Bé gái suýt chết vì bứt tóc ăn thay cơm
Bác sĩ cảnh báo 5 sai lầm nguy hiểm của mẹ Việt
Uống sữa hết nửa tỉ, con vẫn còi dí
Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng bị ảnh hưởng như thế nào?
- Suy dinh dưỡng trẻ em làm bé chậm phát triển trí não, phản xạ chậm, thiếu linh hoạt, tiếp thu kém.
- Nguy cơ mắc bệnh ở trẻ tăng cao: Khi bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập như: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy,... làm bé càng thêm biếng ăn, gầy guộc.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất: bé sẽ bị chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với bình thường. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến vóc dáng và thể trạng khi trẻ trưởng thành.
Vậy làm sao để chăm trẻ bị suy dinh dưỡng giúp tăng cân nhanh nhất?
- Môi trường: Tạo cho bé không gian thoáng đãng, sạch sẽ và thoải mái, tắm rửa thường xuyên. Vì nếu ở một môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, gần các mầm bệnh khiến bé mệt mỏi, chán ăn, khó chịu, hay quấy khóc. Làm cho bé kém hấp thu và càng gầy hơn.
- Tẩy giun: Trẻ nhỏ hay đùa nghịch, cầm nắm thậm chí cho vào miệng bất cứ thứ gì trong tầm với, người lớn chúng ta không thể kiểm soát hết được. Vì thế bạn nên tẩy giun cho bé theo đúng định kỳ như chỉ dẫn của bác sĩ tùy vào độ tuổi của bé.
- Tiêm ngừa: Cần tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ theo các khuyến cáo của bộ Y tế. Các loại vacxin phòng bệnh sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, tăng đề kháng để có thể chống lại các loại bệnh như suy dinh dưỡng tốt hơn.
- Tạo dựng thói quen tập thể dục cho bé: việc khuyến khích bé vận động cơ thể sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy tăng chiều cao, tăng cường đốt cháy năng lượng và kích thích bé thèm ăn, ăn ngon miệng hơn và đẩy lùi suy dinh dưỡng.
Cách chăm trẻ bị suy dinh dưỡng giúp tăng cân nhanh nhất bằng cách cho bé ăn như một chuyên gia:
Bữa chính chất lượng
- Chọn loại thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Nếu bạn đã nấu và để quá ba giờ thì phải hâm lại trước khi cho trẻ ăn. Không cho trẻ ăn thức ăn để qua đêm.
- Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, đảm bảo cung cấp năng lượng cho trẻ cao hơn bình thường, bởi khi suy dinh dưỡng, trẻ không chỉ cần năng lượng để hoạt động mà còn cần thêm dinh dưỡng để cấu thành và phát triển cơ thể: nếu bé đang giai đoạn bú mẹ cần duy trì đến khi bé được 18 -24 tháng tuổi. Nếu bé được 1-2 tuổi cần cho ăn thêm bốn bữa/ngày kết hợp bú mẹ. Và trẻ từ 3-6 tuổi thì cho ăn 5-6 bữa/ngày.
- Chú ý phản ứng bé khi ăn để có thể điều chỉnh nêm nếm thức ăn sao cho hợp lý.
- Nhớ cho thêm dầu mỡ vào thức ăn để tăng thêm năng lượng, cũng như giúp hấp thu hiệu quả các vitamin tan trong dầu.
Thường xuyên đổi món
Cần thay đổi thường xuyên những món ăn để bé hấp thu dễ và không có phản ứng chán ăn, giúp bé nhận biết được các mùi vị để không bị hành thành tính kén cá chọn canh về sau này.
Không ép bé ăn
Việc ép bé ăn hết một lượng thức ăn nhất định sẽ làm bé càng muốn chống lại và càng không muốn ăn. Hãy bình tính xem xét xem bé thích ăn khẩu vị ra sao, thực phẩm như thế nào và phải luôn tạo một không khí vui tươi khi ăn. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, và đặc biệt nếu bé không ăn không được dọa nạt bé.
Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé ở hiện tại và tương lai. Làm bậc cha mẹ hãy cố gắng chăm sóc cho bé yêu đúng cách để bé có thể phát triển toàn diện cùng bạn bè bạn nhé.
Các ông bố bà mẹ có thể quan tâm xem con em mình có bị suy dinh dưỡng hay không bằng cách kiểm tra các chỉ số cân nặng và chiều cao phát triển của bé.
" alt=""/>Cách chăm trẻ bị suy dinh dưỡng giúp tăng cân nhanh nhấtNhóm y, bác sĩ của BV Nhi TƯ vừa công bố kết quả nghiên cứu mức độ stress của 287 điều dưỡng tại BV. Nghiên cứu kéo dài 3 tháng, từ tháng 4-7/2017.
Kết quả cho thấy, 42% điều dưỡng tại BV bị stress, cao hơn mức trung bình cả nước và cao hơn một số BV tại Hà Nội. Trong đó điều dưỡng khu khám bệnh chịu nhiều áp lực hơn.
Một điều dưỡng viên khu khám bệnh chia sẻ: “Đây là khu vực cửa ngõ của bệnh viện, nơi đầu tiên các cháu đến. Cháu lớn thì kêu gào, cháu nhỏ thì khóc lóc, cha mẹ bệnh nhân thì căng thẳng nên tại đây lúc nào cũng ồn. Nói bình thường người nhà bệnh nhân chẳng nghe được nên lúc nào chúng tôi cũng phải nói như gào. Nhân viên cùng khu hiểu nhưng người nơi khác đến lại tưởng chúng tôi đang cãi nhau, có người còn ngại tiếp xúc”.
![]() |
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhi tại BV Nhi TƯ |
Nhóm nghiên cứu khuyến nghị BV cần đảm bảo phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của điều dưỡng viên. Các bệnh viện cần giảm tiếng ồn tại những nơi có thể, chia nhiều khu chờ khám, nhiều khu khám cho bệnh nhân để giảm sự cộng hưởng âm thanh.
Trước đó, nghiên cứu của PGS.TS Lê Thanh Tài, trường ĐH Y Dược Cần Thơ với gần 400 điều dưỡng ở cả 3 tuyến cho thấy, tuyến TƯ có tỉ lệ bị stress cao nhất.
Có đến 72% nghĩ đến khối lượng công việc quá nhiều. Hơn 50% nghĩ đến thời gian nghỉ ngơi không hợp lý, không được huấn luyện chuyên môn đầy đủ, áp lực đến hạn cuối phải hoàn thành công việc. Hơn 30% nghĩ đến đặc điểm công việc phải giải thích với nhiều đối tượng, thiếu trang thiết bị, quá nóng…
Các yếu tố gây stress cho điều dưỡng bao gồm: Phản ứng của bệnh nhân và người nhà, thâm niên công tác, làm việc quá nhiều giờ, công việc nhiều áp lực, làm việc trong điều kiện thiếu máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích, thu nhập chưa thỏa đáng và công việc ít có cơ hội thăng tiến…
Tại Việt Nam, hiện 70% công việc chăm sóc người bệnh là nhiệm vụ của điều dưỡng, do đó khi bị stress sẽ làm suy giảm sức khoẻ của điều dưỡng, có thể gây ra một số hành vi không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
Cả nước đang có khoảng 73.000 bác sỹ và 130.000 điều dưỡng, tương đương 1,7 điều dưỡng/bác sĩ. Đây là tỉ lệ thấp nhất khu vực Đông Nam Á và thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Đơn cử như tại Philipines là 5,1; ở Indonesia là 8,0; Thái Lan là 7,0.
Việt Nam đặt mục tiêu nâng tỉ lệ điều dưỡng/bác sĩ đến năm 2020 lên 2,3 với trên 200.000 điều dưỡng.
Căng thẳng mệt mỏi rất dễ xảy ra khi bạn làm việc quá tải. Cũng có thể là bạn đang tự suy diễn và làm phức tạp mọi việc, điều đó gây stress nặng cho bạn.
" alt=""/>42% điều dưỡng bị stress ở bệnh viện Nhi Trung ươngBé gái suýt chết vì bứt tóc ăn thay cơm
Bác sĩ cảnh báo 5 sai lầm nguy hiểm của mẹ Việt
Uống sữa hết nửa tỉ, con vẫn còi dí
Những nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng trẻ em
- Nguyên nhân trực tiếp là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đủ về số lượng và chất lượng, trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, không được ăn bổ sung hợp lý (có thể ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn bổ sung quá nghèo nàn về dinh dưỡng). hay trẻ bị các bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy cấp làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ.
- Nguyên nhân gián tiếp là do điều kiện kinh tế gia đình nghèo đói, môi trường ô nhiễm, dịch vụ chăm sóc y tế chưa tốt, thiên tai xảy ra thường xuyên…hay do thiếu kiến thức nuôi con, cai sữa sớm cho bé, hoặc trẻ bị đẻ non…
Tác hại của suy dinh dưỡng:
- Trẻ bị suy dinh dưỡng dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
- Nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng cấp tính, tiêu chảy cấp hay viêm đường hô hấp cao.
- Suy dinh dưỡng làm cho cơ quan trong cơ thể kém phát triển như hệ cơ, xương, miễn dịch, thiểu năng trí tuệ do thiếu các chất: sắt, Iot, DHA, Taurin. . .
- Giảm trí thông mình, năng động, thể lực suy yếu, thấp bé, và ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai nếu như bệnh suy dinh dưỡng không được cải thiện qua nhiều thế hệ.
Các biểu hiện của suy dinh dưỡng
- Giai đoạn sớm: Biểu hiện đứng cân kéo dài hoặc sụt cân.
- Giai đoạn toàn phát: Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, chán ăn hay quấy khóc, ít ngủ, mắc các bệnh nhiễm trùng, chậm biết đi, chậm biết bò, chậm mọc răng…
Các thể lâm sàng của suy dinh dưỡng
- Thể phù: Trẻ chỉ được nuôi bằng chất bột, thiếu tất cả các chất dinh dưỡng khác, biểu hiện là phù trắng, mềm toàn thân, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, còi xương, thiếu vitamin D, hạ can xi huyết, thiếu vitamin A, chậm phát triển tâm thần, vận động…
- Thể teo đét: Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ, vẻ ngoài giống như ông già, các bắp thịt bị teo đét.
- Thể hỗn hợp: Thể phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù trở thành teo đét, gan bị thoái hóa mỡ …
Biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
- Cần cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho trẻ, đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
- Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng tuổi. Sữa mẹ sẽ giúp trẻ cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và còn cung cấp kháng thể chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ không mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Chăm sóc trẻ bằng bữa ăn hợp lý: tập cho trẻ ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi, cho trẻ ăn đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng (Gluxic, Lypid, Protein, Vitamin)
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: chọn thực phẩm tươi, hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, đảm bảo ăn chín uống sôi.
- Phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng, chăm sóc đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong thời gian trẻ bị bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bị bệnh.
- Định kỳ sáu tháng tẩy giun một lần cho trẻ trên 2 tuổi.
Các ông bố bà mẹ có thể quan tâm xem con em mình có bị suy dinh dưỡng hay không bằng cách kiểm tra các chỉ số cân nặng và chiều cao phát triển của bé.
" alt=""/>Cách phòng chống bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ