Ở bên ngoài, đại lý này không sử dụng thương hiệu hay logo Subaru mà thay vào đó là thương hiệu Fuji – tên cũ của tập đoàn Subaru.
Bước vào khuôn viên đại lí, nhiều mẫu xe vẫn còn mới nguyên bị phủ đầy bụi bẩn. Trong số xe này, có những mẫu Subaru thuộc thế hệ đầu tiên cũng như những chiếc rất hiếm như Subaru XT.
![]() |
Đại lý này đã bị bỏ hoang trong suốt 25 năm qua (Ảnh: Auto Blog) |
Mẫu Subaru XT được trang bị động cơ Boxer 4 xy-lanh, tăng áp,, dung tích 1.8L, sản sinh công suất tối đa 136 mã lực. Ngoài ra phiên bản 4WD Turbo của mẫu này còn sử dụng hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian, đi trước so với các dòng xe thể thao thời đó.
![]() |
Những chiếc xe bám đầy bụi bẩn (Ảnh: Auto Blog) |
Bên cạnh đó, nhiều người cũng phát hiện ra một mẫu xe hàng hiếm khác – Subaru Impreza đời đầu tại đại lý này.
Đây vốn là dòng xe nổi tiếng bền bỉ, dễ nâng cấp và sửa chữa. Ngoài ra, đại lý này còn có nhiều mẫu xe đô thị cỡ nhỏ mang tính đặc trưng của Nhật Bản. Hơn một nửa số xe trong đại lý vẫn chưa hề được sử dụng hay lăn bánh trên đường.
![]() |
Một trong những mẫu xe hàng hiếm của đại lý ô tô này (Ảnh: Auto Blog) |
Mặc dù đã bị bỏ hoang trong suốt 25 năm qua nhưng những chiếc xe tại đây vẫn còn khá mới, thậm chí phần lốp xe còn không bị hết hơi.
Nguyên nhân là do chủ của đại lý này vẫn thường xuyên ghé thăm nơi này và tiến hành bảo dưỡng xe khi cần. Có nhiều người đã ngỏ ý mua lại những chiếc xe này để sưu tầm nhưng chủ nhân của đại lý này vẫn quyết định không bán.
Mai Lý (Theo Auto Blog)
Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hàng chục chiếc ô tô phủ đầy bụi bị bỏ hoang ở Nhật Bản trong gần chục năm qua sau thảm hoạ sóng thần.
" alt=""/>Đại lý ô tô bị bỏ hoang suốt 25 năm ở Nam ÂuNhận được tin báo, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng (khoa Ngoại sản) cùng 1 nữ hộ sinh, khi ấy đang trong ca trực, vội có mặt tại khu cách ly đặc biệt, Khoa Cấp cứu để theo dõi bệnh nhân.
Đêm cùng ngày, tình hình bất ngờ trở xấu, tim thai có dấu hiệu suy. Thông thường, nhịp đập tim thai chỉ dao động trong từ 120 - 160 nhịp/ phút. Tuy nhiên thời điểm đó, bác sĩ Hồng phát hiện nhịp tim thai lên tới 185-190/ phút.
![]() |
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng - Ảnh: M.Nhật |
Báo cáo lãnh đạo bệnh viện, bác sĩ Hồng nhận chỉ định nhanh chóng tập hợp kíp mổ cấp cứu. Phòng mổ dã chiến được thành lập ngay trong khu cách ly đặc biệt. Ekip mổ có 6 người, gồm 1 bác sĩ mổ chính, 1 phụ mổ, 1 nữ hộ sinh đón em bé, 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê và 1 nhân viên y tế đưa dụng cụ.
“Mọi thứ diễn ra rất gấp rút. Phòng mổ được dựng lên chỉ trong vòng vài phút”, bác sĩ Hồng nhớ lại. Đúng 23h30’, ca phẫu thuật được tiến hành.
Nhiều năm công tác trong lĩnh vực sản khoa, bác sĩ Hồng bảo, đây là ca sinh mổ đáng nhớ nhất đối với chị. Phòng mổ dã chiến “tự dựng” không có hệ thống đèn chiếu sáng phía trên, các bác sĩ phải sử dụng chiếc đèn gù vẫn dùng trong khám bệnh. Trang thiết bị gây mê cũng không đầy đủ.
Bộ quần áo bảo hộ kín mít nóng nực, thêm chiếc kính bảo hộ thỉnh thoảng bị hơi nước che mờ khiến thao tác phẫu thuật gặp rất nhiều khó khăn. Chị Hồng cho biết, không còn cách nào khác là các bác sĩ phải tập trung cao độ trong từng tình huống, từng động tác để đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh.
![]() |
![]() |
Sau 40 phút, ca phẫu thuật thành công, người mẹ và bé trai đều khỏe mạnh |
Sau 40 phút, ca phẫu thuật thành công. Bé trai nặng 3.5kg chào đời khỏe mạnh trong niềm hạnh phúc lớn của đội ngũ y bác sĩ.
“Ca mổ được huy động gấp, lại trong điều kiện thiếu thốn trang thiết bị như vậy nhưng cuối cùng mẹ con sản phụ đều an toàn. Điều này khiến chúng tôi rất mừng và xúc động”, bác sĩ Hồng tâm sự.
Sau mổ, sản phụ được theo dõi kỹ các vấn đề về mạch, nhiệt độ, huyết áp, co hồi tử cung, sản dịch, vết mổ. Ngoài ra, chị cũng được đặc biệt chú trọng theo dõi về nhiệt độ, các biểu hiện ho, khó thở,… để kịp thời phát hiện bệnh Covid-19 nếu có. Người mẹ hiện luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với em bé.
Mẫu xét nghiệm lần đầu của sản phụ đã âm tính với virus SARS-CoV-2, tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối, trong những ngày tới, kíp mổ 6 người của chị Hồng vẫn sẽ phải cách ly tại khu riêng.
Bác sĩ Hồng tâm sự, việc cách ly lần này khá bất ngờ, chị và các đồng nghiệp chưa ai kịp nói trước với gia đình. Tuy nhiên, xác định đây là trách nhiệm công việc, các anh chị không vì thế mà buồn phiền.
Thời gian sắp tới, số lượng bệnh nhân Covid-19 có thể tăng lên sau các chuyến bay đón công dân Việt về nước, bác sĩ Hồng chia sẻ, các bác sĩ vẫn luôn trong tâm thế sẵn sàng để hỗ trợ người bệnh.
Nguyễn Liên
Sáng 16/7, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương công bố khỏi bệnh thêm 3 trường hợp Covid-19, nâng tổng số ca được chữa khỏi trong cả nước lên 356 trường hợp.
" alt=""/>Ca sinh mổ cứu mẹ con sản phụ từ khu cách ly CovidBác sĩ Tiến cho biết, hiện Trúc Nhi – Diệu Nhi đang tập cai máy thở. Do các em còn đau, các bác sĩ đã chọn phương pháp vừa để hai bé tự thở, vừa cho thở máy.
“Dùng máy thở nhiều sẽ không tốt, nhưng nếu mình dừng đột ngột hai bé sẽ đau, quẫy đạp, giãy giụa vết thương sẽ bung ra, kéo theo là các bộ phận trong cơ thể sẽ đi ra ngoài, nhiễm trùng vết thương rất nguy hiểm”, bác sĩ Tiến nói.
Do việc chăm sóc hai bé song Nhi đòi hỏi phải kỹ, chuẩn xác, không để xảy ra sai sót nên bệnh viện đã cử đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng… giỏi nhất của bệnh viện theo dõi hai bé. TS.BS Trương Quang Định, Giám đốc bệnh viện cũng túc trực theo dõi vết thương, diễn tiến sức khỏe đưa ra phương pháp điều trị, chăm sóc kịp thời.
Nói về những bước thực hiện tiếp theo cho Trúc Nhi – Diệu Nhi, bác sĩ Tiến cho biết, tất cả phải chờ đến khi vết thương cả hai bé lành, tự ăn, tự uống, tự thở mới tính tiếp.
“Giai đoạn chăm sóc sau mổ tách rất quan trọng nên chúng tôi đang tập trung tạo mọi điều tốt nhất cho hai bé. Ít nhất 3-6 tháng sau, khi sức khỏe hai bé ổn định, vết thương do mổ lành mới đến việc tái tạo hậu môn”, bác sĩ Tiến thông tin.
Bác sĩ Tiến cũng cho biết, hiện bệnh viện đang lên kế hoạch tập vật lý trị liệu, xoay trở để hai bé đảm bảo các chức năng vận động sau này và cải thiện hô hấp cho Trúc Nhi – Diệu Nhi.
Về phía gia đình, chị Trần Thị Hồng Thúy, 26 tuổi, mẹ hai bé không giấu được niềm vui khi được nhìn thấy hai con gái dần hồi phục. Chị cho biết, nhìn các y bác sĩ chăm hai con gái kỹ, chị rất yên tâm.
Trúc Nhi – Diệu Nhi là cặp song sinh dính liền bụng chậu. Vợ chồng chị Thúy biết được tình trạng của con lúc thai được 14 tuần 6 ngày. Dù quá trình mang thai có nhiều khó khăn, thử thách nhưng chị Thúy và chồng vẫn quyết giữ con.
Ngày 15/7, sau hơn một năm chào đời, hai bé được tách rời, với sự tham gia của gần 100 y bác sĩ với nhiều chuyên khoa. Ca mổ tách được thực hiện trong vòng 9 tiếng và được đánh giá là thành công.
Nhiều cặp song sinh dính liền phải chịu thiệt thòi do sức khỏe yếu, ngoại hình khác lạ nhưng họ vẫn sống được hàng chục năm, có người yêu, sinh con.
" alt=""/>Hai bé song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi đang tập cai máy thở