Tuy nhiên sạc ô tô điện tại nhà có thể bao gồm một số chi phí trả trước khổng lồ. Như chi phí lắp đặt trung bình cho bộ sạc Cấp 1, bao gồm vật liệu và nhân công, dao động từ 800 USD đến 1.500 USD cho các vị trí bên trong và có thể lên tới 2.500 USD (khoảng 61 triệu đồng) cho các vị trí bên ngoài.
Nếu chủ xe dự định sử dụng ô tô điện cho những chuyến đi dài thì có thể cần phải sử dụng bộ sạc cấp 2.
Ngoài việc mạnh hơn, bộ sạc cấp 2 còn phức tạp hơn, vì nó yêu cầu ổ cắm 240 volt và cường độ dòng điện cao hơn, vì vậy cần đảm bảo rằng hệ thống điện phải tương thích. Nếu không, chủ xe cần cài đặt bảng điều khiển dịch vụ mới cùng với ổ cắm tương thích, chi phí này có thể tốn khoảng 1.000 USD – 1.500 USD (khoảng 24,4- 36,6 triệu đồng) hoặc thậm chí nhiều hơn.
Khi thường xuyên thực hiện những chuyến đi dài trên chiếc ô tô điện thì bộ sạc công cộng là vô cùng cần thiết.
Hơn nữa, các trạm công cộng cung cấp đầy đủ các thiết bị mà lái xe sẽ không tìm thấy ở nhà như sạc nhanh DC, cho phép sạc lại ô tô điện 10 - 80% một cách hiệu quả chỉ trong 15 phút.
Sạc ô tô điện tại trạm công cộng đương nhiên đắt hơn sạc tại nhà nhưng chi phí sạc công cộng cũng khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Đơn cử như một số địa điểm sẽ tính phí theo phút, một số thì tính phí theo kWh (tức là lượng năng lượng mà xe nhận được).
Chi phí sạc có thể khác nhau tùy thuộc vào loại ô tô điện, địa điểm và thời tiết. Ví dụ chi phí sạc Cấp 2 trung bình tổng thể cho một chiếc ô tô điện Tesla là 15,52 USD (khoảng 389 ngàn đồng) theo Energy Sage.
Giống như chi phí nhiên liệu, chi phí sạc ô tô điện sẽ thay đổi một cách tự nhiên tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phạm vi di chuyển, hiệu suất, giá điện và vị trí.
Sạc nhanh bằng dòng điện trực tiếp (DCFC) bỏ qua bộ sạc tích hợp để cung cấp nguồn DC trực tiếp cho pin, cho phép bạn sạc lại EV từ 10 lên 80 chỉ trong 15 phút. Do đó thuận tiện hơn thì sạc DCFC cũng đắt hơn.
" alt=""/>Sạc ô tô điện tại nhà có rẻ hơn sạc tại trạm công cộng?Bác sĩ Vũ cho hay, đây là ca điển hình vì cơ thể bé yếu, thời tiết giao mùa, gia đình để quạt, máy lạnh thổi trực tiếp vào mặt, gáy gây ảnh hưởng dẫn đến liệt mặt… Bệnh cảnh trên cũng có thể xảy ra trên người lớn.
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên hay liệt mặt nguyên phát là liệt ngoại biên toàn bộ nửa bên mặt. Theo y học cổ truyền, liệt mặt ngoại biên được mô tả trong những bệnh danh “khẩu nhãn oa tà’, “trúng phong", “nuy chứng”.
Nguyên nhân bên ngoài thường là phong hàn (gió lạnh), phong nhiệt (gió nóng) xâm nhập vào các kinh dương ở đầu và mặt. Bệnh nhân chủ yếu được điều trị triệu chứng.
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, điều trị và phục hồi liệt mặt ngoại biên là thế mạnh của Y học cổ truyền. Bệnh nhân có thể trị liệu bằng xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và kết hợp tập luyện tại nhà.
Bác sĩ lưu ý, phụ huynh cần chú ý cách sử dụng quạt, điều hòa, tránh để quạt thẳng vào mặt đầu trẻ, không bật điều hòa nhiệt độ quá thấp có thể khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng.
Theo vị phó giám đốc này, nguyên nhân khiến Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội hết thuốc tê là do giấy phép lưu hành thuốc tê của các nhà cung cấp chưa được gia hạn. Trong khi chỉ có 2 - 3 đơn vị nhập loại thuốc này về Việt Nam.
Chỉ một ngày sau, PGS.TS Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện này, phủ nhận việc "chỉ thiếu 1 loại thuốc tê mà bệnh viện phải đóng cửa”.
Ông Bính cho hay có nhiều loại thuốc tê được dùng trong viện, không có loại này thì dùng loại khác. Loại thuốc tê khan hiếm được nhắc đến là loại nồng độ Lidocain 2%. Nguyên nhân có thể chậm cung ứng thuốc lý do giấy phép nhập khẩu thuốc tê đã hết hạn từ tháng 3/2022. Công ty này vừa hoàn thiện hồ sơ xin gia hạn giấy phép theo yêu cầu của Cục Quản lý dược.
Trước phản ánh trên từ nhà nhập khẩu, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đã trực tiếp chỉ đạo Cục Quản lý dược xem xét, phê duyệt kịp thời với hồ sơ xin nhập khẩu đã hoàn thiện theo yêu cầu, đảm bảo cung ứng thuốc để đáp ứng nhu cầu điều trị.
Trong 271 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế vừa được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hôm 23/9, có các loại thuốc điều trị đau chấn thương, bong gân, viêm cơ,...; thuốc kháng sinh; hoạt huyết dưỡng não; giảm đau, hạ sốt; thuốc hô hấp…
Đây là đợt công bố thứ 3 về gia hạn hiệu lực số đăng ký, đồng thời đây là số thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế... có giấy đăng ký lưu hành hết hạn ngày 31/12/2022 được công bố gia hạn hiệu lực số đăng ký theo quy định tại khoản 1 điều 14 Nghị định số 29 của Chính phủ.
Trước đó, tháng 6/2022 Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc cho hơn 6.250 loại thuốc vắc xin và sinh phẩm y tế (lần 1); lần 2 vào giữa tháng 7/2022 với gần 3.600 giấy.
Như vậy với 3 đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, vắc xin và sinh phẩm y tế của Bộ Y tế, đã có hơn 10.100 giấy đăng ký được gia hạn.
Thời gian qua, tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế diễn ra tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe người dân.
Hồi tháng 8, Bộ Y tế có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ nhiều quy định liên quan. Theo tờ trình do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ký, thống kê từ 34 Sở Y tế, 21 bệnh viện tuyến Trung ương và 2 bệnh viện trực thuộc trường Đại học cho thấy: 40/55 Sở Y tế và bệnh viện Trung ương báo cáo có tình trạng thiếu thuốc.
Bộ Y tế xác định nguyên nhân thiếu thuốc một phần do tình trạng hết hạn số đăng ký lưu hành của một số loại thuốc, nhân lực quản lý nhà nước quá ít, khó khăn trong xử lý hồ sơ.
Theo Luật Dược, thuốc muốn lưu thông hợp pháp trên thị trường phải được doanh nghiệp đăng ký lưu hành - đây là điều kiện bắt buộc.
Giấy này do Bộ Y tế cấp có thời hạn 5 năm. Khi giấy phép hết hạn, doanh nghiệp phải xin gia hạn, nếu không thì phải ngừng cung ứng loại thuốc đó.