Tại sự kiện, Sở TT&TT Hà Tĩnh cùng Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam, VNPT-CA, Viettel-CA, FPT-CA, MISA-CA đã ký kết ghi nhớ phối hợp thúc đẩy phổ cập chữ ký số trên địa bàn tỉnh này.
Theo biên bản, thời gian tới Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam và 4 nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA công cộng) sẽ hỗ trợ Sở TT&TT tỉnh Hà Tĩnh xây dựng các chính sách, các hoạt động truyền thông, tư vấn, giới thiệu về việc ứng dụng các giải pháp ký số, đặc biệt giải pháp ký số từ xa cho người dân Hà Tĩnh sử dụng trong các dịch vụ công của tỉnh.
Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam và 4 CA công cộng cũng cam kết sẽ có các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ người sử dụng dịch vụ chứng thực chữ số công cộng. Theo đó, người dân Hà Tĩnh sẽ được dùng thử miễn phí dịch vụ ký số từ xa do các CA công cộng là thành viên Câu lạc bộ cung cấp, với gói cước có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp; áp dụng cho các đối tượng đăng ký mới trong khoảng thời gian từ 25/8/2023 đến 25/8/2024.
Bên cạnh chính sách chung là miễn phí sử dụng chữ ký số cá nhân theo hình thức ký số từ xa cho toàn bộ người dân Hà Tĩnh trong 12 tháng khi sử dụng trong các dịch vụ hành chính công, 4 CA công cộng gồm VNPT, Viettel, FPT và MISA còn có những ưu đãi riêng dành cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn.
Đơn cử như, VNPT giảm 20% giá các dịch vụ hóa đơn điện tử VNPT – Invoice, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử; miễn phí 3 tháng sử dụng với 50 hợp đồng và 500Mb dung lượng lưu trữ cho khách hàng đăng ký sử dụng thử nghiệm dịch vụ chứng thực Hợp đồng điện tử VNPT eContract.
FPT khuyến mại 20% dịch vụ hóa đơn điện tử, chữ ký số theo phương thức Token/HSM đến hết năm 2023; tặng gói 1.000 hóa đơn điện tử FPT eInvoice cho doanh nghiệp đăng ký sử dụng trước ngày 31/12/2023; tặng gói 100 hợp đồng điện tử FPT eContract cho doanh nghiệp đăng ký sử dụng trước ngày 31/12 năm nay…
Viettel miễn phí 1 tháng sử dụng với 20 hợp đồng khi khách hàng đăng ký dùng thử dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử vContract, áp dụng đến 31/12/2023; miễn phí data cho khách hàng di động Viettel khi sử dụng ứng dụng vContract, cũng áp dụng đến hết năm nay…
Cùng với việc miễn phí sử dụng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân – Sổ thu chi MISA cho người dân, từ nay đến cuối năm 2023, MISA còn tặng miễn phí gói MISA AMIS Văn phòng số bản Starter khi doanh nghiệp đăng ký trực tuyến trên amisapp.misa.vn.
Hà Tĩnh là địa phương thứ 11 mà NEAC và các CA công cộng triển khai cấp miễn phí chữ ký số cá nhân để người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Mười tỉnh, thành phố triển khai việc này trước Hà Tĩnh gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Điện Biên, Thừa Thiên Huế.
Với chiến dịch mới được phát động, dự kiến trong 1 năm tới, ngoài việc phân chia phụ trách địa bàn các huyện, các CA công cộng cũng sẽ bố trí nhân sự đến bộ phận một cửa của tỉnh để hướng dẫn người dân đăng ký chứng thư số và thực hiện ký số khi thực hiện thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa người dân sớm lên không gian số, ông Dương Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Muốn đưa người dân lên không gian mạng thì cần công dân số. Công dân số ngoài việc cần trang bị kỹ năng số, còn cần có tài sản số. Trên không gian mạng, công dân số cần có tối thiểu 3 tài sản quan trọng gồm định danh điện tử VNeID, tài khoản thanh toán số và chữ ký số.
“Ba tài sản số này là điều kiện đảm bảo hình thành công dân số, là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch của công dân trên môi trường số. Mục đích của chiến dịch phát động hôm nay là đồng bộ triển khai các giải pháp để trang bị tài sản cho người dân sẵn sàng tham gia, thụ hưởng các thông tin, dịch vụ trên không gian mạng”, ông Dương Văn Tuấn nói.
Đại diện Sở TT&TT Hà Tĩnh cũng khẳng định, chiến dịch cấp chữ ký số công cộng cho người dân trên địa bàn tỉnh sẽ được triển khai toàn dân, toàn diện: “Trong cơ quan nhà nước là công chức, viên chức; trong Đoàn thanh niên là đoàn viên; trong khu công nghiệp, doanh nghiệp là người lao động, toàn xã hội là người dân... Tất cả đều là công dân, đều có nhu cầu thụ hưởng các dịch vụ thiết yếu, đều phải được hỗ trợ sớm đưa lên không gian mạng trong xu thế chuyển đổi số”.
Doanh nghiệp vẫn đối mặt với 3 vấn đề lớn về thị trường, vốn và pháp lý (Ảnh: IT).
Thứ hai, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát còn đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn rủi ro. Dư địa điều hành lạm phát cả năm không còn nhiều khi bình quân 5 tháng tăng 4,03% so với cùng kỳ. Có những yếu tố tác động lên lạm phát rất khó dự báo, đặc biệt là biến động giá cả thế giới và tâm lý, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp.
Cung ứng điện vẫn là lo ngại lớn đối với doanh nghiệp FDI. Nhu cầu sử dụng điện tái tạo của doanh nghiệp ngày càng lớn để đáp ứng tiêu chuẩn xanh, bảo vệ môi trường, giảm khí thải carbon.
Thứ ba, các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… đã phát triển bền vững hơn, nhưng còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ như: tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém, ngân hàng "0 đồng"; tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản, nhất là các dự án lớn; áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp; nâng hạng thị trường chứng khoán.
Thứ tư, thiên tai, dịch bệnh, thiếu nước, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, phát triển đô thị, phòng cháy, chữa cháy, tai nạn giao thông… vẫn là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế xã hội.
Loạt giải pháp tháo gỡ
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trước những vấn đề nêu trên, thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung tham mưu với Chính phủ các nhiệm vụ, giải pháp.
Đầu tiên là tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, các ngành, lĩnh vực mới.
Cụ thể, kịp thời nắm bắt kiến nghị của doanh nghiệp, tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, tháo gỡ ngay các quy định, thủ tục hành chính, quy chuẩn, tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh không hợp lý, không cần thiết, gây khó khăn, vướng mắc, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân.
Cơ quan này đang tham mưu xây dựng hệ thống ngành kinh tế xanh; quy định về chuyển đổi xanh, cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn.
Ngoài ra, cần nghiên cứu xây dựng các chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp "đầu đàn", doanh nghiệp dân tộc và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như chíp, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…
Thứ hai là tiếp tục thúc đẩy và làm mới các động lực về tiêu dùng trong nước, đầu tư và xuất khẩu. Chủ động đôn đốc, theo dõi, tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả các quy hoạch đã ban hành.
Theo dõi, tham mưu các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo đảm tiến độ các công trình, dự án hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút các dự án FDI quy mô lớn, công nghệ cao, dự án sản xuất chíp, bán dẫn…
Thứ ba là cần theo dõi sát tình hình lạm phát, làm tốt công tác phân tích, dự báo để kịp thời tham mưu với Chính phủ các giải pháp chỉ đạo, điều hành, quản lý giá cả, bảo đảm kiểm soát lạm phát cả năm đạt cận dưới theo mục tiêu đề ra là 4-4,5%.
Thứ tư là tiếp tục chú trọng làm tốt công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật như xây dựng, trình Quốc hội Luật Đầu tư công sửa đổi theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính chủ động cho các bộ, ngành, địa phương và giảm bớt thủ tục hành chính trong đầu tư công.
Nghiên cứu, sửa đổi các quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
Tổng kết việc thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù cho một số địa phương và cho các dự án, công trình giao thông đường bộ, báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng đối với các chính sách có hiệu quả.
" alt=""/>Một số bộ, ngành chưa xem khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của mình