy 2 tiết/tuần. Như trường Thanh Nưa bố trí có một giáo viên biên chế nên sẽ có 2 tiết/tuần với các khối lớp 3,4,5.
Cũng khó cho chúng tôi là giáo viên tiếng Anh hầu hết rất trẻ, năm học này có tới 7 cô giáo trong diện nghỉ thai sản. Trong đó có cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền của Trường Tiểu học Thanh Nưa. Cô Huyền nghỉ thai sản từ trước học kỳ 1 năm học 2016-2017. Trường cũng đã báo cáo lên phòng tuy nhiên trong thời gian đó chưa có giáo viên để điều lên ngay, bởi phải tính toán bố trí giữa các trường để không làm xáo trộn quá nhiều”, bà Hà nói.
Theo bà Hà, thực tế phòng cũng đã có quyết định điều động một giáo viên của Trường Tiểu học Núa Ngam lên dạy tăng cường trong thời gian mà giáo viên trường Tiểu học Thanh Nưa nghỉ thai sản. “Tuy nhiên, có một trục trặc là sau khi nhận quyết định xong, cô Trang lại ốm và phải nhập viện nên việc tổ chức dạy học tiếp tục bị gián đoạn đến nay”, bà Hà lý giải.
Theo bà Hà, cô Huyền sau khi trở lại sau thời gian nghỉ thai sản, một mình dạy chương trình đúng ra từ đầu năm đến nay thì cũng không kịp. Vì vậy, phòng cũng xác định cử tăng cường cô Trang để 2 giáo viên cùng dạy. “Hai cô sẽ cùng dạy bù các tiết mà tháng 9, 10 chưa được học và giảm số tiết các môn khác mà trước nay đang lấp giờ môn Tiếng Anh. Để làm sao đến hết năm học vẫn có thể kịp tiến độ chương trình”.
Trả lời thắc mắc về việc tại sao không tăng cường thêm giáo viên, bà Hà cho hay thực tế năm nay huyện cũng tuyển thêm nhưng đợt tuyển dụng vừa qua cũng chỉ tuyển thêm được 3 giáo viên.
“Theo kế hoạch năm nay sẽ tuyển thêm 15 giáo viên tiếng Anh nhưng rồi chỉ 3 giáo viên tiểu học và 1 giáo viên THCS đạt tiêu chí trúng tuyển. Song chúng tôi cũng bố trí dành ưu tiên cho những xã mà từ trước đến nay chưa có giáo viên tiếng Anh”.
Trước lo ngại của phụ huynh về việc đánh giá học sinh cuối kì, bà Hà cho hay, phòng GD-ĐT đã có văn bản báo cáo, xin phép Sở GD-ĐT Điện Biên về trường hợp này. Với những học sinh khối 3,4,5 Trường Tiểu học Thanh Nưa thì việc đánh giá, khen thưởng sẽ chờ kết quả môn Tiếng Anh và dời việc này sang đầu học kỳ 2.
Thanh Hùng
" alt=""/>Cả trường không được học ngoại ngữ cả học kỳ vì cô giáo nghỉ đẻMục đích của cuốn sách không phải để khiến bạn hoang mang, mà khẳng định rằng sự lạc quan và hành động đúng có thể giúp tránh thảm kịch cho nhân loại và hành tinh.
Chúng ta đang sống trong thời đại cần khẩn thiết kêu gọi hành động, nhưng tại sao phần lớn lại lờ đi sự khẩn thiết ấy? Kiến thức khoa học về sự nóng lên toàn cầu đã có nền tảng từ 40 năm nay, nhưng thay vì lắng nghe những lời cảnh báo, chúng ta lại tiếp tục xả rác thải với tốc độ tăng vọt.
Loài người từ lâu đã nghĩ họ có quyền ích kỷ rút đi nguồn tài nguyên vô tận trên trái đất mà không gặp phải hậu quả, nhưng sự thật không phải vậy. Chúng ta cần ngừng việc thói quen tiêu dùng gây ô nhiễm.
Nếu tất cả người tiêu dùng lập tức ngừng sử dụng xe hơi, máy bay, hàng “fast fashion”, thịt và đồ nhựa, việc giải quyết vấn đề cũng không thể trong một sớm một chiều. Những nỗ lực đó chỉ là giọt nước trong đại dương so với thiệt hại con người đã gây ra cho hành tinh trong 100 năm qua.
Tuy nhiên, khi cuốn sách soi sáng sự thật về cách chúng ta sống và thế giới mà những người tiêu dùng đã và đang xây dựng, bạn sẽ có thông tin về rất nhiều ngành công nghiệp, cùng những giải pháp để thay đổi.
Tác giả Daisy Kendrick lồng ghép những câu chuyện đầy cảm hứng với dữ liệu kinh ngạc và trình bày nhiều ý tưởng cùng giải pháp để sống xanh, thay đổi cuộc sống thường nhật và tạo chất xúc tác thay đổi cho thế hệ tương lai.
Daisy Kendrick - người sáng lập Ocean Generation (Thế hệ đại dương) - sử dụng các phương tiện truyền thông và công nghệ để phổ biến, giáo dục và thay đổi hành vi con người trên phạm vi toàn cầu. Cô là người trẻ tuổi nhất nhận giải thưởng Người thay đổi tương lai của tạp chí Marie Claire vào năm 2018 và được tạp chíDaily Mail công nhận là một trong 50 người phụ nữ tiêu biểu của nước Anh.
Đọc 'Loài Plastic - Khi nhựa trỗi dậy', bạn sẽ choáng ngợp trước khối lượng kiến thức lớn về rác thải nhựa được kể theo một cách khác biệt cùng phong cách thiết kế ấn tượng, độc đáo.
" alt=""/>Khí hậu đang biến đổi, sao chúng ta lại không?
Trong một tuyên bố gửi CNN, TUE giải thích, trường đã đề xuất Simons nên kết thúc khóa học cử nhân vào giữa năm 2020, thay vì cuối tháng 12 như mong muốn của gia đình vì vẫn còn nhiều kỳ thi phải hoàn thành. Ngay cả khi như vậy, thời gian hoàn tất việc học đại học của cậu bé thần đồng vẫn cực nhanh.
Song, theo TUE, cha của Simons - Alexander Simons nhất quyết muốn con trai của anh phải có được bằng cử nhân lúc 9 tuổi, trước ngày sinh nhật 26/12. Điều này đồng nghĩa với việc cậu bé sẽ hoàn thành chương trình đại học trong vòng 10 tháng dù khóa học thông thường kéo dài tới 3 năm.
Tuy nhiên, anh Alexander khẳng định không có vấn đề với việc đẩy nhanh thời gian biểu của con trai. Người cha chia sẻ, gia đình quyết định cho Simons rời TUE vì cậu bé đã nhận được một đề nghị học tiến sĩ tại một trường đại học ở Mỹ và không thể phân chia thời gian giữa hai cơ sở đào tạo.
"Đôi khi các bạn phải lựa chọn. Nếu để mặc mọi chuyện, bạn sẽ không biết liệu thằng bé còn có cơ hội đó lần nữa hay không", anh Alexander nói. Anh tin, động thái của TUE nhằm trì hoãn việc học của Simons có liên quan đến việc gia đình quyết định cho em chuyển đến học tiến sĩ tại một trường đại học khác.
Tất nhiên, đại diện TUE đã bác bỏ cáo buộc của cha thần đồng 9 tuổi với lí do"trường không bao giờ giữ các học sinh cho riêng họ". Trường đại học Hà Lan cũng lấy làm tiếc vì gia đình Simons đã từ chối thời gian biểu học mới dành cho cậu bé.
Tuấn Anh
" alt=""/>Tranh cãi vụ thần đồng 9 tuổi bỏ dở học đại học ở Hà Lan