您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Zakho vs Al Talaba, 23h30 ngày 19/2: Thách thức đội đầu bảng
NEWS2025-02-22 18:35:22【Thể thao】3人已围观
简介 Pha lê - 18/02/2025 19:18 Nhận định bóng đá g dự báo thời tiết tối naydự báo thời tiết tối nay、、
很赞哦!(92)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Ulsan HD FC vs Shandong Taishan, 17h00 ngày 19/2: Tiếp tục chìm sâu
- Tuyển sinh 2011: Những ngành dễ xin việc
- Ông vua 6 vợ đòi xây thêm cung điện
- Hoa hậu Ban Mai: ‘Tôi bất ngờ, chạnh lòng khi bị đồn mua giải’
- Nhận định, soi kèo Fortaleza vs Rionegro Aguilas, 08h10 ngày 18/2: Khách tự tin có điểm
- Uyển Ân: Tôi bị anh Trấn Thành mắng đến rơi nước mắt
- Cơ hội học tập, thực tập hưởng lương hấp dẫn tại Đại học Limerick, Ireland
- Xem ảnh cưới của cặp vợ chồng trên trăm tuổi
- Nhận định, soi kèo Sociedad vs Midtjylland, 3h00 ngày 21/2: Vượt trội
- Bố đi tù vì quay lén con gái tắm
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Minaa Basra vs Al Qasim Sport Club, 21h00 ngày 19/2: Dễ dàng sụp đổ
- 7h30 phút sáng nay, hơn triệu thí sinh cả nước bắt đầu thi môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010-2011. Ghi nhận của PV VietNamNet sáng 2/6 trước giờ vượt "vũ môn"
TIN BÀI LIÊN QUAN
Sáng nay, hơn 1 triệu học sinh thi môn Văn
Lộ đề môn Văn và Địa là tin đồn?
">Thí sinh tự tin trước giờ thi Văn
- Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nhân Văn vừa viết thư cảm ơn học sinh vì nghiêm túc, trật tự khi thoát hiểm lúc xảy ra đám cháy.
Ngày 23/11, cô Hoàng Thị Minh Liên, Hiệu trưởng THCS - THPT Nhân Văn (quận Tân Phú, TP HCM) cho biết vụ cháy trường xảy ra vào ngày 21/11 là do chập điện từ chiếc quạt đảo, nên lửa lan vào nệm giường trong phòng bán trú.
Ngay khi phát hiện sự việc, nhà trường đã tổ chức triển khai lực lượng chữa cháy tại chỗ để kiểm soát đám cháy đồng thời điện báo lực lượng PCCC của quận Tân Phú và điều động học sinh di chuyển xuống sân để đảm bảo an toàn.
Vụ cháy xảy ra ở Trường THCS-THPT Nhân Văn, TP.HCM hai ngày trước (Ảnh: Thảo Nguyên) Nhờ được trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy trong môn Giáo dục quốc phòng nên học sinh rất nghiêm túc, trật tự nhanh chóng di chuyển xuống sân theo thứ tự mà không có sự chén lấn, xô đẩy, reo hò.
Xuống đến sân, học sinh tự giác tập trung 2 bên sân trường nhường đường cho xe chữa cháy của quận Tân Phú vào làm nhiệm vụ.
Đám cháy được cơ quan chức năng dập tắt sau đó mà không có ai bị thương. Thiệt hại về vật chất không đáng kể, chỉ bị hư hỏng 3 cái quạt đảo và 30 tấm nệm. Chiều cùng ngày các hoạt động dạy và học của trường vẫn diễn ra bình thường, phòng bán trú được nhà trường chuyển lên khu vực dự phòng để sinh hoạt.
Khi xảy ra cháy cô Hoàng Thị Minh Liên đang đi công tác ở Cần Thơ. Về trường, nữ hiệu trưởng vui mừng vì tất cả đều an toàn. Trên trang cộng đồng của trường, cô gửi thư cảm ơn tất cả học sinh.
Thân gửi các em học sinh trường Nhân Văn!
Các em học sinh yêu quý của cô. Trước hết, cô muốn gửi lời cảm ơn đến các em và cô thật sự vui mừng vì các em đã thể hiện được mình là những học trò ngoan, biết vận dụng những điều đã được học vào sự cố cháy tại trường vào sáng ngày 21/11.
Thời điểm lúc xảy ra sự cố, cô đang bận đi công tác, khi trở về cô nhận được tin rằng các em đã nắm vững được các bước cơ bản khi có hỏa hoạn xảy ra, kĩ năng thoát hiểm, ứng biến linh hoạt và rất bình tĩnh, di chuyển trật tự theo sự điều động của thầy cô và tuyệt nhiên không chen lấn hay xô đẩy nhau. Các em không chỉ học được cách bảo vệ bản thân mình mà còn là lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ thầy cô và phối hợp với công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Thật cảm kích trước hành động của các em khi xếp hàng ngay ngắn cho lực lượng PCCC địa phương vào hỗ trợ, có những nghĩa cử cao đẹp là mời nước những anh chiến sĩ PCCC, xung phong phụ giúp dọn dẹp, khắc phục sau sự cố. Các em vẫn sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi và học tập bình thường sau đó.
Với việc nhận thức được tầm quan trọng của việc tập huấn công tác PCCC và sau những nỗ lực kiên trì trong việc giáo dục kĩ năng sống cho các em, cô cảm thấy vui vì các em đã biết vận dụng những kĩ năng được học vào tình huống cụ thể khi có sự cố xảy ra.
Và một điều chắc chắn rằng bản thân cô và và các thầy cô trong nhà trường đều cảm thấy tự hào với các em. Nhờ vào ý thức của các em, vào sự đồng thuận và phối hợp nhất quán của mỗi em dựa trên hiểu biết chung mà nhà trường vẫn giữ được sự ổn định sau sự cố.
Từ thực tế này, cô hy vọng các em sẽ ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh hay sự cố xảy ra ở bất kì đâu, trở thành người có ý thức, bảo vệ chính mình và cộng đồng. Đó không chỉ là nhận thức, nó còn được coi là thái độ sống quan trọng. Điều đó càng làm cho phụ huynh các em thêm tin tưởng vào sự giáo dục của nhà trường.
Một lần nữa, cô khen ngợi và cảm ơn toàn thể các em.
Cuối thư, cô chúc tất cả các em sức khỏe và học tập thật tốt để xứng đáng là học sinh của trường THCS - THPT Nhân Văn.
Chào các em!
Tuệ Minh
">Cô hiệu trưởng viết thư cảm ơn học sinh sau khi trường bị cháy
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, có bài viết bàn về những kỹ năng cần thiết và nhiệm vụ cao cả mà một người thầy cần phải có.
VietNamNet xin giới thiệu bài viết của GS Trần Văn Nhung.
GS Hoàng Tụy (sắp tròn 90 tuổi) và các học trò toán học của mình. GS Trần Văn Nhung (hàng đầu, ngoài cùng bên phải) cũng là một trong những học trò của GS Hoàng Tụy Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trước hết tôi xin chúc mừng tất cả các thầy cô và những nhà quản lý giáo dục, những người đã hết lòng vì thế hệ trẻ, vì tương lai của đất nước!
Nhân ngày này, tôi xin nêu lại câu hỏi "Học trò cần gì nhất ở người thầy?", để chúng ta cùng suy ngẫm và trả lời.
Câu hỏi này và các trả lời của nó rất quan trọng, nhưng không phải là vấn đề gì hoàn toàn mới và cũng đã được bàn thảo nhiều lần từ xưa đến nay. Tôi không phải là nhà nghiên cứu giáo dục, mà chỉ tham gia giảng dạy và quản lý giáo dục. Nên khi nêu câu hỏi và tìm trả lời cho nó tôi chỉ dựa trên những chiêm nghiệm thực tế của mình hơn là lý luận.
Vì vậy để trả lời cho câu hỏi này tôi xin trích dẫn một danh ngôn của William Arthur Ward:"Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh hoạ, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng".
Như vậy câu trả lời đã rõ: Việc "truyền cảm hứng"là cái học trò cần nhất từ người thầy và đó cũng chính là điều khó nhất đối với người thầy. Vì sao vậy? William A. Ward nói có đúng không?
William Arthur Ward (1921 – 1994) là nhà giáo dục người Mỹ, tác giả cuốn Fountains of Faith (Suối nguồn Niềm tin). Ông là một trong những tác gia được trích dẫn nhiều nhất của Mỹ về những câu nói truyền cảm hứng.
Tôi cho rằng Ward hoàn toàn đúng và câu nói trên của ông thật tuyệt vời để phân biệt những kỹ năng cần thiết và nhiệm vụ cao cả mà một người thầy cần phải có.
Những kỹ năng "nói", "giải thích" và "minh họa" là những yêu cầu cơ bản, có tính chất kỹ thuật đối với một giáo viên. Nhưng chỉ có "người thầy vĩ đại"mới "biết cách truyền cảm hứng"cho học trò.
Để truyền được cảm hứng cho học trò thì phép cộng số học của những kỹ năng cơ bản và kỹ thuật khi giảng bài của người thầy là chưa đủ, cho dù có thể rất nhiều và rất công phu."Truyền cảm hứng"cho học trò có nghĩa là không chỉ truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thông thường mà ở mức cao nhất là truyền ngọn lửa tình yêu khoa học, chất men say khoa học cho học trò để các em tiếp tục tự học thêm, tự hoàn thiện mình, trong suốt cuộc đời mình.
Một cách khái quát, có thể nói: Nhiệm vụ và sứ mệnh quan trọng, cao cả nhất và cũng là khó khăn nhất của giáo dục và nhà giáo là "truyền cảm hứng" cho học trò, cho người học, làm sao biến được giáo dục thành tự giáo dục, học thành tự học. Như vậy, quan trọng nhất là người thầy phải dạy cho học trò và học trò phải học được cách tự học suốt đời.
Ảnh: Thanh Hùng Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta ai cũng có những kỷ niệm không thể quên về một số ít những thầy, cô của mình, có thể ở bậc phổ thông, đại học hoặc sau đại học.
Những người đó không chỉ dạy chúng ta những kiến thức theo chương trình quy định mà còn dạy cho chúng ta biết những điều mới lạ ngoài sách giáo khoa, về thiên nhiên, về vũ trụ rộng lớn và sâu thẳm về con người, về đối nhân xử thế. Đấy là những người, cùng với bố mẹ mình, dạy cho chúng ta trở thành một con người có giáo dục, một con người tử tế và gửi gắm nơi ta chất men say khoa học, học làm người và không ngừng tự học thêm, tự sửa chữa những thói hư, tật xấu của mình để tự hoàn thiện.
Vâng, nói thì dễ, nhưng làm thì khó, nhất là khi chúng ta đang làm quen với cơ chế thị trường hiện nay. Bố, mẹ, thầy cô và xã hội chăm lo, dạy dỗ và kỳ vọng nhiều ở chúng ta, nhưng học để trở thành một con người tử tế theo nghĩa đầy đặn của từ này sao mà khó đến thế. Thì ra, những thầy cô hiếm hoi không chỉ dạy chúng ta khi còn trong nhà trường mà còn rèn cho chúng ta đủ nghị lực để tiếp tục tự học suốt đời, tự hoàn chỉnh mình thành con người tử tế, có ích cho xã hội.
Các khái niệm "tự học" (self-learning) và "học suốt đời" (lifelong learning) cũng đã được UNESCO đưa ra năm 1996 trong Báo cáo Delors và cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa đầy đủ của nó, tức là không chỉ tiếp tục học kiến thức mà cả văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống... trong suốt cuộc đời.
Lâu nay, chúng ta đều đã biết rằng: Ba yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội đóng vai trò quyết định cả quá trình hình thành và giáo dục suốt cuộc đời của mỗi con người. Ba yếu tố này tạo thành ba cạnh của một tam giác, tạm gọi là tam giác giáo dục. Tôi cho rằng cần phải bổ sung thêm đỉnh thứ tư - đỉnh tự học - vào bức tranh/sơ đồ minh họa quá trình giáo dục con người.
Để dễ hình dung, ta xem đỉnh thứ tư, đỉnh tự học (tự thẩm thấu, tự hoàn thiện), cùng với ba đỉnh của tam giác đáy, gia đình, nhà trường và xã hội, tạo ra một tứ diện trong không gian ba chiều, như không gian ta đang sống, tạm gọi là tứ diện giáo dục, mô hình giáo dục đầy đủ tạo ra một con người hoàn chỉnh.
Chính yếu tố thứ tư, yếu tố về khả năng tự học, tự thẩm thấu, đã tạo điều kiện để cho ba yếu tố trước (học từ gia đình, nhà trường và xã hội) được phát huy tối đa, để tạo nên một con người hoàn chỉnh.
Tự giáo dục còn quyết định và quan trọng hơn cả sự giáo dục nhận được từ gia đình, nhà trường và xã hội.
Nhà giáoTrần Văn Nhung
"Học trò đã thay đổi tôi"
Trong tập đặc biệt của chương trình truyền hình thực tế “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” phát sóng tối ngày 18/11, lớp học của cô Nga – giáo viên Lịch sử của một trường THPT ở Vĩnh Phúc đã được phân tích trên sóng truyền hình.
">GS Trần Văn Nhung chia sẻ 'Học trò cần gì ở người thầy' nhân ngày 20/11
Soi kèo phạt góc Galatasaray vs AZ Alkmaar, 00h45 ngày 21/2
Có nên bỏ 10 triệu đi xem liveshow Mỹ Tâm? Có nên bán bớt bộ sưu tập yêu thích để xoay xở khi kẹt tiền? Làm sao để sống trọn đam mê?... là những nội dung Doctor Housing Nguyễn Duy Chuyền giải đáp trong How2Money tuần này.
_____
Show:How2Money
Host: Doctor Housing - Kim Tuyến
_____
Theo Doctor Housing, chi tiêu cho đam mê là cần thiết để cân bằng cuộc sống và công việc. Một đôi lần trong đời được “bung xõa”, sống theo ý mình sẽ mang lại nguồn năng lượng tích cực, giúp cuộc sống ý nghĩa và trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, cần phải chi tiêu hợp lý và tiết kiệm để đảm bảo tài chính được cân đối.
Theo ông, mỗi người đều có những đam mê riêng, điều quan trọng là phải biết cách kiểm soát chi tiêu để không áp lực từ những đam mê đó. Thậm chí, nhiều người còn có thể nâng cao thu nhập bằng chính đam mê của mình.
“Muốn thỏa mãn đam mê, chúng ta cần hình thành thói quen tiết kiệm hàng tháng, đồng thời tiết kiệm từ sớm nhất có thể cho những kế hoạch tài chính dài hơi hơn. Bởi ngoài những đam mê hiện tại, chúng ta sẽ còn một quãng đường phía sau nên phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý", ông đưa lời khuyên.
_____
Độc giả đặt câu hỏi với Doctor Housing có thể gửi về email toasoan@zingnews.vn hoặc chia sẻ qua nền tảng YouTube.
- ZNews phối hợp cùng Ngân hàng số Cake by VPBank (CAKE) thực hiện podcast đặc biệt nhằm chia sẻ thêm kiến thức về quản lý tài chính cá nhân và tiền bạc trong thời đại số.
- Là ngân hàng thuần số sở hữu hơn 4,2 triệu người dùng, CAKE lấy nền tảng công nghệ và trí tuệ nhân tạo làm cốt lõi, tự tin đồng hành cùng khách hàng ở mọi điểm chạm trong cuộc sống hàng ngày. CAKE mang đến dịch vụ, tiện ích số đa dạng với trải nghiệm dễ dàng, nhanh, tiện và liền mạch.
- Độc giả theo dõi thêm thông tin về CAKE tại đây.
Chi bao nhiêu cho đam mê cá nhân là phù hợp?
Các tác giả đạt Giải nhất Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2021. Theo TS Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Quỹ VIFOTEC, đơn vị này được thành lập từ năm 1992 bởi Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và 6 cơ quan sáng lập trong đó có Liên hiệp Hội Việt Nam
Trong 30 năm hoạt động của Quỹ VIFOTEC, hàng nghìn công trình đoạt Giải thưởng đã được nghiên cứu, ứng dụng, triển khai, tạo tiếng vang lớn, góp phần động viên phong trào thi đua nghiên cứu sáng tạo KH&CN trong cả nước và đóng góp cho kinh tế, xã hội.
Bên cạnh lễ trao giải, tại sự kiện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao cho Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam Huân chương Lao động Hạng nhất.
Lễ trao Huân chương Lao động Hạng nhất cho Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, VIFOTEC đã trở thành một thương hiệu đối với những người làm khoa học của cả nước. Các hoạt động của Quỹ VIFOTEC là “bà đỡ” cho các nhà khoa học ứng dụng thành công và hiệu quả hàng nghìn sáng kiến, sáng chế vào sản xuất và đời sống, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng, đặc biệt làm cho sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào tích cực và ươm mầm những tài năng khoa học.
Người đứng đầu Quốc hội cho rằng, để đạt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, tri thức khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố nội sinh, động lực đặc biệt quan trọng.
Theo đó, Việt Nam cần nâng cao chất lượng, uy tín của các giải thưởng, hội thi, cuộc thi, hướng trọng tâm vào các công trình, giải pháp thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao.
Các địa phương cần đề ra những chính sách khuyến khích tài năng thông qua việc tổ chức giải thưởng, hội thi, từ đó phát hiện các cá nhân có tài năng để bồi dưỡng, các đề tài, giải pháp có giá trị triển khai ứng dụng vào thực tế cuộc sống, gắn kết với phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, để Quỹ tiếp tục có nhiều phần thưởng xứng đáng cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, sáng tạo, sáng chế, cần có cơ chế, nhất là về tài chính phù hợp.
Trọng Đạt
">Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là yếu tố nội sinh để Việt Nam phát triển
Chương trình diễn tập quốc tế ACID năm 2022 diễn ra theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Đức Minh) Chủ đề “Ứng phó tấn công gián đoạn mạng từ khai thác lỗ hổng bảo mật”, của diễn tập quốc tế ACID năm nay được các quốc gia trong khu vực ASEAN thống nhất lựa chọn, cũng đang là một xu hướng được các tội phạm mạng tận dụng, khai thác triệt để.
Ngoài mục đích duy trì liên lạc giữa các đầu mối, giữa các quốc gia thì diễn tập quốc tế này cũng là cơ hội để cho các nhóm các quốc gia thực hiện và tinh chỉnh quy trình xử lý sự cố, đối phó với các sự cố xuyên biên giới.
Đặc biệt, qua diễn tập, các tổ chức, cán bộ kỹ thuật của các nước được tăng cường nhận thức, kỹ năng trong việc xử lý lỗ hổng, tăng cường khả năng đối phó dựa trên tình huống thực tế của các đội xử lý sự cố, điều tra, khắc phục và báo cáo.
Trong phát biểu khai mạc chương trình, ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm VNCERT/CC nhấn mạnh: Ngày nay, mọi tổ chức, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đều sử dụng các lợi thế kết nối mạng toàn cầu trong hoạt động của mình và phải đối diện việc phải bảo đảm ATTT cho thông tin, dữ liệu của tổ chức mình tránh khỏi các nguy cơ trên môi trường mạng.
Đại diện VNCERT/CC cũng chỉ rõ, đảm bảo an toàn thông tin không chỉ là triển khai các biện pháp bảo vệ, phòng tránh tấn công mà là đảm bảo các hoạt động xuyên suốt trong cả quá trình, có thể xem nó là một chu trình khép kín từ thiết kế, xây dựng hệ thống CNTT, phát triển ứng dụng, kiểm thử an toàn thông tin trước khi đưa vào vận hành cho đến thiết lập các cơ chế bảo vệ trong quá trình vận hành.
Cùng với đó, các tổ chức, doanh nghiệp còn phải duy trì, săn tìm các điểm yếu của hệ thống và khả năng xảy ra sự cố là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, các đơn vị phải tăng cường khả năng ứng phó, xử lý sự cố và sau mỗi sự cố phải rút ra bài học kinh nghiệm để chúng ta cải thiện việc bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống.
Với một chu trình như vậy, có thể thấy rằng, rất khó cho các tổ chức để triển khai đảm bảo an toàn thông tin hoàn chỉnh và duy trì liên tục. "Theo các báo cáo về tình hình an toàn thông tin trên thế giới, hiện số lượng lỗ hổng mới ngày càng tăng, nhất là các lỗ hổng Zeroday và các lỗ hổng không được báo cáo. Nhiều lỗ hổng được công bố mà chưa thể khắc phục, tình trạng các lỗ hổng đã biết, đã công bố nhưng nhiều tổ chức chưa thực hiện vá lỗi còn rất phổ biến”, ông Nguyễn Hữu Nguyên lưu ý thêm.
Theo phân tích của đại diện VNCERT/CC, một thách thức lớn của các nước trên thế giới và Việt Nam hiện nay là tình trạng thiếu hụt về nhân sự có chuyên môn, có khả năng bảo vệ, xử lý triệt để các sự cố. Vì thế, việc tăng cường phối hợp giữa các quốc gia, các tổ chức trong các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin ngày càng quan trọng hơn. “Việt Nam cũng đang tích cực tham gia vào quá trình hợp tác với các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế trong các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng”, đại diện VNCERT/CC khẳng định.
Việt Nam hiện đang triển khai Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia với hơn 220 thành viên. Đây là mô hình đặc thù của Việt Nam nhằm mục tiêu tăng cường sự hợp tác lẫn nhau giữa các tổ chức trong nước để bảo đảm an toàn thông tin, ứng phó hiệu quả khi xảy ra sự cố. Thực tế, việc tham gia các chương trình diễn tập trong nước và quốc tế cũng góp phần nâng cao năng lực ứng phó, xử lý các sự cố tấn công mạng cho các thành viên mạng lưới.
Vân Anh
">Các nước ASEAN ứng phó tấn công gián đoạn mạng từ khai thác lỗ hổng bảo mật