Khu đô thị Ciputra (Nam Thăng Long, Hà Nội) được đầu tư bởi Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long, một liên doanh giữa Tổng Công Ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Đô thị Việt Nam (UDIC) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia), được giới thiệu là Khu đô thị quốc tế lớn nhất đầu tiên tại Hà Nội.
Đây cũng là khu đô thi mới đồng bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế phát triển theo quy hoạch tổng thể của thủ đô có quy mô 310ha (Ảnh: ciputra.hanoi.com).
Thời gian vừa qua, hàng trăm hộ dân Khu đô thị Ciputra đã ký vào đơn kiến nghị về việc điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số ô đất thuộc khu đô thị Ciputra - giai đoạn 2.
Theo phản ánh của các hộ dân, tại một số ô đất chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh quy hoạch theo hướng nâng lên đến 20 tầng, tăng mật độ xây dựng (Ảnh: ciputra.hanoi.com).
Như tại ô đất I.B.29-NO có diện tích 35.420m2, quy hoạch năm 2004 để xây dựng nhà cao tầng nay chuyển sang nhà thấp tầng (5 tầng). Mật độ xây dựng từ 25,7% tăng lên khoảng 65%.
Người dân cho rằng, chủ đầu tư đã lừa dối người mua nhà khi biến một khu đô thị hiện đại “đáng sống” nhất thủ đô thành một khu toàn nhà chọc trời.
Nêu tại đơn kiến nghị cộng đồng dân cư cũng cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch là vì lợi ích nhóm của nhà đầu tư không phải vì lợi ích của người dân.
Từ việc xin ý kiến điều chỉnh quy hoạch lần này, cư dân lại phát lộ ra việc chủ đầu tư đã nhiều lần xin điều chỉnh quy hoạch nhiều ô đất mà không lấy ý kiến người dân và vẫn được cơ quan chức năng “hợp thức hoá”.
Trước đó có nhiều ô đất đã được điều chỉnh đều theo hướng tăng mật độ dân số có ô đất tăng tới gần 5.000 người nhưng người dân cho hay họ không hề biết, không được xin ý kiến.
Phó Thủ tướng: “Sẽ thanh tra các quy hoạch đô thị bị điều chỉnh” Trong phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội ngày 5/6, trả lời về việc điều chỉnh quy hoạch đô thị được nhiều đại biểu đặt ra, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, việc điều chỉnh quy hoạch là một nội dung, một nhiệm vụ trong hoạt động quy hoạch và trong quá trình thực hiện quy hoạch. Trong đó, có điều chỉnh quy hoạch do Nhà nước yêu cầu (chất lượng quy hoạch kém); điều chỉnh quy hoạch do người dân yêu cầu (quy hoạch không phù hợp quyền lợi của người dân); điều chỉnh quy hoạch do nhà đầu tư yêu cầu. Theo Phó Thủ tướng dư luận xã hội, cử tri và đại biểu Quốc hội đang rất bức xúc về tình trạng điều chỉnh quy hoạch đô thị tùy tiện, chạy theo nhà đầu tư. Theo đó, việc nâng tầng cao, tăng mật độ xây dựng làm gia tăng dân số, giảm không gian công cộng… khiến hệ thống hạ tầng quá tải. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân, gây bức xúc trong dư luận. “Về biện pháp khắc phục, yêu cầu Bộ Xây dựng cùng các địa phương cho thanh tra, kiểm tra, rà soát lại các quy hoạch điều chỉnh. Xem xét xử lý nghiêm với các quy hoạch điều chỉnh nhưng vi phạm về quy chuẩn và tiêu chuẩn quy hoạch. Cho dừng điều chỉnh quy hoạch với những quy hoạch vi phạm chưa thực hiện, đang thực hiện. Có các giải pháp đầu tư hạ tầng để đáp ứng yêu cầu gia tăng dân số và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong điều chỉnh quy hoạch không đúng quy chuẩn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. |
Hồng Khanh
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xem xét, xử lý phản ánh của báo chí về tình trạng phá vỡ quy hoạch tại hàng loạt khu đô thị được coi là kiểu mẫu, nơi đáng sống nhất thủ đô.
" alt=""/>Bên trong khu Ciputra Thủ tướng lệnh xử lý trước nguy cơ vỡ quy hoạchNhấn mạnh chuyển đổi số là xu thế tất yếu mở ra nhiều cơ hội, tác động mạnh mẽ đến tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Nghị quyết đã xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là giải pháp đột phá để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả, tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Công văn chỉ đạo triển khai chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
“Việc ra mắt trang thông tin điện tử chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn là phù hợp với xu thế, yêu cầu cấp thiết của chuyển đổi số, phục vụ công tác quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền và để các cơ quan báo chí, người dân có công cụ dễ dàng tra cứu thông tin liên quan đến chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh”, đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cho hay.
Giao diện trang thông tin điện tử chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn. |
Trang web chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn được thiết kế tăng cường lượng thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết, bản chất, nội dung, tầm quan trọng của chuyển đổi số; nội dung cơ bản về xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, cửa khẩu số, hạ tầng số… đến cán bộ, đảng viên, người lao động và các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận trong xã hội và hệ thống chính trị.
Đồng thời, đây cũng là kênh thông tin chính thống cung cấp thông tin về chuyển đổi số trên địa bàn cho các cơ quan báo chí, truyền thông trong cả nước.
Giao diện của trang được thiết kế với các mục, chuyên mục chuyển tải thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, đường lối chính sách của tỉnh; duy trì các thông tin được quy định tại Nghị định 43 ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Nội dung thông tin chủ đạo của trang thông tin điện tử này là tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số với 6 module chức năng: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số, Cửa khẩu số, Hạ tầng số, Phòng chống dịch Covid-19.
Song song đó, trang web chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn còn được tạo liên kết, bổ sung thêm một số mục, chuyên mục tiện ích như video về chuyển đổi số; tài liệu hướng dẫn, cẩm nang điện tử về chuyển đổi số; hướng dẫn cài đặt ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử; cập nhật tiến độ triển khai kinh tế số, cửa khẩu số.
Vân Anh
Trong lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh này, ông Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh, phát triển kinh tế số trong thời điểm hiện nay là cơ hội to lớn để tỉnh phát triển.
" alt=""/>Ra mắt trang thông tin điện tử Chuyển đổi số tỉnh Lạng SơnThực tế, việc kiếm lợi nhuận chưa bao giờ là ưu tiên hàng đầu đối với các nhà điều hành Trung Quốc tại khu công nghiệp này, đối với các nhà sản xuất ở đây, nhiệm vụ đầu tiên là giới thiệu dự án hợp tác kinh tế quốc tế hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, Sáng kiến Vành đai và Con đường.
“Chi nhánh Thâm Quyến của Ủy ban kiểm soát và giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc (SASAC), giám sát tất cả các công ty thuộc sở hữu thành phố, và yêu cầu chúng tôi biến khu công nghiệp này thành nơi trưng bày cho Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đến Việt Nam, họ có thể đến kiểm tra của chúng tôi”, Chen Xu, phó tổng giám đốc của Phòng Hợp tác Kinh tế và Thương mại Việt Nam - Trung Quốc (VCEP), nói với South China Morning Post.
Tại Hải Phòng, từ khi bắt đầu dự án, một bộ phận của chính phủ Trung Quốc đang tích cực khuyến khích các công ty đến Việt Nam, sẵn sàng chi 200 triệu đô la vốn đầu tư với tầm nhìn tạo ra 30.000 việc làm vào thời điểm toàn bộ dự án bao gồm ba giai đoạn hoàn thành vào năm 2022.
Tuy nhiên sau đó, Dự án VCEP tư nhân đã bị đình chỉ sau các cuộc gây rối làm một số người chết và cả 100 người bị thương tại địa phương. Và sau đó, chính quyền Thâm Quyến đã quyết định tiếp quản hoàn toàn dự án, theo tổng giám đốc của VCEP Zhang Xiaotao
“Với chúng tôi, theo đánh giá thì chúng tôi không thể nào kiếm được lợi nhuận từ dự án này. Vậy thì tại sao chúng ta vẫn tiếp quản nó? Chúng tôi phải phục vụ Sáng kiến Vành đai và Con đường, vì đó là một chiến lược quốc gia”, ông Zhang nói thêm.
“Trên thực tế, chúng tôi phải hy sinh một phần lợi nhuận của mình, chúng tôi phải bán đất với giá thấp hơn và với các cơ sở tốt hơn so với các khu công nghiệp lân cận. Chúng tôi vẫn đang lỗ dựa trên giá đất hiện tại. Các ông chủ của hiểu tình hình và yêu cầu chúng tôi ít nhất là đừng để bị lỗ", ông này nói.
Cũng theo ông Zhang, “tất nhiên để kiếm lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu của bất kỳ công ty nào. Nhưng chúng tôi thì khác, với chúng tôi, đây không phải là một dự án thương mại thuần túy.”
Theo Chen và Trương, những công ty Trung Quốc mới đến bây giờ phải tự mua đất và xây dựng các cơ sở hạ tầng vì các tòa nhà ban đầu đã được cho thuê.
Tình trạng cơ sở hạ tầng tương đối nghèo nàn cũng khiến VCEP phải chi 30 triệu nhân dân tệ (4,3 triệu USD) cho một con đường và cây cầu mới nối khu công nghiệp với đường quốc lộ ở Hải Phòng.
“Chúng tôi không thể chờ đợi chính phủ Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng. Họ không có tiền và hiệu quả của họ rất thấp, vì vậy chúng tôi tự xây dựng nó” ông Li Meng, thành viên của Cục Đầu tư Chiến lược VCEP cho biết, chỉ mất chưa đầy chín tháng để hoàn thành dự án.
“Chi phí cho xây dựng cây cầu cao hơn gấp ba lần so với chi phí ở Trung Quốc vì hiệu quả ở đây thấp hơn nhiều và chúng tôi cần nhập nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc do thiếu nguyên liệu ở Việt Nam”, Li nói thêm. “Mỗi mét của con đường và cây cầu nối quốc lộ ở Hải Phòng với VCEP hoàn toàn được lát bằng đồng Nhân dân tệ.”
Dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc tiến sang đang tăng dần, tuy nhiên cũng đã gặp phải sự phản đối ở Việt Nam, mặc dù khác xa với quy mô của các cuộc bạo động chết người năm 2014.
Tổng giám đốc Zhang cho biết thêm, chính quyền Việt Nam cũng trở nên nhạy cảm hơn với đầu tư từ Trung Quốc, Theo quan điểm của giảng viên cao cấp của Học viện Ngoại giao Việt Nam - Lam Thanh Hà. Sự phụ thuộc quá mức vào tiền mặt nước ngoài nói chung và vốn Trung Quốc nói riêng có thể gây ra rủi ro cho Việt Nam về biến động tỷ giá hối đoái và những ảnh hưởng bên ngoài khác, ông Hà cảnh báo.
Các hoạt động sản xuất thường phụ thuộc vào chuỗi cung ứng xuyên quốc gia, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam thường tham gia sâu vào cả quá trình xuất nhập khẩu, khiến nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương trước điều kiện kinh tế toàn cầu, ông Hà nói thêm.
Trong một bài bình luận được đăng bởi Post vào đầu tháng 5, Hà cũng cảnh báo rằng Việt Nam nên tránh việc trở thành trở thành sân sau của Trung Quốc, Nhưng Zhang có quan điểm ngược lại.
“Chúng tôi không chuyển tất cả các ngành công nghiệp cấp thấp của mình sang Việt Nam, điều này là hoàn toàn vô trách nhiệm. Trung Quốc đang cố gắng giúp đỡ Việt Nam bằng sự chân thành, ngay cả khi chúng tôi không kiếm được lợi nhuận, chúng tôi vẫn muốn tiến hành dự án”, ông nói.
Theo Dân trí
Trong số 239 tỷ phú bất động sản thế giới, có tới 139 người mang quốc tịch Trung Quốc, chiếm 58%. Theo sau danh sách là Mỹ với 26 tỷ phú và Anh là 17 người.
" alt=""/>Sự thật đằng sau khu công nghiệp do Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam