Chính phủ Trung Quốc đã có động thái cứng rắn với tiền mã hoá. Từ cuối năm 2013, nước này đã cấm các ngân hàng trong nước tham gia giao dịch Bitcoin. Tại thời điểm đó, đồng tiền mã hoá vẫn còn giá dưới 1.000 USD.
Đây cũng không phải lần đầu tiên cơ quan chức năng Trung Quốc trấn áp tội phạm liên quan tiền mã hoá.
Tháng 11/2020, toà án tỉnh Giang Tô đã tuyên án 11 năm tù với các đối tượng chủ mưu trong một hệ thống đa cấp đa quốc gia lừa đảo tiền mã hoá của nhà đầu tư lên tới 14,8 tỷ NDT (tương đương 2,25 tỷ USD).
PlusToken, nền tảng thiết lập bởi Chen Bo đầu năm 2018, sử dụng công nghệ sổ cái phân tán thu hút hàng triệu người tham gia tư cách thành viên trả phí bằng tiền mã hoá. Theo toà án Diêm Thành, thành phố trực thuộc Giang Tô, nền tảng này trả mức lợi nhuận đầu tư cao cho thành viên dựa trên số lượng người và số tiền họ giới thiệu được.
Toà án nhân dân tối cao, cơ quan tư pháp cao nhất tại Trung Quốc, tháng trước đã thông báo hoạt động gọi vốn bằng tiền mã hoá sẽ bị coi là phạm tội hình sự. Những vụ việc nghiêm trọng từ 50 triệu NDT trở lên hoặc mạng lưới hơn 5.000 người sẽ đối mặt mức án hơn 10 năm tù.
Phán quyết cuối cùng trong vụ án tại Thượng Hải vẫn chưa được công bố.
Vào tháng 5/2021, Ủy ban Ổn định và Phát triển tài chính, thuộc Hội đồng nhà nước, đã khẳng định “trấn áp các hành vi khai thác và kinh doanh Bitcoin, kiên quyết ngăn chặn việc đẩy rủi ro cá nhân cho xã hội”.
Vinh Ngô (Theo SCMP)
Tòa án tối cao Trung Quốc đưa ra phán quyết, các giao dịch tiền ảo cấu thành tội “gây quỹ bất hợp pháp”.
" alt=""/>Trung Quốc bắt giữ đường dây đa cấp tiền ảo hàng chục triệu USDCụ thể, ở trang 30 và 31 có ghi:
“Thấy khí thế Hai Bà Trưng quật cường, khó bề thắng, Mã Viện liền hạ kế bắt quân sỹ cởi truồng mà giao chiến. Các đội nữ binh của hai Bà trông thấy rất xấu hổ, ngượng ngùng quay đi, nhuệ khí vì thế mà suy giảm rất nhiều. Lợi dụng tình hình đó, Mã Viện thúc quân xông lên làm cho quân Hai Bà phải thua. Trưng Vương buộc phải rút quân về giữ Cấm Khê (nay thuộc Vĩnh Phúc). Lực lượng quân Mã Viện quá lớn, lại giở trò quỷ quyệt khiến các đội nữ binh phải bỏ chạy. Mã Viện thừa thế xua quân truy đuổi ráo riết…”.
Trong hình vẽ ở trang 30 của truyện tranh này, còn có hình ảnh quân của Mã Viện hùng hổ giơ gươm kiếm lên nhưng phần ở dưới thì… “cởi truồng” khiến cho các binh sỹ nữ của Hai Bà Trưng phải che mặt vì xấu hổ.
Trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, GS Sử học Phan Huy Lê cho biết:
“Tất cả các sách nghiên cứu về chính sử từ trước đến nay chưa từng có chi tiết nào như truyện tranh Lịch sử của NXB Giáo dục phản ánh. Có chăng chỉ là những câu chuyện truyền miệng nhau thôi, nhưng câu chuyện ấy lại nói về Bà Triệu chứ không phải Hai Bà Trưng và không được sử sách ghi chép. Chi tiết phản cảm kia không có cơ sở lịch sử nào để NXB Giáo dục đưa vào sách, càng không nên đưa vào sách cho các em học sinh đọc…”.
Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cũng cho hay: “Khi làm sách giáo khoa thì không nên đưa những chi tiết “nhạy cảm” như vậy vào, vì không phù hợp với học sinh... Có thế, đó chỉ là nhưng lời đồn thổi trong dân gian, nhưng chính sử không bao giờ ghi. Mã Viện là kẻ thù của ta, nhưng kẻ thù thô tục như vậy thì không đúng với tính chất của Nho giáo, như thế là bịa đặt. Trong chương trình dạy môn Lịch sử ở phổ thông cũng chưa từng có chi tiết nào là “cởi truồng” trong trận chiến Mã Viện – Hai Bà Trưng. Làm sách Lịch sử như vậy thật là có lỗi với tiền nhân…”.
Đại diện truyền thông của NXB cho biết, cần kiểm tra truyện tranh xuất bản từ đâu. "Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và sẽ có trả lời với báo chí trong thời gian sớm nhất".