您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo U21 Bournemouth vs U21 Crewe Alexandra, 19h00 ngày 1/4: Tiếp tục vùi dập
NEWS2025-04-03 22:02:46【Giải trí】2人已围观
简介 Hồng Quân - 31/03/2025 18:06 Nhận định bóng đ trực tiếp bóng đá việt nam-indonesiatrực tiếp bóng đá việt nam-indonesia、、
很赞哦!(225)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Lazio vs Torino, 1h45 ngày 1/4
- Người dân, doanh nghiệp Đắk Nông hưởng lợi từ dịch vụ công nhờ chuyển đổi số
- Thí sinh Miss Grand Vietnam 2023 truyền cảm hứng cho cộng đồng
- Yêu cầu rà soát lại các ứng viên GS, PGS ngành Y, Dược
- Nhận định, soi kèo Wolves vs West Ham, 1h45 ngày 2/4: Sức nặng của Búa tạ
- Elly Trần tung bộ ảnh nóng bỏng khoe vòng eo 56cm
- Thơ của một người lính trẻ
- Hương Giang lộng lẫy tựa nữ thần, H'Hen Niê hiền thục diện áo dài
- Nhận định, soi kèo Bibiani Gold Stars vs Lions, 22h00 ngày 1/4: Điểm tựa sân nhà
- Chú rể trèo thang lên ban công hôn Minh Hằng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo America de Cali vs Fortaleza, 08h00 ngày 31/3: Chủ nhà gặp khắc tinh
">
Nhóm hacker khét tiếng của Anonymous lại bị tóm
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến cuối ngày 18/4, đã có 804.331 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2017. Số thí sinh đăng ký xét tuyển là 601.477 thí sinh, chiếm 74,78%.
Số thí sinh đăng ký từ 5 nguyện vọng trở lên chỉ chiếm khoảng hơn 30% số hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Có 60.001 thí sinh tự do (không thi tốt nghiệp THPT, chỉ lấy kết quả thi để xét tuyển đại học), chiếm 7,46%.
Dưới đây là danh sách 20 trường đại học hiện đang có số lượng nguyện vọng (NV) đăng ký nhiều nhất.
1. Trường ĐH Cần Thơ có 89.545 NV (trong đó 3 NV đầu chiếm 69%).
2. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội có 75.451 NV (3 NV đầu chiếm 57%).
3. Trường ĐH Kinh tế quốc dân có 55.119 NV (3 NV đầu chiếm 56%).
4. Trường ĐH Thương mại có 53.159 NV (3 NV đầu chiếm 51%).
5. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có 48.830 NV (3 NV đầu chiếm 69%).
6. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có 47.329 NV (3 NV đầu chiếm 73%).
7. Trường ĐH Tôn Đức Thắng có 44.845 NV (3 NV đầu chiếm 64%).
8. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có 43.436 NV (3 NV đầu chiếm 72%).
9. Học viện Tài chính có 41.106 NV (3 NV đầu chiếm 42%).
10. Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) có 38.383 NV (3 NV đầu chiếm 76%).
11. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có 33.811 NV (3 NV đầu chiếm 65%).
12. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) có 33.516 NV (3 NV đầu chiếm 62%).
13. Trường ĐH Nông lâm TP.HCM có 32.663 NV (3 NV đầu chiếm 63%).
14. Trường ĐH Sài Gòn có 31.949 NV (3 NV đầu chiếm 67%).
15. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có 31.134 NV (3 NV đầu chiếm 63%).
16. Trường ĐH Mở TP.HCM có 31.019 NV (3 NV đầu chiếm 56%).
17. Trường ĐH Tài chính - Marketing có 30.616 NV (3 NV đầu chiếm 66%).
18. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) có 30.245 NV (3 NV đầu chiếm 67%).
19. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có 27.753 NV (3 NV đầu chiếm 74%).
20. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có 27.395 NV (3 NV đầu chiếm 74%).
Thông tin mới nhất đến 18h ngày 19/4
Thí sinh ĐKDT: 842,490
TS ĐKXT: 629,788(74.75%)
TS tự do: 71,896(8.53%)
- Tỷ lệ chọn bài:
Thí sinh đăng ký bài thi KHTN: 317,817(37.72%)
Thí sinh đăng ký bài thi KHXH: 411,562(48.85%)
Thí sinh đăng ký cả 2 bài: 69,911(8.3%)
Có 592,043 HS ĐKXT được nhập lên hệ thống, đạt 94.01% so với số DKXT
NV1: 592.043 (100%)
NV2: 514,760(86.95%)
NV3: 415,849(70.24%)
NV4: 299,404(50.57%)
NV5: 205,865(34.77%)
NV con lai: 354,238(59.83%)
-
Phương Chi
">Tuyển sinh đại học 2017: 20 trường đại học được thí sinh đăng ký nhiều nhất
- Trao đổi về câu chuyện tuyển sinh đầu cấp, bà Nguyễn Thị Minh Thúy (Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội) nhìn nhận đang có sự đánh đồng các khái niệm "thi", "kiểm tra", vô tình tạo ra áp lực thi cử nặng nề.
"Thi” khác “kiểm tra”
Việc thi tuyển đầu vào lớp 1 và lớp 6 bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, các trường có số HS đăng ký xin học cao hơn nhiều so với chỉ tiêu vẫn mong muốn được linh động, chủ động hơn trong tuyển sinh đầu cấp. Theo bà, làm thế nào để thuận lợi việc tuyển sinh, mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của quy định?
- Trong tiếng Anh, từ “thi” rất “nặng”, nó là “examinations”. Còn một từ khác là “entry test” nghĩa là bài kiểm tra để đánh giá một năng lực hay nhiều năng lực nào đó của người học.
Ảnh: Thanh Hùng Ở nước ngoài người ta chỉ gọi là “kiểm tra học kỳ” nhưng ta vẫn quen gọi là “thi học kỳ”.
Như vậy chúng ta đã đánh đồng và lẫn lộn giữa hai khái niệm “kiểm tra” và “thi”.
Nếu gọi là “kiểm tra” thì cảm giác có vẻ nhẹ nhàng hơn một kỳ thi.
Và chính việc dùng từ chưa chính xác như thế vô hình chung lại tạo áp lực không cần thiết cho HS.
Theo tôi, nếu lớp 1 và lớp 6 mà nói “thi” hay “thi tuyển” thì quả là nặng nề.
Ở bậc tiểu học, tùy đối tượng HS mà trường tiểu học sẽ tuyển sinh như thế nào cho phù hợp với mô hình giáo dục của mình.
Ở Việt Nam, trẻ 6 tuổi phải được đi học lớp 1, lên 11 tuổi là được quyền vào lớp 6 của một trường học nào đó, vì chúng ta đang phổ cập giáo dục tiểu học và THCS.
Thế nên, cấm thi tuyệt đối trong tuyển sinh đầu cấp là quyết định đúng đắn của ngành giáo dục đối với hệ thống các trường công lập (CL).
Tại sao lại chỉ nên cấm ở các trường CL?
- Một thực tế nhìn thấy là có một số trường CL rất "nóng", lượng HS mong muốn được vào học rất lớn và số HS học trái tuyến cũng rất đông.
Vấn đề cần quan tâm là phải làm sao để phân luồng, vì quyền lợi của HS nằm trong vùng tuyển sinh đúng tuyến. Không trường CL nào được phép từ chối HS đến tuổi học lớp 1 và lớp 6 khi vào học đúng tuyến.
Song việc tuyển trái tuyến quá nhiều đang đẩy sĩ số 1 lớp ở nhiều trường lên tới trên 50 HS, thậm chí trên 60 HS. Trong khi đó, sĩ số chuẩn của trường chuẩn quốc gia cấp độ 1, cấp độ 2 là không quá 40-45 HS/lớp.
Những đứa trẻ đáng thương chạy theo các cuộc thi đến hết mùa hè
Trước tình trạng HS đổ dồn xin vào những “trường điểm”, làm thế nào để giảm căng thẳng tuyển sinh và giảm sức ép thi cử cho HS, cũng như giảm sức “nóng” cho xã hội trong những đợt tuyển sinh đầu cấp hàng năm?
- Theo tôi, ngành giáo dục cần rà soát và tập trung hơn nữa vào các giải pháp để đáp ứng chỗ học cho phần lớn HS phổ thông học CL và xin vào các trường đúng tuyến.
Đặc biệt là phải hết sức chú ý đến những HS không có điều kiện kinh tế, chỉ có thể học trường CL. Đây cũng là quyền lợi của mỗi học sinh và quyền lợi của nhân dân nói chung.
"Ngành giáo dục cần rà soát và tập trung hơn nữa vào các giải pháp để đáp ứng chỗ học cho phần lớn HS phổ thông học CL và xin vào các trường đúng tuyến" (Ảnh: Đinh Quang Tuấn)
Phải nói thêm rằng, Nhà nước nên quan tâm đến những trường CL “hot” trong tuyển sinh đầu cấp. Những trường như vậy cần “cấm thi tuyệt đối” để đảm bảo quyền lợi trước tiên cho HS đúng tuyến.
Phân luồng tốt ở các trường CL thì sẽ giải quyết tốt việc “cấm thi”.
Còn đối với các trường NCL thì có muôn vàn mô hình giáo dục khác nhau.
Quả thực, nếu như trường NCL nào cũng tổ chức thi tuyển sinh đầu cấp thì có nghĩa là lại đổ dồn áp lực cho cha mẹ HS, cuối cùng rất đáng thương cho những đứa trẻ phải kéo lê hết cả mùa hè chỉ có đi thi thôi, thi hết trường này lại sang trường khác thi để mong có một chỗ học như ý.
Vậy bài toán cụ thể cần giải ở đây là gì?
- Trường tôi giải bài toán tuyển sinh lớp 1, lớp 6 bằng cách cho tuyển sinh online.
Mọi thông tin tuyển sinh của nhà trường đều có trên website, cha mẹ HS cần tư vấn cụ thể thì gọi số hotline trực tiếp của nhà trường. Sau khi cha mẹ HS đăng ký cho con, nhà trường sẽ gửi thông tin phản hồi cho cha mẹ HS.
Bà Nguyễn Thị Thuý: "Giáo dục phổ thông nên dạy "cách" chứ không chỉ dạy "cái" Quan điểm của trường tôi là ưu tiên tuyển những HS nào đăng ký xin học trước, ưu tiên những hồ sơ đăng ký online sớm.
Ví dụ, khi trường theo dõi đăng ký thấy đã đủ chỉ tiêu mà hồ sơ HS đều tốt thì nhà trường dừng, không cho đăng ký tiếp nữa.
Tạm dừng đăng ký online không có nghĩa là sẽ tuyển hết số HS đã đăng ký xin học. Nhà trường tạm dừng nhận hồ sơ khi đó để làm động tác kiểm tra và xét hồ sơ.
Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh: Hồ sơ, học bạ của HS, điểm số không phải là tất cả. Bởi vì với cách đánh giá của tiểu học hiện nay đang khuyến khích kỹ năng của các em, chứ không phải đánh giá kiến thức; trong khi đó, bài kiểm tra, bài thi ở các trường tiểu học là để đánh giá kiến thức mà lại không đánh giá được kỹ năng.
Giáo dục phổ thông cần dạy "cách" chứ không chỉ dạy "cái"
Bà chia sẻ là “điểm số không nói lên tất cả”, song thực tế HS có một quyển học bạ “đẹp” để đi xin học vẫn là mong muốn của nhiều cha mẹ. Hơn nữa, trong xét tuyển đầu cấp (cả lớp 6 và lớp 10), từ quy định của cơ quan quản lý giáo dục đến nhà trường đều rất chú trọng học bạ của HS đấy thôi?
- Với HS phổ thông hiện nay thì đúng là xét tuyển đầu cấp vẫn phải quan trọng xét học bạ.
Không tổ chức thi đầu vào lớp 6 thì xét học bạ là chủ yếu, còn xét tuyển vào lớp 10 thì điểm học bạ vẫn rất quan trọng.
Tuy vậy, theo tôi, điểm số vẫn không nói lên tất cả, nhất là HS tiểu học và THCS, việc rèn luyện năng lực, phẩm chất vẫn phải được đặt lên hàng đầu.
Chẳng hạn, mô hình dạy và học mà trường tôi đang áp dụng chú trọng đến “Thái độ học tập”. Từ thái độ biến thành hành động, kỹ năng, mà ở đây chúng ta đang cố gắng tiến tới là giáo dục dạy HS “cách” chứ không phải dạy “cái”.
Như bà đã chia sẻ ở trên thì khái niệm “thi” ở Việt Nam trong nhiều trường hợp đang không phân biệt rõ ràng đâu là “kiểm tra”, đâu là “thi”. Liệu cơ quan quản lý giáo dục có nên làm rõ hơn quy định “thi” như thế nào thì “cấm”, còn “kiểm tra” định vị đầu vào thế nào được thừa nhận là phù hợp, để không gây áp lực cho HS?
- Nếu đã động đến phần “kiến thức” thì đúng là thi. Vấn đề là cách làm trong tuyển sinh đầu cấp phải làm sao cho linh hoạt, nhằm giảm thiểu áp lực cho HS.
Nếu trường nào nêu hẳn cấu trúc nội dung “thi” đầu vào, dù có gọi tránh từ “thi” theo một cách nào đó, thì cũng rất dễ dẫn đến tình trạng lại dạy thêm, học thêm, HS lại phải chạy đôn, chạy đáo đi học thêm.
Có lẽ cơ quan quản lý giáo dục cũng cần phải làm một động tác rà soát lại việc tuyển sinh của các trường nằm trong hệ thống các trường CL, để xem xét các trường có phương án tuyển sinh như thế nào.
Đối với các trường NCL thì trường có thể làm văn bản đề xuất, cơ quan quản lý giáo dục theo phân cấp duyệt, nhằm kiểm soát các trường hợp tổ chức “thi” dưới một tên gọi hay một hình thức khác có thể gây áp lực thi cử không cần thiết cho HS.
Nếu nói chưa bao giờ có trường nào tổ chức thi tuyển đầu vào lớp 1 và lớp 6 thì không đúng.
Nhưng dù tuyển sinh theo cách nào thì việc tuyển sinh phải phù hợp với mục tiêu và mô hình giáo dục của nhà trường, hơn hết là phải đặt quyền lợi của HS lên hàng đầu, cũng như không được gây áp lực cho HS, áp lực cho xã hội.
Xin cảm ơn bà!
Nguyễn Thựcthực hiện
">Tuyển sinh đầu cấp: Nhiều khi tự chúng ta gây áp lực thi cử
Nhận định, soi kèo Barcelona vs Girona, 21h15 ngày 30/3: Tiếp tục đòi nợ
Điền hát trong bối cảnh đám cưới diễn ra ở xóm trọ, được dự đoán là đám cưới của Luyến và Lưu. Trước thời điểm chia tay khán giả,VTV Kết nốivừa hé lộ phóng sự hậu trường ngày quay cuối hứa hẹn cái kết đẹp. Theo đó, Luyến cài hoa cô dâu trên đầu. Lưu thay đổi ngoại hình.
Còn bà Tình, mẹ và em trai Luyến cũng có nhiều thay đổi. Cảnh phim chưa phát sóng xuất hiện trong phóng sự của VTV cho thấy sự có mặt của mẹ con chị Hòa bên cạnh bố con Thạch dường như họ đã hóa giải mâu thuẫn.
Hình ảnh các nhân vật xuất hiện trong tập cuối. Diễn viên Thanh Hương chia sẻ: "Từ lâu Hương nghĩ đây không phải là phim nữa mà là câu chuyện tất cả thành viên trong đoàn phim kể lại. Khó khăn đã qua đi và lùi về phía sau, trước mắt là tình yêu của khán giả, là kết thúc có hậu".
Thanh Hương tâm sự, quá trình đi quay phim Cuộc đời vẫn đẹp sao nhiều vất vả nhưng chính tình yêu của khán giả là sức mạnh để cô và đoàn phim vượt qua khó khăn.
Thanh Hương trên đầu cài hoa cô dâu khi xuất hiện trong clip hậu trường của VTV. Diễn viên Hoàng Hải tâm sự sau những ngày quay đầu vất vả nhưng dần dần đoàn phim đã quen và giờ họ coi là công dân ở xóm trọ nghèo. Diễn viên Tô Dũng (vai Điền) cũng có cảm giác được sống ở môi trường ấy chứ không phải đang diễn nữa.
Trong khi đó, hai diễn viên trẻ Việt Hoàng (Thạch) và Hà Đan (Nga) tự hào vì được đóng phim với các diễn viên gạo cội, nhiều kinh nghiệm.
Tạo hình Lưu, Luyến có nhiều thay đổi. Phim Món quà của chasẽ thế sóng Cuộc đời vẫn đẹp saotrên VTV3, từ 17/7.
Clip: VTV
Diễn viên Thanh Hương: Không hiểu lúc đó thế nào mà sao tôi khoẻ thếThanh Hương nói dù rất mệt nhưng cô kéo xe hàng nặng tới cả tạ phăm phăm khiến đạo diễn cũng phải ngạc nhiên.">
Thanh Hương hé lộ tạo hình cô dâu và kết phim 'Cuộc đời vẫn đẹp sao'
Các nhà đầu tư trao đổi và tìm hiểu các dự án tại Bạc Liêu.
HÀNG LOẠT CHỈ SỐ GIẢM ĐIỂM
Qua phân tích 10 chỉ số thành phần và 142 chỉ tiêu cơ bản của Chỉ số PCI năm 2022 cho thấy, trong số 10 chỉ số thành phần thì chỉ có 3 chỉ số tăng điểm và có đến 7 chỉ số giảm điểm so với năm 2021.
Đặc biệt, có đến 7/10 chỉ số thành phần đều có thứ hạng thấp so với cả nước. Trong đó, 3 chỉ số thành phần tăng điểm gồm: Gia nhập thị trường; chi phí không chính thức; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.
Còn 7 chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2021 gồm: Tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động của chính quyền tỉnh; chính sách hỗ trợ DN và đào tạo lao động.
Một trong những lĩnh vực được cộng đồng DN quan tâm và chỉ số thành phần bị giảm điểm khá nhiều là chỉ số về tiếp cận đất đai. Năm 2022, chỉ số thành phần này chỉ được 7,03 điểm và giảm 9 bậc so với năm 2021.
Đây là năm thứ hai liên tiếp chỉ số thành phần này giảm điểm và giảm về thứ hạng. Qua đó cho thấy, DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn về thời gian giải quyết hồ sơ đất đai và thủ tục hành chính về đất đai.
Trong đó, DN rất lo ngại về tình trạng cán bộ nhũng nhiễu trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và DN phải chấp nhận “bôi trơn” để hoàn thành sớm các thủ tục, vì đất đai đối với DN chính là tài sản để vay vốn ngân hàng.
Bên cạnh đó, DN còn gặp khó trong việc tiếp cận thông tin, dữ liệu về đất đai, dẫn đến chỉ số thành phần này giảm điểm và giảm thứ hạng trong năm 2022.
Từ thực trạng này, đòi hỏi cần phải nỗ lực cải cách quyết liệt hơn rất nhiều, nhất là trong điều kiện Bạc Liêu đang tập trung đẩy mạnh thu hút, mời gọi đầu tư thì việc chủ động thông tin về quy hoạch sử dụng đất sẽ là cơ sở quan trọng cho DN an tâm và quyết định đầu tư khi nắm được các quy hoạch về đất đai.
Bởi chẳng có nhà đầu tư nào lại dám “phiêu lưu” khi đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào một dự án mà không nắm chắc được quy hoạch về đất đai có bị biến động hay không?!
Một chỉ số thành phần khác cũng bị giảm điểm khá sâu - đó là tính minh bạch. Năm 2022, chỉ số thành phần này chỉ được 4,71 điểm và giảm 23 bậc so với năm 2021. Đặc biệt, chỉ số thành phần này có 13/17 chỉ tiêu giảm điểm và 14/17 chỉ tiêu giảm thứ hạng (trong đó có 11 chỉ tiêu có thứ hạng thấp).
Từ kết quả trên cho thấy, việc minh bạch thông tin của tỉnh chưa được cộng đồng DN đánh giá cao, DN còn gặp khó về tiếp cận tài liệu pháp lý, tài liệu quy hoạch, tỷ lệ DN nhận được thông tin, văn bản cần thiết khi yêu cầu cơ quan tỉnh cung cấp thấp, số ngày cung cấp quá lâu.
Cũng như, thông tin trên website của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của DN, dẫn đến tỷ lệ DN thường xuyên truy cập vào website của UBND tỉnh thấp (chỉ chiếm 16% và xếp hạng 62/63).
Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chuyển đổi số của tỉnh Bạc Liêu xếp vào nhóm thấp nhất cả nước khi việc tiếp cận và ứng dụng thông tin từ DN còn rất hạn chế?!
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - một trong những giải pháp góp phần nâng cao Chỉ số PCI. Trong ảnh: Sinh viên Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu thực tập nghề chế biến thủy sản.
Một chỉ số thành phần quan trọng khác có liên quan đến công tác an sinh chính là chỉ số đào tạo lao động. Năm 2022, chỉ số thành phần này chỉ được 4,92 điểm và giảm 5 bậc so với năm 2021.
Đây là năm thứ ba liên tiếp chỉ số thành phần này giảm điểm, nguyên nhân là với 5/11 chỉ tiêu giảm điểm và có thứ hạng thấp. Theo phản ánh của DN, phần lớn các DN hiện nay luôn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động địa phương cho các vị trí lao động phổ thông, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, giám sát.
Đồng thời, DN đánh giá lao động tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của DN. Điều này cho thấy, việc thực thi các chính sách về nguồn cung lao động của địa phương chưa mang lại hiệu quả. Trong khi đó, Bạc Liêu đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm?!
NÓI NHƯNG KHÔNG LÀM?!
Việc Chỉ số PCI của Bạc Liêu bị giảm điểm “không phanh” và đứng ở thứ hạng thấp trong nhiều năm liền cần được làm rõ trách nhiệm của các ngành quản lý nhà nước. Bởi, để cải thiện và nâng cao Chỉ số PCI, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh đạo và xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị.
Theo đó, tỉnh đã phân công nhiệm vụ và giải pháp rất cụ thể cho từng sở, ngành và các địa phương. Vậy, nguyên nhân gì đã làm cho Chỉ số PCI của tỉnh bị giảm sâu trong nhiều năm qua? Phải chăng đó là căn bệnh “nói nhưng không làm” của nhiều sở, ngành và địa phương?!
Đây chính là vấn đề cần được Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh quan tâm làm rõ trách nhiệm chứ không thể để các ngành, địa phương tiếp tục đổ lỗi cho việc đánh giá các Chỉ số PCI còn chưa khách quan hay cảm tính! Bởi thực tế bộ Chỉ số PCI áp dụng cho 63/63 tỉnh, thành phố cả nước chứ không riêng gì tỉnh Bạc Liêu.
Vấn đề đặt ra, tại sao các tỉnh khác làm được và giữ được thứ hạng cao liên tiếp trong nhiều năm liền, còn Bạc Liêu thì không? Cũng như, dù Bạc Liêu nhiều năm liền đứng vào tốp đầu của khu vực ĐBSCL về tăng trưởng kinh tế (GRDP), nhưng vì lý do gì mà Chỉ số PCI lại đạt thấp?!
Có một điều đáng được ghi nhận là tại hội nghị đánh giá Chỉ số PCI được UBND tỉnh tổ chức vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã đề nghị các ngành, địa phương trên tinh thần nhìn nhận khách quan, không né tránh và mạnh dạn đánh giá đúng sự thật, làm rõ bản chất vấn đề, nhằm chỉ ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp với quyết tâm cải thiện, nâng cao Chỉ số PCI trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Theo đó, các ngành, địa phương cũng chỉ ra được một số nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Về khách quan, việc triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số thành phần chưa đồng bộ, nhất là đơn vị phụ trách chưa thật sự chủ động đề xuất và quyết liệt trong triển khai thực hiện Chỉ số PCI.
Chưa có sự phối hợp, chung tay giữa các sở, ngành, địa phương trong việc cải thiện, nâng cao Chỉ số PCI của tỉnh. Đặc biệt, trong năm 2022, Bạc Liêu không triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành và địa phương (DDCI) nên chưa đánh giá được các chỉ số giảm điểm do đâu, từ cơ quan, đơn vị nào. Cũng như, từ đánh giá này làm rõ trách nhiệm của các cơ quan và đơn vị đó.
Nhiều ngành, địa phương còn gặp khó trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến DN, nhất là thủ tục hành chính về đất đai, do Trung ương quy định còn bất cập, chồng chéo và đặt ra nhiều điều kiện làm khó khăn cho DN.
Doanh nghiệp làm thủ tục tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: K.T
Về nguyên nhân chủ quan, hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính có cải thiện, nhưng vẫn cần thêm nhiều nỗ lực. Ở một số lĩnh vực còn phiền hà và gây khó khăn cho DN như: Thuế, đất đai, xây dựng, đăng ký DN, phòng cháy chữa cháy, quản lý thị trường, các thủ tục liên quan đến kinh doanh có điều kiện và tiếp cận vốn…
Trong đó, DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến và DN chưa đánh giá cao việc thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến sẽ giúp DN tiết giảm thời gian, chi phí.
Bên cạnh đó, còn một bộ phận DN cố tình không thực hiện theo quy định như hướng dẫn của các sở, ban, ngành, khi nộp hồ sơ phải chỉnh sửa nhiều lần, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ việc.
Cán bộ tại Bộ phận một cửa chưa được đánh giá cao về am hiểu chuyên môn; các thủ tục tại Bộ phận một cửa chưa được niêm yết công khai.
Công tác tuyên truyền để DN biết đến hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh và cổng thành phần, nắm được cách thức và lợi ích khi truy cập vào cổng thông tin chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức, dẫn đến DN ít truy cập vào website của tỉnh, chưa nắm được tính tiện ích cũng như mức độ đáp ứng nhu cầu của DN.
Việc triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ DN tận dụng cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) chưa đạt được hiệu quả cao. Công tác đào tạo lao động vẫn chưa được cải thiện, đặc biệt về lao động phổ thông, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, giám sát, đồng thời lao động tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của FTA…
Theo LƯ DŨNG (Báo Bạc Liêu)
">Bạc Liêu nỗ lực cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Cottonbro studio/Pexels.
Nhưng ngay cả khi đó là một chính sách chính thức - một yêu cầu bắt buộc - binh lính vẫn phân tích lợi hại theo lối mà giáo sư Detert và Edmonson đã mô tả. Và phần lớn đều nghĩ không đáng chịu rủi ro. Một vài quan điểm ngẫu nhiên sau được lấy từ diễn đàn quân đội:
“Anh không thể tin những vị thượng cấp đó được. Họ hay nói họ có chính sách mở cửa. Anh cần sử dụng chính sách này một cách cực kỳ cẩn trọng. Bất cứ điều gì anh nói ra sẽ được dùng để chống lại anh. Tôi đã gặp rất nhiều thượng cấp có ‘chính sách mở cửa’, nhưng nhìn lại thực tế thì ‘chính sách mở cửa’ của họ giống ‘chính sách gài bẫy’ hơn” (K, 2012).
“Vấn đề phổ biến nhất là binh lính thường cảm thấy là sẽ có hậu quả nặng nề sau khi sử dụng chính sách mở cửa. Có thể không phải trực tiếp, mà gián tiếp” (Shephard, 2014).
Ngay cả trong kinh doanh, ta cũng dễ thấy tại sao việc báo cáo vượt cấp có thể gắn liền với nguy cơ lớn.
Ví dụ, bạn đang gặp vấn đề với sếp của bạn là Fred. Hoặc có thể bạn có một ý tưởng tuyệt vời mà Fred không đếm xỉa tới. Vì vậy bạn quyết định “vượt cấp” và đem ý tưởng đó thảo luận với sếp của anh ta là Judy. Trong phần lớn tổ chức, một trong hai trường hợp sau sẽ xảy ra, và đằng nào bạn cũng bị thiệt:
JUDY: “Anh có nói chuyện này với Fred chưa? Rồi hả? Ừ thì, tôi đồng ý với quyết định của anh ấy, giờ anh quay lại làm việc đi”. Và giờ tôi đã biết anh là một nhân viên ưa gây rắc rối, luôn miệng than vãn và có óc suy xét kém.
Hoặc:
JUDY: “Anh có nói chuyện này với sếp trực tiếp của anh là Fred chưa? Rồi hả? À, tôi mừng vì anh đã rất kiên định và nói chuyện này với tôi. Tôi sẽ không chấp nhận quyết định của Fred và nhắc anh ấy rằng chúng ta cần xem trọng việc... hơn trong tương lai”.
Và rồi sếp của bạn, Fred, sẽ nghĩ về bạn rằng: Mình đã biết hắn là một nhân viên ưa gây rắc rối và luôn miệng than vãn mà.
Liệu sếp có thể sa thải bạn không? Chắc là không. Liệu ông ta có thể phớt lờ bạn, giao những dự án béo bở cho người khác trong đội, xét nét công việc của bạn nhiều hơn, không đồng ý cho bạn làm việc ở nhà vào một ngày tuyết rơi dày, hay nói cách khác là khiến đời bạn khốn khổ không? Có đấy.
Đằng nào bạn cũng bị thiệt.
">Nhân viên có nên vượt cấp khi được sếp 'bật đèn xanh'