Lương Bích Hữu chia sẻ về tai nạn bỏng nặng:Xuất hiện tại chương trình Ca sĩ ẩn danh tập cuối, Lương Bích Hữu khiến 5 vị khán giả đặc biệt gồm NSND Hồng Vân, Thanh Bạch, NSƯT Kim Tử Long, Dương Triệu Vũ, Bảo Thy bất ngờ.
Sau tấm màn nhung, Lương Bích Hữu tiết lộ các thông tin mình từng là thành viên của vài nhóm nhạc trước khi hoạt động solo, tham gia chương trình Tiếng hát truyền hình, chính thức bước chân vào con đường ca hát từ năm 2003,… Từ các dữ kiện trên, các vị khán giả đặc biệt phần nào đoán được ca sĩ ẩn danh là Lương Bích Hữu.
 |
Lương Bích Hữu hát “Hương ngọc lan” qua phần thế danh của diễn viên Ngân Quỳnh. |
Tuy nhiên, trong phần thể hiện ca khúc qua phần thế danh của nghệ sĩ Ngân Quỳnh, Lương Bích Hữu cố tình đổi giọng mình đi để “làm khó” ban bình luận. Tuy vậy, nhưng nốt cao đặc trưng của cô vẫn bị Bảo Thy phát hiện ra ở những đoạn cao trào.
Tại chương trình, Lương Bích Hữu cho biết ban đầu cô ước mơ làm giảng viên nên muốn tham gia các cuộc thi để lấy kiến thức, sau này truyền lại cho học trò của mình. Nhưng vì cơ duyên ca hát đến, cô hoạt động nghệ thuật đến nay đã được 17 năm.
Trong quá trình hoạt động nghệ thuật, dù hát nhóm hay solo, Lương Bích Hữu vẫn giữ được lượng khán giả riêng nhờ giọng hát đặc trưng và ngoại hình xinh đẹp. Tuy nhiên, thời gian gần đây cô ít xuất hiện trong các chương trình về âm nhạc cũng như chương trình truyền hình.
 |
Nữ ca sĩ kể lại khoảng thời gian khủng hoảng từng trải qua. |
Chia sẻ về biến cố đã qua trong đời, Lương Bích Hữu khiến nhiều người bất ngờ khi chia sẻ mình từng bị tai nạn bỏng nặng năm 2011. Khi ấy, nữ ca sĩ đang ngồi trong cánh gà chờ đến giờ mình diễn thì sân khấu bên ngoài bị cháy vì diễn viên xiếc gặp sự cố. Không kịp phản ứng, nữ ca sĩ đã bị bỏng nặng.
“Lúc đó hoảng loạn ai cũng chạy không biết xung quanh thế nào. Biển lửa đó đã thiêu đốt toàn thân tôi, chính ba là người lấy áo dập lửa cháy trên người và đưa tôi vào bệnh viện. Từ tóc, mặt, lông mày xuống đến mình, tay, chân của tôi đều bị cháy, bỏng nặng cấp độ hai”, giọng ca Cô gái Trung Hoakể lại.
Lương Bích Hữu kể cô phải nghỉ dưỡng hơn một năm mới trở lại bình thường. Trong thời gian đó, gương trong nhà cô bị che phủ toàn bộ, hơn một năm trời cô không dám soi gương tự nhìn mặt mình. Những chia sẻ của nữ ca sĩ khiến nhiều người xót xa.
 |
Lương Bích Hữu cho biết thời gian đó cô được truyền thông phỏng vấn nhiều nhưng không nhận lời vì nghĩ sẽ không đi hát nữa. |
“Một năm đó, tôi rơi vào tuyệt vọng, bế tắc, không dám nghĩ đến chuyện đi hát lại, càng không dám ra đường gặp mặt bạn bè. Chỉ ăn cháo, không ăn được những thứ khác, không nằm được quạt hay máy lạnh vì buốt khắp người, lúc đó tôi thường thức sáng đêm, mất ngủ liên tục”, ca sĩ Cún yêu nói.
Nghe đàn chị tâm sự, Bảo Thy ngỏ lời tâm sự, bởi cô cũng từng trải qua cảm giác đau đớn, tuyệt vọng nên dễ đồng cảm với Lương Bích Hữu. “Trước đó cũng có nghe tin chị Lương Bích Hữu gặp tai nạn bỏng nhưng không ngờ mức độ lại nghiêm trọng đến vậy. Đến giờ nghe chị chia sẻ mới biết nguyên nhân chị nghỉ hát một thời gian dài”, Bảo Thy nói.
 |
Nữ ca sĩ trình bày ca khúc “Chia đôi cơn mơ” tại sân khấu chương trình. |
Tạm biệt chương trình, Lương Bích Hữu cho hay trong thời gian tới sẽ hoạt động nghệ thuật trong nước nhiều hơn. Thời gian qua, cô chủ yếu lưu diễn nước ngoài, Ca sĩ ẩn danhlà chương trình cô hát đầu tiên sau khi về nước.
Cùng với sự xuất hiện của các khách mời đặc biệt: “Tí Đô” Vương Khang, nhóm MBK gồm Hùng Thuận và Ty Phong, Hà Thanh Xuân, chương trình Ca sĩ ẩn danhmùa một đã chính thức khép lại sau 13 tập phát sóng.
Lương Bích Hữu hát "Chia đôi cơn mơ":
Minh Tuyền

Nam ca sĩ 23 tuổi làm nail, thợ may để mưu sinh ở Mỹ
“Tôi phải rời khỏi sân khấu ở California đi làm nail, thợ may để đủ vốn đầu tư cho các sản phẩm của mình”, ca sĩ Khải Đăng tâm sự.
" alt="Ca sĩ ẩn danh tập 13: Lương Bích Hữu kể tai nạn bị bỏng lửa cháy từ đầu xuống tới chân"/>
Ca sĩ ẩn danh tập 13: Lương Bích Hữu kể tai nạn bị bỏng lửa cháy từ đầu xuống tới chân
Ngày 1/10, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức họp báo về Lễ trao giải thưởng Sách quốc gia lần thứ ba. Lễ trao giải thưởng Sách quốc gia sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức vào 20h ngày 9/10/2020 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.Giải thưởng Sách quốc gia được tổ chức hàng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học và những người làm công tác xuất bản, góp phần phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm có giá trị đến với đông đảo bạn đọc; thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát triển.
Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết ở mùa giải thứ hai (năm 2019), giải thưởng đã có nhiều thay đổi về cơ cấu, tổ chức. Trong đó, bước đột phá là cho phép các công ty liên kết được đề cử sách dự giải.
 |
Các đại biểu tại buổi họp báo. |
Về giải thưởng Sách Quốc gia năm nay, ông Nguyễn An Tiêm - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - nói giải thưởng đã huy động được lượng lớn NXB tham gia, đây đều là những đơn vị uy tín trên thị trường.
"Do giãn cách xã hội, chúng ta lùi lịch trao lại, do đó, Hội đồng có thêm thời gian xét giải. Tuy vậy, công tác tổ chức không bị giãn cách, các tiêu chí giải thưởng vẫn được đảm bảo chất lượng, đúng mục đích, ý nghĩa", ông Nguyễn An Tiêm nói.
Giải thưởng Sách Quốc gia thành lập 5 tiểu ban chấm giải tương đương với 5 mảng sách: chính trị - kinh tế; khoa học tự nhiên và công nghệ; khoa học xã hội và nhân văn; văn hóa - văn học, nghệ thuật; thiếu nhi.
Ông Hoàng Phong Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xuất bản Việt Nam cho hay, mặc dù diễn ra trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, nhiều tháng cả nước thực hiện giãn cách xã hội, tuy nhiên giải thưởng Sách quốc gia lần thứ ba vẫn thu hút được sự tham gia của 48 NXB trên cả nước. So với năm ngoái, số lượng NXB tăng lên 6 NXB với 362 cuốn sách, 255 tên sách.
“Hội đồng sơ khảo, chung khảo và hội đồng giải thưởng Sách quốc gia đã làm việc khẩn trương, thận trọng, nghiêm túc, khách quan để lựa chọn được những cuốn sách tiêu biểu, có giá trị cao để trao giải. Các cuốn sách, bộ sách đạt giải được đánh giá là những tác phẩm mang tính sáng tạo, mang tinh thần nhân văn sâu sắc, những công trình nghiên cứu khoa học hết sức công phu, nghiêm túc, có nhiều giá trị khoa học, xã hội và thực tiễn cao”, ông Hoàng Phong Hà phát biểu.
Ông Hoàng Phong Hà cho hay, trên cơ sở 2 vòng sơ khảo và chung khảo, hội đồng giải thưởng Sách quốc gia đã trao đổi và thảo luận kỹ trước khi bỏ phiếu bầu chọn các cuốn sách đạt giải. Kết quả, hội đồng giải thưởng Sách quốc gia đã thống nhất trao giải cho 27 cuốn sách, bộ sách, trong đó có 3 giải A (trị giá giải thưởng là 100 triệu đồng), 10 giải B (50 triệu đồng), và 14 giải C (30 triệu đồng).
Tình Lê

Giải sách quốc gia: Các tác phẩm đạt giải A đều được phản biện độc lập
Ngày 11/9, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị Hội đồng Giải thưởng sách quốc gia lần thứ ba.
" alt="27 cuốn sách đạt giải sách quốc gia đều mang tính sáng tạo cao"/>
27 cuốn sách đạt giải sách quốc gia đều mang tính sáng tạo cao
Năm 1925, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập đã góp phần khai sinh ra nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam đầy riêng biệt và đặc sắc. Đóng góp vào lịch sử mỹ thuật là thế hệ họa sĩ đầu tiên cùng những tìm tòi sáng tạo không mệt mỏi. Họ tự thách thức bản thân và vượt lên cùng những tác phẩm bất hủ ghi nhận những dấu ấn không thể phai mờ bằng những tác phẩm để đời. |
Tác phẩm “Thiếu nữ bên Hoa Huệ” của Tô Ngọc Vân. |
Tác phẩm đầu tiên phải kể đến có lẽ là tác phẩm Thiếu nữ bên hoa Huệcủa họa sĩ Tô Ngọc Vân. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của mỹ thuật Việt Nam cận đại bởi cách thức tạo hình. Bức tranh có thể xem là một dấu ấn về sự tiếp nhận ảnh hưởng của hội họa Ấn tượng Pháp vào nghệ thuật Việt Nam.
Bằng việc vẽ những lớp sơn dầu mỏng tang, cô thiếu nữ tầm tuổi đôi mươi trong tà áo dài trắng, trầm tư bên những cánh hoa huệ tây, như hiện lên cùng sự trong trẻo của tâm hồn. Sự tài tình của bức tranh chính là việc họa sĩ tạo ra một đường cong khép kín giữa bông hoa và hai cánh tay, khiến cho khuôn mặt của cô gái trở thành trọng tâm của khuôn hình. Ở đó, sắc đỏ duy nhất ửng lên gò má, đôi môi làm bức tranh càng trở nên quyến rũ.
Có thể nói sự ảnh hưởng của hội họa Ấn tượng ở đây không phải là bút pháp mà chính là việc ông khắc họa thời khắc và sự khái quát của những mảng màu mà gam chủ đạo lại là trắng. Trắng trên sắc áo, trắng trên cánh hoa và thậm chí cả chiếc bình bát tràng với đầy đủ tiết tấu màu.
 |
Tác phẩm "Gội đầu" của họa sĩ Trần Văn Cẩn. |
NếuThiếu nữ bên hoa Huệcủa Tô Ngọc Vân được xem là một tác phẩm xuất sắc ghi nhận sự tiếp thu hội họa Pháp cũng như chất liệu sơn dầu của họa sĩ Việt mà vẫn tạo nên một tinh thần rất Việt, tác phẩm Gội đầu của Trần Văn Cẩn với chất liệu khắc gỗ lại có thể xem là một học tập khác cũng không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật đồ họa Việt Nam. Đó chính là sự ảnh hưởng của nghệ thuật khắc gỗ Nhật Bản.
Tác phẩm vẽ ra một hình ảnh quen thuộc về một người thiếu phụ ngực trần đang khom lưng xõa tóc chải đầu. Với gam màu nhuần nhị trắng, xanh, những nét khắc tỉ mỉ thể hiện ra trên mái tóc đổ tràn, cách tạo hình ngón tay cô gái và hai bông hoa hồng lấp ló phía sau, ta như cảm nhận được bức tranh này đã thoát thoai hoàn toàn ra khỏi ảnh hưởng của lối khắc gỗ dân gian Đông Hồ. Ở đó hiện lên một tinh thần mới học được từ các tranh khắc gỗ màu của Nhật Bản nhưng lại khơi gợi lên sự giản dị tinh tế của tâm hồn người Việt.
 |
Tác phẩm “Thiếu nữ trong vườn” của Nguyễn Gia Trí. |
Bên cạnh sơn dầu, khắc gỗ, nghệ thuật tranh sơn mài là một thành tựu vô cùng rực rỡ của hội họa Việt Nam buổi đầu.
Năm 1932, khi chất liệu sơn ta trong nghệ thuật truyền thống Việt được chính thức được cải biến kỹ thuật để trở thành một chất liệu của Hội họa hiện đại Việt Nam với công lao của nghệ nhân Đinh Văn Thành, hàng loạt các tác phẩm tranh sơn mài của các họa sĩ Việt đã ghi nhận những dấu ấn không thể phai mờ. Trong đó, bức bình phong 8 tấm ghép “Thiếu nữ trong vườn"của Nguyễn Gia Trí là một điển hỉnh.
Trên nền tranh thếp vàng lộng lẫy, những cô thiếu nữ như hiện lên thành từng nhóm với những phân mảng xa gần, hư thực. Bức tranh là sự đánh dấu thành tựu quan trọng của sự kết hợp nhuần nhị giữa lối tạo hình vàng son trong mỹ thuật truyền thống và lối tạo hình hiện đại. Bức tranh cũng ghi nhận kỹ thuật cẩn trứng để tạo nên màu trắng sáng trên tranh đặc biệt là trên gương mặt của các cô thiếu nữ như bừng lên sắc trẻ.
 |
Tác phẩm “Nhớ một chiều Tây Bắc" của Phan Kế An. |
Cho đến cuối thập niên 40, dẫu kỹ thuật sơn mài đã tương đối hoàn thiện nhưng hầu như các họa sĩ vẫn loay hoay trong bảng màu chỉ có các sắc nóng như đỏ son, vàng kim loại, đen và nâu cánh gián, thách thức tìm ra được các gam lạnh như lục, lam luôn đau đáu.
Năm 1948, cùng với Nguyễn Tư Nghiêm, Tô Ngọc Vân đã nghiên cứu ra màu lục bằng cách ngâm chi tử với sơn cánh gián và được ông thử dùng trên tác phẩm “Chạy giặc trong rừng”.Dẫu bức tranh này có phần dở dang nhưng rõ ràng gam lục ánh lên cùng sắc bạc kim loại dán dưới nền tranh khiến cho bức họa trở nên bí ẩn.
Đến năm 1955, với “Nhớ một chiều Tây Bắc”của Phan Kế An, dường như màu lục đã tạo nên những chuyển sắc vô cùng tinh tế trên những dãy núi điệp trùng. Sắc vàng cũng không còn có tính trang trí nữa mà rực lên màu nắng lan khắp mặt tranh tạo nên nét thi vị và lạc quan đầy tinh thần cách mạng cả trên trên tranh lẫn trong kỹ thuật tạo hình.
  |
Từ “Giờ học tập” đến “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng. |
Tiếp theo những khám phá về bảng màu của chất liệu tranh sơn mài, thách thức đối với các họa sĩ Việt đó là biến chất liệu này thành một chất liệu có khả năng mô tả hiện thực không kém gì tranh sơn dầu. Và, tác phẩm “Giờ học tập”của Nguyễn Sáng đã ghi nhận thành tựu đó. Dẫu chỉ có 4 nhân vật được bố cục trên một nền đỏ son, nhưng rõ ràng ở đây người ta nhìn thấy một nỗ lực to lớn của họa sĩ muốn mô tả ánh sáng hắt lên tấm lưng, gương mặt, gò má, bắp tay kiểu như cách các tác phẩm tranh sơn dầu mô tả hình họa cơ thể người.
Nếu sơn dầu lối mô tả hiện thực đó đã rất khó, với chất liệu sơn mài, phải vẽ lên rồi mài ra còn khó hơn thế vạn lần. Bức tranh này có thể xem là một bước đệm quan trọng cho việc ra đời tác phẩm quan trọng bậc nhất của nền hội họa cách mạng Việt Nam năm 1963 “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”. Những người lính được kết nạp trong chiến hào được mô tả với dáng vẻ chân thực nhất nhưng cũng khái quát nhất, ghi nhận một thành tựu, một đỉnh cao của hội họa sơn mài Việt Nam.
 |
Tác phẩm "Điệu múa cổ" của Nguyễn Tư Nghiêm. |
Sau cùng, những học Tây, học Nhật rồi quay về học các “cụ” để tiếp nối truyền thống bằng những khám phá kể trên cho chất liệu sơn mài. Sẽ là thiếu sót nếu ta không nhắc đến những bức tranh vẽ về điệu múa cổ của Nguyễn Tư Nghiêm. Ông cũng là người góp một phần không nhỏ trong việc nghiên cứu chất liệu sơn mài cho hội họa hiện đại Việt Nam.
Việc quay trở lại thẩm mỹ dân gian đã thổi vào trong những tác phẩm của ông một sức sống sáng tạo mới. Những chạm khắc đình làng đã theo chân “điệu múa cổ” của ông để trở thành một hình thức tạo hình mới. Những nét vàng son lộng lẫy, kiểu thức trang trí nét mảng như được quay lại trong tranh ông nhưng ở một tâm thế khác. Dường như trên những cô gái đậm chất dân gian này là hồn cốt dân tộc mà hòa quyện nhuần nhuyễn tạo hình lập thể châu Âu.
Một hơi thở mới, một sức sống mới, một diện mạo mới đó là những thành tựu không thể phủ nhận của những tác phẩm hội họa Việt Nam trong tiến trình phát triển của nó. Có thể nói thế hệ các họa sĩ bậc thầy ấy, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm ... đã làm nên những dấu son bằng những tác phẩm để đời của mình để thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam một cách ngoạn mục.
Trang Thanh Hiền

12 tác phẩm tham gia đấu giá tranh trực tuyến
12 tác phẩm được đấu giá trực tuyến 2 ngày thứ Bảy (28/8/2021) và Chủ Nhật (29/8/2021). Sau hơn một giờ đấu giá, 8 tác phẩm đã có chủ thu hơn 400 triệu đồng. Số tiền đấu giá tranh thu được sẽ ủng hộ tuyến đầu chống dịch.
" alt="Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam"/>
Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam