![]() |
Một tiết dạy học qua truyền hình được triển khai ở TT-Huế trong năm học trước. |
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Tân – GĐ Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế cho biết, tùy vào diễn biến dịch bệnh Covid-19 và tình hình thực tế, các đơn vị chuẩn bị các điều kiện để thực hiện kế hoạch dạy học theo một hoặc kết hợp nhiều phương án.
Trong đó, nếu không thể học trực tiếp, học sinh lớp 1, 2 và 6 sẽ học qua truyền hình. Các khối lớp còn lại học trực tuyến.
Theo Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế, quyết định không dạy online cho các em học sinh thuộc các khối lớp nói trên được đưa ra sau khi cân nhắc cặn kẽ.
“Học sinh lớp 1 còn chưa biết chữ, làm sao học trực tuyến được. Chúng ta không biết dịch đến bao giờ, diễn biến ra sao nên cần xây dựng chương trình dạy học cho lớp 1 với thời lượng phù hợp, phụ huynh có thể học cùng con.
TT-Huế quyết định dạy qua truyền hình nhằm thuận lợi cho cả học sinh, phụ huynh và nhà trường”, ông Tân nói.
"Với tình hình thực tế của địa phương, không còn cách nào khác ngoài dạy học qua truyền hình cho học sinh lớp 1, lớp 2 sống ở vùng giãn cách, không thể đến trường. Đồng thời, hướng dẫn phụ huynh giám sát, đồng hành cùng con học.
Các bài giảng sẽ được lưu lại trên trang web. Học sinh có thể vào xem lại nhiều lần để nắm được bài học. Cùng với học sinh lớp 1, lớp 2 thì bắt đầu từ năm sau, các em học sinh lớp 6 sẽ học theo Chương trình đổi mới của Bộ GD-ĐT.
Vì vậy, Sở cũng xem xét đưa phương pháp dạy học qua truyền hình với khối lớp này, giúp các em nắm bắt được chuyên môn, hứng thú với chương trình mới”, ông Tân thông tin.
![]() |
Ông Nguyễn Tân – GĐ Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế. |
Chia sẻ với PV, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế cũng nhấn mạnh những khó khăn gặp phải khi triển khai phương thức dạy này.
"Ở vùng "xanh", giáo viên có thể kèm cặp theo nhóm nhỏ, hạn chế đến mức thấp nhất số lượng học sinh không học được gì trong thời gian có dịch.
Nhưng ở những vùng "đỏ", vùng đang thực hiện giãn cách xã hội, các vùng miền núi…do những khó khăn về điều kiện, hoàn cảnh kinh tế nên khi triển khai, chắc chắn gặp không ít khó khăn”, ông Tân chia sẻ.
Để chuẩn bị tốt cho việc dạy học qua truyền hình, Sở GD0ĐT tỉnh TT-Huế đã tập huấn cho hơn 100 giáo viên, chuẩn bị tốt nhất mọi điều kiện cơ sở vật chất đưa phương pháp giảng dạy này vào áp dụng trong năm học mới.
“Có thể, 1 đến 2 tháng nữa, dịch được kiểm soát, học sinh trở lại trường học bình thường. Nhưng bài giảng trên truyền hình trong giai đoạn này là kinh nghiệm quý cho giáo viên toàn tỉnh, đặc biệt giáo viên ở vùng sâu, vùng xa”, ông Tân nói thêm.
Tự tin hiệu quả
Người đứng đầu ngành GD-ĐT tỉnh TT-Huế thông tin, đây không phải là lần đầu tiên địa phương này triển khai phương án dạy học qua truyền hình bởi trong năm học trước, phương pháp này cũng đã được Sở triển khai.
Chuẩn bị bước vào năm học mới 2021 – 2022, Sở GD-ĐT TT-Huế đã làm việc, trao đổi với đài truyền hình nhằm tạo điều kiện cho ngành giáo dục, dành thời gian ngoài chương trình thời sự để phát sóng các bài giảng, ưu tiên khung giờ phù hợp cho học sinh lớp 1 - thời điểm phụ huynh có thể đồng hành (buổi trưa hoặc trước hay sau chương trình thời sự).
Dự kiến, học sinh lớp 1 sẽ học 20-25 phút/tiết thay vì 35 phút như khi học trực tiếp. Chương trình sẽ dạy những kiến thức cần thiết nhất, thiết kế bài giảng phù hợp với tiết học không tương tác được với học sinh.
“Chúng tôi sẽ dạy Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Đạo đức. Các môn khác không phải không quan trọng nhưng có thể lùi lại, đợi khi học sinh đến trường học”, ông Tân nói.
Cũng theo ông Tân, thực tế, những kiến thức ban đầu của lớp 1 không phức tạp, chủ yếu giáo viên, phụ huynh hướng dẫn để các em biết cách học, tiếp cận, nắm được kỹ năng cần thiết.
Song song với bài giảng qua truyền hình, giáo viên thông qua Zoom hoặc Zalo để thông tin giờ phát sóng, theo dõi, nắm bắt tình hình học tập của học sinh, sẵn sàng cho kế hoạch tiếp.
Việc kiểm tra, giao bài tập vẫn theo thiết kế của sách giáo khoa, tức có phần vận dụng. Nhìn chung, việc tổ chức học gần giống như khi học sinh học trực tiếp. Nếu có bài tập, giáo viên sẽ giao và kiểm tra.
TT-Huế phấn đấu với các môn dạy qua truyền hình cho lớp 1, lớp 2 và lớp 6, chất lượng đạt được như học trực tiếp. Đương nhiên, với một số học sinh khó khăn trong việc tiếp cận, việc học có thể không được như những em khác.
Do đó, khi trở lại trường, giáo viên sẽ rà soát, những em nào chưa theo kịp sẽ được bố trí kèm cặp để đảm bảo các em đạt yêu cầu của chương trình.
Phú Yên: Đầu tư gói thiết bị dạy học trực tuyến Ở Phú Yên, toàn tỉnh vẫn còn 107 trường học được trưng dụng làm khu cách ly y tế, khu vực tiêm chủng văc xin Covid-19 hoặc lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Ông Trần Khắc Lễ, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên cho biết: Để chuẩn bị cho năm học mới trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, có 3 phương án dạy học chính được áp dụng là trực tiếp, trực tuyến và dạy học linh hoạt. Tỉnh Phú Yên ưu tiên dành nguồn lực để các địa phương triển khai áp dụng hình thức học trực tuyến. Bên cạnh đó, hỗ trợ tối đa cho học sinh để các em thuận lợi trong việc học tập. Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên khẳng định: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng việc khai giảng năm học mới sẽ diễn ra đúng vào ngày 5/9 bằng hình thức phù hợp. Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã thống nhất đầu tư gói thiết bị dạy học trực tuyến cho học sinh bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Việc dạy học trưc tuyến được tổ chức thống nhất và có tính hệ thống trong quản lý, lưu trữ. Đối với tiểu học và mầm non các trường phải tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh học sinh chăm sóc, giáo dục học sinh. Việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ phải được xem xét điều chuyển phù hợp giữa các địa phương và các cấp học. |
Quang Thành - Trâm Trân
Sở GD-ĐT TP.HCM quy định dù học trực tuyến nhưng các bài kiểm tra, đánh giá định kỳ và kiểm tra lại kết quả học tập của học sinh được thực hiện trực tiếp tại trường. Trong trường hợp bất khả kháng có thể kiểm tra trực tuyến.
" alt=""/>Thừa Thiên Huế cho trẻ lớp 1, lớp 2 học qua truyền hìnhVào năm 2017, William, con trai của Tiến sĩ Yin, bất ngờ được nhiều người biết đến khi giành được giải thưởng Premier Premier Award Award - danh hiệu cao nhất của học sinh trung học Mỹ.
Sau đó, William tiếp tục được nhận vào 6 trường đại học thuộc Ivy League, cũng như các trường đại học hàng đầu khác của Mỹ là MIT và Stanford. Cuối cùng, William quyết định theo học tại ĐH Stanford.
Cô con gái của Tiến sĩ Yin cũng có thành tích không kém gì anh trai mình. Mới đây, cô nhận được tin vui khi một số trường hàng đầu của Mỹ đã gửi thư mời nhập học, trong đó có Trường ĐH Cornell, một trong những ngôi trường thuộc khối Ivy League. Tuy nhiên, cô đã lựa chọn trở thành tân sinh viên Trường ĐH Vanderbilt vào mùa thu này.
William, con trai của Tiến sĩ Yin phát biểu trước 635 học sinh toàn trường trong lễ tốt nghiệp năm 2017.
William hiện đang học về máy tính ở Stanford. Cậu yêu thích âm nhạc và tích cực tham gia vào ban nhạc của trường. Ngoài ra, William thích thử sức với tất cả mọi thứ khiến cậu cảm thấy tò mò. Còn em gái của William, mặc dù chưa vào đại học nhưng cô đã rất quan tâm đến kiến thức sinh học và y khoa.
Để dạy hai con thành công như ngày hôm nay, theo Tiến sĩ Yin, cha mẹ cần hướng dẫn con hình thành quan điểm cá nhân, tìm ra sở thích và phát triển chuyên môn của mình.
Ông cũng đã tóm tắt quy tắc 6 – 3 – 1 tương ứng với 3 giai đoạn tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông mà bản thân đã áp dụng trên hành trình dạy 2 con.
6 nhiều (Chú ý giai đoạn tiểu học)
Nói nhiều hơn
Con gái Tiến sĩ Yin vốn là một đứa trẻ nhút nhát. Những năm học cấp 1, khi muốn đi vệ sinh, cô bé chỉ dám hướng mắt về phía nhà tắm chứ không dám nói với cô giáo. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi hoàn toàn khi lên cấp 2, cô bé trở thành một người dẫn chương trình thường xuyên của trường.
Quá trình thay đổi này là nhờ vào sự chỉ bảo, hướng dẫn của cha mẹ. "Ngay cả khi đứa trẻ đang nói những điều vô nghĩa, hãy cứ để cho chúng nói. Cha mẹ nên tích cực tranh luận với con, khuyến khích chúng nói ra suy nghĩ của bản thân”.
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Yin, có một chi tiết nhỏ cha mẹ cần lưu ý. Người lớn thường cao hơn trẻ em. Điều này khiến trẻ cảm thấy không gần gũi khi chúng phải ngước lên để nói chuyện với cha mẹ. Vì thế, các bậc phụ huynh có thể ngồi xuống khi nói chuyện với con cái để chúng cảm thấy không có bất kỳ khoảng cách nào với cha mẹ.
Nhìn nhiều hơn
Dù là bảo tàng, công viên hay sở thú, cha mẹ vẫn nên cố gắng đưa trẻ đi khám phá. Điều này không chỉ giúp trẻ mở rộng kiến thức mà còn giúp chúng cảm nhận được vẻ đẹp muôn màu của thế giới.
Suy nghĩ nhiều hơn
Đừng áp đặt đứa trẻ rằng phải luôn vâng lời mới là ngoan ngoãn. Hãy đặt câu hỏi để trẻ tích cực suy nghĩ và tìm kiếm câu trả lời. Kể cả khi bạn không trả lời được câu hỏi ấy, hãy hướng dẫn chúng tự tìm câu trả lời phù hợp.
Viết nhiều hơn
Viết không chỉ giúp trẻ giải tỏa tâm trí và rèn luyện khả năng tư duy logic mà còn là một kỹ năng quan trọng chúng sẽ phải sử dụng trong học tập và làm việc trong tương lai.
Yêu nhiều hơn
Được quan tâm, yêu thương là điều quan trọng hình thành nên tính cách của một đứa trẻ và cũng sẽ đem đến cho chúng những bất ngờ trong tương lai.
Tiến sĩ Yin đưa ra một ví dụ. Hai người con của ông học piano từ những năm đầu tiểu học nhưng không đi theo con đường chuyên nghiệp. Chúng cũng không tham gia vào bất cứ hoạt động thi đấu hay biểu diễn nào.
Vậy làm thế nào để chúng có động lực luyện tập đàn?
Hàng xóm của gia đình Tiến sĩ Yin là một cặp vợ chồng già. Cặp vợ chồng này thường bảo hai đứa trẻ biểu diễn một số tiết mục để tặng cho họ. Buổi biểu diễn được hoan nghênh khiến chúng cảm thấy thích thú và tích cực luyện tập hơn.
Vận động nhiều hơn
So với trẻ em của nhiều quốc gia khác, trẻ Trung Quốc thường ít vận động hơn trong các môn thể thao, mặc dù điều đó đã cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Yin cho rằng, trong quá trình trẻ chơi thể thao, nên có nhiều người luyện tập cùng chúng. Đây cũng là một hoạt động tốt cho cả cha mẹ và trẻ.
Tiến sĩ Yin Yongyi chia sẻ triết lý giáo dục con cái "6-3-1" của mình
3 mở rộng (Chú ý giai đoạn Trung học cơ sở)
Mở rộng giao lưu kết bạn
Giai đoạn Trung học cơ sở rất quan trọng trong việc hình thành thế giới quan về cuộc sống. Trong giai đoạn này, trẻ phải được khuyến khích kết bạn nhiều hơn.
Cha mẹ đừng bao giờ giới hạn việc giao lưu kết bạn của con chỉ vì sợ con gặp phải "bạn xấu". Cha mẹ cũng không nên phân biệt đối xử hay khuyến khích con chỉ chơi với một nhóm bạn nhất định.
Một bà mẹ lo lắng rằng, con của chị luôn cảm thấy các bạn trong lớp là những đứa trẻ con và không cùng chung suy nghĩ với chúng. Theo Tiến sĩ Yin, tâm lý "trưởng thành" của trẻ là điều hoàn toàn bình thường.
Trong trường hợp này, cha mẹ có thể gợi ý con khám phá những điểm mạnh của các bạn trong lớp cũng như khuyến khích chúng tương tác với những đứa trẻ lớn hơn.
Mở rộng tài năng
Thời gian trung học cơ sở nên là lúc trẻ được tìm hiểu sở thích của mình và biết được đầu là lĩnh vực sở trường, đâu là điều bản thân cảm thấy yêu thích.
Mở rộng kiến thức về khoa học
Tiến sĩ Yin cho rằng, ngoài nghệ thuật, trẻ cũng nên được tăng cường tiếp xúc với các môn khoa học. Nếu có thể tìm thấy lĩnh vực yêu thích trong giai đoạn này, trẻ có thể lấy đó làm định hướng phát triển cho tương lai.
1 đột phá (giai đoạn trung học)
Sau khi trẻ nhận ra những điều bản thân cảm thấy thích thú ở giai đoạn trung học cơ sở, giai đoạn trung học phổ thông là lúc trẻ nên bắt đầu thực hiện mục tiêu "tấn công" và nghiên cứu sâu lĩnh vực ấy để đặt nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.
Trường Giang (Theo Sohu)
Trò chuyện luôn là một trong những công cụ quan trọng giúp cha mẹ tạo ra mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con cái.
" alt=""/>Phương pháp '6Những lo lắng của bố mẹ đôi khi trở thành áp lực cho con cái (Ảnh minh họa)
Khi tôi nói: “Tôi không muốn con mình học giỏi”, chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên và phản đối. Cha mẹ ai chẳng muốn con mình thông minh, học giỏi? Mà học giỏi thì thật tốt quá, sau này sẽ có điều kiện để vào trường danh tiếng, xin được học bổng và đi học nước ngoài, …
Đầu tiên tôi xin công nhận là điều mọi người nói hoàn toàn đúng và xin đính chính: “Tôi không muốn con tôi phải học giỏi bằng mọi giá”.
Vậy tại sao không? Tôi xin nêu ra một số mặt chưa được của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, khối lượng kiến thức con em chúng ta phải học là thừa. Ví dụ, thừa ở kiến thức môn Toán cấp III. Trừ những em xác định sẽ đi chuyên sâu những môn tự nhiên theo nghề nghiệp, còn đối với các em đi theo khối xã hội thì chắc lên đại học sẽ hoàn toàn không cần đến kiến thức toán.
Ngoài ra, có những ngành yêu cầu học toán trong chương trình (ví dụ như kinh tế), nhưng sau này khi đi làm chắc chắn các em sẽ không cần đến kiến thức cao hơn là đạo hàm bậc 2, trừ khi các em đó muốn nghiên cứu chuyên sâu kinh tế về mặt lý thuyết.
Nhưng hiện nay khối lượng kiến thức con em chúng ta phải học là thiếu. Đó là thiếu kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học. Giáo trình Lịch sử không đầy đủ và có một số vấn đề đang bị các nhà sử học tranh luận. Môn Văn thiếu những tác phẩm văn học đương đại là những sản phẩm đề cập tới cấc vấn đề gần gũi với các em trong cuộc sống hiện tại, với ngôn ngữ hiện tại.
Hiển nhiên, nếu các em phải học về những vấn đề mà các em không hiểu, thấy xa lạ thì thật khó mà đòi hỏi các em say mê và thích thú. Kết quả là phần lớn các em sẽ học có tính chất đối phó.
Chắc nhiều người sẽ công nhận, phần lớn các em tốt nghiệp đại học xong muốn làm việc được sẽ phải học lại một số kỹ năng cơ bản, ví dụ như soạn thảo văn bản. Ở đây tôi không muốn nói tới việc xây dựng văn bản theo đúng quy định hành chính nhà nước. Tôi chỉ muốn nói tới việc xây dựng một văn bản một cách mạch lạc, đúng chủ đề.
Nếu các em đi học ở trường công lập, hoặc thậm chí ngay tại các trường tư hoặc dân lập nhưng do các giáo viên tư duy theo phong cách của trường công lập giảng dạy, có nhiều khả năng là các em sẽ trở thành… “đàn cừu”.
Các em được giới thiệu một số đề mẫu có sẵn, được cung cấp và phải học thuộc một số phương án giải quyết có sẵn, không khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo.
Hiện nay, một số nơi bắt đầu áp dụng phương thức ra đề mở để khuyến khích tư duy sáng tạo. Nhưng theo tôi, vấn đề hiện nay là đội ngũ giáo viên nói chung liệu đã đủ khả năng để chấm những bài tư duy ấy, có đủ khả năng chấp nhận lối tư duy khác chuẩn mực của các em hay không?
Nếu các em đi học ở trường công lập, nhiều khả năng là các em sẽ phải mất nhiều thời gian để học thêm. Con cái một số người quen của tôi phải học đến hơn 10 giờ tối hàng ngày, mặc dù cháu mới học lớp 1.
Như vậy khó mà đòi hỏi các em còn niềm say mê học tập, khi mà nhu cầu tự nhiên ở lứa tuổi này của các em là chơi và phát triển về thể chất. Theo tôi, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý học đường như tật về mắt hay cột sống phổ biến hiện nay.
Cũng có thể vì các em phải dồn hết thời gian vào việc học nên không còn thời gian để chơi, tiếp xúc với các bạn khác cùng trang lứa; qua đó, manh nha hình thành các kỹ năng giao tiếp xã hội.
Thực tế ở nơi tôi làm việc, khi tiếp xúc với các em sinh viên tới thực tập, có những em thành tích học tập cao nhất trong nhóm chưa chắc đã là những người làm việc hiệu quả.
Vì vậy, tôi không muốn con tôi học giỏi nếu cái giá phải trả cho thành tích học tập là sự nhồi nhét kiến thức với một phần không nhỏ các kiến thức có được không có giá trị thực tiễn cao; nếu cái giá phải trả là việc cháu phải hy sinh thời gian để vui chơi với các bạn cùng trang lứa; nếu cái giá phải trả là áp lực thành tích học tập và áp lực ngay từ trong gia đình; nếu cái giá phải trả là sự mất đi khả năng tư duy độc lập và sáng tạo; nếu cái giá phải trả là thiếu những kỹ năng giao tiếp xã hội, …
Cái tôi mong muốn là con tôi có được niềm đam mê khám phá cái mới, phát triển được khả năng tư duy độc lập, logic và nếu có thể thì sáng tạo, phát triển những kỹ năng xã hội.
Tôi mong mỗi ngày cháu đến trường là một ngày vui, để cháu coi việc đến trường là cơ hội chơi với các bạn, được thực sự học cái mới mà bản thân cháu thấy thú vị. Và hơn hết, cháu sẽ không thấy bị áp lực hay tự ti khi các bạn có thành tích học tập cao hơn mình.
Vậy nên thành tích học giỏi không phải là ưu tiên số một mà tôi trông đợi ở con tôi. Tôi chỉ muốn con tôi lớn lên thành người bình thường.
Những chia sẻ của anh K. đã nhận được sự đồng tình của nhiều phụ huynh khác. Chị Phạm Mai, một phụ huynh tại Hà Nội, chia sẻ: “Từng là một học sinh chuyên nhiều năm liền đi thi học sinh giỏi các cấp, tôi không muốn con mình bị cuốn vào vòng xoáy của học hành, thi cử. Tôi mong con “né” việc thi cử càng nhiều càng tốt. Cách học và thi hiện nay không giúp được gì nhiều cho các con trong công việc và cuộc sống tương lai. Việc thi cử đang có xu hướng bị coi trọng quá mức, thậm chí đó còn được coi là cách duy nhất để buộc trẻ phải học. Vì vậy, tôi không chấp nhận con mình phải học giỏi bằng mọi giá. Tôi chấp nhận việc con không đạt điểm cao trong các kỳ thi ở trường, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc để mặc con dốt nát, kém cỏi. Tôi luôn để con có thời gian tự tìm hiểu, tự nghiên cứu, học tập và rèn luyện. Tôi hướng con tới việc học thực chất, giúp con hình thành năng lực tự học, một năng lực mà con sẽ cần đến trong suốt cuộc đời để có thể thích ứng với mọi thay đổi bất ngờ trong cuộc sống”. Cũng từng là người phải chịu áp lực thi cử, học hành trong suốt thời gian phổ thông khi học trường chuyên, chị Mai Thị Hồng cho biết: “Tôi muốn con được học tập trong môi trường an toàn nhất. Do vậy, thay vì ép con học liên tục, tôi rèn cho con khả năng tự học, coi học hành là động lực, niềm vui chứ không phải áp lực. Con chưa từng lot vào “top” những học sinh dẫn đầu lớp, cũng hiếm khi được cô giáo tuyên dương về thành tích học tập, nhưng con luôn tự tin, vui vẻ, sẵn sàng hát hay “làm trò” trước đám đông. Tôi chấp nhận việc con không giành điểm cao trong các kỳ thi. Tôi chỉ mong con có tư duy độc lập và luôn cảm thấy vui vẻ”. |
Thúy Nga
Sau buổi họp phụ huynh, được cô giáo đưa lại một bài tập của cậu con trai đang học lớp 4 tại một trường tiểu học ở Hà Nội, vợ chồng anh Dư lặng người.
" alt=""/>Tại sao cựu học sinh trường chuyên không muốn con mình 'học giỏi bằng mọi giá”