Nổi tiếng với hạ tầng giao thông lấy xe đạp làm trung tâm và thuận lợi cho người đi bộ, Copenhagen (Đan Mạch) là một trong những thành phố hàng đầu thế giới về kiến trúc bền vững trên quy mô lớn, phần lớn nhờ vào việc khuyến khích các giải pháp xanh.
Thành phố này có hơn 370km làn đường dành cho xe đạp trong nội thị. Nhiều địa điểm chia sẻ hay cho thuê xe đạp trải rộng khắp thành phố khiến di chuyển bằng phương tiện này trở nên khả thi và an toàn.
Copenhagen đã loại bỏ hơn 1/3 tổng số phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch kể từ năm 2019, giảm khoảng 90.000 tấn khí thải nhà kính mỗi năm.
Bên cạnh đó, thành phố này cũng nỗ lực đáng kể để cải thiện tính bền vững trong lĩnh vực xây dựng. Copenhagen ban hành chính sách mái nhà xanh bắt buộc, yêu cầu tất cả các mái nhà xây dựng mới có độ dốc dưới 30 độ phải kết hợp đất và thảm thực vật vào quy hoạch kiến trúc.
Mái nhà xanh giúp làm mát tự nhiên, hấp thụ khí thải CO2. Hệ thống này quan trọng đối với mục tiêu trở thành trung hòa CO2 của Copenhagen vào năm 2025.
Hiện có hơn 25% diện tích thành phố là không gian xanh, hơn một nửa năng lượng đến từ các nguồn tái tạo, chủ yếu là điện gió, mặt trời và sinh khối.
Thành phố này có 2 dự án kiến trúc bền vững lớn và nổi tiếng gồm UN17 Village và UN City.
Dự án này được Copenhagen đặt ra với tham vọng sẽ trở thành tòa nhà đầu tiên trên thế giới giải quyết tất cả 17 mục tiêu toàn cầu của Liên hợp quốc về năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng.
Dự án này được thiết kế bởi hãng kiến trúc Sweco và tập đoàn Lendager. UN17 Village bao gồm tổng cộng 5 tòa nhà và được thiết lập với quy mô hơn 1.100 cư dân. Ngoài ra còn có nhà hàng, phòng khám sức khỏe, khu vực chung...
Thiết kế dự án xanh UN17 Village (Ảnh: Dezeen).
Tính bền vững của dự án thể hiện ở việc thu gom, xử lý và tái sử dụng nước mưa, mái và tường xanh, cảnh quan đa dạng sinh học, các thiết bị tiết kiệm nước và năng lượng, sử dụng pin mặt trời,…
Nhà sáng lập tập đoàn Lendager cho biết tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và ưu tiên năng lượng tái tạo rất quan trọng trước các vấn đề cấp thiết như biến đổi khí hậu.
Dự án UN City là ví dụ hoàn hảo cho kiến trúc bền vững tại Copenhagen, gồm 2 cơ sở và 11 cơ quan của Liên hợp quốc. Thiết kế của tòa nhà phần lớn dựa trên các mục tiêu phát triển bền vững của tổ chức này. Đặc biệt với 1.400 m2 pin mặt trời phủ trên mái nhà, cung cấp khoảng 30% điện năng cho tòa nhà.
UN City thu gom nước mưa để cung cấp cho hệ thống nhà vệ sinh (Ảnh: Dezeen).
UN City sử dụng hệ thống thu gom nước mưa để cung cấp các phòng vệ sinh, không gian xanh ngoài trời giúp giảm thiểu thất thoát nước mưa. Nước biển mát lạnh được bơm khắp hệ thống làm mát của tòa nhà, giúp điều chỉnh nhiệt độ bên trong.
Dự án UN City sử dụng điện ít hơn 55% so với các tòa nhà văn phòng có quy mô tương tự (Ảnh: Dezeen).
Khoảng thông tầng trung tâm, cửa sổ lớn và mặt tiền thông minh giúp lấy ánh sáng ban ngày. Điều này giúp giảm sử dụng năng lượng và cải thiện sức khỏe tâm lý của người trong tòa nhà. UN City sử dụng điện ít hơn 55% so với các tòa nhà văn phòng có quy mô tương tự.
" alt=""/>Bí mật trong kiến trúc ở thành phố xanh nhất thế giớiThị trường khởi động phiên giao dịch tuần mới cũng là phiên đầu tiên giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ 4 ngày đầy hứng khởi. Trong suốt buổi sáng 5/9, các chỉ số đều thuận lợi duy trì trạng thái tăng, thanh khoản dồi dào.
VN-Index tăng 9,43 điểm tương ứng 0,77% lên 1.233,48 điểm; HNX-Index tăng 2,45 điểm tương ứng 0,98% và UPCoM-Index tăng 0,66 điểm tương ứng 0,71%.
Thanh khoản đạt 517 triệu cổ phiếu tương ứng 11.275 tỷ đồng trên sàn HoSE và 65 triệu cổ phiếu tương ứng 1.193 tỷ đồng trên sàn HNX. Thị trường UPCoM có 29 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 443 tỷ đồng.
Có tới 658 mã tăng giá trên toàn thị trường so với 243 mã giảm giá. Trong số 34 mã tăng trần có 10 mã trên sàn HoSE.
Nhiều cổ phiếu bất động sản tăng mạnh, trong đó TN1 và QCG tăng trần. Mã cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai đang có chuỗi tăng rất mạnh. Mã này tăng giá trong suốt tuần vừa qua với 2 phiên tăng trần trong tổng số 4 phiên giao dịch.
Tạm tính, QCG đã tăng giá 27,14% chỉ trong 5 phiên giao dịch. Với thị giá hiện tại là 13.350 đồng, QCG cũng đã lập đỉnh giá cao nhất 17 tháng kể từ phiên 12/4/2022 tới nay.
Giá cổ phiếu QCG tăng vọt trong tháng 6 và duy trì đà tăng đến nay (Nguồn: Tradingview).
So với đầu năm, giá cổ phiếu QCG đã tăng 235,4% và tăng 302,1% so với đáy thiết lập hồi tháng 11 năm ngoái. Như vậy, giá trị tài sản của gia đình bà Nguyễn Thị Như Loan thông qua sở hữu cổ phần công ty cũng tăng tương ứng.
Tại Quốc Cường Gia Lai, bà Nguyễn Thị Như Loan, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty, đang sở hữu 101,92 triệu cổ phiếu QCG. Con trai bà Loan là ông Nguyễn Quốc Cường (Cường "Đô La") sở hữu 537.500 cổ phiếu QCG. Báo cáo quản trị bán niên của công ty thể hiện, đến ngày 30/6, bà Đàm Thu Trang - vợ ông Cường - vẫn chưa sở hữu cổ phần tại Quốc Cường Gia Lai.
Bà Nguyễn Ngọc Huyền My (em gái ông Cường) sở hữu 39,38 triệu cổ phiếu và ông Lầu Đức Duy (em rể ông Cường) sở hữu 10,54 triệu cổ phiếu QCG.
Ngoài ra, cùng ngành bất động sản, NVL cũng tăng 4,4% lên 21.350 đồng và khớp lệnh mạnh 34,9 triệu cổ phiếu. TDH tăng 33,%; VPH tăng 2,9%; HAR tăng 2,8%; ITA tăng 2,2%; SCR tăng 2,2%; TDC tăng 2%.
"Họ" Vingroup tăng nhẹ cũng là yếu tố hỗ trợ thị trường chung. VIC tăng 0,8%; VHM tăng 0,4% và VRE tăng 0,3%.
Nhiều cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản; xây dựng và vật liệu; hàng và dịch vụ công nghiệp; hóa chất… có diễn biến tích cực. Tại các nhóm ngành này, EVG, DC4; HHP; MHC, VTB; VAF tăng kịch biên độ sàn HoSE.
Phần lớn cổ phiếu ngành ngân hàng tăng giá, trong đó, MSB tăng 6,1% lên 14.850 đồng, khớp lệnh 16,6 triệu cổ phiếu và có lúc tăng trần lên 14.950 đồng/cổ phiếu. OCB tăng 3,1%; MBB tăng 2,7%; SHB tăng 2,4%. Các "ông lớn" như CTG, ACB, BID, VCB cũng tăng giá.
Ngược lại, cổ phiếu ngành chứng khoán vẫn điều chỉnh. VCI giảm 1,5%; VDS giảm 1,1%; VIX, SSI, CTS, APG, VND, AGR đều giảm giá.
" alt=""/>Giá QCG tăng dựng đứng, vợ Cường "Đô La" không sở hữu cổ phiếu nàoMột khu dân cư bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hồi tháng 8/2023 (Ảnh: Reuters).
Các tác giả của nghiên cứu, được đăng tải trên tạp chí Khoa học ngày 19/4, nhận thấy 45% đất đô thị của Trung Quốc đang sụt lún hơn 3mm mỗi năm, trong đó 16% ở mức sụt lún hơn 10mm. Nguyên nhân của sự sụt lún này được xác định là do mực nước ngầm giảm và sức nặng của môi trường xây dựng.
Với dân số đô thị của Trung Quốc đã vượt 900 triệu người, "ngay cả một phần nhỏ đất sụt lún tại Trung Quốc cũng có thể trở thành một mối đe dọa đáng kể với cuộc sống đô thị", nhóm nghiên cứu do Ao Zurui thuộc Đại học Sư phạm Nam Trung Quốc dẫn đầu cho biết.
Sự sụt lún đã khiến Trung Quốc thiệt hại hơn 7,5 tỷ nhân dân tệ (1,04 tỷ USD) hàng năm. Trong thế kỷ tới, gần 1/4 đất ven biển có thể thấp hơn mực nước biển, khiến hàng trăm triệu người có nguy cơ phải đối diện ngập lụt.
Robert Nicholls tại Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Tyndall tại Đại học East Anglia (Anh) cho biết: "Đây là một vấn đề quốc gia đối với Trung Quốc chứ không phải là vấn đề chỉ ở một hoặc hai địa điểm. Và đó là cũng chính là một mô hình thu nhỏ của những gì đang xảy ra trên khắp thế giới".
Thành phố Thiên Tân, nơi sinh sống của 15 triệu người, được xác định là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Năm ngoái, 3.000 cư dân đã phải sơ tán sau một thảm họa địa chấn bất ngờ. Các nhà điều tra cho rằng nguyên nhân sự việc là do cạn kiệt nguồn nước và việc xây dựng các giếng địa nhiệt.
Nhiều huyện từng khai thác than cũng chịu hậu quả của việc khai thác quá mức. Chính quyền buộc phải thường xuyên bơm bê tông vào các hầm đổ nát để gia cố đất.
Vấn đề không chỉ xảy ra ở mỗi Trung Quốc. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 cho biết khoảng 6,3 triệu km2 đất trên toàn cầu đang gặp nguy cơ sụt lún. Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, với phần lớn thủ đô Jakarta hiện thấp hơn mực nước biển.
Ông Nicholls cho biết các thành phố có thể học được bài học từ Tokyo, nơi từng bị sụt lún khoảng 5m cho đến khi chính quyền cấm khai thác nước ngầm vào những năm 1970.
Ông nói thêm: "Việc giảm thiểu sụt lún cần được xem xét rất nghiêm túc, nhưng không thể dừng tất cả ở đó mà nên tìm cách thích ứng và xây dựng đê điều".
Theo một nghiên cứu năm 2022 của Singapore, trong số 44 thành phố lớn ven biển gặp phải vấn đề này, có 30 thành phố ở châu Á.
Matt Wei, chuyên gia địa vật lý tại Đại học Rhode Island, cho biết: "Đó là vấn đề do đô thị hóa và tăng trưởng dân số - mật độ dân số lớn hơn, khai thác nhiều nước hơn và sụt lún nhiều hơn".
Thu Lê
Theo Reuters
" alt=""/>Nghiên cứu: 45% đất đô thị của Trung Quốc đang bị sụt lún