您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Soi kèo góc Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3
NEWS2025-03-30 21:10:18【Giải trí】5人已围观
简介 Hư Vân - 28/03/2025 20:00 Kèo phạt góc chelsea – bournemouthchelsea – bournemouth、、
很赞哦!(83545)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Portsmouth vs Blackburn Rovers, 22h00 ngày 29/3: Cửa trên thắng thế
- TP.HCM: Bé trai 4 tuổi tử vong tại nhà trẻ, nghi do sặc cháo trong lúc ăn
- Chung cư Mường Thanh thiếu an toàn PCCC: Hà Nội gia hạn lần cuối
- Dịp Tết, nhiều người dùng Việt trở thành nạn nhân của lừa đảo sử dụng AI
- Nhận định, soi kèo Stoke City vs QPR, 22h00 ngày 29/3: Khó cho cửa dưới
- Đào tạo an toàn thông tin qua diễn tập tại Ủy ban Dân tộc
- Bé 3 tuổi bị bỏ quên trên xe: Gỡ biển 'mầm non cao cấp'
- Phần thi áo tắm của Miss Charm 2023 gây thất vọng vì nghiệp dư
- Nhận định, soi kèo Albirex Niigata vs Gamba Osaka, 12h00 ngày 29/3: 3 điểm nhọc nhằn
- Đào tạo an toàn thông tin qua diễn tập tại Ủy ban Dân tộc
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Fortuna Mfou vs Gazelle, 22h00 ngày 27/3: Khách tự tin
Người cán bộ 45 năm gắn bó với công tác truyền thanh cơ sở
Còn Lê Minh Hiếu, học sinh lớp 12 Chuyên Hóa học của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên nói đề thi năm nay khá vừa sức.
"Với đề thi này, để đạt mức điểm dưới 9 không quá khó với những học sinh nắm chắc kiến thức, tuy nhiên để đạt từ 9 điểm trở lên thì tương đối khó và đòi hỏi phải vận dụng nhiều phương thức giải khó, ít biết hơn" - Hiếu nhận định và cho biết mình làm được khoảng 46/50 câu trong 1 tiếng, 4 câu còn lại làm trong 30 phút song em không quá chắc chắn. Hiếu dự kiến mức điểm từ 9,4 trở lên, khá hài lòng với kết quả bài thi của mình.
Đỉnh của phổ điểm có thể từ 7,4 - 7,6 điểm
Cô Nguyễn Thị Hồng, Tổ trưởng tổ Toán của Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) nhận định, đề Toán thi tốt nghiệp THPT năm nay vừa sức, phù hợp với khóa học sinh năm nay, khi mà các học sinh phải học online nhiều giai đoạn.
Theo cô Hồng, đề thi có cấu trúc, nội dung và mức độ tương tự đề tham khảo và các đề thi của mấy năm gần đây.
Về mức độ đề, các câu từ 1 đến 38 - mức độ nhận biết, thông hiểu. Trong đó, có 33 câu trong chương trình lớp 12 ở các nội dung: đạo hàm và ứng dụng, hàm số mũ và lôgarit, nguyên hàm tích phân, số phức, thể tích khối đa diện, khối tròn xoay và hình học Oxyz.
5 câu trong chương trình lớp 11 ở các nội dung: Tổ hợp, xác suất, cấp số cộng – cấp số nhân, góc và khoảng cách.
Các câu từ 39 đến 50 ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, trong đó có 7 câu mức độ vận dụng ở các nội dung: bất phương trình mũ; giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số; số phức; thể tích lăng trụ; diện tích mặt cầu; phương trình mặt phẳng trong không gian Oxyz - đều là các dạng toán quen thuộc mà học sinh đã được luyện tập trong quá trình ôn và giải đề minh họa cũng như đề phát triển. Tuy nhiên cần thực hiện nhiều hơn hai bước giải và vững kiến thức ở những nội dung này thì học sinh mới có thể giải quyết được.
5 câu vận dụng cao ở các nội dung: giá trị lớn nhất, nhỏ nhất liên quan đến mũ, lôgarit; ứng dụng tích phân; số phức; đường thẳng tiếp xúc mặt cầu trong không gian Oxyz. Các câu này có độ khó và tính phân loại cao, kết luận không liên quan trực tiếp đến giả thiết, đòi hỏi học sinh cần vận dụng kiến thức ở nhiều chuyên đề khác nhau, vận dụng kĩ năng quy lạ về quen để giải quyết bài toán.
Cô Hồng cho rằng, đề thi năm nay sẽ có sự phân hóa học sinh ở một vài câu thông hiểu và các câu vận dụng, cũng như tính chính xác trong cách làm của thí sinh ở 38 câu đầu. Dự kiến đỉnh của phổ điểm sẽ ở mức 7,4 – 7,6 điểm. Số học sinh chinh phục được điểm 9 – 10 cũng sẽ không nhiều hơn năm ngoái.
"Nhìn chung đề thi năm nay có tính ổn định về cấu trúc, không quá xa lạ phù hợp với mục đích chính là xét công nhận tốt nghiệp, tuy nhiên vẫn có một số câu hỏi giúp phân loại học sinh để xét điểm vào một số trường đại học; một số câu vận dụng cao với cách cho dữ kiện đề bài mới lạ dành cho những học sinh muốn lấy điểm tuyệt đối", cô Hồng nói.>>> Đáp án tham khảo đề thi Toán thi tốt nghiệpTHPT 2022
Thí sinh kết thúc bài thi môn Toán tại điểm Trường THPT Thủ Thiêm, TP Thủ Đức (TP.HCM). Ảnh: Thanh Tùng Năm 2021 có 980,876 thí sinh tham gia thi bài thi Toán, trong đó điểm trung bình là 6.61 điểm, điểm trung vị là 7 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.8 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 119 (chiếm tỷ lệ 0.01%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 170,802 (chiếm tỷ lệ 17.41%).
Cả nước có 52 em đạt điểm 10 môn Toán.
Năm 2020, cả nước có 845.473 thí sinh dự thi môn Toán thi tốt nghiệp THPT. Điểm trung bình của môn Toán là 6,68. Điểm trung vị là 7. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7,8. Số thí sinh có <=1 là 195 em. 153.367 thí sinh có điểm môn Toán dưới trung bình chiếm 18%. Đặc biệt môn Toán có 273 thí sinh được điểm 10.
Trước đó, chiều nay nhiều thí sinh khá vất vả khi phải đến trường thi trong cơn mưa.
Trong buổi chiều thi môn Toán, thời tiết tại Hà Nội có mưa lớn khiến việc di chuyển của nhiều thí sinh gặp nhiều khó khăn. Tại điểm thi THPT Nhân Chính (quận Thanh Xuân), nhiều thí sinh đến muộn. Một số em tức tốc chạy thẳng vào trường mặc dù người ướt đẫm. Ảnh: Nhật Sinh Đội tình nguyện viên có mặt trước cổng trường để hỗ trợ các em thí sinh. Ảnh: Nhật Sinh Ảnh: Nhật Sinh Sau khi đưa con gái đến điểm thi, anh Nguyễn Huy Tuấn (38 tuổi) tỏ ra khá lo lắng vì đã muộn 5 phút so với giờ vào phòng. Anh cho biết: "Nhà tôi ở Tân Triều, vốn là nơi dễ ngập mỗi khi mưa lớn, thế nên đến muộn hơn so với dự tính. Tôi mong rằng điều đó sẽ không ảnh hưởng đến tâm lý của con". Ảnh: Nhật Sinh Phụ huynh đội mưa đưa con đi thi ở Trường THPT Kiến An, Hải Phòng. Ảnh: Thu Hằng Ảnh: Thu Hằng Tại Quảng Nam, thời tiết nắng ráo. Ở điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu, hai chiến sĩ nghĩa vụ Mạc Như Thái (bìa trái) và Mạc Văn Hải (bìa phải, cùng 21 tuổi, thí sinh tự do đến từ huyện Đông Giang) tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 chiều nay. Thái cho biết, trong buổi sáng em làm bài môn văn khá tốt vì ôn thi kỹ. Ảnh: Công Sáng Nhóm PV
Đáp án tham khảo môn Toán thi tốt nghiệp THPT 2022
Chiều 7/7, các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã trải qua bài thi môn Toán. Dưới đây là đáp án gợi ý cho đề thi môn Toán thi tốt nghiệp THPT 2022.">Thí sinh đội mưa thi môn Toán tốt nghiệp THPT 2022
Nguyễn Đồng Anh (1986) hiện là Phó Trưởng khoa Truyền thông & Văn hoá đối ngoại của Học viện Ngoại giao.
Kinh nghiệm thực tế là giá trị hấp dẫn với sinh viên
Từng theo đuổi ngành Truyền thông đa phương tiện tại Singapore vào năm 2003, theo anh Nguyễn Đồng Anh, đó là giai đoạn ngành học này vẫn còn rất mới mẻ, chỉ đang nhen nhóm và phát triển tại một số quốc gia. Ngay cả hai trường nổi tiếng nhất của Singapore là Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) cũng mới bắt đầu thành lập trường đào tạo các ngành học này từ năm 2004.
Dù mới mẻ, nhưng với chàng sinh viên Việt Nam lúc bấy giờ, đó lại là mảnh đất tươi mới để bản thân tự do sáng tạo và khám phá.
Thầy giáo Nguyễn Đồng Anh (1986) hiện đang là Phó Trưởng khoa Truyền thông & Văn hoá đối ngoại của Học viện Ngoại giao.
Tốt nghiệp vào năm 2007, anh được giữ lại làm giảng viên, đồng thời cũng được Bộ Giáo dục công nhận là giảng viên bậc đại học của Singapore.
Là thầy giáo người Việt còn khá trẻ, những ngày đầu đứng lớp, anh Đồng Anh có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Sinh viên trong lớp khi ấy hầu hết chỉ kém thầy giáo độ vài tuổi. Ở những bài học đầu tiên, sinh viên không mấy tập trung, thường chỉ nhìn vào màn hình máy tính.
Để “kéo” học trò vào bài giảng, thầy giáo trẻ đặt ra một vài câu hỏi và yêu cầu sinh viên “google” câu trả lời. Sau 10 phút tìm kiếm, tất cả sinh viên trong lớp đồng loạt lắc đầu vì không thể tìm ra được đáp án. Khi ấy, thầy giáo trẻ mới nói rằng: “Vì đây là những thông tin mới mà thầy chưa… đưa lên Google. Chính vì lý do đó, có lẽ các em nên gập màn hình máy tính xuống, chú ý hơn tới thầy, để chúng ta cùng chia sẻ thêm nhiều điều mới mẻ hơn nữa”.
Bằng nhiều cách khác nhau, thầy giáo trẻ khéo léo thu hút và dẫn dắt học trò vào bài giảng. Theo anh, khi sinh viên quan tâm vào bài giảng thì quá trình truyền tải, giao tiếp, phản hồi… cũng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
'Phóng viên' Nguyễn Đồng Anh phỏng vấn chủ tịch CNN Jeff Zucker tại Jerusalem Sau gần 1 năm, vì nỗi nhớ “quán phở, gánh hàng rong và ly cafe vỉa hè”, anh Đồng Anh quyết định quay trở về. Anh và một vài cộng sự thành lập một công ty về truyền thông, tham gia vào nhiều dự án về đồ họa 3D với các đối tác trong nước và quốc tế.
Năm 2009-2010 là thời điểm khoa Truyền thông & Văn hoá đối ngoại của Học viện Ngoại giao vừa thành lập. Anh quyết định nộp hồ sơ thử sức và được nhận vào Học viện kể từ ngày ấy.
Ghi hình trên trực thăng bay qua sa mạc Monjave, Nevada (Mỹ)
Những ngày đầu tiên về trường, khoa vẫn chưa có sinh viên, anh được phân công thực hiện dự án số hóa cơ sở dữ liệu song song với việc xây dựng giáo trình, đề cương cho khoa. Mọi thứ khi ấy khá khó khăn do đây là ngành học mới mẻ; chương trình, tài liệu hầu như không có.
“Nhưng có một điều may mắn, lợi thế của giảng viên Ngoại giao là ngoại ngữ khá tốt. Vì thế, mọi người trong khoa chia nhau tham khảo, nghiên cứu tài liệu cả bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung. Trên cơ sở nguồn dữ liệu ấy, tổ soạn thảo đã tham khảo và cùng nhau xây dựng các giáo trình, tài liệu giảng dạy”, anh Đồng Anh nhớ lại.
Tham gia ekip sản xuất So you think you can dance phiên bản Mỹ tại CBS Television Studios, Hollywood 2010 Bên cạnh việc giảng dạy, thầy giáo Đồng Anh có thời gian nghiên cứu Báo chí - Truyền thông tại Viện Nghiên cứu Báo chí, Đại học UC Berkeley (Hoa Kỳ); là đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu của hãng Apple tại San Francisco năm 2016, Hội nghị phát minh Truyền hình thế giới tại Jerusalem năm 2017, Liên hoan thanh niên Thế giới tại Sochi - Nga năm 2017, Diễn đàn lãnh đạo trẻ Asean 2019, Đối thoại lãnh đạo trẻ Việt – Úc 2021… Đây là cơ hội để giảng viên trẻ được gặp gỡ, kết nối với những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Báo chí – Truyền thông như: chủ tịch CNN Jeff Zucker, chủ tịch Fox, NBC, HBO, ITV, đạo diễn Pasetta của Hollywood…
Đồng Anh cũng từng trải nghiệm, nghiên cứu về công nghệ truyền thông và mạng xã hội tại trụ sở Facebook, Google, Adobe, Apple... Đặc biệt, thầy giáo trẻ đã tác nghiệp tại những điểm nóng tin tức như: quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cao nguyên Golan, Bờ Tây sông Jordan, Biển Chết, biên giới Syria, Jordan, Iraq…
Những trải nghiệm này sau đó đã được anh Đồng Anh mang vào các bài giảng để chia sẻ với sinh viên. Theo anh, những kinh nghiệm thực tiễn cũng là điều sinh viên rất thích và cũng là những giá trị hấp dẫn nhất đối với người học.
Bức ảnh chụp trong chuyến đi Trường Sa của Nguyễn Đồng Anh Trăn trở “Mình đã lạc hậu hay chưa?”
Trong quá trình giảng dạy, theo thầy Nguyễn Đồng Anh, cũng có nhiều tình huống “dở khóc dở cười”. Nhiều sinh viên luôn nghĩ, làm về truyền thông là luôn có hình ảnh rất đẹp, liên quan đến việc xuất hiện trước công chúng hoặc thường xuyên được tiếp đón lãnh đạo, dự hội nghị hội thảo tại các khách sạn 5 sao, 6 sao...
Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng luôn hấp dẫn như thế. Thầy Đồng Anh thường chia sẻ với sinh viên về những trải nghiệm thực tế của mình, có những khi phải thức dậy từ lúc 2 – 3 giờ sáng trong suốt 1 tuần liền để đi công tác các tỉnh, hoặc phải đi làm đêm hôm, lặn lội ở những địa điểm không mấy hấp dẫn như trong ống cống hạ ngầm cáp đô thị, để làm tin, làm phim…
“Tôi cho rằng, đó là những thứ giá trị nhất mình có thể chia sẻ tới sinh viên. Nhiều bài học đến từ cuộc sống và trong quá trình tác nghiệp – kể cả những thất bại mà thầy phải trả giá đắt – thì giờ trở thành những bài học miễn phí cho sinh viên. Nếu ghi nhớ, thì sau này ra trường đi làm, đó sẽ là những kinh nghiệm giúp các em không phải trả giá một lần nữa. Trong lĩnh vực báo chí – truyền thông, cái giá đắt nhất là không có cơ hội để tạo ra sản phẩm – không được lãnh đạo giao việc và khi làm ra sản phẩm mà không được công chúng đón nhận”.
Thầy giáo trẻ tại The New York Times.
Dù vậy, giảng viên sinh năm 1986 này cũng phải thừa nhận, trong thời đại công nghệ số cũng đặt ra nhiều bài toán khó buộc các thầy cô giáo phải tự thay đổi mình.
“Bây giờ nguồn học liệu đều là những dữ liệu mở. Cái khó của người thầy là sinh viên giờ đây có thể tự tìm kiếm, trau dồi. Thậm chí, có những em cũng rất sáng tạo. Nhiều khi nhìn sản phẩm của sinh viên làm, chính thầy cô cũng phải tự đặt câu hỏi: “Mình đã bị lạc hậu chưa?”.
Để không bị lạc hậu, theo thầy Đồng Anh, giáo viên cũng phải “chuyển mình” ở mức cao hơn, liên tục phải thay đổi và cập nhật chứ không thể hài lòng với những gì mình đang có.
“Ngay trong bài giảng, giảng viên cũng phải làm mới qua hàng năm chứ không thể dùng những bài học từ 10 – 20 năm trước để áp dụng cho hiện tại. Vai trò của giáo viên giờ đây cũng nặng hơn, không đơn giản chỉ truyền thụ một cách nhàm chán, mà phải đổi mới nội dung và cả những phương tiện, công cụ hỗ trợ để bắt kịp với xu hướng. Nếu không đổi mới, giảng viên chắc chắn sẽ bị tụt hậu”, nam giảng viên chia sẻ.
Anh Đồng Anh chia sẻ, khi còn học tập tại Singapore, anh từng có cơ hội gặp gỡ, nói chuyện về giáo dục với cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu trên đường đi học về.
Thấy một du học sinh đạp xe đi học để tiết kiệm tiền đi xe buýt, vị cựu Thủ tưởng lấy làm lạ vì “chẳng phải phương tiện công cộng ở đây rất tốt và rẻ hay sao?”.
Cậu sinh viên người Việt trả lời rằng: “Đúng là rất tốt, nhưng nó chỉ rẻ so với thu nhập của người dân Singapore, còn đối với sinh viên quốc tế như tôi thì nó không hề rẻ, khi mà giá vé cho sinh viên là 50 SGD/tháng. Còn tôi thì chỉ có khoảng 500 SGD cho tất cả mọi thứ: từ thuê nhà đến ăn ở, đi lại, còn phải tiết kiệm một khoản đề phòng”.
Nghe vậy, vị cựu Thủ tướng 80 tuổi khi ấy hỏi lại: “Singapore có thể làm gì để cải thiện không?”. Cậu sinh viên người Việt sau đó đã chia sẻ về những cảm nhận của mình, cả những bất cập và “cú sốc” của mình khi mới đến Singapore.
Dù chỉ có 10 phút ngắn ngủi, nhưng điều đó đã khiến cậu sinh viên người Việt ấn tượng bởi sự sẵn sàng lắng nghe từ người cha của đất nước Singapore hiện đại. Hai từ “no regrets” (không hối hận) – sống để không bao giờ hối hận về những việc mình đã làm hoặc chưa làm – là hai từ mà cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu tặng cậu du học sinh năm nào, giờ vẫn là kim chỉ nam, là triết lý giản đơn cho những nỗ lực làm mới mình của một giảng viên trẻ, để không bị tụt hậu so với chính sinh viên của mình.Thúy Nga
Thầy giáo giải phẫu lên lớp chỉ với… hộp phấn màu
Lên lớp chỉ với một hộp phấn màu mới được “nâng cấp”, không mang theo laptop chứa bài giảng điện tử, nhưng thầy Nguyễn Đức Nghĩa, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu, ĐH Y Hà Nội vẫn có thể biến môn học khó nhằn trở nên trực quan, dễ nhớ.
">Nguyễn Đồng Anh: Giảng viên 8X từng tác nghiệp ở nhiều điểm nóng
Nhận định, soi kèo Bunyodkor vs Surkhon Termiz, 22h00 ngày 28/3: Tin vào cửa dưới
Tin sao Việt 2/2: Chị Hà - vợ NSND Công Lý - chia sẻ: "Sáng ra trời nồm ẩm, mình đang trong cơn mê ngủ. Mở mắt thấy anh Lý lên đồ đi ra khỏi nhà mà tỉnh cả ngủ. Hôm nay, ăn mặc chỉnh tề. Còn đi luôn giày tây Hermes, lựa chọn đồng bộ với thắt lưng. Nghĩ bụng, trông vậy mà điệu lắm". Diễn viên Lê Giang và một số đồng nghiệp mừng cho Ngọc Trinh được hưởng án treo. Trên trang cá nhân, nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường cũng đăng hình ảnh mới của Ngọc Trinh và chia sẻ: ''Mặc dù không ưa vì nhiều lý do cá nhân nhưng cũng mong cô ấy sẽ gặp may mắn được khoan hồng hôm nay, chắc chắn cô ấy đã có bài học rất lớn trong cuộc đời của mình rồi!''. Ca sĩ Hồ Lệ Thu chia sẻ: Ai bảo một mình là buồn nhỉ/ Ngắm nhà ngắm ánh lửa nhảy vui. Á hậu Hà Thu đẹp rạng ngời trong phòng thu. Ca sĩ Elvis Phương được người quen làm thơ tặng dịp sinh nhật thứ 79. Siêu mẫu Vũ Thu Phương thăm vườn. Nhạc sĩ Võ Hoài Phúc bên vợ kém tuổi. Ca sĩ Dương Hoàng Yến đu trend "Bỉ ngạn vàng", khẳng định vẫn độc thân. Ca sĩ Hoàng Yến Chibi bên mâm cúng ông Táo tươm tất. Diễn viên Bình Tinh đến thắp hương cho cố NSƯT Vũ Linh. Ca sĩ Mỹ Lệ khoe vườn nở đầy hoa. => Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Lã My
Kiều Trinh: Qua 3 mối tình, mẹ đơn thân 3 con, vẫn được người nước ngoài săn đón"Dù tôi chỉ đóng vai nhỏ trong vài phim nhưng họ chào đón tôi như một ngôi sao từ lúc xuống sân bay" – Kiều Trinh chia sẻ.">Sao Việt 2/2/2024: Sao Việt mừng Ngọc Trinh được khoan hồng, Công Lý 'lên đồ'
Ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT). Ảnh: Lê Mỹ Ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), cho biết trong thời đại chuyển đổi số, tài sản số đang trở thành một yếu tố quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế số thời gian tới.
Không giống các loại tài sản truyền thống, tài sản số bao gồm nhiều dạng thức như dữ liệu, nội dung số, tiền mã hóa, NFT, hay các phần mềm trí tuệ nhân tạo.
Những loại tài sản này không chỉ định hình cách thức doanh nghiệp vận hành, mà còn thay đổi cách nền kinh tế toàn cầu kết nối và tăng trưởng.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã triển khai những chính sách pháp lý quan trọng về tài sản số. Cụ thể, Hoa Kỳ tập trung vào việc bảo vệ người tiêu dùng, xác định rõ ràng quyền sở hữu tài sản số và các quy định về giao dịch tiền mã hóa thông qua Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và các cơ quan liên quan.
Liên minh châu Âu ban hành Đạo luật Quản lý Tài sản số (MiCA), tập trung vào việc điều chỉnh các loại tài sản mã hóa và hệ thống thanh toán liên quan, đảm bảo tính minh bạch, an toàn, và ổn định tài chính.
Hay Singapore xây dựng môi trường pháp lý linh hoạt và hỗ trợ đổi mới, thông qua các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ blockchain, đồng thời tăng cường quản lý rủi ro tài chính.
Theo ông Lê Nam Trung, những kinh nghiệm này cho thấy, một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
Tuy nhiên, ông Lê Nam Trung cũng cho rằng, tài sản số là một vấn đề mới, phức tạp, hiện trên thế giới cũng chưa có khung pháp lý đầy đủ về vấn đề này.
Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số bước đầu có quy định một số nội dung cơ bản về tài sản số như định nghĩa, tiêu chí xác định, nguyên tắc quản lý và trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đề cập đến trách nhiệm và quyền lợi người tiêu dùng.
Đây là các quy định mang tính khung, các nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết loại hình, tiêu chí, nguyên tắc quản lý tài sản số, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Các bộ chuyên ngành tiếp tục hướng dẫn chi tiết trong từng lĩnh vực.
Các nội dung trong dự thảo luật về tài sản số được xây dựng theo định hướng đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, nâng cao chất lượng, bảo đảm tính ổn định của các luật.
“Hiện dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số với các nội dung tiếp thu các ý kiến từ các đại biểu quốc hội, tiếp tục được hoàn thiện và chỉnh sửa, dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 5/2025”, ông Lê Nam Trung nói.
Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA). Ảnh: Lê Mỹ Đánh giá về tầm quan trọng của tài sản số, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết chuyển đổi số tạo ra Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số nhưng lại chưa có quy định về tài sản số.
Trong khi đó, theo Triple-A, năm 2024, Việt Nam có hơn 17 triệu người sở hữu tài sản mã hoá, xếp hạng 7 trên toàn cầu – hơn 85% người làm nghề tự do sở hữu tài sản mã hoá nằm trong top 1 toàn cầu và 34% người làm nghề tự do chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hoá (crypto); số liệu từ Chainalysis cũng cho thấy, đã có hơn 105 tỷ USD dòng vốn từ thị trường blockchain vào Việt Nam năm 2023 – 2024 với lợi nhuận thu về gần 1,2 tỷ USD vào năm 2023.
Chính vì thế, việc dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số dự kiến được Quốc hội thông qua vào quý 2/2025 sẽ tạo ra hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi người dùng; thúc đẩy kinh tế số; hoà nhập các tiêu chuẩn quốc tế về tài sản số.
Cộng đồng doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ trong các hoạt động giao dịch, đầu tư, thừa kế… với tài sản số; tìm thấy cơ hội trong nền kinh tế số từ các công nghệ AI, IoT, Blockchain… Mở ra cơ hội cho người dùng cá nhân trong đầu tư, giao dịch tài sản số hợp pháp.
Đồng thời, tác động dài hạn của luật đến nền kinh tế số như: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số; thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp; cải thiện vị thế quốc tế của Việt Nam; tăng cường quản lý và giảm rủi ro; đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ.
Theo ông Phan Đức Trung, với việc tài sản số được quy định trong 6 điều của dự thảo luật Công nghiệp Công nghệ số, tập trung vào việc làm rõ khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc và trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản số; trong đó định nghĩa về tài sản số đã bao trùm tài sản mã hoá là một định nghĩa chuẩn, tương đồng với các quy định trong các điều luật của Mỹ và nằm trong các tiêu chuẩn kế toán quốc tế.
Phó Chủ tịch thường trực VBA đánh giá: “Luật Công nghiệp Công nghệ số ra đời mang tính thúc đẩy nhiều hơn là quản lý; Luật tham chiếu đến nhiều lĩnh vực và từ khoá quan trọng như AI, IoT, bán dẫn, nhưng có lẽ tài sản số là từ khoá quan trọng tác động vô cùng lớn tới hệ thống luật pháp Việt Nam sau khi thông qua”.
">Luật Công nghiệp Công nghệ số sẽ mở ra cơ hội giao dịch tài sản số hợp pháp
Theo lịch, buổi chiều ngày 24/6 các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 mới đến điểm thi để làm thủ tục nhưng sáng nay, tại điểm thi THCS và Dân tộc nội trú A Lưới đã ghi nhận nhiều trường hợp đến “khảo sát” trước điểm thi của mình.
Cán bộ kiểm lâm 37 tuổi Hồ Văn Nhuận lần đầu dự thi THPT quốc gia Trong đó, anh Hồ Văn Nhuận (37 tuổi, trú thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, TT-Huế) là một trong những thí sinh được xem là “đặc biệt”. Bởi lẽ, đây là lần đầu tiên người đàn ông 37 tuổi này đi tham dự kỳ thi THPT quốc gia sau 15 năm nghỉ học phổ thông.
Chia sẻ với phóng viên, anh Nhuận cho biết, năm 2005, do điều kiện gia đình khó khăn, anh không hoàn thành chương trình lớp 12 nên không thể thi tốt nghiệp THPT. Năm 2008, anh đăng ký đi học trung cấp kiểm lâm tại Trường CĐ Nông lâm Đông Bắc (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
“Sau khi tốt nghiệp, tôi được nhận về công tác tại Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) TT-Huế, rồi chuyển sang làm kiểm lâm tại khu Bảo tồn Sao La thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh TT-Huế. Trạm kiểm lâm nơi tôi công tác nằm sâu trong khu bảo tồn, cách trung tâm huyện A Lưới gần 60 km”, anh Nhuận chia sẻ.
Các thí sinh làm thủ tục dự thi tại một điểm thi trên địa bàn TP Huế chiều ngày 24/6
Gần 10 năm gắn bó với công tác bảo vệ rừng, anh Nhuận vẫn mơ ước lấy được tấm bằng tốt nghiệp phổ thông. Năm 2018, biết có lớp học bổ túc tại Trường THCS A Roàng, anh đăng ký theo học để lấy lại kiến thức căn bản, hoàn thành bậc học phổ thông.
Chia sẻ về kỳ thi THPT quốc gia 2019, anh Nhuận cho biết:
“Tôi có hai con, con trai lớn sang năm sẽ thi THPT quốc gia. Năm nay, tôi đăng ký đi thi vừa phục vụ công việc sau này, nhưng cũng để con tôi nhìn gương mà cố gắng học tập. Tôi tự tin sẽ thành công vì đã chuẩn bị kỹ kiến thức cho các môn thi”.
Năm 2019, tỉnh TT-Huế có 12.410 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia với 31 điểm thi và 519 phòng thi. Trong khi đó, thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, kỳ thi THPT năm nay toàn tỉnh có 7.915 thí sinh đăng kí dự thi. Để đáp ứng tốt công tác kỳ thi, Sở GS-ĐT tỉnh Quảng Trị bố trí 25 điểm thi với 333 phòng thi phục vụ thí sinh.
Quang Thành
Đắk Lắk "mặc" túi nilon cho bài thi
Hơn 20 nghìn thí sinh tại Đắk Lắk sẵn sàng bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2019 và mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất.
">Con học lớp 11, cha lần đầu dự thi THPT quốc gia tại TT