您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Người chăm sóc không công cho 'nữ đại gia' Sài Gòn xưa
NEWS2025-01-18 14:39:35【Kinh doanh】0人已围观
简介Kỳ 1: Cuộc đời người phụ nữ nổi tiếng xinh đẹp,ườichămsóckhôngcôngchonữđạigiaSàiGònxưtỉ số việt nam tỉ số việt namtỉ số việt nam、、
Kỳ 1: Cuộc đời người phụ nữ nổi tiếng xinh đẹp,ườichămsóckhôngcôngchonữđạigiaSàiGònxưtỉ số việt nam giàu có ở Sài Gòn xưa
Chăm “đại gia” không công
Sau cánh cửa kính ố màu của căn hộ nằm ở tầng 1 khu chung cư Tôn Thất Đạm (quận 1, TP.HCM), bà Đoàn Thị Ngọc Điệp (SN 1955, quê tỉnh Khánh Hòa) ngồi lặng im trên chiếc ghế gỗ. Trước mặt bà là 2 chiếc giường sắt, nơi dưỡng bệnh của 2 người phụ nữ đã không thể tự lo cho mình.
Suốt 16 năm qua, ngày nào bà Điệp cũng quẩn quanh với công việc thay tã, vệ sinh, đút ăn, bón nước, tiêm thuốc… cho 2 con người không cùng huyết thống. Trông cách bà ân cần chăm sóc, ai cũng lầm tưởng, bà là con, em của 2 người bệnh.
Bà Điệp nói: “Nằm bên trong, sát tường là cô Ba Kia, người nổi tiếng ở chung cư Tôn Thất Đạm này. Bên ngoài là giường của con dâu cô Ba. Cô này bị tai biến, chỉ nằm liệt giường, phải ăn uống qua đường ống gắn trên mũi”.
Cô Ba Kia tên thật là Nguyễn Thị Kia (SN 1928). Đến tận bây giờ, người dân ở khu chung cư cũ này vẫn kể về cô Ba Kia bằng nhiều câu chuyện ly kỳ. Người ta nói rằng, ngày xưa, cô Ba Kia là đại gia. Cô Ba ở biệt thự mặt phố và có nhiều kim cương đến nỗi phải đong bằng những lon sữa Guigoz của Pháp. Khi đến nhà cô Ba Kia giúp việc, bà Điệp bỗng nhiên được đồn là người chăm bệnh cho bậc đại gia với mức lương đáng mơ ước.
Ấy nhưng sự thật lại không phải như vậy. Bây giờ, cô Ba Kia nghèo rớt mồng tơi. Và, suốt 16 năm qua, bà Điệp không nhận một đồng lương nào từ việc chăm sóc, nuôi bệnh cô Ba. Bà làm việc ấy chỉ vì thương cô Ba không nơi nương tựa lúc cuối đời.
Bà Điệp chia sẻ: “16 năm trước, tôi đến chung cư để chăm sóc cô con dâu bị tai biến của cô Ba Kia. Tôi không hề được thuê đến để nuôi bệnh cô Ba. Không ai trả lương cho tôi để làm việc đó cả”.
“Nhưng khi đến đây, tôi thấy cô Ba không có ai chăm lo. Tôi thương quá, tự nguyện chăm sóc cho cô luôn. Giúp được gì cho cô ấy thì giúp, chứ lấy tiền, cô Ba lấy đâu ra mà trả”, bà Điệp nói thêm.
Trước đó, bà Điệp chưa từng nghĩ sẽ đi làm nghề giúp việc cho người ta. Ngoài quê, bà có ruộng vườn thênh thang để canh tác. Thế nhưng khi quê nhà lên cơn sốt nuôi tôm sú, bà cũng đổ vốn, lao theo.
Cuối cùng, chuyện làm ăn của bà thua lỗ. Tiền, vàng trôi theo mấy mùa tôm thất bát, bà ly hương vào TP.HCM làm nghề giúp việc. Tại bệnh viện, bà gặp cháu nội của cô Ba Kia tìm người chăm sóc mẹ ruột mình đang bị tai biến.
“Giúp đến khi sức khỏe còn cho phép”
Bà Điệp nghĩ “chỉ có thể vào gia đình người ta, ăn cơm của người ta thì mới bảo toàn được những đồng lương mình kiếm được”. Thế nên, bà đồng ý đến căn chung cư ọp ẹp, tối tăm, chất đầy những vật dụng không còn giá trị chăm người bệnh với số tiền lương ít ỏi.
Để có không gian tốt hơn cho người bệnh, bà Điệp tự tay dọn dẹp, sắp xếp lại đống đồ cũ nát. Bà mua giường, chiếu, chăn màn mới cho cô Ba Kia và người con dâu của cô nằm.
Mỗi ngày, xen kẽ việc chăm sóc, thuốc thang cho người bệnh, bà Điệp dành phần thời gian còn lại của mình chăm lo việc ăn uống cho cô Ba Kia. Bà cũng cố gắng trò chuyện, tâm sự với cô Ba để cụ bà vơi bớt cảm giác trống vắng.
Bỗng một ngày, người cháu nội của cô Ba Kia bặt vô âm tín. Ba người phụ nữ vốn chỉ trông chờ vào số tiền ít ỏi hàng tháng từ người này gửi phút chốc lao đao. Không thể bỏ rơi 2 con người không còn nơi nương tựa, bà Điệp ở lại, bỏ tiền túi nuôi cơm.
Để cầm cự, cô Ba Kia nhờ bà Điệp gọi thợ, chia căn nhà của mình làm 2. Một nửa cô Ba cho thuê lấy tiền trang trải. Góc nhỏ còn lại, bà dành làm nơi để kê 2 chiếc giường cho mình và đứa con dâu chỉ nằm một chỗ dưỡng bệnh.
Bà Điệp chia sẻ: “Tôi nghe nói cậu cháu nội của cô Ba Kia làm ăn thua lỗ rồi bỏ đi biệt tích. 5 năm nay, cậu ấy không tin tức gì. May mà tôi liên lạc được chị gái của cậu này đang ở nước ngoài. Biết tình hình như vậy, hàng tháng cô ấy gửi về 6 triệu đồng để trả lương tôi chăm sóc cho mẹ của mình”.
Sau nhiều năm gắn bó, cùng nhau vượt qua khó khăn, cô Ba Kia thương yêu, tin tưởng bà Điệp như người trong nhà. Khi được hỏi, bà rưng rưng nước mắt nói rằng, nếu không có lòng tốt của bà Điệp, không biết những năm tháng cuối đời của mình và đứa con dâu sẽ về đâu.
Trong khi đó, bà Điệp cũng xót xa trước cảnh tình của 2 người phụ nữ cô quạnh. Thế nên, ngay khi con cái thành đạt, có thể về quê hưởng già, bà vẫn không nỡ rời bỏ căn chung cư cũ cùng 2 người phụ nữ đáng thương.
Bà Điệp chia sẻ: “Bây giờ, các con tôi đều thành đạt, có cửa nhà, công ty riêng. Chúng không muốn tôi vất vả nữa. Chúng muốn tôi về quê, nhất là bây giờ chồng tôi lại bị đau cột sống”.
“Thế nhưng, khi đến đây thăm tôi, thấy hoàn cảnh cô Ba Kia và cô con dâu như thế, chồng, các con tôi không đành lòng kêu tôi về nữa. Ông và các con tôi đều đồng ý để tôi ở lại chăm sóc 2 người. Phần tôi, tôi sẽ chăm sóc 2 người cho đến khi nào sức khỏe của mình còn cho phép”, bà Điệp khẳng định.
Tuy vậy, để tròn đạo hiếu với mẹ già, tình nghĩa vợ chồng, mỗi năm vào dịp lễ Tết, bà Điệp đều rời TP.HCM về quê thăm gia đình. Vào những ngày này, bà bỏ tiền túi để thuê người khác đến chăm sóc cô Ba Kia và con dâu của cô.
Tiền chăm 2 người này/ngày nhiều khi còn đắt gấp đôi một ngày lương của bà Điệp. Nhưng bà chưa bao giờ suy nghĩ về chuyện này.
Điều bà lo lắng là cô Ba sẽ không vui. “Tôi ở với cô đã lâu nên hiểu được tâm tính của cô để biết cách chiều. Tôi sợ người khác chưa quen, cô không chịu và sẽ buồn”, bà Điệp chia sẻ.
Bài, ảnh: Hà Nguyễn
很赞哦!(6797)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Borneo FC vs Semen Padang, 19h00 ngày 14/1: Tin vào cửa trên
- Trường tiểu học Hồng Hà trả gần 250 triệu quỹ phụ huynh trong đêm
- Cơ hội cho nghiên cứu sinh trẻ mở mang kiến thức khoa học về phân cực bụi
- Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thắng đội Thái Lan ở giải Trung Quốc
- Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Juventus, 2h45 ngày 15/1
- Soi kèo phạt góc Pumas UNAM vs Tigres UANL, 10h00 ngày 8/12
- Sự kiện đồng hành vòng sơ khảo 2 cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023
- Soi kèo phạt góc Panetolikos vs Panserraikos, 22h00 ngày 4/1
- Kèo vàng bóng đá Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/1: Khởi đầu suôn sẻ
- Phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025 không bắt buộc Ngoại ngữ có đáng lo?
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/01
Khảo sát của TS Đặng Thị Thu Huệ cùng nhóm nghiên cứu. Khảo sát cũng cho thấy, chỉ 8,4% giáo viên cho rằng “Không gặp khó khăn” khi thực hiện “Dạy học tích hợp”, trong khi đó, tỷ lệ này ở các hoạt động khác là cao hơn dao động từ 16,6 đến hơn 2%.
Cùng đó, tỷ lệ giáo viên THCS gặp “Khó khăn” trong dạy học tích hợp là cao nhất với gần 16%, trong khi ở các hoạt động khác chỉ khoảng quanh ngưỡng 11%. Về tập huấn và bồi dưỡng, từ 47,1% đến 49,5% giáo viên đánh giá rằng các đợt tập huấn “tương đối hiệu quả”.
TS Huệ chia sẻ, bản thân bà cũng từng trực tiếp phỏng vấn về hiệu quả của lớp bồi dưỡng qua một giảng viên một trường đại học sư phạm tham gia dạy bồi dưỡng phân môn Vật lý cho giáo viên dạy Sinh học và Hóa học để dạy học tích hợp.
“Vị giảng viên chia sẻ thực sự chỉ khoảng được 5-10% số giáo viên tham gia lớp học khi về có thể dạy. Nhà trường tạo áp lực, bắt buộc phải đi mà thôi, người đi học bồi dưỡng thực sự không có tâm thế. Chỉ có một số giáo viên trẻ mới ra trường, tinh thần ham học hỏi còn cao nên chịu khó tìm tòi, quan tâm sâu sát hơn”.
Xét một số yếu tố ảnh hưởng đến dạy học các môn học tích hợp (định mức giờ dạy, lương, phụ cấp), khảo sát cho thấy phần lớn giáo viên THCS dạy môn tích hợpcho rằng định mức giờ dạy, lương và phụ cấp hiện nay chỉ ở mức tương đối phù hợp (có 42,1% giáo viên cho rằng định mức giờ dạy mới chỉ tương đối phù hợp; 37,1% giáo viên cho rằng lương ở mức tương đối phù hợp và 37,2% cho rằng phụ cấp tương đối phù hợp).
Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nguồn học liệu, kết quả khảo sát cho thấy có tới 29,7 đến 40,2% giáo viên cho rằng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nguồn học liệu không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng một phần.
Bên cạnh đó, có tới 29,7% đến 40,2% giáo viên cho rằng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nguồn học liệu không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng một phần việc dạy học tích hợp.
Kết quả phỏng vấn, cán bộ quản lý và giáo viên phàn nàn tích hợp gây khó khăn về sắp xếp giáo viên. Thậm chí, học sinh bị lẫn lộn các phân môn khi thực hiện dạy song song cả 2 hay 3 phân môn, ví dụ như quên mang vở, sách,...
Liên quan đến chương trình phổ thông 2018, TS Đoàn Thị Thúy Hạnh (Phó Giám đốc Trung tâm PTBVCLGDPTQG), cho rằng nội dung giáo dục địa phương còn bất cập.
Theo bà Hạnh, mặc dù đã có các văn bản hướng dẫn của các cấp về nội dung giáo dục địa phương nhưng chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về khung chung (về nội dung, yêu cầu cần đạt theo từng khối lớp).
“Bên cạnh đó, đội ngũ biên soạn chương trình ở một số tỉnh không xuyên suốt cả 3 cấp nên một số nội dung giáo dục địa phương còn bị chồng chéo, lặp lại ở các cấp. Ngoài ra, còn khó khăn trong việc đặt tên, xác định yêu cầu cần đạt các chủ đề/bài học trong khung chi tiết ở từng lớp”.
Do đó, Bà Hạnh đề xuất Bộ GD-ĐT vẫn cần hướng dẫn xây dựng khung nội dung giáo dục địa phương chung.
GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho hay, những vấn đề mà các đại biểu đưa ra góp phần chỉ ra thực tiễn triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018, từ đó sẽ gợi mở cho những nhà quản lý định hướng phát triển chương trình.
“Sang năm sau, chúng ta sẽ hoàn thành triển khai 1 vòng của chương trình giáo dục phổ thông 2018 và từ đó sẽ có những đánh giá bước đầu đối với chương trình. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ phải nhìn nhận rất thẳng thắn vào những vấn đề còn tồn tại trong quá trình triển khai cũng như thực tế xây dựng chương trình để có những đề xuất về định hướng điều chỉnh và phát triển chương trình”, GS Vinh nói.
Loay hoay dạy học tích hợp, Bộ GD-ĐT hướng dẫn gỡ khó
Sau khi nhiều nhà trường, giáo viên loay hoay trong dạy học tích hợp, Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn các địa phương về xây dựng kế hoạch dạy học các môn học này cũng như Hoạt động trải nghiệm.">Nhiều giáo viên thừa nhận chưa tự tin dạy học tích hợp
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. UBND TP Hà Nội giao Sở GD-ĐT quản lý và thực hiện chương trình theo quy định, chịu trách nhiệm báo cáo UBND TP và cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức các lớp bồi dưỡng tại nước ngoài theo quy định.
Trước đó, năm ngoái, TP Hà Nội cũng đã triển khai chương trình này. Theo đó, 199 giáo viên (gồm 15 giáo viên tiểu học, 132 giáo viên THCS và 52 giáo viên THPT) tham gia chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Úc.
Nhiều học sinh đạt IELTS cao nhưng không nói được tiếng Anh
TS Nguyễn Thị Mai Hữu đánh giá, hiện nay, rất nhiều học sinh Việt Nam đạt mức điểm IELTS 6.5 – 7.0, thậm chí là 8.5. Dẫu vậy, nhiều em dù đạt điểm số cao nhưng không nói được tiếng Anh.">Hà Nội tiếp tục cho giáo viên đạt IELTS từ 6.5 đi bồi dưỡng ở nước ngoài
Ở trận chung kết, 3 đội thi này sẽ phải vượt qua 4 vòng thi, gồm: Báo cáo tổng kết dự án; Tiếp sức phản biện; Kêu gọi đầu tư từ Hội đồng giám khảo đầu tư; Sinh viên thế hệ mới - Chúng tôi là?. 3 đội sẽ thực hiện vòng Báo cáo tổng kết dự án bằng hình thức trình bày kết hợp sân khấu hoá. Tại vòng thi này, mỗi đội sẽ có 5 phút để báo cáo về kết quả của dự án trong suốt thời gian diễn ra cuộc thi và từ sau vòng thực tế lan tỏa đến trước trận chung kết.
Vòng Tiếp sức dự án hứa hẹn có nhiều bất ngờ khi các đội tìm kiếm những điều còn thiếu sót, để góp ý, phản biện, xây dựng cho dự án của nhau và ngược lại, đây cũng là cơ hội để các sinh viên thể hiện mức độ hiểu sâu cũng như độ chắc chắn trong dự án của mình.
Vòng Kêu gọi đầu tư từ Hội đồng giám khảo đầu tư là một bài thực hành đàm phán để kiểm chứng mức độ thuyết phục của từng đội khi kêu gọi đầu tư; mỗi đội chỉ có tối đa 1 phút để trình bày quyền lợi của nhà đầu tư nếu đồng hành với dự án của mình.
Ở vòng thi cuối, mỗi đội sẽ nhận 1 câu hỏi từ 1 trong 3 giám khảo xuyên suốt và có 30 giây để trả lời. Đây không còn là câu chuyện về dự án, mà mở rộng hơn về cách nhìn nhận thế hệ mình, suy nghĩ về trách nhiệm và con đường phía trước với những điều cần làm...
Các đội thi được đánh giá ngang tài ngang sức nên các chặng đua cuối cùng rất khó đoán định. Trước thềm vòng chung kết, MC Khánh Vy chia sẻ, trận chung kết sẽ có những phần chơi vô cùng mới mẻ, bất ngờ để chọn ra đội xuất sắc nhất.
Đội giành giải cao nhất của cuộc thi là đội có dự án tiềm năng đi xa và bền vững nhất, thể hiện được kỹ năng tốt nhất khi thực hiện dự án, thể hiện sự trưởng thành và bứt phá của các sinh viên.
Đề xuất đánh giá sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi, Xuất sắc đúng thực chất
Ở góc độ nhà tuyển dụng, chuyên gia đề nghị cần có cơ chế, tiêu chí chung để đánh giá thực chất chất lượng sinh viên, không để tỷ lệ tốt nghiệp Giỏi, Xuất sắc quá cao như hiện nay.">3 trường đại học tranh tài ở chung kết Sinh viên thế hệ mới
Nhận định, soi kèo Ludogorets Razgrad vs Sanfrecce Hiroshima, 14h30 ngày 15/1: Lần đầu chạm mặt
Shark Lê Hàn Tuệ Lâm, Giám đốc đại diện của Quỹ Nextrans tại Việt Nam, phụ trách thị trường Đông Nam Á và Mỹ cũng từng tốt nghiệp trường đại học có tiếng tại Việt Nam.
Qua tìm hiểu của VietNamNet, bà Lê Hàn Tuệ Lâm từng tốt nghiệp cử nhân ngành Kinh tế đối ngoại của Trường ĐH Ngoại thương năm 2016, theo hình thức đào tạo chính quy.
Theo thông tin từ phía Trường ĐH Ngoại thương, cựu sinh viên Lê Hàn Tuệ Lâm đạt mức điểm trung bình chung tích lũy (GPA) sau 4 năm học là 3,06 trên thang 4, tương đương loại Khá và được hiệu trưởng nhà trường ký cấp bằng cử nhân vào ngày 19/7/2016. Số vào sổ cấp bằng là 29228.
Năm 2021, Lê Hàn Tuệ Lâm là một trong 3 người Việt được Forbes vinh danh trong danh sách 30 Under 30 năm 2021.
Chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 6 chính thức được ra mắt hôm 19/9 tại TP.HCM. Năm nay, ngoài các gương mặt quen thuộc từ các mùa Shark Tank trước như: Shark Bình, Shark Hưng, Shark Louis Nguyễn và Shark Hùng Anh, có xuất hiện của 2 cá mập mới toanh - Shark Bùi Quang Minh (Minh Beta) và Shark Lê Hàn Tuệ Lâm. Trong đó, Shark Tuệ Lâm không chỉ gây chú ý khi là nữ cá mập duy nhất, mà còn bởi trẻ tuổi nhất. ">Shark Lê Hàn Tuệ Lâm tốt nghiệp bằng đại học loại gì?
Chia sẻ với truyền thông, bà Hoa nhấn mạnh việc tìm chủ nhân của đồ vật thất lạc và trả lại trở thành một phần quan trọng trong công việc. "Tôi hiểu rõ, chắc chắn phụ huynh sẽ rất lo lắng, nếu đồ vật giá trị cao của con bị mất. Do đó, việc tôi trả lại cho chủ nhân là chuyện nên làm", bà Hoa cho hay.
Hành động trả lại tài sản có giá trị sinh viên để quên của bà Hoa trở thành văn hóa của trường. Khi phát hiện đồ sinh viên quên, bà luôn báo cáo các phòng, ban của trường để hỗ trợ chủ nhân tìm lại.
Một số sinh viên sau khi tìm được đồ, mong muốn gửi bà ít tiền như lời cảm ơn. Tuy nhiên, bà Hoa đã từ chối. Bà cho rằng, tổng giá trị tài sản thu thập khá lớn nhưng cũng chỉ là một con số. Với chủ tài sản, đồ vật quan trọng hơn khi chứa đựng nhiều giá trị tinh thần.
Ông Ngô Thông Miêu - Giám đốc Trung tâm Hậu cần của Đại học Nông lâm Chiết Giang, cho biết, việc nhặt được của rơi trả lại người mất cũng là đạo đức nghề nghiệp công nhân vệ sinh nên có.
Theo China News
Vẻ đẹp gây 'sốt' mạng của nữ sinh 16 tuổi vào thẳng đại học, 20 tuổi học tiến sĩTRUNG QUỐC - Vương Hiểu Tuyết (SN 2002) là nghiên cứu sinh trẻ nhất của Đại học Công nghệ Tây An (Trung Quốc). Ở tuổi 16, nữ sinh được tuyển thẳng vào đại học ngành Công nghệ tạo hình và Điều khiển vật liệu.">3 năm dọn vệ sinh trường học thu thập khối tài sản 1,8 tỷ đồng
Trường tiểu học – THCS – THPT Ngô Thời Nhiệm nơi xảy ra sự việc Theo báo cáo của Trường tiểu học – THCS – THPT Ngô Thời Nhiệm, khoảng 13h15 ngày 29/9, trong thời gian học sinh nội trú di chuyển lên khu phòng học, em A. bất ngờ trở lại lầu 4 khu nội trú rồi leo qua cửa sổ, ngã xuống.
Các giáo viên đã đưa em đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, tuy nhiên do chấn thương nặng nên đến sáng nay (30/9), em đã tử vong.
">Nữ sinh rơi lầu tử vong tại khu nội trú ở Bình Dương