Phương pháp này là sản phẩm nghiên cứu chung của nhiều nhóm chuyên gia đến từ các tổ chức khác nhau, như Đại học Cambridge (Anh), Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore), Viện Paul Scherrer (Thụy Sĩ), Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Phần Lan, Tổ chức Khoa học và Công nghệ Hạt nhân Australia…
Kỹ thuật mới cho phép thực hiện các thay đổi cấu trúc hợp kim kim loại trong quá trình in 3D, tinh chỉnh các đặc tính của chúng mà không cần nhờ đến phương pháp rèn nhiệt truyền thống đã được sử dụng hàng nghìn năm qua. Kết quả nghiên cứu đã được công bố chính thức trên tạp chí Nature Communications.
Công nghệ in 3Dhiện đại có một số lợi thế so với các phương pháp sản xuất khác. Nó cho phép tạo ra sản phẩm có hình dạng phức tạp và sử dụng ít vật liệu hơn nhiều so với các phương pháp sản xuất truyền thống. Tuy nhiên, chúng cũng có nhược điểm nhất định.
Tiến sĩ Matteo Seita thuộc nhóm nghiên cứu của Đại học Cambridge cho biết: “Một trong những vấn đề chính là chi phí sản xuất cao do phải tinh chỉnh lại sản phẩm sau khi sản xuất”.
Kể từ thời đại đồ đồng, các sản phẩm kim loại đã được tạo ra bằng cách nung nóng và rèn. Phương pháp này cho phép định hình kim loại thành hình dạng mong muốn và mang lại những đặc tính cần thiết, chẳng hạn như tính mềm dẻo hoặc độ bền.
Tuy nhiên, các kỹ thuật in 3D hiện tại chưa cho phép kiểm soát các đặc tính tương tự, do đó đòi hỏi phải tiếp tục can thiệp kỹ thuật sau khi in xong.
Seita và các đồng nghiệp đã phát triển một phương thức mới trong quá trình gia công kim loại bằng công nghệ in 3D, cho phép kiểm soát cấu trúc bên trong của vật liệu khi nó bị nung chảy bằng tia laser. Phương pháp này sử dụng công nghệ in 3D laser tiêu chuẩn, nhưng có một chút sửa đổi trong quy trình.
Tiến sĩ Matteo Seita cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng tia laser được sử dụng với vai trò của một 'chiếc búa siêu nhỏ', giúp làm cứng kim loại trong quá trình in 3D”.
Các sản phẩm được gia công từ kim loại theo phương pháp in 3D mới có đặc tính tương đương với thép được sản xuất bằng phương pháp truyền thống cả về mặt lý thuyết và thử nghiệm thực tế.
Các chuyên gia cho biết thêm: “Chúng tôi tin rằng phương pháp này sẽ giúp giảm chi phí gia công in 3D kim loại, từ đó sẽ cải thiện tính bền vững và tạo ra cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp luyện kim”.
(theo Securitylab)
" alt=""/>Phương pháp mới để gia công kim loại bằng công nghệ in 3DTrong lần thi thứ 2 vào tháng 9/2020, Thuý Hiền đã đạt điểm SAT gần tuyệt đối 1580/1600 (trong đó Math: 800; Reading and Writing:780). Trước đó, nữ sinh đạt 1490/1600 trong lần thi SAT đầu tiên và TOEFL 106/120
Theo Thuý Hiền, trước khi ôn luyện thi SAT hãy tích lũy cho mình vốn từ vựng phong phú và nền tảng tiếng Anh chắc chắn. Cách nữ sinh học từ vựng là kết hợp việc đọc sách và đánh dấu lại những từ mới chưa biết nghĩa. Sau đó Hiền ghi ra sổ để chú thích chi tiết bằng tiếng Anh.
“Em nghĩ quan trọng là phải đọc nhiều vì từ vựng tiếng Anh thường đa nghĩa và có cách sử dụng khác nhau trong từng hoàn cảnh. Đôi lúc biết nghĩa chưa chắc đã biết cách dùng từ thế nào cho tự nhiên, phù hợp”.
Chính vì vậy, Hiền thường tìm đọc thêm các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo,… Qua việc đọc nhiều không chỉ giúp Hiền hiểu hơn về ngữ pháp, cách dùng từ mà còn luyện được phản xạ tốt, nắm bắt ý và nội dung chính nhanh hơn.
Nữ sinh cũng cho biết em không tập trung ôn quá nhiều vào phần Toán (Math) và Viết (Writing), chỉ cần học kỹ những kiến thức cơ bản. Nội dung thi Toán chủ yếu là kiến thức chương trình phổ thông. Tuy nhiên, nên học kỹ về các định nghĩa cơ bản của bài xác suất thống kê.
Còn để làm tốt phần Viết, cần kỹ năng đọc hiểu cơ bản và nắm chắc ngữ pháp tiếng Anh. Ngoài ra, nên ôn thêm phần dấu câu vì thường xuất hiện khá nhiều trong đề và dễ mắc lỗi khi làm bài.
Thuý Hiền cho rằng phần Đọc (Reading) là khó nhất vì không có một khuôn mẫu hay công thức nhất định nào để áp dụng mà bắt buộc phải hiểu bài. Phương pháp ôn luyện hiệu quả là làm nhiều đề và căn thời gian như thi thật. Sau đó chữa những câu mình sai và phân tích vì sao mình sai để tránh lặp lại.
“Em nghĩ rằng nếu luyện được phản xạ đọc tốt thì gặp những đoạn văn dài và trình độ ngôn ngữ cao khi thi SAT sẽ không bị choáng ngợp. Từ đó mình bình tĩnh để tìm ý, lựa chọn đáp án chính xác”. Tuy đây là phần thi khó nhất nhưng Hiền đặc biệt thích bởi qua đó em học được nhiều thứ, đặc biệt là cách dùng ngôn ngữ và cách tư duy.
Về tài liệu ôn tập, Thuý Hiền chủ yếu dùng đề thi thật của College Board, ôn theo sách của Panda SAT và tìm thêm đề, tài liệu trên mạng.
Một số lỗi thường gặp trong bài thi SAT
Trải qua thời gian ôn luyện kỹ càng và kinh nghiệm từ hai lần thi SAT, Thuý Hiền cho hay có hai lỗi sai mà nhiều bạn thường gặp phải.
Đầu tiên, lỗi dễ gặp phải nhất là nghĩ quá nhiều và quá xa, đặc biệt trong bài Reading vì nội dung khó nên nhiều người thường nghi ngờ lựa chọn của mình.
“Theo em cách tránh lỗi này là nên nhớ những câu trả lời luôn luôn có trong bài và không cần kiến thức bên ngoài nào để trả lời cả, chỉ cần đọc kỹ những chi tiết trong bài để khoanh vùng lại”.
Lỗi thứ hai theo Hiền là sai do nhầm lẫn. Ví dụ trong phần Toán, đa số là kiến thức cơ bản nên dễ bị chủ quan, không đọc rõ đề bài dẫn tới bị đánh lừa hoặc chọn sai đáp án. Để tránh phạm phải lỗi này các bạn nên phân chia thời gian làm bài hợp lý và kiểm tra lại nhiều lần trước khi chọn đáp án.
Bên cạnh đó, Thuý Hiền nhấn mạnh khi ôn luyện, cần tập làm bài trong điều kiện giống đi thi thật bằng cách: Đặt thời gian, làm các phần đúng khung giờ thi chính thức, dùng bút chì 2b, in phiếu trả lời. Qua việc tạo không khí giống kỳ thi SAT giúp mình tự tin, không bị bỡ ngỡ và làm bài tự nhiên hơn.
Ngoài ra, cần lưu ý sức khỏe, đặc biệt là những ngày gần ngày thi. “Các bạn có thể rất giỏi nhưng nếu hôm đi thi bị mệt hoặc trạng thái cơ thể không tốt sẽ không thể phát huy hết khả năng của mình”.
Thuý Hiền cũng cho rằng điểm SAT chỉ là một con số nên đừng quá căng thẳng về kì thi mà hãy bình tĩnh, chăm chỉ, ôn luyện với kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, sẽ đạt được điểm cao như mong muốn.
Ngọc Linh
Đạt 1580/1600 điểm SAT (Scholastic Assessment Test) trong đợt thi vào tháng 10/2020, Đỗ Nguyên Giác chia sẻ bí kíp, cách xây dựng chiến thuật phù hợp và làm để đạt được kết quả tốt.
" alt=""/>Nữ sinh Hà Nội bật mí cách đạt 1580 điểm trong kỳ thi SAT