Nhận định, soi kèo Al Zlfe vs Ohod, 23h00 ngày 15/4: Còn nước còn tát
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Soi kèo góc Adelaide United vs Wellington Phoenix, 16h35 ngày 18/4: Đôi công hấp dẫn
Với ưu điểm là tính lưu động cao và thuận tiện cho người ký, ký số từ xa được kỳ vọng sẽ giúp mở rộng thị trường chữ ký số cho cá nhân (Ảnh mô hình ký số từ xa)
Bộ TT&TT cuối năm 2019 đã ban hành Thông tư 16 quy định danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa. Việc này được đánh giá là một dấu mốc quan trọng để các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số (CA) tại Việt Nam triển khai các giải pháp ký số khác nhau giúp mở rộng thị trường và ứng dụng chữ ký số, đặc biệt là cho đối tượng thuê bao cá nhân.
Quy định tại Thông tư 16 mở ra việc triển khai ký số di động (Mobile PKI) và ký số từ xa (Remote Signing), theo đại diện VCDC, sẽ tạo ra thị trường rất lớn. “Theo tính toán của chúng tôi, dự kiến quy mô thị trường chữ ký số sẽ tăng lên khoảng 5 lần, tương ứng với 500% trong vòng 2 năm tới, khi chúng ta triển khai chính thức dịch vụ ký số từ xa”, đại diện VCDC dự báo.
Dịch vụ ký số từ xa sẽ được cung cấp trong quý II
Để triển khai dịch vụ ký số từ xa, thời gian vừa qua, với sự phối hợp của đơn vị quản lý trực tiếp là Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia thuộc Bộ TT&TT, Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam đã phối hợp để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về kỹ thuật đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ ký số từ xa. Dự kiến, trong tháng 5/2021 bộ tiêu chí này sẽ ban hành. Với tiến độ đó, trong quý II/2021 dịch vụ ký số từ xa sẽ có thể được triển khai chính thức.
Đại diện VCDC cũng bày tỏ mong muốn, trong giai đoạn nước rút sắp tới, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ TT&TT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để sớm có thể cung cấp dịch vụ ký số từ xa ra thị trường.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc triển khai dịch vụ chữ ký số từ xa sẽ là nền tảng để chúng ta thúc đẩy các dịch vụ chính phủ điện tử, chuyển đổi số và đặc biệt là các ứng dụng chữ ký số cho cá nhân.
Song song với việc phối hợp xây dựng các văn bản quy chuẩn liên quan đến lĩnh vực chữ ký số, thời gian qua VCDC cũng đã sẵn sàng hệ thống để cung cấp dịch vụ ký số từ xa, sau khi bộ tiêu chí kỹ thuật được ban hành.
Trước đó, vào đầu tháng 11/2020, VCDC đã ký kết hợp tác với Công ty HPID và Công ty HPSI - 2 đơn vị đại diện của các hãng phần cứng bảo mật lớn trên thế giới để cùng phát triển giải pháp ký số di động Make in Vietnam.
Nhắm tới đối tượng người dùng cá nhân, giải pháp hợp tác 3 bên này được kỳ vọng góp phần đẩy nhanh hơn quá trình triển khai chữ ký số cá nhân với giá thành hợp lý, giúp việc áp dụng chữ ký số cho các cá nhân, hộ kinh doanh tại Việt Nam được khả thi và sớm đưa vào thực tế.
Cũng nằm trong nhóm hoạt động để thúc đẩy mở rộng thị trường chữ ký số cá nhân tại Việt Nam, trong năm 2020 và quý I/2021, VCDC đã phát triển và giới thiệu giải pháp ký số từ xa Make in Vietnam; góp ý vào Nghị định quy định sử dụng hóa đơn điện tử bắt buộc áp dụng chữ ký số; tổ chức khóa đào tạo định hướng xây dựng dịch vụ Remote Signing cho lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật các đơn vị thành viên Câu lạc bộ; thành lập đội kỹ thuật TECH.CORE để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến Remote Signing…
Là tổ chức chuyên môn trực thuộc VNISA, Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam được ra đời từ năm 2017 với mục đích xây dựng và phát triển thị trường lành mạnh, bền vững phục vụ cho cung cấp chữ ký số cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực giao dịch điện tử, góp phần đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các giao dịch điện tử.
Đến nay, Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam đã có 15 thành viên là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chữ ký số và chứng thực điện tử, chiếm khoảng 90% thị phần chữ ký số công cộng cũng như hơn 90% thị phần hóa đơn điện tử tại Việt Nam." alt="Ký số từ xa sẽ đưa quy mô thị trường chữ ký số tăng gấp 5 lần" />Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam đã làm tốt các nội dung công việc.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhận định, Hiệp hội là nơi hội tụ của ba nhà: nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp. Số lượng thành viên tham dự gặp mặt thường niên đông hơn năm ngoái ở cả 3 yếu tố - cả nhà nước, doanh nghiệp và nhà trường, đã chứng tỏ rằng Hiệp hội đang làm tốt việc của mình. Rất mong cứ năm sau chúng ta gặp mặt nhau, số lượng tham dự lại đông hơn năm trước.
Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA cho rằng, năm 2020 là năm khó khăn cho các lĩnh vực kinh tế, trong đó có lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên với nỗ lực của toàn thể hội viên, hoạt động của Hiệp hội vẫn đạt được nhiều kết quả.
Theo báo cáo của VNISA, các nội dung công việc, bao gồm cả những công việc phát sinh trong năm 2020 đều đã được hoàn thành tốt. Các hoạt động mang tính chuyên môn được chú trọng, đơn cử như đã xây dựng 2 tiêu chuẩn kỹ thuật cấp cơ sở về an toàn thông tin và tổ chức 2 khóa đào tạo kiểm định viên an toàn thông tin đầu tiên tại Việt Nam.
Chuỗi hoạt động Ngày An toàn thông tin Việt Nam với chủ đề “An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam - Yếu tố then chốt trong chuyển đổi số quốc gia” cũng đã được tổ chức thành công với sự nâng tầm về chất lượng và quy mô so với các năm trước, có sự tham dự của những đại biểu ở Lào, Campuchia và Myanmar.
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam trao bằng khen cho các tập thể có đóng góp tích cực vào hoạt động của Hiệp hội năm 2020. Với năm 2021, vị Chủ tịch VNISA cho rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn, song năm 2021 có rất nhiều cơ hội các doanh nghiệp hội viên VNISA cần tận dụng. Đặc biệt, Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ Chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đây là điều kiện cần thiết cho lĩnh vực an toàn thông tin hoạt động.
“Bên cạnh đó, Bộ TT&TT, đặc biệt là Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rất nhấn mạnh chủ trương Make in Vietnam, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho thị trường trong nước; các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin rất được chú trọng”, ông Hưng lưu ý.
Cùng với đó, năm nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chương trình tiếp nối về đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin cũng như tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin. “Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp, cho cộng đồng CNTT, an toàn thông tin hoạt động trong năm 2021. Chúng tôi rất mong với sự tham gia đông đủ của các hội viên, VNISA sẽ thực hiện thành công chủ trương, chính sách mà Nhà nước đang vạch ra với lĩnh vực an toàn thông tin”, ông Hưng nhận định.
Đổi mới các hoạt động theo hướng đề cao trách nhiệm xã hội
Thông tin về các hoạt động chính của VNISA trong năm 2021, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNISA, ông Vũ Quốc Thành khẳng định: Hiệp hội luôn mong muốn giữ vai trò cầu nối giữa khối doanh nghiệp, thành viên Hiệp hội với các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời phải thể hiện, đề cao hơn nữa trách nhiệm xã hội. Vì thế, các hoạt động của Hiệp hội chủ yếu xoay quanh 3 góc độ: quan hệ giữa Hiệp hội với khối cơ quan nhà nước, với các doanh nghiệp hội viên và xã hội.
Cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN" 2021 sẽ mở rộng số lượng đội của các nước ASEAN khác (Ảnh minh họa) Một hoạt động mới sẽ được VNISA bổ sung với mong muốn thể hiện trách nhiệm xã hội là cuộc thi online “Học sinh với an toàn thông tin” 2021. Dự kiến được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 9, cuộc thi nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho các học sinh, phụ huynh học sinh trên cả nước; tạo ra một sân chơi lành mạnh bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.
Bên cạnh đó, các hoạt động khác đã trở thành truyền thống của VNISA như Ngày An toàn thông tin Việt Nam; chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc với tên gọi “Chìa khóa vàng”; cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN”, các khóa đào tạo về an toàn thông tin… cũng sẽ có những đổi mới trong năm nay.
Cụ thể như, chương trình “Chìa khóa vàng” 2021 diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 dự kiến có thêm hạng mục bình chọn mới là Top 5 doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam tiêu biểu, gồm từ 4 - 5 hạng mục nhỏ. Cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN” 2021 ngoài việc nâng cao chất lượng sẽ tiếp tục mở rộng số lượng đội thi đến từ các nước ASEAN khác.
Ngoài ra, VNISA cũng xem xét thành lập các chi hội, câu lạc bộ chuyên môn theo ngành nghề như lĩnh vực ngân hàng, các cơ sở đào tạo đại học… Đồng thời, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hoạt động của các tổ chức chuyên môn trực thuộc như Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam; Câu lạc bộ Kiểm tra, đánh giá và kiểm định an toàn thông tin Việt Nam.
Tại buổi gặp mặt thường niên 2021, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam đã trao 21 bằng khen và 20 giấy khen cho các tập thể đã có nhiều đóng góp cho hoạt động của Hiệp hội năm 2020. Đồng thời, trao chứng nhận hội viên mới cho 16 tổ chức, cá nhân. " alt="Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin" />- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Theo đó, định mức số lượng người làm việc cấp tiểu họccụ thể như sau:
Mỗi trường có 1 hiệu trưởng.
Trường TH có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp TH và trường dành cho người khuyết tật cấp TH được bố trí 2 phó hiệu trưởng; Trường có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 1 phó hiệu trưởng; Trường có từ 5 điểm trường trở lên ngoài điểm trường chính được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng.
Trường TH dạy học 1 buổi trong ngày được bố trí tối đa 1,20 giáo viên/lớp; Trường dạy học 2 buổi trong ngày; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp TH và trường dành cho người khuyết tật cấp TH được bố trí tối đa 1,50 giáo viên/lớp.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. Ngoài định mức quy định trên, mỗi trường TH; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp TH và trường dành cho người khuyết tật cấp TH được bố trí 1 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội.
Nhân viên Thư viện, thiết bị; công nghệ thông tin: Trường có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp TH và trường dành cho người khuyết tật cấp TH được bố trí tối đa 2 người; trường có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 1 người.
Nhân viên Văn thư; kế toán; y tế và thủ quỹ: Trường có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo và trường phổ thông dân tộc bán trú cấp TH được bố trí tối đa 3 người; trường có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 2 người; Trường dành cho người khuyết tật cấp TH được bố trí tối đa 4 người.
Nhân viên giáo vụ: Trường dành cho người khuyết tật cấp TH được bố trí tối đa 2 người.
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật: Với trường dành cho người khuyết tật cấp TH, cứ 15 học sinh khuyết tật được bố trí tối đa 1 người. Với các trường phổ thông cấp TH có học sinh khuyết tật học hòa nhập, căn cứ vào số lượng học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học, trường có dưới 20 học sinh khuyết tật có thể bố trí tối đa 1 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên có thể bố trí tối đa 2 người.
Định mức số lượng người làm việc trong trường cấp THCSnhư sau:
Mỗi trường có 1 hiệu trưởng.
Trường THCS có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí 2 phó hiệu trưởng; Trường THCS có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 1 phó hiệu trưởng.
Mỗi trường THCS được bố trí tối đa 1,90 giáo viên/lớp;
Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS và trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí tối đa 2,20 giáo viên/lớp;
Ngoài ra, mỗi trường THCS; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí 1 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội.
Nhân viên Thư viện; thiết bị, thí nghiệm; công nghệ thông tin: Trường THCS có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo và trường phổ thông dân tộc nội trú huyện được bố trí tối đa 3 người; Trường THCS có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 2 người; Trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS tùy vào số lượng lớp học mà áp dụng theo quy định; Trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí 1 người.
Nhân viên Văn thư; kế toán; y tế và thủ quỹ: Trường THCS và trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS được bố trí 3 người; Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí tối đa 4 người; Các trường phổ thông cấp THCS có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 1 người.
Nhân viên giáo vụ: Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí tối đa 2 người.
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật: Với trường dành cho người khuyết tật cấp THCS, cứ 15 học sinh khuyết tật được bố trí tối đa 1 người. Với các trường phổ thông cấp THCS có học sinh khuyết tật học hòa nhập, căn cứ vào số học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học, trường có dưới 20 học sinh khuyết tật có thể bố trí tối đa 1 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên có thể bố trí tối đa 2 người.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. Định mức số lượng người làm việc trong trường cấp THPT như sau:
Mỗi trường có 1 hiệu trưởng.
Trường THPT có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường THPT chuyên được bố trí 3 phó hiệu trưởng; Trường THPT có từ 18 đến 27 lớp đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 10 đến 18 lớp đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 2 phó hiệu trưởng; Trường THPT có từ 17 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 9 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 1 phó hiệu trưởng.
Mỗi trường THPT được bố trí tối đa 2,25 giáo viên/lớp; Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí tối đa 2,40 giáo viên/lớp; Trường THPT chuyên được bố trí tối đa 3,10 giáo viên/lớp.
Nhân viên Thư viện; thiết bị, thí nghiệm; công nghệ thông tin: Trường THPT có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 3 người; Trường THPT có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 2 người; Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí tối đa 4 người; trường THPT chuyên được bố trí tối đa 7 người.
Nhân viên Văn thư; kế toán; y tế; thủ quỹ: Mỗi trường THPT được bố trí tối đa 3 người; Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường THPT chuyên được bố trí tối đa 4 người.
Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh có quy mô trên 400 học sinh và trường phổ thông cấp THPT có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 1 người.
Nhân viên giáo vụ: Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường THPT chuyên được bố trí tối đa 2 người.
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật: Với các trường phổ thông cấp THPT có học sinh khuyết tật học hòa nhập, căn cứ số học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học, trường có dưới 20 học sinh khuyết tật có thể bố trí tối đa 1 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên có thể bố trí tối đa 2 người.
Về lao động hợp đồng: Các trường được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ vệ sinh, bảo vệ. Trường có tổ chức cho học sinh ăn bán trú, nội trú có thể bố trí lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho học sinh.
Căn cứ vào tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các trường xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 28/8/2017.
Thanh Hùng
" alt="Quy định mới về định mức số người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập" />Cẩm Đan sinh năm 2002, từng lọt vào Top 15 Hoa hậu Việt Nam 2020. Tham gia cuộc thi khi chỉ vừa tròn 18 tuổi nhưng Cẩm Đan là một trong những thí sinh thu hút lượng quan tâm đông đảo của khán giả bởi vẻ đẹp sắc sảo. Cô cũng là thí sinh duy nhất để tóc ngắn trong cuộc thi.
Sau cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020, tên tuổi của Cẩm Đan vẫn giữ được sức hút. Nhan sắc của người đẹp được đánh giá là ngày càng thăng hạng. Cẩm Đan nhận được nhiều lời mời làm người mẫu ảnh, tham gia các show diễn thời trang trong nước, giúp thu nhập của cô tăng đáng kể, có thể lo được cho gia đình.
Ngoài đời, Cẩm Đan sở hữu gu thời trang đa dạng, khi cá tính, năng động, khi thanh lịch, nữ tính. Nhờ lợi thế vóc dáng chuẩn với số đo 3 vòng 83-64-92 cm nên người đẹp cũng rất ưa chuộng phong cách sexy.
Trong những bức ảnh diện trang phục bikini, Cẩm Đan "đốt mắt" khán giả bởi thân hình nóng bỏng của mình.
Ngoài nhan sắc thu hút, Cẩm Đan còn được chú ý bởi tin đồn tình cảm với doanh nhân Đức Huy - chồng cũ của ca sĩ Lệ Quyên. Người đẹp từng chia sẻ, cô quen doanh nhân hơn 27 tuổi vào thời điểm thi Hoa hậu Việt Nam 2020. "Khi biết về hoàn cảnh của tôi anh Huy rất cảm động và ngỏ ý được giúp đỡ tôi trong bước đầu tham gia con đường nghệ thuật chuyên nghiệp. Anh ấy cũng rất quý và quan tâm tôi. Chúng tôi đang ở mối quan hệ bạn bè nhưng tương lai cũng chưa xác định sẽ là mối quan hệ gì", cô nói.
Hiện tại, người đẹp vẫn tiếp tục theo học trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn. Bên cạnh đó, Cẩm Đan cũng dự đinh sẽ tham gia các lớp kỹ năng sống, các lớp học diễn xuất và MC cũng như trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ của mình.
Phương Linh
Ảnh: FBNV
Người đẹp Cẩm Đan lên tiếng về lời mời đi ăn giá 400 triệu
Chia sẻ với VietNamNet, Cẩm Đan cho biết thời gian qua cô nhận nhiều lời mời khiếm nhã như gặp riêng ăn uống hay chụp ảnh không mang tính chất công việc
" alt="Cẩm Đan đẹp sắc sảo, quyến rũ ở tuổi 19" />Xu hướng D2C giúp tăng biên độ lợi nhuận. Ảnh: ZSolution Tích hợp Trí tuệ nhân tạo AI xử lý dữ liệu khách hàng
AI đã và đang thay đổi cách mà các doanh nghiệp bán lẻ tương tác và phục vụ khách hàng. Trong đó, Customer Data Platforms (CDP) đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức và phân tích dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như website, ứng dụng di động, email marketing, mạng xã hội,... Từ các dữ liệu này, CDP tạo ra một bức tranh toàn diện về hành vi và sở thích của khách hàng, giúp cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất.
AI giúp các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hành vi mua hàng và sở thích của khách hàng để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và bán hàng.
Bên cạnh đó, AI có thể được sử dụng để dự đoán nhu cầu sản phẩm của khách hàng và tối ưu hóa quản lý tồn kho, dự trữ. Điều này giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí tồn kho và tối ưu hóa việc cung cấp sản phẩm đến khách hàng một cách hiệu quả.
ZSolution tích hợp AI vào CDP
Với kinh nghiệm nhiều năm triển khai giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất và mong muốn đưa sản phẩm của họ trực tiếp đến với khách hàng, ZSolution đã tích hợp AI vào CDP, giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán kiểm soát toàn diện quy trình từ khâu sản xuất, marketing, bán hàng tới tận tay người tiêu dùng.
ZSolution tích hợp Trí tuệ nhân tạo AI xử lý dữ liệu trong CDP ZSolution xác định rõ nhu cầu và mục tiêu của từng doanh nghiệp trong việc triển khai CDP tích hợp AI. Điều này bao gồm việc xác định các quy trình sản xuất cần tối ưu hóa, các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua tiếp cận trực tiếp với khách hàng, và cách CDP và AI có thể hỗ trợ trong việc đạt được mục tiêu này.
ZSolution sẽ triển khai và cấu hình hệ thống CDP để tổ chức và quản lý dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả; xác định các điểm tiếp xúc với khách hàng và tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau vào hệ thống CDP để tạo ra một cái nhìn toàn diện về khách hàng. Khi đó, AI có thể được sử dụng để phân tích mẫu, dự đoán hành vi mua hàng của khách hàng, và tạo ra các gợi ý cá nhân hóa.
Giải pháp CDP tích hợp AI của ZSolution cũng hỗ trợ tối ưu hoá quy trình sản xuất, hoạch định chiến lược tiếp thị và bán hàng cá nhân hóa để tiếp cận trực tiếp với khách hàng và tăng cường tương tác với họ. Ngoài ra, ZSolution cũng đảm bảo việc liên tục theo dõi và đánh giá hiệu quả nhằm hiệu chỉnh linh hoạt đảm bảo tối ưu hóa mọi hoạt động của doanh nghiệp và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Ông Trần Quang Châu, CEO của ZSolution khẳng định: “Việc ứng dụng AI vào các sản phẩm công nghệ và CDP là xu hướng của các doanh nghiệp trong năm 2024”. Theo ông Châu, việc tạo ra một môi trường mua sắm cá nhân hóa và chăm sóc khách hàng tận tình là chìa khóa để thành công trong ngành bán lẻ hiện nay.
Thúy Ngà
" alt="Tích hợp trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hiệu quả kinh doanh online" />Hiện nay công tác chấm thi đang được tiến hành. Việc chấm thi được đặt tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3. Nhiều năm qua nơi đây là địa điểm sao đề thi, chấm thi các cấp của TP.HCM.
Trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết sau quá trình chấm môn Ngữ văn đã có vài điểm 9. Để cụ thể hơn sau 3 giờ chiều mỗi ngày sẽ thống kê điểm tường tận để thông tin ban đầu.
Học sinh TP.HCM thi THPT quốc gia 2019 (Ảnh: Thanh Tùng) Năm nay TP.HCM có hơn 71.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia. Đây là địa phương có số thí sinh lớn thứ 2 cả nước sau Hà Nội.
Ngay sau khi kết thúc kỳ thi, địa phương đã bắt tay vào chấm thi. Sở GD-ĐT TP.HCM huy động 2.000 người, trong đó môn Ngữ Văn đến gần 700 cán bộ, gồm khoảng 620 cán bộ chấm thi, 80 cán bộ kiểm tra soi dò, đối sánh, còn lại phụ trách làm phách. Các phòng thi chấm thi được lắp ít nhất 3 camera. Dự kiến bài tự luận chấm trong 5 ngày và hoàn thành vào ngày 4/7.
Hiện tại các môn trắc nghiệm tại cụm thi TP.HCM cũng đang được tiến hành chấm thi. Các Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế- Luật, Trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM được giao chủ trì chấm thi trắc nghiệm.
Trước đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, sẽ công bố điểm vào ngày 12/7, sớm hơn quy định của Bộ GD-ĐT 2 ngày.
Lê Huyền
Bắc Giang đã có thí sinh đạt 8,5 điểm môn Ngữ văn
Tại Hội đồng thi Sở GD-ĐT Bắc Giang, tính tới hiện tại đã có bài thi môn Ngữ văn đạt 8,5 điểm; không ít bài thi 5 đến 6 điểm.
" alt="Đã có điểm 9 môn Ngữ văn thi THPT quốc gia 2019" />
- ·Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Deportivo Toluca, 09h00 ngày 17/4: Giữ vững ngôi đầu
- ·Đề Lịch sử khó nhất trong bài thi Khoa học xã hội thi THPT quốc gia
- ·Học sinh Đà Nẵng sẽ được nghỉ hè tròn 3 tháng
- ·TP.HCM tập trung phát triển kinh tế số 7 ngành, lĩnh vực
- ·Nhận định, soi kèo Malmo vs IK Sirius, 20h00 ngày 18/4: Sức mạnh của nhà vô địch
- ·Thí sinh 53 tuổi đi thi THPT quốc gia để bốc thuốc cứu người
- ·Nữ giám đốc trẻ nhất của tập đoàn đa quốc gia
- ·Doanh nghiệp phần mềm tự tin quản lý vận hành nhờ nền tảng CMC Cloud
- ·Soi kèo góc Newcastle vs Crystal Palace, 1h30 ngày 17/4
- ·Bài học đắt giá từ 2 lần đổi mới giáo dục
Đáp án môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia 2019 tất cả 24 mã đề
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 301
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 302
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 303
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 304
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 305
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 306
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 307
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 308
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 309
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 310
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 311
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 312
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 313
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 314
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 315
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 316
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 317
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 318
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 319
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 320
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 321
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 322
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 323
Đáp án tham khảo môn Lịch sử mã đề 324
(Nguồn đáp án tham khảo Tuyensinh247)
Sau 2 năm giao cho địa phương chấm trắc nghiệm và để xảy ra gian lận chấn động tại ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, năm 2019 các trường đại học sẽ chủ trì chấm thi trắc nghiệm.
Bộ GD-ĐT khuyến cáo: Bài thi thường được thu theo phòng thi nhưng khi xử lý có thể dồn thành từng lô. Mỗi điểm thi, mỗi bài thi phải tổ chức ít nhất một lô để lưu thông tin ảnh bài thi (được mã hóa). Việc chia lô do đơn vị tự quyết định, nhưng mỗi phòng thi nên lập một lô để tránh sót, hoặc quét nhầm các tài liệu không phải bài thi.
Quy trình chấm thi trắc nghiệm năm 2019 vẫn thực hiện 4 bước nhưng từng bước đã có sự thay đổi tránh xảy ra gian lận.
Ban Giáo dục
Đề thi THPT quốc gia môn lịch sử 2019 chính thức của Bộ GD-ĐT
- Dưới đây là đề thi THPT quốc gia môn lịch sử 2019 chính thức của Bộ GD-ĐT.
" alt="Đáp án môn lịch sử thi THPT quốc gia 2019" />Ứng dụng công nghệ AI, chatbot trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức an toàn thông tin
Trong thông tin mới phát ra chiều 20/5 về chiến dịch “Khiên Xanh”, ông Lưu Minh Trí, Trưởng phòng nghiên cứu phát triển của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT nhấn mạnh: “Không ai có thể an toàn một mình trên không gian mạng. Vì vậy chúng ta cần có sự liên kết, không chỉ ở phạm vi cá nhân, mà còn ở cộng đồng người dùng và các nhà phát triển”.
Việt Nam đã từng nằm trong nhóm các quốc gia có tỉ lệ lây nhiễm mã độc cao, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dùng Internet.
Thời gian gần đây, tình trạng lây nhiễm mã độc đã được cải thiện nhiều, nhờ việc các cơ quan chức năng và nhà quản lý đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp.
Tuy nhiên, trong năm 2020, theo số liệu NCSC đưa ra, vẫn có tới 400.000 đầu thiết bị nhiễm mã độc, hơn 5.000 vụ tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
Trước tình hình trên, Trung tâm NCSC phối hợp cùng Cốc Cốc triển khai chiến dịch “Khiên Xanh”. Chiến dịch hướng tới xây dựng một môi trường Internet an toàn cho người Việt và nâng cao ý thức của cộng đồng về an ninh mạng Việt Nam.
Chiến dịch được triển khai từ ngày 20/5/2021 đến ngày 13/6/2021 với hoạt động trọng tâm là kêu gọi mỗi cá nhân chủ động báo cáo trang web không an toàn để tạo thành một “tấm khiên xanh” bảo vệ người dùng internet tại Việt Nam.
Tham gia chiến dịch "Khiên Xanh", người dùng có thể báo cáo các website có yếu tố nguy hiểm tại các trang https://safe.coccoc.com, https://canhbao.ncsc.gov.vn. Cụ thể, người dùng có thể tham gia báo cáo các website có yếu tố nguy hiểm tại địa chỉ https://safe.coccoc.com/, hoặc https://canhbao.ncsc.gov.vn/. Đội ngũ chuyên gia NCSC và Cốc Cốc sẽ kiểm tra độ tin cậy của trang web, đồng thời gửi cảnh báo đến hàng triệu người dùng Internet khác.
Bên cạnh đó, những người yêu thích tìm kiếm các lỗ hổng bảo mật, khi phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, có thể gửi thông tin tới website trên của Trung tâm NCSC để cùng thực hiện cảnh báo, hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức đang bị ảnh hưởng.
Ngoài việc thu thập và cảnh báo về các trang web nguy hiểm, chiến dịch cũng sẽ cung cấp thông tin về những rủi ro trên không gian mạng, cũng như các giải pháp hỗ trợ mọi người chủ động bảo vệ bản thân và cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông quảng bá, chương trình giao lưu trực tuyến “Lên mạng an toàn thời Covid-19”…
Ông Nguyễn Vũ Anh, Phó Tổng giám đốc Cốc Cốc cho biết, Cốc Cốc là trình duyệt “Made in Vietnam” đang phục vụ cho hơn 25 triệu người dùng.
“Chúng tôi tự nhận thấy doanh nghiệp mình có trách nhiệm xây dựng một môi trường Internet an toàn cho người Việt. Cốc Cốc kỳ vọng rằng chiến dịch “Khiên Xanh” sẽ thu hút được sự quan tâm và nâng cao được ý thức của cộng đồng về an ninh mạng Việt Nam”, ông Nguyễn Vũ Anh chia sẻ.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một quốc gia số an toàn và lành mạnh và ở vào thời điểm toàn quốc đang “online hóa” các hoạt động như hiện nay, chiến dịch như “Khiên Xanh” là một chiến dịch rất cần thiết và cấp bách.
Bởi lẽ, sẽ rất khó nếu chỉ một cá nhân, một tổ chức nỗ lực tìm kiếm các trang web độc hại, bởi có vô vàn những trang web không an toàn xuất hiện hàng ngày, hàng giờ. Vì thế, để có thể tạo một môi trường Internet “xanh”, tất cả người dùng Internet cần chung tay tạo ra một tấm khiên vững chắc bảo vệ cho chính bản thân và cộng đồng.
“Mỗi đóng góp của bạn đều đáng trân trọng, nếu tất cả người dùng cùng chung tay tham gia chiến dịch này, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn hơn nữa”, ông Lưu Minh Trí, Trưởng phòng nghiên cứu, phát triển của NCSC nhấn mạnh.
Vân Anh
Bộ TT&TT phát động chiến dịch rà soát, bóc gỡ mã độc trên toàn quốc
Chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” do Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT chủ trì hướng đến việc giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm mã độc, giảm 50% địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong 10 mạng botnet phổ biến.
" alt="Chung tay tạo “Khiên Xanh” vì môi trường Internet an toàn cho người Việt" />- UBND TP.HCM vừa có đề xuất gửi HĐND thành phố về chính sách nhằm thu hút và giữ chân giáo viên mầm non công tác tại thành phố. Theo đó UBND thành phố đề xuất mỗi năm cần 250,197 tỷ để giữ chân giáo viên mầm non.
Số kinh phí này sẽ được phân bổ như sau:
Để giảm khối lượng và áp lực công việc cho giáo viên mầm non bằng cách bổ sung số giáo viên/lớp đủ theo quy định theo dạng khoán, ngân sách thành phố cấp. Hợp đồng khoán theo mức lương tối thiểu vùng 3.750.000 đồng. Tổng kinh phí dự kiến là 32,366 tỷ đồng.
Bổ sung nhân viên nuôi dưỡng để hỗ trợ việc chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh cho trẻ do quy định không có định biên chức danh nhân viên nuôi dưỡng. Kinh phí cho 1 hợp đồng khoán theo mức lương 2.000.000đ/tháng, trong đó kinh phí hợp đồng là 50% xã hội hóa –50% ngân sách hỗ trợ kinh phí. Dự kiến tổng kinh phí 39,429 tỷ đồng.
Điều chỉnh thu nhập và chế độ đãi ngộ cho giáo viên mầm non: Kinh phí dùng để hỗ trợ thêm cho giáo viên mầm non số tiền tương đương 160 giờ/năm với tổng kinh phí khoảng 56,28 tỷ đồng.
Số kinh phí để hỗ trợ để khuyến khích giáo viên mầm non có trình độ chuyên môn đến công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non các bậc thạc sĩ:1,5 triệu/tháng/người, Đại học là 1,1 triệu/người/tháng, CĐ là 550 ngàn đồng/người/tháng. Tổng kinh phí dự kiến là 89,785 tỷ đồng.
Nâng mức hỗ trợ thêm 25% tiền lương do tính chất công việc đối với cán bộ quản lý, giáo viên theo Nghị quyết 01/01/2014/NQ-HĐND lên 10% bằng với cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy nhóm lớp 6 đến 18 tháng tuổi theo Nghị quyết 01 (tổng mức hỗ trợ 35% theo quy định trung ương và 35% thành phố hỗ trợ thêm). Kinh phí dự kiến 33,335 tỷ đồng.
Cũng theo đề xuất này hiện nay với quy mô trẻ/nhóm, lớp và nhu cầu 2,0 GVMN/nhóm, lớp hiện tại sau khi tuyển thêm, hàng năm thành phố vẫn thiếu khoảng 500 giáo viên để đạt theo qui định. Trung bình mỗi năm thành phố chỉ tuyển được khoảng 1.466 người/nhu cầu trung bình là 1.965 người.
Theo UBND TP.HCM hiện nay mỗi giáo viên mầm non cần khoảng 10 -12h/ngày để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đây là áp lực công việc quá lớn đối với người giáo viên, nhất là khi giáo viên đó có con nhỏ, cần được người mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Trong khi đó Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về quy định chế độ làm việc đối với GVMN như sau: “Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần”. Trong Thông tư 48 cũng quy định giáo viên kiêm nhiệm được giảm 2 giờ dạy/tuần nhưng thực tế cũng khó thực hiện được cũng vì thực trạng thiếu giáo viên.
Lê Huyền
" alt="Đề xuất cần 250 tỷ/năm để giữ chân giáo viên mầm non" />NSND Tạ Tuấn Minh Trong chương trình Lời tự sự, NSND Tạ Tuấn Minh đã có những chia sẻ đầy thú vị với khán giả. Ít ai biết, anh rẽ hướng học nghệ thuật khi trước đó có niềm đam mê trở thành một kiến trúc sư.
Nói về vinh dự được trao tặng danh hiệu NSND, Tạ Tuấn Minh bày tỏ, anh cảm thấy hạnh phúc vì danh hiệu là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước, của khán giả dành cho cá nhân mỗi nghệ sĩ.
"Ngoài hạnh phúc, tự hào vinh dự thì danh hiệu cũng là trách nhiệm rất lớn. Tôi sẽ buộc phải có những tác phẩm xứng đáng với danh hiệu này", NSND Tạ Tuấn Minh bày tỏ.
Cũng trong chương trình, Tạ Tuấn Minh dùng những cụm từ vất vả, gian nan, thử thách và hạnh phúc để miêu tả mấy chục năm làm nghề.
"Thời điểm tôi quyết định chuyển hướng học nghệ thuật, gia đình không đồng ý. Chính vì vậy, tôi phải tự túc lo mọi chi phí học hành. Nhưng có lẽ bố mẹ nào cũng thương con nên chỉ sau 1 học kỳ, tôi đã thuyết phục được bố mẹ đồng ý cho mình đi theo con đường này", NSND Tạ Tuấn Minh kể.
NSND Tạ Tuấn Minh cũng kể về sự cố anh gặp phải khi mới về Nhà hát Kịch Việt Nam. "Tôi đã gặp phải một tai nạn khủng khiếp khi vừa lập gia đình. Sau đó, tôi mất 2 năm để chống chọi. Thời điểm đó, đã có những lúc tôi tưởng chừng phải bỏ nghề. Nhưng sau đó, tôi đã cố gắng, nỗ lực suốt một hành trình dài để hoàn thiện những vai diễn, trở thành đạo diễn sân khấu và vinh dự được trao tặng danh hiệu NSND", nghệ sĩ Tạ Tuấn Minh chia sẻ.
Với nghệ sĩ Tạ Tuấn Minh, sân khấu có sức hút mộng mị, khó lý giải, dần thôi thúc, cuốn anh vào những vai diễn. Dần dần, nam nghệ sĩ cảm giác yêu sân khấu lúc nào không biết.
Anh cũng bày tỏ, trái tim của sân khấu chính là khán giả. Sân khấu kịch muốn tồn tại hay những người nghệ sĩ sáng tạo như thế nào đi nữa vẫn phải có khán giả. Sự tương tác của khán giả cũng làm diễn viên thăng hoa và cảm xúc hơn.
Để không nhàm chán, Tạ Minh Tuấn cũng luôn làm mới bản thân bằng việc viết lách. "Tôi không thích lặp lại mình. Khi rảnh, tôi hay viết, mang những thứ góp nhặt từ cuộc sống, những góc nhìn, lát cắt đưa vào tác phẩm. Thỉnh thoảng tôi cũng làm thơ, tự làm mới mình", NSND Tạ Tuấn Minh chia sẻ cách lấy cảm hứng sáng tạo trong công việc.
NSND Lan Hương tái xuất trong 'Bóng rối' của Tạ Tuấn MinhNSND Lan Hương tái xuất sân khấu Kịch Việt Nam với vai bà ngoại thích làm đẹp trong vở kịch 'Bóng rối' về đề tài đồng tính." alt="NSND Tạ Tuấn Minh tiết lộ từng bị tai nạn khủng khiếp " />
- ·Nhận định, soi kèo Dinamo Tbilisi vs Dila Gori, 23h00 ngày 17/4: Khách vào phom
- ·Buộc học sinh nghỉ học vì vi phạm giao thông có đúng luật?
- ·Lời khai rùng mình của cựu vũ nữ cuồng dâm
- ·Con gái 12 tuổi, cao 1,55m của Mạnh Trường
- ·Nhận định, soi kèo Mazatlan vs Tijuana, 10h00 ngày 17/4: Đội khát thắng sẽ thắng
- ·Nghi án nữ sinh 16 tuổi quyên sinh vì bị xếp hạnh kiểm yếu
- ·Diễn viên ăn tát nhiều nhất phim VTV, mỹ nam Quỳnh búp bê bị 5 người tát 1 lúc
- ·Siêu mẫu Paulina Porizkova chụp ảnh nude ở tuổi 56
- ·Nhận định, soi kèo Queretaro vs Atlas, 08h00 ngày 17/4: Mục tiêu Top 10
- ·Mất tiền oan uổng vì ứng dụng Google Chrome giả mạo