您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Central Coast Mariners, 16h35 ngày 12/4: Khó cho cửa trên
Công nghệ96人已围观
简介 Hư Vân - 11/04/2025 18:55 Úc ...
Tags:
相关文章
Kèo vàng bóng đá PSG vs Aston Villa, 02h00 ngày 10/4: Gieo sầu cho cố nhân
Công nghệHư Vân - 09/04/2025 12:20 Kèo vàng bóng đá ...
阅读更多Bé lớp 4 lo lắng sức khỏe Rùa hồ Gươm
Công nghệ- Những người yêu Hà Nội giống tôi đang cùng lo lắng về tình trạng sức khỏe của cụ Rùa trăm tuổi đang sống trong hồ.
TIN LIÊN QUAN
Bé lớp 5 với bài văn nhận lỗi gian lận
Bài văn tả giáo sư của bé lớp 3
Học sinh nô nức gửi bài văn yêu thích
Bài văn chữ đẹp bất ngờ tả mẹ nấu ăn
Bài văn tả cây bút chì của HS biết tiết kiệm
Bài văn tả nhạc sĩ Trần Tiến
Bài văn tả trường dí dỏm của HS lớp 4
Bài văn bé tả 'người anh tham nhất Việt Nam'
Bài văn hẹn bạn ngộ nghĩnh của bé lớp 3
Bé trai tả đầu rô-bốt to như cam sành
">...
阅读更多Chưa bao giờ tôi nghe thầy nói về danh lợi, tiền tài, địa vị
Công nghệThầy Lê Từ Hiển Và rồi, chúng tôi cũng dần quen với phong cách của thầy. Từ đó, chúng tôi nhận ra, thầy Hiển có tâm hồn nghệ sỹ với vốn kiến thức rất rộng và sâu.
Sau này, tiếp bước thầy ở trường phổ thông, chúng tôi nhận ra rằng thầy rất linh hoạt trong phương pháp giảng dạy. Có lúc thầy say sưa, thả hồn bằng những câu chữ của thơ Đường hay du dương với tình yêu cao thượng và thánh thiện trong thơ Tagore. Nhưng có những tiết học thầy yêu cầu sinh viên phải tự giải mã thi pháp, giá trị của những tác phẩm tương tự. Mà muốn làm được điều này, sinh viên phải có ý thức tự nghiên cứu rất nhiều qua sách vở đồng thời phải thảo luận nghiêm túc trong tiết học.
Đôi khi, chúng tôi bị thầy mắng vì sự hiểu biết còn hạn hẹp, tinh thần tự học, tự nghiên cứu còn chưa cao. Ấy vậy nhưng, không ai giận thầy cả. Thậm chí, bản thân chúng tôi phải điều chỉnh lại phương pháp học tập ở môi trường mới của mình.
Những ngày tháng cuối cùng của thời sinh viên, chúng tôi được thầy thường xuyên đến dự những giờ tập giảng, được thầy tận tâm chỉnh sửa từng câu, tùng chữ rồi cả về phương pháp, phong cách dạy học.
Thầy thường đùa với chúng tôi rằng: Các anh các chị đã trưởng thành, đã hiểu biết nên khi dạy các anh các chị, tôi nói sao cũng được, đúng sai phải tự mà nhận thức. Còn sau này, các anh, các chị đi dạy phổ thông, học trò còn hạn chế về nhận thức nên phải chỉn chu trong từng lời nói, lời dạy của mình.
Ở thầy có sự uyên thâm về kiến thức. Ngoài giảng dạy ở khoa Ngữ văn, thầy còn tham gia giảng dạy tiếng Anh ở các trung tâm luyện thi.
Thầy Hiển có rất nhiều bài tiểu luận trên nhiều tạp chí và tờ báo khác nhau, trong đó có những bài chuyên sâu về thơ Đường của Trung Quốc, thơ ca Ấn Độ với Tagore, phong trào Thơ mới của thơ ca Việt Nam... Từ những bài viết này, chúng tôi có tư liệu bổ ích phục vụ cho công tác giảng dạy ở trường phổ thông.
Nhân một lần họp mặt kỷ niệm 10 năm ra trường, nói về việc viết lách, tôi bảo thầy: “Em cũng có bài viết trên tạp chí đó ạ”. Thầy hỏi lại: “Em là nhà báo à?”. “Dạ không, em làm giáo viên”. Nghe vậy, thầy mới tâm sự: "Là giáo viên dạy văn, phải đọc, phải viết để mài sắc ngọn bút. Viết để thoả mãn niềm đam mê, để học trò tin vào thầy và viết để có tiền uống cà phê nữa chứ”.
Trong tâm khảm của chúng tôi, thầy Hiển là một giảng viên nghiên cứu chuyên sâu về thơ phương Đông. Ấy vậy nhưng năm 2015, chúng tôi lại nhận được cuốn sách nghiên cứu phê bình Sergei Esenin - Tiến trình thơ ca Nga mà thầy là chủ biên. Thầy đã cho chúng tôi một bài học: sự học là vô bờ, phải biết khám phá bản thân bằng quá trình tự học, tự nghiên cứu.
Thầy Hiển còn được biết đến là một nhà thơ, với rất nhiều bài được đăng trên báo và tạp chí.
Ra trường và công tác tận Bình Phước, tôi chỉ gặp thầy vài lần khi lớp họp mặt tại Quy Nhơn. Tôi nhận thấy rằng, thời gian có thể làm cho tóc thầy bạc thêm, gương mặt nhiều nếp nhăn nhưng cốt cách, phong thái của thầy vẫn vẹn nguyên như thuở nào. Chưa bao giờ, tôi và những người bạn cùng thời sinh viên nghe thầy nói về danh lợi, tiền tài, địa vị.
Với tôi, đó là người thầy yêu nghề, đam mê với nghề, thích khám phá, sáng tạo với tinh thần không bao giờ ngừng nghỉ.
Nguyễn Hồng Sơn(Chơn Thành, Bình Phước)
Những ngày này, nghề giáo lại trở thành tâm điểm của cả dư luận và nghị trường, khi những vấn đề muôn thuở như lương và những sự vụ phát sinh trong mối quan hệ giáo viên - học trò, giáo viên - phụ huynh đang gây bức xúc.
Nhưng giữa muôn vàn thở than, ca thán, cả triệu giáo viên vẫn đang ngày ngày cặm cụi làm việc. Và vẫn còn đó ký ức về những người thầy "không thể quên", mà những người đã trải qua tuổi học trò luôn mang trong tim.
VietNamNet xin mở một "góc nhỏ" - diễn đàn để độc giả chia sẻ về "Những thầy cô mãi trong tim tôi". Bài viết xin gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn . Xin chân thành cảm ơn!
Nhớ bó hồng rực rỡ thầy tặng năm xưa
Tôi chưa từng tặng hoa thầy nhưng luôn nhớ bó hồng thầy tặng cho tôi cùng những lời động viên chân tình, sâu sắc...">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Valencia vs Sevilla, 2h00 ngày 12/4: Chặn đứng mạch thua
- Câu chuyện về tình mẫu tử độc hại của nghệ sĩ Jennette McCurdy
- Bài văn tả giáo sư của bé lớp 3
- Phát hiện lỗ hổng nghiêm trọng trong thiết bị mạng Trung Quốc
- Nhận định, soi kèo Al Duhail vs Al
- Ca sĩ Thái Trinh lên tiếng khi bị chê 'phát tướng, mặc như phù thủy'
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Meizhou Hakka vs Changchun YaTai, 18h35 ngày 11/4: Điểm tựa sân nhà
-
"Ai trong lòng cũng có
Một đứa trẻ tổn thương
Cưu mang từ lúc nhỏ
Theo ta suốt chặng đường
Đứa trẻ hay hờn dỗi
Tâm đòi hỏi rất nhiều
Đứa trẻ luôn mong mỏi
Được thân chủ thương yêu
Đừng cố từ chối nó
Hãy tìm cách dỗ dành
Đừng nhẫn tâm từ bỏ
Đừng khơi mào chiến tranh
Hãy yêu thương chăm sóc
Vì đó là chính ta
Là vết thương giấu cất
Là ký ức chưa nhòa
Hãy lắng nghe thấu hiểu
Soi rọi trái tim mình
Khi chính mình đủ hiểu
Đất trời cũng lung linh"
(Trích Cảm ơn bạn đã không từ bỏ chính mình, Mai Thanh Hạ).
Sách Thiền sư và em bé 5 tuổi.
Đọc những câu thơ của Mai Thanh Hạ khiến tôi nhớ đến quyển sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh với tựa đề Thiền sư và em bé 5 tuổi.
Dù bạn là ai đi chăng nữa, trong lòng chúng ta đều có một "đứa bé" đang đau khổ. Có người chọn đối mặt với em bé đó, trò chuyện tâm sự cùng em thì cũng có người chọn phớt lờ, cố ý tránh né khi em bé ấy xuất hiện. Cho dù chọn cách nào, em bé vẫn luôn ở đó, để thỉnh thoảng trong lòng chúng ta lại nghe được tiếng nói của em: “Em đang ở đây, anh (chị) không thể tránh em đâu”.
Chúng ta thường muốn giấu em đi như cách trốn chạy những khổ đau trong quá khứ, với hy vọng khi chôn vùi những điều không tốt đẹp đó, cuộc sống phía trước sẽ trở nên tươi đẹp hơn nhưng càng trốn tránh, em bé càng bị chồng chất nỗi đau, và nó cứ kéo dài dai dẳng như một căn bệnh kinh niên chứ vĩnh viễn không có kết thúc.
Quyển sách giúp người đọc nhận ra đứa trẻ trong mình, mời em lên, ôm ấp những đau khổ của em, chấp nhận trị liệu cùng em và chuyển hóa những khổ đau đó để chính bản thân ta và em bé cùng chữa lành cho nhau, để khi nhìn lại quá khứ, ta không thấy khổ đau nữa mà có thể nhoẻn miện cười vì đã vượt qua nó.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đi qua 8 phương pháp trị liệu, từng bước từng bước bóc tách khổ đau từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Những chia sẻ của thầy không đặt nặng về lý thuyết mà chủ yếu qua việc thực tập, thực tập quay về với chính mình, nhìn sâu bên trong mình, bạn sẽ thấy đứa bé đang ở đó, đứa bé ngồi co ro, đợi bạn nhận ra để em có thể chia sẻ những nỗi niềm của mình và chấp nhận được trị liệu.
Điều chúng ta cần làm đầu tiên đó chính là chế tác năng lượng chánh niệm để nhận diện và chữa trị cho em bé trong ta. Hãy xem tâm trí chúng ta như một phòng khách, mỗi khi có một cảm xúc xuất hiện (như giận dữ), hãy mời cảm xúc ấy lên phòng khách và mời cả chánh niệm cùng lên theo. Chánh niệm ở đó không đàn áp, cố gắng kiềm chế hạt giống giận dữ mà để nhận diện ôm ấp một cách dịu dàng.
Những nỗi đau khổ, tuyệt vọng, sầu khổ cũng muốn lên phòng khách để ta nhìn thấy chúng nhưng chúng ta lại cố gắng đàn áp nó xuống tầng hầm vì ta nghĩ cảm xúc này sẽ gây ra đau khổ. Tuy nhiên, tất cả những cảm xúc của chúng ta đều cần được lưu thông, đừng cố kìm nén nó dưới tầng hầm, như vậy triệu chứng của bệnh tâm thần và trầm cảm sẽ biểu hiện ra. Hãy mời những cảm xúc ấy lên cùng chúng ta, cùng vỗ về nó, ôm ấp và làm dịu khổ đau.
Hơi thở là phương tiện tuyệt vời đưa chúng ta trở về với thân, tâm và cảm thọ của mình. Chỉ có giây phút thở ta mới tiếp xúc sâu sắc với sự sống, trở về với giây phút hiện tại. Khi đã trở về với thân tâm ý rồi, là lúc ta sẽ chuyển hóa khổ đau qua 3 cách sau:
1. Tập trung gieo trồng và tưới tẩm hạt giống hạnh phúc (cách chuyển hóa gián tiếp).
2. Thực tập chánh niệm liên tục để khi hạt giống khổ đau phát khởi, chúng ta có khả năng nhận diện chúng, tắm gội chúng trong ánh sáng chánh niệm để chúng suy yếu.
3. Xử lý phiền não đã có trong ta từ thời thơ ấu bằng cách mời nó lên trên bề mặt ý thức và đảm bảo ngọn đèn chánh niệm trong ta cháy đều và cháy mạnh để ta không bị cuốn theo những phiền não đó.
Và còn rất rất nhiều bài học chúng ta có thể học được qua quyển sách này…
Thiền sư dẫn dắt người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, vừa vỗ về, vừa khơi gợi những cảm xúc trong chúng ta một cách rất tinh tế và vừa vặn. Nếu có thể, hãy chọn cho bạn một không gian yên tĩnh, vừa nhâm nhi tách trà thoang thoảng và tận hưởng giọng văn tuyệt vời này. Khi gấp lại quyển sách này, có thể đứa trẻ trong bạn chưa được chữa lành hẳn, có thể khổ đau trong bạn vẫn còn, những khó khăn chưa được xóa bỏ hoàn toàn nhưng ít nhất bạn đã thấy được đứa trẻ trong mình và chấp nhận hành trình chữa lành cùng em…
Bài viết của độc giả Lê Hồ Ngân Tuyền, được gửi từ email "ngan...199@gmail.com".
" alt="Em bé bên trong bạn có cần được chữa lành?">Em bé bên trong bạn có cần được chữa lành?
-
Tiếp nối tập sách Người xưa cảnh tỉnh - thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ XX(viết chung cùng Trần Văn Chánh, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM 2018, tái bản 2024), tác giả Vương Trí Nhàn tiếp tục cho ra mắt tập phiếm luận Cái vội của người mình để nói về thói hư tật xấu của người Việt.
Căn tính của người Việt hiện đại
Đây là kết quả của nhiều năm quan sát đời sống hàng ngày của tác giả, được ông khái quát lên thành những nội dung bằng kinh nghiệm của một người có hơn bốn mươi năm viết văn, viết báo và làm công tác nghiên cứu, xuất bản.
Đây cũng là kết quả của quá trình khai thác ba nguồn tư liệu chính của tác giả. Một là việc tìm hiểu và giải thích thói hư tật xấu lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội mà tác giả tìm ở đó nhiều gợi ý. Hai là những công trình nghiên cứu khoa học xã hội soi rọi những vấn đề về người Việt, xã hội Việt mà tác giả dành thời gian để học hỏi.
Ba là những cuốn sách nghiên cứu triết học, xã hội học… như Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Các giá trị đạo đức trong phát triển kinh tế…đã mang lại cho tác giả những gợi ý sâu sắc.
Cái vội của người mình gồm 80 bài phiếm luận về thói hư, tật xấu của người Việt hiện đại, được nhóm thành 5 chủ đề lớn, tương ứng với 5 phần của cuốn sách.
Ở mỗi chủ đề lớn, tác giả không chỉ chỉ ra hàng loạt thói hư tật xấu người Việt, mà còn phân tích, thảo luận, làm rõ hơn từng thói hư tật xấu này. Cách làm này của tác giả (đi từ cái chung đến cái riêng), không chỉ giúp người đọc nắm bắt được những nội dung / vấn đề mang tính hệ thống, mà còn giúp họ có được cái nhìn cụ thể, chi tiết về từng thói hư tật xấu.
Ví dụ như trong chủ đề “Những thói hư tật xấu bộc lộ trong làm ăn kiếm sống, đi lại, các hoạt động nghề nghiệp”, tác giả liệt kê một loạt thói hư tật xấu như: suy thoái đạo đức trong kinh doanh (khôn ranh, lọc lừa, thấy làm gì kiếm tiền được là làm, kiếm sống bằng bất cứ giá nào, làm bậy bất chấp pháp luật), thầy không ra thầy, thợ không ra thợ, giỏi kiếm ăn chứ không giỏi nghề, mạnh ai nấy sống, hỗn loạn trong giao thông, hỗn loạn trong tâm lý…
Từ đó, tác giả phân tích (giải phẫu), thảo luận (phiếm đàm), làm rõ những thói hư tật xấu này như một căn tính / đặc tính / căn bệnh trầm kha khó chữa của người Việt (nói cách khác là chỉ ra những lý do thâm căn cố đế khiến chúng ta khó thay đổi) .
Chẳng hạn khi nói về tật xấu kiếm sống bằng bất cứ giá nào, tác giả cho biết, thời chiến tranh, ở ta có người coi kho còn phá cả một cỗ máy chỉ để lấy mấy cái vít. Còn ngày nay, để kiếm sống, người ta làm bất cứ việc gì họ có thể làm, bất kể có hại cho người xung quanh, hoặc tàn phá môi trường đến mức độ như thế nào.
Người ta rải đinh trên đường cao tốc, bán đủ loại rau củ quả vừa phun thuốc trừ sâu, đá bóng vào lưới nhà để thực hiện hợp đồng bán độ. Rồi người ta chặt phá rừng vô tội vạ, mua bán bằng cấp và chức sắc, kê đơn cho bệnh nhân toàn những thứ thuốc đắt tiền để ăn hoa hồng…
Hay nói về thói hư tật xấu (tình trạng / thực trạng) thầy không ra thầy, thợ không ra thợ, tác giả cho rằng con người thời nay suy thoái so với thời ngày xưa ở sự lỏng lẻo trong mối quan hệ với công việc, nói cách khác là sự kém cỏi trong chất lượng công việc mà họ hoàn thành, điều này dẫn đến người ở ta chỉ có một trình độ nghề nghiệp loàng xoàng.
Tác giả viết “Có lẽ không nước nào nhiều cơ sở sản xuất như nước ta, hàng hóa chỉ được mẻ đầu, càng về sau càng hỏng. Nhiều con đường mới làm đã nứt vỡ toe toét. Đình chùa tu bổ ngày một lai căng xa lạ…”.
Theo tác giả, căn nguyên của tình trạng có phần “lộn xộn” trên không chỉ là do sự dễ dãi thiếu chuẩn mực cùng sự kém cỏi của những người cầm trịch, mà còn do sự tha hóa của người lao động. Nhiều người thiếu hẳn sự tha thiết với công việc hàng ngày, vốn là lẽ sống của mình”.
Nhận diện thói hư tật xấu để dần tiến tới cách khắc phục có hiệu quả
Tương tự, ở các chủ đề: “Những bất cập trong thói quen sinh hoạt, trong đời sống tinh thần mỗi cá nhân, trong các mối quan hệ người với người hàng ngày”; “Những di lụy quá khứ đồng thời trong mỗi thói hư tật xấu đều mang dấu vết thời đại”; “Những hạn chế kéo dài trong tổ chức và quản lý xã hội”, tác giả cũng liệt kê hàng loạt thói hư tật xấu.
Tác giả Vương Trí Nhàn. Ảnh: FBNV.
Có thể kể đến như: Lối sống buông thả vô độ, thói vung vít, lãng phí, sự cạnh tranh đến mức tàn bạo, lối ứng xử thô bạo trong đời sống, tâm lý cầu may, cầu lợi, tính ráo hoảnh, vô cảm, cái vội (lối sống nhanh, sống gấp) của người Việt hiện đại…
Nói về thói hư tật xấu ứng xử thô bạo trong đời sống, tác giả sách lấy một ví dụ một người nước ngoài đã nhận xét cách đi xe máy của dân mình mang nhiều tính cách bạo lực, nghĩa là luôn luôn trong tư thế muốn chèn ép nhau, đối đầu nhau, ai liều lĩnh chịu chơi hơn thì chiến thắng.
Không chỉ chỉ ra thói hư tật xấu của dân mình, trong cuốn sách tác giả còn đưa ra cái nhìn khái quát về những thói hư tật xấu để dần tiến tới cách khắc phục có hiệu quả.
Chẳng hạn nói về cái vội của người mình, tác giả không chỉ chỉ ra những tác động có phần tiêu cực của “một nhịp sống gấp gáp, gấp gáp đến liều lĩnh, vội vàng đến bất cần, công việc cứ rối tung cả lên mà vẫn chẳng việc gì ra việc gì”, mà còn tìm cách giải thích vì sao chúng ta lại sống vội như vậy.
Đồng thời, tác giả cũng vận dụng 3 thủ pháp kinh điển là lấy xưa nói nay, lấy ngoài nói trong, lấy người nói ta (những thủ pháp này cũng được ông sử dụng xuyên suốt trong cuốn sách) để chỉ những giá trị, lợi ích sống chậm, sống hài hòa đem lại.
Hay trong cuốn sách, từ kinh nghiệm của bản thân và quan sát những gì gần gũi xung quanh, tác giả còn chỉ ra quá trình tha hóa, quá trình đánh mất những gì tốt đẹp ở mỗi con người. Theo tác giả đây là một phần di sản của lớp người đang sống để lại cho các lớp kế tiếp, mà những người đi sau có thể sáng suốt hơn, không còn đánh mất mình, trở nên hữu ích hơn.
Bình luận về cuốn sách và phong cách phiếm luận của tác giả Vương Trí Nhàn, họa sĩ Nguyễn Quân viết: “Thảo luận trí tuệ thú vị cũng có thể chỉ là một thú tiêu khiển cho đỡ buồn tay. Cái lạ là dọn vườn quét rác tâm lý tùm lum như vậy mà đọc xong chẳng thấy bi quan, bị chấn thương gì... Bởi rác ấy, chấn thương ấy xưa đã có, đâu cũng có, người ta cũng có... nó chỉ là chuyện nhân văn. Thế gọi là thể phiếm đàm có ích”.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Cái nhìn trực diện về thói hư tật xấu của người Việt hiện đại">Cái nhìn trực diện về thói hư tật xấu của người Việt hiện đại
-
Nghi phạm 17 tuổi bị bắt vì tấn công Twitter của hàng loạt chính trị gia và người nổi tiếng
Clark phải đối mặt với cáo buộc của tiểu bang và sẽ bị xét xử tại Hạt Hillsborough vì là người chưa thành niên..
Kế hoạch của Clark là đánh cắp danh tính của những người nổi tiếng, sau đó gửi thông tin yêu cầu nạn nhân gửi Bitcoin đến các tài khoản mà anh này sở hữu.
Vụ hack khiến các tài khoản Twitter của Barack Obama, Joe Biden, Mike Bloomberg, Jeff Bezos, Bill Gates,Elon Musk... đã đăng một tweet giả vào ngày 15 tháng 7. Những Twitter giả mạo này nói rằng cứ 1.000 USD được gửi đến một địa chỉ Bitcoin ẩn danh, họ sẽ nhận lại 2.000 USD.
Sau đó, nghi phạm đã nhận được hơn 400 lần chuyển tiền với số tiền lên tới 100.000 USD quy đổi Bitcoin chỉ trong một ngày.
Là một loại tiền điện tử, Bitcoin rất khó theo dõi và hoàn trả nếu bị đánh cắp trong một vụ lừa đảo. Đây là một cuộc tấn công cực kỳ tinh vi với cường độ chưa từng thấy trước đây.
Twitter cho biết, một vài nhân viên của mạng xã hội này đã trở thành nạn nhân cho một vụ lừa đảo qua điện thoại. Sau khi đánh cắp thông tin đăng nhập của nhân viên và xâm nhập vào hệ thống Twitter, những tin tặc này có thể nhắm mục tiêu vào những nhân viên khác có quyền truy cập vào các công cụ hỗ trợ tài khoản.
Tin tặc đã tấn công 130 tài khoản và đã tweet thành công từ 45 tài khoản. Nghị sĩ Hà Lan Geert Wilders cho biết hộp thư đến của ông cũng đã bị hack.
Điệp Lưu
Nhân viên “mắc lỗi ngớ ngẩn” khiến Twitter bị hack
Các nhân viên của Twitter đã bị tin tặc lừa đảo bằng điện thoại để chiếm quyền điều khiển và xâm nhập vào hệ thống của mạng xã hội này.
" alt="Bắt nghi phạm 17 tuổi tấn công Twitter của Barack Obama, Bill Gates, Tesla để lừa đảo">Bắt nghi phạm 17 tuổi tấn công Twitter của Barack Obama, Bill Gates, Tesla để lừa đảo
-
Nhận định, soi kèo Man City vs Crystal Palace, 18h30 ngày 12/4: Khó tin The Citizens
-
Tham dự một sự kiện gần đây, Hà Kiều Anh xuất hiện nổi bật trong bộ suit màu trắng. Người đẹp sơ vin sơ mi trắng cùng quần ống suông cạp cao khiến vóc dáng trông thêm thanh thoát. Cô tạo điểm nhấn với phụ kiện đồng hồ cùng chuỗi vòng cổ vàng. Mái tóc rẽ ngôi không cầu kỳ nhưng đủ vừa vặn mang lại sắc thái sang trọng. H'Hen Niê yêu kiều trong thiết kế váy dài dập ly bay bổng với phần thân trên mô phỏng chiếc áo vest thanh lịch. Kiểu dáng slim-fit nhấn vào vòng 2 thon gọn hai hàng khuy bạc trở thành tâm điểm ánh nhìn. H' Hen Niê búi tóc đài các, trang điểm tông cam ấm áp, nổi bật trên lớp nền trắng ngà của bộ cánh. Tiểu Vy "hớp hồn" người nhìn với đường cong nóng bỏng được phô bày qua thiết kế ôm sát màu tím lộng lẫy. Đường xẻ tà cao tôn trọn cặp chân dài. Đường cắt cúp cùng chi tiết khoét ngực sâu đồng thời giúp người đẹp tôn lên vòng 1 gợi cảm. Mái tóc xoăn cùng tông trang điểm cam khi kết hợp tạo nên một tổng thể hoà quyện và hoàn mỹ. Thuỵ Vân duyên dáng trong thiết kế thời trang đầm dài màu đỏ nhung. Loạt chi tiết nhún bèo bất đối xứng mang lại sắc thái nữ tính, và giúp người mặc thêm nổi bật. Chiếc đai lưng với bông hoa vàng tạo hiệu ứng thị giác khiến vòng 2 trông thêm thon gọn. Á hậu cột tóc đuôi ngựa đơn giản nhưng vừa đủ để cuốn hút với gương mặt luôn rạng rỡ. Thanh Hằng với thiết kế đầm dài màu trắng tinh khôi phom dáng rộng mang lại sắc thái bay bổng, thướt tha. Điểm nhấn tạo khối trước ngực mang tinh thần vương giả, cao quý. Kiều Loan nổi bật trong thiết kế đầm quây đính sequins. Chất liệu voan xuyên thấu để lộ những khoảng hở hình thể gợi cảm thấp thoáng sau lớp vải mỏng tang. Á hậu lựa chọn sandals màu nude giúp vóc dáng trông thêm thanh thoát, đồng thời búi tóc cao sang trọng. Khổng Tú Quỳnh lộng lẫy trong thiết kế váy tím xếp tầng cầu kỳ. Nữ ca sĩ tựa công chúa tóc mây trong chiếc váy bay bổng, yêu kiều và mái tóc được tết thắt tỉ mỉ, ấn tượng. Khổng Tú Quỳnh trang điểm tông nude với màu son phớt đỏ dịu dàng. Trương Quỳnh Anh yêu kiều trong thiết kế đầm xẻ tà màu xanh ngọc. Bộ đầm với điểm nhấn vai trễ bất đối xứng tạo cái nhìn e ấp, dịu dàng cho người mặc. Nữ diễn viên đồng thời tôn lên vòng 2 thon gọn với điểm nhấn chiết eo. Cô trang điểm tông màu cam cân bằng sắc thái cùng bộ cánh. Ngọc Trinh quyến rũ với thiết kế cắt xẻ màu xanh emerald. Những đường xếp nếp, chiết eo, xẻ tà đều được đặt để vừa đủ và chính xác nhằm tôn lên vóc dáng gợi cảm mà không cần sa đà phô trương da thịt. Ngọc Trinh búi tóc sang trọng và chọn sandals cao gót tiệp màu hài hoà. Huy Vũ
Thuỵ Vân, Lương Thuỳ Linh ngọt ngào, yêu kiều với váy hồng
Á hậu Thuỵ Vân khéo tôn đường cong chữ S với đầm ôm sát, Lương Thuỳ Linh lại mang dáng vẻ yêu kiều, ngọt ngào với gam màu hồng phớt cùng kiểu dáng thiết kế bồng xoè
" alt="Hà Kiều Anh, H'Hen Niê diện vest trắng thanh lịch, cuốn hút">Hà Kiều Anh, H'Hen Niê diện vest trắng thanh lịch, cuốn hút