'Cò' hét giá đất Biên Hòa lên tận nóc
6 xã thuộc TP Biên Hòa gồm Hiệp Hòa,òhétgiáđấtBiênHòalêntậnnóbảng xếp hạng ngoại hạng Tân Hạnh, Hóa An, Phước Tân, Tam Phước, An Hòa chính thức lên phường từ ngày 1-7, (hiện Biên Hòa chỉ còn 1 xã duy nhất là xã Long Hưng). Ngay sau đó, giá đất nền cũng như đất "trôi nổi" ở những khu vực này tăng chóng mặt, có nơi được đẩy lên gấp 3-4 lần so với thời điểm vài năm trước.
Đụng đâu cũng gặp "cò"
Trong vai người mua đất, chúng tôi có mặt tại khu vực gần cầu mới Hóa An (phường Hóa An) để tìm hiểu giá đất, một số "cò" đã nhao ra giới thiệu, sẵn sàng đưa khách đi tìm đất. Theo những "cò" này, giá đất tại đây đang tăng cao kể từ ngày xã được chuyển lên thành phường và giao dịch rất nhộn nhịp. Nói rồi một cò đất chỉ cho chúng tôi từng "mối" từ khu trung tâm phường đến các con hẻm và cả các khu đất ở cách xa, còn hoang vắng. Trừ những khu còn mang dáng dấp đồng ruộng hoặc còi cọc gần nghĩa trang, còn trong các con hẻm, khu dân cư đã tương đối đông đúc, "cò" hét giá đến 15-17 triệu đồng/m2.
Theo ghi nhận của phóng viên, khu vực phường Hóa An tuy không có cảnh cò đất rao bán nhộn nhịp nhưng nếu là người đi tìm mua đất, hỏi đâu cũng dễ bắt gặp những người mối mang, giới thiệu đất. Không chỉ "cò" mà cả những người dân trong khu vực cũng đều nói đất của họ đã tăng giá lên rất nhiều lần chỉ trong thời gian ngắn.
Ở phía bên kia TP Biên Hòa, các khu thuộc phường Tam Phước đất được hô với giá 16-17 triệu đồng/m2. Ở phường Phước Tân, dọc Quốc lộ 51, cũng tương tự. "Việc xã lên phường sẽ kéo theo cơ sở hạ tầng nhanh chóng phát triển và mọi thứ sẽ thay đổi nên giá đất tăng là đương nhiên" - một chủ đất ở phường Phước Tân nói.
Tại phường Hiệp Hòa, tức Cù Lao Phố, nơi được coi là "đảo ngọc", cù lao xanh nay của TP Biên Hòa, đang được quy hoạch phát triển nên giá đất ở đây đã tăng rất cao. Thậm chí được đánh giá là khu vực "sốt" nhất địa bàn tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, đất nông nghiệp trên địa bàn phường đang được hét với giá 9-10 triệu đồng/m2, đất ở có nơi rao đến 30 triệu đồng/m2. "Nơi đây được quy hoạch thành đô thị xanh hiện đại giữa trung tâm TP nên giá đất cao là bình thường (!?)" - một chủ đất khẳng định.
Bảng cảnh báo chính quyền địa phương dựng ở phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Ảnh hưởng lớn đến công tác đền bù
Theo ghi nhận của phóng viên, việc giá đất ở các xã mới lên phường tăng cao còn kéo theo giá đất ở các phường trung tâm TP Biên Hòa tiếp giáp các phường nói trên được đẩy lên khá nhiều. Tại phường An Bình, Tam Hiệp, Tân Hiệp, Tân Phong, hiện đất được rao giá tùy theo khu vực từ 17-33 triệu đồng/m2. Ở các phường Bửu Hòa, Tân Vạn nhiều khu vực được kêu giá từ 20-22 triệu đồng/m2.
Nhiều môi giới nhà đất lâu năm ở Biên Hòa cho biết hiện giá nhà đất tại nhiều khu vực ở TP Biên Hòa đã tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với vài năm trước.
Tuy nhiên có một thực tế là dù giá đất tăng cao nhưng giao dịch thực tế diễn ra không nhiều, các sàn môi giới khá yên ắng. Theo nhân viên tại một sàn môi giới, nhiều khả năng giá đất được đẩy lên cao giữa những người đầu cơ, còn người có nhu cầu ở thực thì không đủ khả năng mua hoặc không mấy tha thiết. Người này còn cho biết từ nhiều tháng trước, khi mới có thông tin các xã sẽ thành phường, đã có nhiều người từ xa tìm về đây để gom đất.
Trước thực trạng giá đất tăng đột biến ở một số khu vực, UBND TP Biên Hòa đã có cảnh báo. Tỉnh Đồng Nai và TP Biên Hòa cũng đã có nhiều cuộc họp nắm bắt tình thế để xử lý. Theo bà Nguyễn Ngọc Liên, Phó Chủ tịch UBND TP Biên Hòa, giá đất biến động tại một số khu vực trên địa bàn TP, xuất phát từ quyết định chính thức từ xã thành phường. Bà Liên đánh giá việc giá đất giao dịch trên thị trường bị đẩy lên quá cao sẽ ảnh hưởng lớn đến các dự án đang và sắp triển khai ở xung quanh. "Khi đó, việc tính toán bồi thường sẽ phải đặt trong một diễn biến mới để người dân đồng tình giao đất, nếu không công tác đền bù sẽ kéo dài" - bà Liên nhìn nhận.
Đất nông nghiệp cũng "nóng"
Thị xã Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) chính thức trở thành TP vào đầu tháng 7. Ngay sau đó, giá bán đất nông nghiệp tại đây đã tăng cao, có nơi gấp 3 lần thời điểm cách đây vài năm, đặc biệt có nơi cao gấp gần chục lần, dù không mấy người mua.
Các vùng xung quanh như huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Thống Nhất... của tỉnh Đồng Nai, giá đất nông nghiệp cũng vọt theo. Cách đây vài năm, các xã Bảo Quang, Bình Lộc, Hàng Gòn (TP Long Khánh) giá đất nông nghiệp chỉ từ 1-2 tỉ đồng/ha tùy vị trí nhưng nay giá đã lên đến 8-12 tỉ đồng/ha. Tại xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc), ở những vùng đất cằn cỗi vài năm trước chỉ khoảng trên 200 triệu đồng/ha hiện nay lên đến 600-700 triệu đồng/ha. Tại xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ), những năm trước đất rẫy vùng gần trung tâm bán khoảng 1-1,2 tỉ đồng/ha, giờ được đẩy lên gần 10 tỉ đồng/ha.
Theo tìm hiểu của phóng viên, giá đất nông nghiệp các huyện ở Đồng Nai tăng cao chủ yếu do nhiều người từ các vùng khác về mua để đầu cơ.
Theo Người lao động
Đồng Nai: Dân phản đối thu hồi đất ở Long Hưng
Cho là việc thu hồi đất làm đường chỉ phục vụ cho doanh nghiệp trong khi bồi thường, hỗ trợ quá thấp nên người dân phản ứng.
相关文章
Soi kèo góc Arsenal vs Tottenham, 3h00 ngày 16/1
Phạm Xuân Hải - 15/01/2025 05:25 Kèo phạt góc2025-01-18Kinh nghiệm cá nhân tôi thấy rằng dân tộc Việt Nam có những giá trị truyền thống vô cùng sâu sắc, những giá trị này đủ vững chãi để chúng ta nương tựa, giúp chúng ta vượt qua được những khó khăn của thời cuộc. Ta phải học hỏi, khám phá được những giá trị đó để có lợi lạc cho bản thân mình và trao truyền cho thế hệ mai sau.
Ngày Tết, đặt ra một vấn đề được nhiều người nhận định - là sự gắn kết của cha mẹ, con cái ngày càng có nhiều lỏng lẻo. Theo anh điều đó đúng không và nếu có thì nguyên nhân do đâu?
- Nội dung câu hỏi chỉ đúng trong một số trường hợp. Bản thân tôi nhận thấy hiện có rất nhiều gia đình mà sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái rất tốt.
Vậy câu hỏi cần đặt ra là điều gì khiến cho sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái ở một số gia đình bị lỏng lẻo trong khi ở một số gia đình khác lại không như vậy?
Chúng ta không phủ nhận đời sống hối hả hiện đại đã chi phối và tạo nhiều áp lực cho những cư dân hiện thời. Ai cũng phải vất vả cố gắng để hoàn thành tốt vai trò của mình. Vì vậy, có đôi khi chúng ta không còn tâm trí để ý tới những điều xung quanh, trong đó có cả những người thân yêu của mình.
Theo tôi, cả người lớn cũng như trẻ em cần học hỏi, trang bị cho mình những kỹ năng để quản trị đời sống, công việc, học tập để ta được tự chủ trong đời sống cũng như có thì giờ dành cho bản thân, những người thân yêu và những điều tuyệt vời khác trong cuộc sống.
Trở lại với sinh hoạt Tết, là dịp thích hợp để ngồi lại, để giãi bày, để nói với nhau những gì cần nói, thật cởi mở. Anh có gợi ý gì cho cha mẹ, các bạn trẻ về 'chương trình Tết' trong mỗi gia đình ngày nay?
- Mỗi gia đình đều có một chương trình Tết mang ý nghĩa riêng của mình. Đúng như anh nói, Tết là dịp thích hợp để ngồi lại, để giãi bày, để nói với nhau những gì cần nói, thật cởi mở. Tôi cho rằng mỗi gia đình có thể thêm vào chương trình Tết nhà mình một buổi 'Làm mới'.
Làm mới là thực tập nhìn lại tình trạng của mình và mối liên hệ giữa mình và người thân để có thể hóa giải buồn giận, phá tan mây mù của sự hiểu lầm, đem hạnh phúc trở về để nuôi lớn hạnh phúc ấy.
Làm mới cũng là dịp cho ta cơ hội để nói lời cảm ơn, xin lỗi chân thành, cơ hội để mỗi người cam kết không nghĩ, không nói năng, không hành động những gì làm tổn thương bản thân và những người thương của mình, cam kết chỉ nghĩ suy, nói năng và làm những gì có thể vun bồi được hiểu biết và thương yêu mà thôi.
Xin cảm ơn anh!
Nét đẹp lì xì cần được phát huy đúng
Với câu chuyện lì xì Tết, sau đây là góc chia sẻ của Ths. Trần Thị Lê Dung (Giảng viên ĐH KHXH&NV TP.HCM), chị đang làm nghiên cứu sinh tại Canberra, Úc:
Ths. Trần Thị Lê Dung. Theo tôi, lì xì là một nét đẹp văn hoá lâu đời vào dịp Tết. Ngày nay trẻ vẫn hào hứng khi nhận lì xì nhưng ý nghĩa của nó cũng biến tướng đi ít nhiều. Việc dạy con trẻ về văn hoá ngày Tết, trong đó có lì xì là hết sức cần thiết.
Người lớn có thể kể cho con nghe về tục lệ nhận lì xì để trẻ hiểu được ý nghĩa tục lệ tặng lì xì. Cha mẹ có thể dặn con phong bao lì xì là giúp xua đuổi quỷ dữ khi con ngủ nên trẻ không nên xé bọc lì xì ra. Cha mẹ có thể dạy con cách thưa gửi, chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi chúc Tết. Dạy con cách cảm ơn khi nhận phong bao lì xì. Những việc làm này của trẻ sẽ khiến tất cả mọi người hài lòng.Khi hết 3 ngày Tết, cha mẹ có thể giúp con mở các phong bao lì xì. Nếu các con đã đến tuổi sử dụng tiền, từ 8 tuổi trở lên thì cha mẹ có thể giúp con sử dụng hợp lý số tiền đó.
Cha mẹ có thể thảo luận và gợi ý cách sử dụng số tiền này hợp lý như mua đồ dùng học tập, mua đồ chơi, sách hoặc để dành sử dụng dần trong một năm. Hiện nay, một số cha mẹ khuyến khích con bỏ vào sổ tiết kiệm mang tên con cũng là một cách làm hay.
Tôi nghĩ người lớn có vai trò quan trọng trong việc duy trì ý nghĩa của phong tục lì xì. Do đó, cha mẹ nên làm gương cho trẻ: không nên chê bai, so sánh tiền lì xì. Cha mẹ cũng nên tìm hiểu ý nghĩa của phong tục này để nói chuyện với trẻ, giúp cho trẻ hiểu và hành xử đúng.
Hương xuân phủ khắp làng hoa ngoại thành Sài Gòn
Làng hoa quận 12, TP. HCM đang vào vụ. Nông dân ráo riết chăm sóc đêm ngày để hoa tươi tốt phục vụ tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
'/>Con cái chúng ta học gì từ Tết
Kèo vàng bóng đá West Ham vs Fulham, 02h30 ngày 15/1: Khách đáng tin
Hư Vân - 14/01/2025 13:05 Kèo thơm bóng đá2025-01-18
最新评论