UBND TPHCM vừa xin phép Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2025. Điểm bắn tầm cao được tổ chức tại khu vực đầu hầm vượt sông Sài Gòn (TP Thủ Đức). Điểm bắn tầm thấp được đặt tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11) và Khu đô thị Vạn Phúc (TP Thủ Đức).
Thời gian tổ chức bắn pháo hoa là từ 0h đến 0h15 ngày 1/1/2025. Kinh phí thực hiện được sử dụng từ nguồn xã hội hóa.
Ngoài hoạt động bắn pháo hoa, TPHCM sẽ tổ chức chương trình countdown (đếm ngược) đón năm mới 2025 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên Bến Bạch Đằng (quận 1). Các chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức tại các huyện ngoại thành trong đêm giao thừa và ngày đầu tiên của năm mới.
TPHCM cũng tổ chức nhiều hoạt động thể dục thể thao khác dịp Tết Dương lịch năm 2025. Các tuyến đường trung tâm thành phố sẽ được trang trí ánh sáng nghệ thuật.
" alt=""/>TPHCM bắn pháo hoa tại 3 địa điểm đón năm mới 2025Xu hướng thị trường gần như đi ngang trong phiên hôm nay (23/10). VN-Index đóng cửa nhích nhẹ 1,01 điểm tương ứng 0,08% lên 1.270,9 điểm; VN30-Index tăng 0,8 điểm tương ứng 0,06%. Trong khi đó, HNX-Index tăng 1 điểm tương ứng 0,44% còn UPCoM-Index tăng 0,39 điểm tương ứng 0,43%.
Thanh khoản thu hẹp còn 589,85 triệu cổ phiếu tương ứng 14.501,38 tỷ đồng trên HoSE và 40,06 triệu cổ phiếu tương ứng 651,58 tỷ đồng trên HNX. Thị trường UPCoM có 19,93 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 229,57 tỷ đồng.
Yếu tố tích cực là độ rộng thị trường nghiêng khá mạnh về phía các mã tăng giá. Có 468 mã tăng giá trên cả 3 sàn giao dịch với 27 mã tăng trần so với 333 mã giảm, 15 mã giảm sàn.
Nếu như các phiên trước, VHM đóng vai trò tích cực trong việc dẫn dắt thị trường thì hôm nay, cổ phiếu Vinhomes điều chỉnh đã kéo giảm VN-Index 1,33 điểm. Chiều ngược lại, VIC đóng góp 0,93 điểm cho chỉ số.
Cụ thể, VHM sau khi đạt mức tăng giá lên 48.350 đồng thì đã quay đầu giảm do bị chốt lời, đánh rơi 2,6% còn 47.000 đồng. VHM cũng là cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường với khớp lệnh đạt 33,3 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, VIC tăng 2,4% lên 43.200 đồng, khớp lệnh đạt hơn 5 triệu đơn vị.
Phần lớn cổ phiếu ngành bất động sản đạt được trạng thái tăng giá. FDC tăng trần với thanh khoản khiêm tốn. SGR tăng 3,6%; DIG tăng 3,5%; PDR tăng 3,3%; NLG tăng 3%; DXG tăng 2,5%; VIC tăng 2,4%; DXS tăng 1,9%; HQC tăng 1,9%.
QCG của Quốc Cường Gia Lai gây chú ý khi quay đầu giảm sàn về 10.300 đồng, trắng bên mua. Khớp lệnh tại QCG đạt 1,8 triệu đơn vị trong đó có 890.200 cổ phiếu được giao dịch ở mức giá sàn; dư bán giá sàn còn 720.500 cổ phiếu.
Trước đó, QCG có chuỗi tăng rất ấn tượng với nhiều phiên tăng trần. Tính đến hết phiên 22/10, QCG đã tăng hơn 64% so với thời điểm đầu tháng.
Với phiên giảm sàn hôm nay, QCG góp mặt trong top 10 cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index, mức độ ảnh hưởng là 0,05 điểm.
Nhóm xây dựng và vật liệu cũng có diễn biến tương tự với khá nhiều mã tăng giá mạnh: KPF tăng trần, DPG tăng 4,3%; BMP tăng 3,4%; TCD tăng 3%; HVH tăng 2,8%; FCN tăng 2,3%; EVG tăng 2,1%. Tuy vậy, nhóm này cũng ghi nhận tình trạng giảm sàn tại TCR; ACC giảm 5,8%; PTC giảm 3,3%.
Nhóm tài nguyên cơ bản có KSB tăng trần; TNT tăng 2,5%; SMC tăng 1,1%. Ngược lại, SAV, TLH, HPG, VPG điều chỉnh, mức giảm không lớn.
So với mặt bằng chung thì giao dịch tại nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn sôi động hơn, song nhịp độ giao dịch có phần đã hạ nhiệt so với các phiên trước đó.
Nhóm này phân hóa nhẹ với STB tăng 2,3%; TPB tăng 2%, MSB, LPB, NAB, CTG tăng chưa tới 1%; ngược lại VPB, BID, SHB, VIB, SSI, HDB điều chỉnh nhẹ. Trong đó VIB khớp lệnh 24,2 triệu cổ phiếu; TPB khớp lệnh 18 triệu cổ phiếu; VPB khớp lệnh gần 16 triệu cổ phiếu; SHB và STB khớp lệnh 12 triệu cổ phiếu.
" alt=""/>Cổ phiếu công ty Cường "Đô La" bị bán tháo; VHM điều chỉnh