Ở nhóm xe đa dụng (SUV/crossover), VinFast VF e34 bất ngờ có doanh số bán ra hơn 2.300 chiếc, soán ngôi đầu của Toyota Corolla Cross. Đồng thời, mẫu VinFast khác là VF 8 cũng chiếm vị trí thứ 3 trong top xe đa dụng bán chạy với hơn 1.200 chiếc bán ra.
Những cái tên còn lại góp mặt trong top 5 vẫn là Mazda CX-5 và Ford Everest dù doanh số đều giảm khá mạnh. Còn hai mẫu xe phải "nhường chỗ" cho VF e34 và VF 8 là Hyundai Creta và KIA Sonet.
Dưới đây là chi tiết các mẫu trong top 5 mẫu xe đa dụng bán chạy nhất tháng 4/2023:
Mẫu xe điện VF e34 của VinFast đã có một tháng bùng nổ doanh số khi đạt tới 2.332 chiếc bán ra trong tháng 4, tăng tới 5 lần so với tháng trước (với 469 chiếc).
Có được doanh số này phải kể đến việc khai trương hãng taxi điện Xanh SM tại một loạt các thành phố lớn, trong đó dòng VF e34 chiếm số lượng đông đảo nhất. Cộng dồn 4 tháng đầu năm, VF e34 bán ra được 2.801 chiếc.
VinFast VF e34 mới ra mắt và đến tay khách Việt vào cuối năm 2021 nhưng đã gặt hái được những thành công nhất định. Mẫu xe hạng C này hiện chỉ có 1 phiên bản duy nhất với giá bán 690 triệu đồng, chưa kể chính sách giảm giá, khuyến mại của VinGroup.
Kết thúc tháng 4/2023, Toyota Corolla Cross đạt doanh số 1.310 chiếc, giảm 10,6% so với tháng trước. Doanh số này khiến mẫu xe bán chạy nhất của Toyota Việt Nam chỉ đứng vị trí thứ 2 trong top xe đa dụng bán chạy.
Tổng cộng 4 tháng đầu năm, Toyota Corolla Cross bán được 4.727 xe, vẫn dẫn đầu phân khúc SUV/Crossover.
Toyota Corolla Cross được Toyota Việt Nam phân phối 3 phiên bản, trong đó có cả bản hybrid HV, giá bán dao động từ 755-955 triệu đồng. Tất cả đều được nhập khẩu từ Thái Lan.
Doanh số tháng 4 vừa qua của VF 8 đạt 1.232 chiếc, gấp 3,1 lần so với tháng trước (với 395 chiếc). Cộng dồn 4 tháng đầu năm, có 1.627 chiếc VF 8 được bán ra.
Giống như người anh em VF e34, doanh số của VF 8 trong tháng vừa qua tăng trưởng mạnh được cho là do hãng taxi Xanh SM mới thành lập đã mua một lượng lớn các xe e34 và VF 8 và đưa vào phục vụ khách hàng.
VF 8 là mẫu xe điện toàn cầu đầu tiên của VinFast. Tại Việt Nam, mẫu D-SUV này có hai phiên bản Eco và Plus với giá bán 1,129 tỷ đồng không kèm pin và 1,459 tỷ đồng.
Mẫu xe bán chạy nhất của thương hiệu Mazda tại Việt Nam có doanh số trong tháng 4 là 812 chiếc, giảm 20,7% so với tháng 3 (với 1.024 chiếc).
Dù doanh số giảm sâu nhưng CX-5 vẫn tăng 1 bậc so với tháng trước trong phân khúc xe đa dụng. Cộng dồn 4 tháng đầu năm 2023, Mazda CX-5 ra bán được 3.266 xe.
Mazda CX-5 hiện được THACO lắp ráp trong nước với có tới 7 phiên bản, giá bán từ 839 triệu đến 1.059 triệu đồng. Đối thủ của mẫu xe này là Honda CR-V, Hyundai Tucson, Nissan X-Trail, Mitsubishi Outlander và cả VinFast VF 8.
Với chỉ 754 chiếc được bán ra, Ford Everest có doanh số giảm tới 30,7% so với tháng 3 (với 1.088 chiếc). Điều này khiến Everest tụt 3 bậc, từ vị trí thứ 2 của tháng trước xuống vị trí thứ 5 trong top xe đa dụng bán chạy.
Trong 4 tháng đầu năm, đã có 3.263 xe Ford Everest đến tay khách hàng.
Ford Everest 2023 đang được bán với 4 phiên bản, giá dao động 1,099-1,452 tỷ đồng. Động cơ của 3 phiên bản Ambiente, Sport và Titanium là Diesel I4 2.0 lít tăng áp đơn; trong khi đó bản cao nhất Everest Titanium+ sử dụng động cơ diesel 2.0L Bi-Turbo.
Ngoài các mẫu xe có mặt trong top 5, doanh số của một số cái tên khác trong phân khúc SUV/crossover tháng 4/2023 như sau:
- Hyundai Creta: 637 chiếc;
- KIA Sonet: 604 chiếc;
- Ford Territory: 581 chiếc;
- KIA Seltos: 570 chiếc;
- Toyota Raize: 509 chiếc;
- Honda HR-V: 433 chiếc;
- Hyundai SantaFe: 364 chiếc;
- Toyota Fortuner: 306 chiếc;
- Hyundai Tucson: 259 chiếc;...
- Suzuki XL7: 257 chiếc;
Bạn đánh giá gì về 5 mẫu xe bán chạy nói trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo địa chỉ email: Otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Năm 2019, các lệnh trừng phạt của Mỹ buộc Huawei không được sử dụng Android đã tạo ra một cuộc khủng hoảng hiện sinh cho công ty có trụ sở tại Thâm Quyến.
HarmonyOS, hay "hongmeng" trong tiếng Trung, thai nghén từ đầu năm 2015. Ban đầu nó được dành cho Internet of Things, như lái xe tự động và tự động hóa công nghiệp, tuy nhiên, các lệnh trừng phạt buộc Huawei phải tăng tốc và tung ra phiên bản đầu tiên của HarmonyOS chỉ trong bốn tháng. Giống như Android, HarmonyOS phát triển trên hệ điều hành mã nguồn mở Linux.
Hiện tại, Huawei đang có cơ hội đạt được quyền tự chủ hoàn toàn trong chip, hệ điều hành và ứng dụng, cũng như được hưởng lợi từ cả trải nghiệm sản phẩm và thương mại hóa.
Ngày 22/2, tại sự kiện giới thiệu điện thoại gập Huawei Pocket 2, CEO bộ phận tiêu dùng Yu Chengdong tiết lộ các kế hoạch tham vọng đối với HarmonyOS. Dự kiến trải qua cập nhật lớn vào mùa thu năm nay, hệ điều hành có thể tạo ra cuộc cách mạng cho các thiết bị Huawei, giúp tăng hiệu suất 30%, hoạt động mượt hơn và pin lâu hơn.
Ông Yu cho biết bản beta dành cho lập trình viên sẽ xuất hiện trong quý II và bản dành cho người tiêu dùng trong quý IV. Nguồn tin nội bộ chia sẻ smartphone Mate mới, phát hành nửa cuối năm, sẽ cài sẵn HarmonyOS Next.
Thành công của Mate 60 series, trang bị chip Kirin sản xuất tại Trung Quốc, giúp Huawei xây dựng nền tảng người dùng vững chắc cho hệ điều hành sắp tới. Theo hãng nghiên cứu thị trường GfK, Mate 60 bán được 1,5 triệu máy trong tháng đầu lên kệ.
Trong sáu tuần đầu tiên của năm 2024, doanh số smartphone Huawei tại Trung Quốc đã tăng 64% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần của hãng tăng lên 16,5% và chỉ đứng thứ hai sau Vivo, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research.
Ivan Lam, nhà phân tích cấp cao của Counterpoint, chỉ ra tăng trưởng này phần lớn nhờ dòng Mate 60 với lượng khách hàng trung thành và sự ra mắt thành công của HarmonyOS.
Trước Huawei, những gã khổng lồ công nghệ khác đã cố gắng xây dựng hệ điều hành để cạnh tranh với Android và iOS. Đó là Windows Phone của Microsoft hợp tác với Nokia, Tizen của Samsung được phát triển với Intel và YunOS của Alibaba. Tất cả đều thất bại trước những thách thức lớn và gánh nặng tài chính liên quan đến việc tạo ra và duy trì một hệ điều hành mới trong một thị trường bị chi phối bởi những người chơi đã thành danh.
Ngay cả đối với “ông lớn” như Alibaba, việc đầu tư vào cả đội ngũ để phát triển một hệ điều hành là chi phí rất lớn, Zhang Jianfeng, cựu Giám đốc công nghệ tại Alibaba cho biết. Các chi phí là rào cản đối với những người mới tham gia, ông nói.
Huawei ước tính điểm bùng phát để HarmonyOS thành công là khi chiếm được 16% thị trường. Khi vượt ngưỡng này, có thể thu hút các nhà phát triển viết ứng dụng dành riêng cho hệ điều hành. Công ty đã đạt được mục tiêu vào quý IV/2023 khi 16% smartphone bán ra ở Trung Quốc chạy HarmonyOS. Trên toàn cầu, nền tảng di động của Huawei chiếm gần 4% thị phần, so với 23% của Apple và 74% của Android, theo Counterpoint Research.
Gong Ti, Chủ tịch nhóm phần mềm tại bộ phận tiêu dùng của Huawei, đã vạch ra một chiến lược hai hướng để củng cố vị thế cạnh tranh của HarmonyOS. Trọng tâm ban đầu là cung cấp hơn 5.000 ứng dụng chiếm 99% thời gian sử dụng hàng ngày của người dùng trên điện thoại thông minh.
Đạt được cột mốc đó là rất quan trọng để HarmonyOS đạt được động lực và bắt đầu thiết lập một hệ sinh thái phần mềm toàn diện, ông Gong nói. Sau đó, Huawei cần mở rộng phạm vi của hệ điều hành lên 500.000 ứng dụng để phục vụ cho nhiều nhu cầu và sở thích của khách hàng.
Từ tháng 9/2023, Huawei đã thúc đẩy các công ty lớn trong nước phát triển ứng dụng cho HarmonyOS. Vào cuối năm 2023, các hãng bao gồm nền tảng video Bilibili, ứng dụng thanh toán kỹ thuật số Alipay và các nhà phát triển trò chơi NetEase và miHoYo đã công bố thỏa thuận với Huawei để ra mắt các ứng dụng dựa trên HarmonyOS NEXT.
Tại buổi ra mắt HarmonyOS NEXT, ông Yu đã giới thiệu danh sách hơn 200 công ty tham gia phát triển ứng dụng dựa trên hệ điều hành. Chúng bao gồm iQiyi, China Merchants Bank, Ctrip và Zhihu, trong các lĩnh vực du lịch, tài chính, phương tiện truyền thông xã hội, công cụ làm việc, giải trí và trò chơi.
Chia sẻ với Caixin, một số nhà phát triển ứng dụng nói nền tảng người dùng di động Huawei có thu nhập từ trung bình đến cao, sẵn sàng trả nhiều tiền hơn, đây là một lý do chính để họ phát triển các ứng dụng HarmonyOS. Dù vậy, một số nhà phát triển nhỏ lại không có kế hoạch mạo hiểm phát triển ứng dụng cho HarmonyOS trong tương lai gần, nguyên nhân vì chợ ứng dụng lấy đi một nửa doanh thu từ game.
Mô hình này khiến họ lựa chọn phân phối thông qua các nền tảng thanh toán và mạng xã hội phổ biến như WeChat, Douyin, Kuaishou và Alipay. Các nền tảng cho phép người dùng tương tác trực tiếp với game, bỏ qua nhu cầu tải xuống và đăng ký, một chiến lược phù hợp với nhu cầu của các nhà phát triển để tiếp cận khán giả của họ hiệu quả hơn về chi phí.
(Theo Caixin)
" alt=""/>Huawei đang làm điều mà nhiều đối thủ Apple, Google không làm được