您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định Hà Nội vs Hải Phòng, 19h00 ngày 21/4 (V League)
NEWS2025-01-20 16:56:19【Công nghệ】5人已围观
简介 Yến Vân - 21/04/2019 03:59 Việt Nam lịch thi đấu euro 2024lịch thi đấu euro 2024、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Soi kèo góc Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1
- Nhận định Hồ Chí Minh vs Hải Phòng, 19h00 ngày 24/2 (V League)
- Giới trẻ ghét túi nylon, "nghiện" đồ bảo vệ môi trường
- Phát sinh diễn biến vụ Trương Mỹ Lan, cổ phiếu Novaland ra sao?
- Nhận định, soi kèo Bahrain SC vs Sitra Club, 23h00 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà
- Home Credit và F88 giảm lãi sốc
- Phiến quân tràn vào dinh tổng thống Syria ở Aleppo
- MSD Việt Nam nhận 2 giải thưởng từ HR Asia Awards 2024
- Nhận định, soi kèo Qarabag vs Samaxi, 22h00 ngày 17/1: Đúng như dự đoán
- Nhận định Quảng Nam vs Quảng Ninh 17h00, 05/04 (V
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Empoli, 2h45 ngày 20/1: Chiến thắng nhọc nhằn
- Xác định nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - PrennMinh Hậu
(Dân trí) - Sau khi nắm bắt thông tin, lực lượng cảnh sát giao thông vào cuộc điều tra và xác định bà H. ở Lâm Đồng lái ô tô chạy ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn.
Ngày 3/12, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã làm việc và lập biên bản vi phạm hành chính đối với bà Trịnh Thu H. (trú thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) về việc lái ô tô chạy ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn.
Cảnh sát giao thông xác định, vào 22h25 ngày 29/11, bà H. lái ô tô di chuyển ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn, đoạn thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng.
Thời điểm này, một số phương tiện lưu thông trên cao tốc phải chuyển hướng, nép vào lề đường để tránh tai nạn.
Làm việc với lực lượng chức năng, bà H. thừa nhận hành vi vi phạm và viết cam kết không tái phạm.
Theo Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lâm Đồng, người điều khiển ô tô đi ngược chiều trên cao tốc sẽ bị cơ quan chức năng phạt hành chính 16-18 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 5-7 tháng.
">Xác định nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Liên Khương
- ACV có chủ tịch mới thay ông Lại Xuân ThanhKhổng Chiêm
(Dân trí) - Ông Vũ Thế Phiệt - Chủ tịch HĐQT mới của ACV - được giới thiệu có gần 30 năm công tác trong ngành hàng không.
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (mã chứng khoán: ACV) công bố bầu ông Vũ Thế Phiệt làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT). Ông Phiệt cũng là đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của ACV.
Trước đó, ông Lại Xuân Thanh - Chủ tịch HĐQT - nghỉ hưu từ ngày 1/9.
Ông Vũ Thế Phiệt sinh năm 1973, được giới thiệu có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Cao cấp lý luận chính trị. Ông công tác trong ngành hàng không Việt Nam từ năm 1995 đến nay.
ACV giới thiệu ông Phiệt đã từng giữ các vị trí công tác như Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (2012-2017), Phó Tổng giám đốc ACV (2017-2018) và là Tổng giám đốc ACV từ tháng 8/2018 đến nay.
Theo báo cáo thường niên 2023, cá nhân ông Phiệt sở hữu 6.900 cổ phiếu ACV. Ông cũng đại diện cho cổ đông Nhà nước sở hữu hơn 366,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 16,83% vốn.
Theo thông tin từ ACV, tại lễ công bố chức danh mới, ông Phiệt hứa thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh của ACV đã được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt và hoàn thành các dự án trọng điểm quốc gia như nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình.
ACV hoạt động trong lĩnh vực quản lý khai thác và đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay. Tại ngày 30/6, cổ đông Nhà nước sở hữu 95,4% vốn doanh nghiệp.
Năm 2023, ACV đạt doanh thu 19.934 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 7.163 tỷ đồng, lần lượt tăng 24% và 15% so với thực hiện năm trước. Công ty vượt 3% kế hoạch doanh thu và 4% kế hoạch lợi nhuận năm.
Nửa đầu năm nay, công ty này đạt doanh thu thuần 11.178 tỷ đồng, tăng 16% và lợi nhuận sau thuế đạt 6.148 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.
">ACV có chủ tịch mới thay ông Lại Xuân Thanh
- Cuộc đua mở tài khoản chững lại: Đầu tư chứng khoán đã hạ nhiệt?
Sau 2 tháng tăng đột biến về số lượng tài khoản mở mới, trong tháng 9, sức nóng đã hạ nhiệt. Dù vậy, số tài khoản mở mới vẫn cao, gần 160.000 tài khoản.
Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC), vừa công bố số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài kỳ tháng 9 và quý III năm nay.
Dữ liệu quản lý trên hệ thống VSDC thể hiện, tại thời điểm 30/9, cả nước có gần 8,82 triệu tài khoản giao dịch của nhà đầu tư trong nước, trong đó, có đến 8,8 triệu tài khoản là của nhà đầu tư cá nhân. Lượng tài khoản của nhà đầu tư tổ chức trong nước là 17.371 tài khoản.
Số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài đạt 47.206 tài khoản, trong đó có 42.626 tài khoản là của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và 4.580 tài khoản của tổ chức nước ngoài.
Như vậy, trong tổng số hơn 8,86 triệu tài khoản trên thị trường chứng khoán hiện nay, số tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng 99,27%.
Trong tháng 9, tổng số lượng tài khoản trên thị trường tăng 158.504 đơn vị so với tháng trước. Riêng lượng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước tăng 158.212 đơn vị, lượng tài khoản của nhà đầu tư tổ chức trong nước tăng 90 đơn vị.
Tài khoản của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài tăng 180 đơn vị so với tháng 8, đồng thời lượng tài khoản của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài cũng tăng thêm 22 tài khoản.
Trước đó, tháng 8 chứng kiến số lượng tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước lên tới 330.819 tài khoản, mức cao nhất trong hơn 2 năm qua kể từ tháng 6/2022.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong nước đã tăng xấp xỉ 1,57 triệu tài khoản.
Số tài khoản mở mới của nhà đầu tư chậm lại trong tháng 9 trong bối cảnh chỉ số VN-Index tháng 9 chỉ tăng nhẹ 0,3% sau đà tăng 2,6% trong tháng 8. Trong khi đó, HNX-Index và UPCoM-Index có xu hướng giảm nhẹ, lần lượt 1,1% và 0,6%.
VN-Index gần như đi ngang trong tháng 9 dù nhận được nhiều tín hiệu tích cực như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất 0,5 điểm %, đưa lãi suất về 4,75%-5%, giúp giảm áp lực lên tỷ giá khi chỉ số DXY hạ nhiệt.
Trung Quốc công bố gói kích thích quy mô lớn, bao gồm giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5 điểm %. Điều này đã thúc đẩy giá kim loại, đặc biệt là thép, tăng mạnh và khiến nhà đầu tư kỳ vọng vào các ngành hưởng lợi.
Thêm vào đó, ở trong nước, việc Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất OMO (nghiệp vụ thị trường mở) xuống 4%/năm, thể hiện quyết tâm hỗ trợ thanh khoản hệ thống.
Thông tư 68/2024/TT-BTC chính thức được ban hành, cho phép công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch cổ phiếu không trả đủ tiền (non-prefuding) cho khách hàng tổ chức nước ngoài, giải quyết một trong những rào cản quan trọng trong việc nâng hạng thị trường.
Tuy nhiên, niềm tin nhà đầu tư đã có dấu hiệu suy giảm hậu bão Yagi, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Việt Nam trong 30 năm, với thanh khoản trên 3 sàn trong tháng 9 giảm 11,8% so với tháng trước.
Cụ thể, giá trị giao dịch bình quân trên 3 sàn giảm 4,8% so với tháng trước và giảm 35,8% so với cùng kỳ, xuống 17.700 tỷ đồng/phiên. Trong đó, thanh khoản trên sàn HoSE đạt 16.000 tỷ đồng/phiên, giảm 3,7% so với tháng trước; trên HNX là 1.100 tỷ đồng/phiên, giảm 9,5% so với tháng trước; trên sàn UPCoM là 644 tỷ đồng, giảm 19,9% so với tháng trước.
Theo FICA.dantri.com.vn">Cuộc đua mở tài khoản chững lại: Đầu tư chứng khoán đã hạ nhiệt?
Nhận định, soi kèo Nam Định vs Thể Công Viettel, 18h00 ngày 19/1: Khó cho cửa trên
- Chuyên gia: Giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngân hàng có ngăn sở hữu chéo?Thảo Thu
(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng cơ quan quản lý không nên có lộ trình dài cho các ngân hàng vượt chuẩn về tỷ lệ sở hữu, mà phải yêu cầu các ngân hàng tuân thủ ngay.
Theo quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của cổ đông là tổ chức giảm từ 15% xuống 10% và tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của cổ đông cá nhân và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.
Đề xuất rút giấy phép hoạt động ngân hàng vi phạm quy định nhiều lần
Tại hội thảo "Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam" do Tạp chí điện tử VietTimestổ chức ngày 5/12, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết tại Mỹ, tỷ lệ sở hữu ngân hàng của pháp nhân được quy định thấp hơn tỷ lệ sở hữu của cá nhân, do nhà chức trách Mỹ cho rằng pháp nhân dễ thao túng ngân hàng hơn cá nhân.
Việt Nam thì ngược lại khi tỷ lệ sở hữu của cá nhân được quy định thấp hơn pháp nhân. Điều này xuất phát từ đặc thù của văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam, các cá nhân có quyền lực lớn trong doanh nghiệp.
Theo ông, các cổ đông có thể lách quy định sở hữu bằng việc nhờ đứng tên hộ. Song điều này thường sẽ không giấu được cơ quan chức năng. Ông đề xuất cần có chế tài nghiêm ngặt, đơn cử nếu ngân hàng vi phạm quy định tới 3 lần thì rút giấy phép hoạt động.
PGS Đào Hùng, nguyên Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, cho rằng các công cụ quản lý tài chính của Mỹ đang thực thi tốt, nhưng công cụ quản lý tài chính luôn biến đổi bởi thị trường luôn đi trước cơ quan quản lý. "Mỹ cũng gây ra những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Không có cơ chế quản lý nào là hoàn hảo", ông Hùng nói.
Theo ông, nếu chính sách không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không thực hiện được, họ sẽ có đối sách để "lách". Ông nêu, chưa có bộ luật nào từ trước đến nay tốt như Luật các tổ chức tín dụng lần này, đặc biệt là về việc sở hữu chéo.
Tuy nhiên, ông cho rằng nếu chỉ có duy nhất bộ luật về ngân hàng thì chưa đủ mà cần đồng bộ với các luật khác để có chế tài cho các hành vi vi phạm. Theo ông, cần nâng cao vai trò của hội đồng quản trị, trong đó có vai trò của các thành viên độc lập.
Xử lý cổ đông sở hữu vượt trần ngân hàng thế nào?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, lưu ý, việc các lãnh đạo các tập đoàn tài chính thường nhờ người thân hoặc nhân viên trong tập đoàn đứng tên thay tại công ty sân sau để tránh quy định về vượt trần tỷ lệ sở hữu.
"Có trường hợp nhân viên vì sức ép của lãnh đạo mà phải chấp nhận đứng tên thay cho sếp. Nhân viên đứng tên thay chỉ làm nhiệm vụ ký hộ chứ không có quyền quyết định. Điều đó dẫn tới hệ lụy pháp lý rất lớn", ông Hà nêu. Ông khuyến nghị những nhân viên này cần suy nghĩ về hậu quả có thể xảy ra, vì hậu quả sẽ rất lớn.
Với câu hỏi về quy định mức trần sở hữu còn 10% với tổ chức, 15% với cá nhân và người có liên quan có giải quyết được vấn đề sở hữu chéo, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa lo ngại trong thực tế, việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn do tính minh bạch chung còn thấp.
Ông Nghĩa cho rằng Luật Tổ chức tín dụng mới có nhiều điểm tích cực, đặc biệt là về tăng cường tính minh bạch và kiểm soát. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng việc thực thi luật này sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có cải cách đồng bộ về hành chính, pháp lý và nâng cao hiệu quả giám sát, thanh tra.
Ông đề xuất Ngân hàng Nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn và yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tuân thủ Luật Tổ chức tín dụng trong vòng 6 tháng đến một năm. Đồng thời, ông cho rằng cơ quan quản lý không nên có lộ trình dài cho các ngân hàng vượt chuẩn về tỷ lệ sở hữu, mà phải yêu cầu các ngân hàng tuân thủ ngay.
">Chuyên gia: Giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngân hàng có ngăn sở hữu chéo?
- Cổ phiếu bị bán mạnh, nhà đầu tư "ngộp thở" gồng lỗMai Chi
(Dân trí) - Có gần 650 mã cổ phiếu giảm giá phiên hôm nay, trong đó 38 mã giảm sàn, nhiều nhà đầu tư chịu áp lực thua lỗ lớn. Chẳng hạn, HVN tính trong vòng 1 tuần qua đã bị thổi bay 27,5% thị giá.
Với một lượng cầu giá thấp đổ vào thị trường trong phiên chiều, VN-Index lấy lại được mốc 1.250 điểm, ghi nhận thiệt hại còn 10,14 điểm tương ứng 0,8% còn 1.254,64 điểm. Phân nửa cổ phiếu trong rổ VN30 giảm giá, chỉ số này đánh rơi 0,23%. HNX-Index giảm 2,14 điểm tương ứng 0,89% và UPCoM-Index giảm 1,12 điểm tương ứng 1,16%.
Toàn thị trường có 648 mã giảm giá, gấp gần 3 lần số mã tăng, trong đó 38 mã giảm sàn với 22 mã giảm sàn trên HoSE.
Thanh khoản HoSE đạt 923,62 triệu cổ phiếu tương ứng 21.115,16 tỷ đồng; HNX có 80,32 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.620,23 tỷ đồng và sàn UPCoM có 59,27 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 925,4 tỷ đồng.
VN-Index thu hẹp được thiệt hại nhờ sự hồi phục của cổ phiếu ngành ngân hàng và ngành thực phẩm - đồ uống.
Theo đó, mức điều chỉnh tại ACB, LPB, EIB, STB, SHB, MBB thu hẹp; BID, NAB và VPB về lại mốc tham chiếu. Đáng chú ý là có nhiều mã đã lấy lại được trạng thái tăng: HDB tăng 1,4%; khớp 10 triệu đơn vị; TPB tăng 1,1%, khớp 32,7 triệu đơn vị; TCB tăng 1,1%, khớp 14,5 triệu đơn vị, các mã khác như OCB, CTG, SSB, MSB, VCB cũng tăng giá và có thanh khoản tích cực.
Nhờ có MSB tăng 1,7%; SAB tăng 0,9%; VNM tăng nhẹ nên nhóm cổ phiếu thực phẩm - đồ uống cũng có chuyển biến tích cực. Dù vậy, vẫn có nhiều mã trong ngành này bị chiết khấu giá ở mức sâu như CMX giảm sàn, AGM giảm 5,1%; DBC giảm 4,8%; LSS giảm 4,5%; HNG giảm 3,4%; ANV giảm 3,2%.
Phiên hôm nay, cổ phiếu nhỏ bị bán mạnh. VNSML-Index đại diện nhóm cổ phiếu penny giảm 36,19 điểm tương ứng 2,4% còn VNMID-Index đại diện cho cổ phiếu vốn hóa trung bình giảm 29,91 điểm tương ứng 1,54%.
Lực bán tại nhóm ngành bất động sản vẫn mạnh mẽ: TIP, HDG và QCG giảm kịch sàn. Riêng HDG giảm sàn, trắng bên mua và khớp lệnh 10,7 triệu đơn vị; QCG trắng bên mua, khớp lệnh chưa tới 60.000 cổ phiếu nhưng dư bán sàn hơn 6 triệu đơn vị.
Một số mã khác như HTN, NVL, TDH thoát sàn song mức đóng cửa cuối phiên vẫn ghi nhận giảm sâu: HTN giảm 6,4%; NVL giảm 6,3%; TDH giảm 6,2%. Một loạt các mã khác chịu áp lực khá lớn như CRE giảm 4,3%; LHG giảm 4,3%; HQC giảm 3,7%; TCH giảm 3,7%; CCL giảm 3,4%.
Tương tự với nhóm xây dựng và vật liệu, cổ phiếu EVG và KPF giảm sàn, DPG và HBC thoát sàn nhưng đóng cửa vẫn thiệt hại khá lớn: DPG giảm 6,1%; HBC giảm 5,7%. Tại ngành tài nguyên cơ bản, cổ phiếu SMC và DLG trắng bên mua; SAV giảm 4,1%; TLH giảm 4%; HSG giảm 3,8%.
Loạt cổ phiếu ngành chứng khoán tiếp tục bị bán tháo gồm có TVS, CTS, VDS, APG. Các mã này kết phiên tại mức giảm sàn và trắng bên mua. VIX giảm 6,6%, khớp lệnh 27,7 triệu cổ phiếu; BSI giảm 5%; AGR giảm 4,9%.
Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines có thêm một phiên giảm sàn về mức 24.350 đồng, khớp lệnh chỉ 1,2 triệu cổ phiếu nhưng còn dư bán sàn gần 4 triệu đơn vị.
Chỉ trong một tuần qua, HVN đã "bốc hơi" 27,5% thị giá, song thanh khoản giảm mạnh ở phiên hôm nay cho thấy, nhiều nhà đầu tư mua vào giá thấp, giá sàn HVN ở các phiên gần đây đang bị mắc kẹt lại.
Phiên 16/7, mã này giảm sàn nhưng khớp lệnh hơn 11 triệu cổ phiếu. Phiên 17/7, thanh khoản giảm còn 8,7 triệu đơn vị, đến phiên 18/7 thì mức khớp lệnh là 9,1 triệu đơn vị.
Không chỉ riêng HVN mà với nhiều cổ phiếu khác, với tình trạng suy giảm liên tục, những nhà giao dịch ngắn hạn đang phải chịu thử thách lớn do phải gồng lỗ.
Yếu tố tích cực của phiên giao dịch này là động thái trở lại mua ròng của khối ngoại. Nhóm nhà đầu tư này thực hiện mua ròng 456 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó mua ròng 436 tỷ đồng trên HoSE. Mã được mua ròng mạnh nhất là SBT với 376 tỷ đồng, FPT, POW, VND và SSI cũng được mua ròng.
">Cổ phiếu bị bán mạnh, nhà đầu tư "ngộp thở" gồng lỗ
- Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vayPhương Liên
(Dân trí) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Ngân hàng Nhà nước về giải pháp điều hành tín dụng.
Người đứng đầu Chính phủ nhận định, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, xung đột quân sự kéo dài ở một số khu vực, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, không đồng đều, thiếu vững chắc, thiên tai, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia.
Trong nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3, việc tiếp cận tín dụng còn khó khăn, nợ xấu của ngân hàng tăng.
Trong bối cảnh này, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát tình hình quốc tế, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.
Trong công điện, lãnh đạo Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 15%. Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tiếp tục thực hiện hiệu quả và mạnh mẽ hơn các giải pháp trong thẩm quyền để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Tín dụng cần tập trung vào khối sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, các ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
"Bảo đảm đưa vốn tín dụng vào nền kinh tế thực chất, hiệu quả nhất, tuyệt đối không để ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm, không đúng địa chỉ, tạo cơ chế xin cho, tiêu cực trong việc cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng", công điện nêu rõ.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần tiếp tục rà soát và có biện pháp cơ cấu hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới hỗ trợ khách hàng vay bị thiệt hại bởi cơn bão số 3.
Ngân hàng Nhà nước cũng được giao giám sát chặt việc cấp tín dụng, việc minh bạch lãi suất của các tổ chức tín dụng và có giải pháp kịp thời xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Thủ tướng nhắc Ngân hàng Nhà nước quyết liệt thực hiện các giải pháp điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, điều hành thị trường mở, lượng tiền cung ứng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay... để cung ứng vốn cho nền kinh tế với chi phí hợp lý. Việc đưa tiền ra và hút tiền về cần nhịp nhàng, hợp lý, không giật cục và tạo áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
">Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay