Telelift là một nỗ lực để tạo ra một “trạm phát sóng di động bay”. Nó sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) có kích thước bằng một cái bàn ăn,ủaMỹmuốndùngdroneđưaInternetđếnvùngsâuvùmu vs liver được nối với mặt đất bằng một sợi dây dài và có thể bay trong không gian ít nhất một tháng.
Rahul Tiwari, 22 tuổi, đã đưa ra ý tưởng vào mùa hè năm 2017 khi đang học ngành kỹ thuật tại Đại học Purdue ở Indiana. Thiết bị drone này bay lơ lửng ở độ cao 200 feet (khoảng 61 m) được gắn với các tấm pin mặt trời hoặc nguồn năng lượng trên mặt đất, sử dụng cùng một lượng điện như trạm vi ba.
Ban đầu Rahul Tiwari dự định dùng thiết bị drone này vào mục đích như một tháp canh bay để chống trộm ở Châu Phi, nhưng khi trao đổi ý tưởng với những người trong ngành công nghiệp, anh ta thấy tiềm năng lớn hơn.
Drone có thể đưa internet đến các vùng sâu vùng xa |
Trao đổi với CNN Businees, Rahul Tiwari cho biết: “Nếu chúng tôi sử dụng thiết bị drone mà chúng tôi đang chế tạo kết hợp với nguồn năng lượng lớn, chúng có thể bay trong một thời gian rất lâu. Và khi gắn các bộ định tuyến 4G lên chúng, chúng tôi có thể mang internet đến bất cứ nơi nào chúng tôi muốn.”
Công ty khởi nghiệp Spooky Action có trụ sở tại Minnesota của ông hiện muốn triển khai Telelift tại các khu vực có độ phủ sóng internet kém, bắt đầu ở Kenya, Nigeria, Botswana và Senegal.
Theo Hiệp hội các nhà khai thác di động trên toàn cầu (GSMA) thì hiện tại có khoảng 4 tỷ người vẫn chưa có truy cập internet trên toàn cầu.
Rahul Tiwari nói rằng phạm vi phủ sóng di động giảm đáng kể ngay bên ngoài các thành phố lớn, vì vậy anh ta đang làm việc với các nhà cung cấp mạng để nhắm mục tiêu vào vùng ngoại ô, nơi họ có thể phủ sóng cho hầu hết mọi người bằng thiết bị drone. Sau đó, họ có thể tiếp tục phủ sóng cho các khu vực xa hơn. Các nhà cung cấp mạng sẵn sàng trả tiền cho một sản phẩm có thể làm điều đó.
Cũng theo lời Rahul Tiwari thì mỗi drone có thể cung cấp internet chất lượng cao cho hàng trăm người trên một bán kính từ 20 dặm đến 30 dặm (khoảng 32 đến 48 km), vì vậy vùng sâu vùng xa có thể chỉ cần một drone, trong khi vùng ngoại ô có thể cần vài cái. Thiết bị drone này có giá từ 40.000 USD và hoàn toàn tự động trong chuyến bay, nhưng sẽ cần một người điều khiển cất cánh và hạ cánh.
Spooky Action đã chạy thử nghiệm với các nhà mạng như Verizon và Orange, công ty đã sử dụng Telelift để cung cấp internet cho Giải vô địch lướt ván quốc gia Pháp tại Quiberon, Pháp vào tháng 11 năm ngoái. Hiện tại, họ đang hướng đến các nhà cung cấp mạng di động ở châu Phi.
Các kết nối mới
Theo một báo cáo từ GSMA, truy cập di động đang phát triển nhanh chóng ở vùng phụ cận sa mạc Sahara và internet là trọng tâm để cải thiện các cơ hội trong cộng đồng nông thôn. Nhưng việc duy trì cơ sở hạ tầng ở các khu vực dân cư thưa thớt thường không kinh tế đối với các nhà mạng di động.
Sam Twala, từ công ty tư vấn giải pháp hàng không Nam Phi (NTSU) nói với CNN rằng, thiết bị drone có thể có "ý nghĩa kinh doanh", ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy các vệ tinh cung cấp vùng phủ sóng rộng hơn, nhưng cần bổ sung các giải pháp khác như drone.
Loon, một dự án do công ty mẹ của Google là Alphabet thực hiện đã phát triển một kinh khí cầu có kích thước bằng một sân quần vợt, có thể bay ở độ cao 12 dặm (khoảng 19km), có khả năng phục vụ internet trong vòng bán kính 25 dặm (khoảng 40km). Năm 2018, Loon tuyên bố hợp tác với nhà khai thác Telkom Kenya để cung cấp internet đến các khu vực thuộc miền trung Kenya.
Các lo ngại đối với thiết bị drone
Bên cạnh các ưu điểm mà Telelift mang lại thì hiện tại nó cũng đang phải đối mặt với một loạt các rào cản tiềm năng, các nhà chức trách hàng không dân dụng đang quan tâm hơn về các vấn đề như mất kiểm soát khi sợi dây liên kết với mặt đất bị đứt, sự cố động cơ và tạo nên một không gian chật chội. Tuy nhiên, các vấn đề này đã được xoa dịu vì Telelift có hệ thống điều khiển và pin dự phòng để nó có thể duy trì ổn định và hạ cánh khi an toàn ngay cả khi dây kết nối với mặt đất bị đứt.
Gokhan Inalhan, Giáo sư về tự động và trí tuệ nhân tạo tại Đại học Cranfield, Anh, nói với CNN rằng, Telelift dường như là một "sản phẩm tuyệt vời" để ứng phó khẩn cấp hoặc tìm kiếm và cứu hộ. Nhưng ông nói thêm rằng việc sử dụng liên tục có thể là "có vấn đề" vì nhiều thành phần drone "không có ý định sử dụng liên tục 24/7" trong điều kiện khắc nghiệt. Ông nói rằng các động cơ và vật liệu cải tiến là cần thiết cho drone để đối phó với hoạt động liên tục và sức nóng của châu Phi.
Tuy nhiên, Rahul Tiwari cho biết rằng, các bộ phận dự phòng cho thiết bị drone luôn có sẵn mặc khác các bộ phận chuyển động của drone cũng được thiết kế đặc biệt để có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Mặc dù chúng được thiết kế có thể bay vô thời hạn nhưng trên thực tế, một số drone sẽ hạ cánh vào thời điểm trong ngày khi có nhu cầu internet ít hơn.
Phan Văn Hòa (theo CNN)
Vào ngày 6/2 vừa qua, một tên lửa đã phóng vào vũ trụ mang theo 34 vệ tinh của Công ty cung cấp dịch vụ internet qua vệ tinh OneWeb.