您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
NSƯT Lệ Giang: Hạnh phúc bên chồng nghệ sĩ, chơi đàn đến khi mắt mờ tay run
NEWS2025-02-17 23:31:02【Kinh doanh】2人已围观
简介NSƯT Lệ Giang là giảng viên khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Quố the thao 24h.comthe thao 24h.com、、
NSƯT Lệ Giang là giảng viên khoa Âm nhạc truyền thống,ƯTLệGiangHạnhphúcbênchồngnghệsĩchơiđànđếnkhimắtmờthe thao 24h.com Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Nghệ sĩ đã mang đàn bầu tới hơn 80 quốc gia trên thế giới trong suốt hơn 30 năm theo nghề.
Lựa chọn con đường nhiều chông gai, khổ luyện, NSƯT Lệ Giang luôn đau đáu về việc làm sao để đưa cây đàn bầu nói riêng và nhạc cụ dân tộc nói chung tới gần hơn với giới trẻ hiện nay. Trong chương trình hòa nhạc Điều còn mãinăm nay, NSƯT Lệ Giang sẽ mang đến sự kết hợp đặc biệt giữa đàn bầu - nhạc cụ dân tộc truyền thống Việt Nam với nhạc cụ phương Tây trong dàn nhạc giao hưởng.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/8/14/z4595767760753-cdeb7e45ad720b100913c0cea5fd29f3-893.jpg)
'Điều còn mãi' sẽ là trải nghiệm đặc biệt
- Lần đầu tham gia một chương trình mang nhiều ý nghĩa vào dịp 2/9, tâm trạng của chị thế nào?
Đây là lần đầu tôi tham gia Hòa nhạc quốc gia Điều còn mãido báo VietNamNet phối hợp với công ty IBgroup tổ chức. Tôi có may mắn và vinh dự được góp mặt ở nhiều chương trình đặc biệt với các sân khấu lớn nhỏ trong và ngoài nước. Lần này cũng là một trải nghiệm đặc biệt khác của tôi bởi trong chương trình Điều còn mãi,ngoài các tác phẩm thanh nhạc còn tôn vinh những tác phẩm khí nhạc.
Thật ấn tượng khi cả Giám đốc âm nhạc và BTC đều muốn kết hợp giữa nhạc cụ truyền thống - đàn bầu với các nhạc cụ phương Tây - dàn nhạc giao hưởng qua một tác phẩm khí nhạc dành cho đàn bầu độc tấu trước giờ đã “đóng đinh” với bản phối cùng dàn nhạc dân tộc. Đây chính là sự sáng tạo của ê-kíp thực hiện và nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng khi không ngại làm mới tác phẩm.
Với tôi, hòa nhạc Điều còn mãichính là cầu nối nghệ thuật giữa hiện tại và quá khứ. Khi được chơi những tác phẩm có từ rất lâu, mang sức sống trường tồn với thời gian, nghệ sĩ có nhiều cảm xúc để thể hiện. Điều này chắc chắn sẽ đưa khán thính giả trải qua nhiều cung bậc cảm xúc đan xen, từ xúc động tới tự hào.
Về phần mình, từ lâu tôi ấp ủ, nuôi dưỡng hy vọng được tham gia một chương trình đặc biệt như Điều còn mãi. Tôi sẽ cố gắng hết sức để có thể đem đến một tiết mục thú vị tới khán giả.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/8/14/z4595771351258-1de44bd88cd20d6265d54d853bdcc0ca-894.jpg)
- Giám đốc âm nhạc - nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng từng học đàn bầu bài bản nên chị chơi tác phẩm hẳn cũng phải cẩn trọng hơn vì sai là dễ bị 'soi'?
Trong chương trình này, tôi độc tấu tác phẩm ''Cung đàn đất nước'' của tác giả Xuân Khải cùng sự “nâng đỡ” hòa quyện với Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng sẽ thổi vào tác phẩm một làn gió mới qua kinh nghiệm dày dặn về nghệ thuật phối khí. Anh Hùng trước đây cũng học đàn bầu bài bản nên tôi nghĩ anh sẽ biết cách tôn vinh tác phẩm và dành cho cây đàn bầu nhiều đất diễn.
Ở nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng hội tụ đầy đủ sự am hiểu và tài năng làm nên một tác phẩm đáng mong chờ. Không muốn phụ lòng tin tưởng của mọi người nên tôi đang dành nhiều thời gian và tâm huyết để làm sao có cách thể hiện, trình diễn tác phẩm thật sáng tạo và cảm xúc nhất.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/8/14/z4595776200775-1d46d99f3d6cc72a4a9c643d92671875-895.jpg)
- Trước xu thế hội nhập lớn, âm nhạc truyền thống nói chung và đàn bầu nói riêng ít được giới trẻ quan tâm như các loại hình hiện đại khác. Là một giảng viên, chị nghĩ sao về điều này?
Bao năm miệt mài lao động nghệ thuật, tôi đã cố gắng mang cây đàn bầu của mình vươn ra khỏi dải đất hình chữ S đến với 5 châu. Tôi cũng mừng vì được bạn bè quốc tế đón nhận rất nồng nhiệt. Bên cạnh đó, tôi và các đồng nghiệp đang cố gắng đẩy mạnh quảng bá nghệ thuật truyền thống nói chung và cây đàn bầu nói riêng đến gần hơn với khán giả trong nước.
Tôi cũng hơi chạnh lòng khi phần lớn khán giả trẻ chưa quan tâm tới nhạc cụ truyền thống. Tuy nhiên, chúng ta không thể trách các bạn vì thực ra thời của họ có nhiều xu hướng và thể loại âm nhạc du nhập. Để tiếp cận giới trẻ, tôi nghĩ cần nhiều dự án học đường truyền bá, phổ cập hơn nữa về âm nhạc truyền thống và đàn dân tộc.
Rất vui nếu con theo nghề mẹ
- Chị thuộc số ít nghệ sĩ đàn bầu thành công và may mắn có thể sống với nghề, chị đau đáu gì với nghề của mình?
Tôi vẫn đau đáu làm sao có thể đào tạo ra được nhiều thế hệ nghệ sĩ tiếp nối giỏi nghề, đam mê, yêu nghệ thuật truyền thống và đàn dân tộc. Tôi rất mong được sự quan tâm hơn nữa của Chính phủ để bảo tồn và phát triển nền âm nhạc truyền thống nước nhà ngày càng vững mạnh.
- Chị sẽ chơi đàn bầu tới khi nào?
Tôi sẽ chơi đàn đến khi mắt mờ tay run.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/8/14/z4595765524877-710cc453fd56b561c1f2056eb40ee7ac-896.jpg)
- Khán giả thấy một Lệ Giang say sưa với cây đàn bầu trên sân khấu, còn ngoài đời chị là người thế nào?
Là người cầu toàn nên ngoài đời tôi làm bất cứ việc gì cũng phải hết sức lực của bản thân, tận tâm tận hiến với con đường đã chọn.
- Thường xuyên đi biểu diễn xa, chồng chị có khi nào phàn nàn vì vợ ít ở nhà?
Mọi người thường sợ lấy chồng cùng nghề nhưng tôi lại thấy may mắn vì điều đó. Chồng tôi là biên đạo múa của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, cả hai cùng làm nghệ thuật nên rất hiểu và chia sẻ, cảm thông cho nhau. Chồng tôi chưa từng than vãn mà luôn âm thầm chăm sóc gia đình, các con mỗi khi vợ đi công tác xa nhà. Ngược lại, tôi cũng sẽ như vậy lúc anh bận rộn với công việc. Thậm chí, cả hai còn ủng hộ, động viên nhau để làm nghề thật tốt.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/8/14/z4595763526115-97a28dbb2cdd435ad39ad13093f3375c-897.jpg)
- Ở vai trò người giảng dạy, truyền lửa, nghệ sĩ biểu diễn sân khấu, Lệ Giang đã làm quá tốt, còn với vai trò người vợ, người mẹ, chị chấm cho bản thân mấy điểm? Lệ Giang có muốn con nối nghiệp mình?
Tôi tự chấm mình ở thang điểm trung bình khá. Tôi thích con cái nối nghiệp cha mẹ và rất vui khi cô con gái đầu cũng đang theo học nghề của mẹ. Cháu học đàn bầu ở khoa Âm nhạc Truyền thống của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/8/24/box-nha-tai-tro-hoa-nhac-693.jpg)
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/8/8/thumbava-copy-1696.jpg)
很赞哦!(425)
相关文章
- Nhận định, soi kèo PAOK vs FCSB, 3h00 ngày 14/2: Nợ khó đòi
- Jeff Bridges kể chuyện 'Báo thù'
- Xót xa những vụ trẻ sơ sinh tử vong vì bú sữa sai cách
- 8 hành động các cặp đôi hạnh phúc làm cùng nhau mỗi ngày
- Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Celta Vigo, 00h30 ngày 16/2: Thắng vì ngôi đầu
- Đừng ăn tối trước khi xem phim này
- Văn Mai Hương kêu gọi giới trẻ bảo vệ trái đất
- Ly hôn chồng Nhật, 9X về nước cưới cô dâu xinh đẹp ở Khánh Hòa
- Nhận định, soi kèo Modern Sport vs Tala'ea El Gaish, 21h00 ngày 13/2: Tiếp tục phân phát điểm
- Chuyện mua nhà vài tỷ đồng lúc 23 tuổi của cô gái trẻ gây tranh cãi
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Crystal Palace vs Everton, 00h30 ngày 16/2
Chùm ảnh “độc” của tân hoa hậu Kỳ Duyên">
Quách Ngọc Ngoan: 'Tôi tự đâm đơn ly hôn với Lê Phương'
Camera quay lại được cảnh bà giúp việc vừa xem ti vi vừa cho trẻ ăn, thi thoảng bà lại giật tai, tát má em bé khiến chủ nhà khá bức xúc.
Theo đó nickname J.N có đăng tải một số clip nhằm tố người giúp việc của nhà mình có tên N.T.T quê ở Phú Thọ vô cùng chểnh mảng, thích xem ti vi và có hành động véo tai, tát má con mình trong lúc cho ăn.
Những dòng tâm sự của chị J.N Nickname J.N cho hay, qua một người quen giới thiệu nên chị rất yên tâm nhờ người này giúp trông coi con. Khi mới được nhận vào làm, bà này cũng khá chăm chỉ, nghiêm túc . Tuy nhiên càng về sau bà này càng lười, hay ăn vụng đồ ăn ngon của bé, quát mắng, dọa nạt để em bé sợ hãi mà không quấy. Vì nghiện ti vi, bà giúp việc, thay vì cho em bé ngủ trưa ở phòng ngủ, thường để bé ngủ ở sàn nhà cùng mình, hậu quả là em bé bị ho sù sụ, dù đang giữa mùa hè.
“Bà giúp việc nhà mình không chỉ chểnh mảng, làm sai yêu cầu chăm sóc em bé, ví dụ như vừa cho bé ăn vừa xem ti vi, cho bé ăn lộn xộn cả cơm và canh (nhà chị yêu cầu cho bé ăn riêng cơm và canh), dùng thìa inox to để cho bé ăn cho nhanh (thay vì thìa nhỏ được mua riêng cho bé)… Không chỉ vậy, bà này còn có những biểu hiện bạo lực với đứa trẻ, hàng xóm đã mách lại cho vợ chồng chị biết. Giật mình xem lại hình ảnh trên camera theo dõi và sau đó là bắt quả tang, mình mới tá hỏa nhận ra, bà giúp việc mà gia đình cứ ngỡ là có tâm đã đối xử với con như thế nào”, nickname J.N nói.
Em bé bị bà giúp việc dúi cả cốc nước vào mặt. ảnh cắt từ clip Chị J.N cũng chia sẻ, gia đình chị đối xử và đãi ngộ với người giúp việc rất hậu hĩnh và coi như người nhà, chứ không phân biệt gì. Ví dụ, khi cả nhà ra ngoài ăn nhà hàng, vợ chồng chị cũng đưa giúp việc đi theo; nếu con vô tình ị, tè, trong bữa cơm, hai vợ chổng cũng bảo nhau đứng dậy đi dọn chứ không phiền đến bà. Trong phòng ngủ của giúp việc cũng có cả máy tập thể dục, có giường, chiếu trúc, điều hòa... tiêu chuẩn, đặc biệt là xem ti vi không giới hạn. Tiền lương mỗi tháng cho người giúp việc là 4 triệu, một tháng về quê nghỉ 4 - 5 ngày không trừ lương, còn cho thêm tiền xe cộ đi lại. Ngày lễ cũng thưởng, điện thoại cũng cho tiền nạp, chưa kể quần áo, mỹ phẩm, giày dép... tính ra cũng khoảng hơn 6 triệu/tháng.
Đãi ngộ với giúp việc như vậy, nhưng tận mắt thấy con không được chăm sóc tốt, lại còn bị đánh túi bụi trong lúc ăn khiến J.N nóng máu, quyết định cho bà giúp việc này nghỉ việc ngay và luôn. Theo chị, trước khi xảy ra vụ bắt quả tang và video ghi lại cảnh hành hạ em bé, bà giúp việc đã tỏ ra hết sức chểnh mảng trong công việc, có lẽ là vì có ý định về làm cho một gia đình khác.
Khi chia sẻ trên mạng xã hội, chị J.N mong muốn cảnh báo các bà mẹ có ý định thuê người giúp việc cần tìm hiểu kỹ. Tránh gây ra tình huống xấu đáng tiếc như gia đình chị.
Ngay sau khi đăng tải, trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Đa phần đều tỏ ra khá bức xúc, phẫn nộ trước hành động của người giúp việc này.
Tuy nhiên, một số cư dân mạng khác thì lại tỏ ra bênh vực người giúp việc cho rằng “có chăm con nhỏ mới biết nhọc nhằn, mình thấy như vậy là bình thường. Có gì giải quyết nội bộ rồi thì thôi, hơn thua làm gì khi đăng trên facebook, gây ảnh hưởng đến nhiều người.
Thanh Hải
">Phát hoảng vì osin bạo hành con
Chuyện chưa biết về phim có cảnh sex thật gây chấn động
Nhận định, soi kèo TPHCM vs Thanh Hóa, 19h15 ngày 14/2: Đối thủ yêu thích
Hoàng Thùy Linh nóng bỏng tái xuất VTV 8 năm sau scandal">
Ba “sao” nữ khó ưa trong phim Việt
Ảnh minh họa: Sohu Chồng tôi cũng là con một. Anh ấy chung thủy và rất thương con. Tuy nhiên, chúng tôi không thể hòa hợp với nhau mỗi khi có mặt của mẹ chồng.
Mẹ chồng tôi có nhiều điểm tốt. Mẹ có thể dậy từ 4h sáng chỉ để giúp một người hàng xóm bị gẫy chân cần ra bệnh viện. Mẹ cũng có thể vừa lo gặt cả sào lúa, vừa lo cơm nước tinh tươm cho cả nhà. Nhưng mẹ lại chiều con trai quá đỗi.
Đành rằng người mẹ nào cũng thương và chiều con, nhưng mẹ chồng tôi thì thương đến độ thấy anh cầm cái chổi quét nhà, mẹ cũng lao ra làm thay.
Khi tôi sinh con, mẹ chồng rời quê lên thành phố để chăm cháu nội. Cũng từ đây, mỗi ngày của tôi thực sự bức bối.
Chồng tôi được mẹ chiều nên anh ỷ lại vô cùng. Đi làm về, việc của anh chỉ là chơi đùa với con chừng 10 phút rồi đi tắm rửa, ngồi vào bàn ăn và chơi điện thoại.
Mẹ anh coi đó là chuyện thường nhưng tôi thì không thể. Sau nhiều lần cãi nhau, chúng tôi mới đi đến thống nhất là sau khi tan sở, hai đứa phải chia nhau chăm con và làm việc nhà, để mẹ được nghỉ ngơi. Tôi nấu cơm thì anh rửa bát, tôi giặt giũ anh phải phơi đồ...
Một hôm, đến phiên chồng rửa bát nhưng anh cứ nằm khểnh xem tivi. Tôi giúp bê mâm đặt lên bồn chứ không rửa vì muốn anh phải lo việc của mình. Mẹ chồng tôi đang nằm trong nhà, thấy tôi làm như thế thì lao ra quát tháo: "Định chia việc cho cái thân già này thì chị nói một câu".
Nói xong, mẹ tự rửa bát và không nghe tôi giải thích. Một lần khác đi chơi về, thấy chồng tôi đang đứng bếp, mẹ chạy thẳng vào phòng mắng tôi xối xả. Mẹ bảo: "Cơm nước là việc của đàn bà".
Đáng nói, khi thấy mẹ như vậy, chồng tôi vẫn không nói không rằng khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu ngày càng căng thẳng.
Có lần, vì quá ức chế với sự lười biếng, ỷ lại của chồng, tôi to tiếng với anh khiến anh lao vào đánh tôi. Mẹ chồng thấy nhưng không can mà bóng gió: "Đàn bà to miệng thì không đàn ông nào chịu được".
Bữa cơm hôm đó, tôi giận chồng nên lấy cớ mệt, không ăn, nằm ôm con trong phòng.
Mẹ chồng không biết vô tình hay cố ý nhưng ra sức khen con trai. Bà còn bảo, phụ nữ bây giờ cậy làm ra tý tiền nên không coi chồng ra sao. "Cái ngữ ấy không đánh không được". Vậy mà chồng tôi vẫn im lặng.
Cách đây mấy ngày, khi vợ chồng vui vẻ, tôi bàn bạc với chồng thuê người giúp việc để mẹ về quê. Vì tôi thấy mẹ vẫn luôn sốt ruột mảnh vườn, con cá.
Không ngờ, mẹ chồng nghe thấy. Bà cho rằng tôi muốn đuổi bà nên nổi cơn thịnh nộ. Bà lôi hết chuyện nọ đến chuyện kia ra mắng nhiếc tôi. Tôi nói lại vài câu thì bà tát tôi nổ đom đóm mắt.
Chồng tôi không bênh, cũng không động viên vợ câu nào. Thay vào đó, anh bảo tôi "hãy xem lại mình" khiến tôi chết lặng.
Sau một đêm không ngủ để suy nghĩ trước sau, tôi quyết định dọn quần áo và ôm con ra đi vì nghĩ, nơi này không phù hợp với mình. Ở đây, tôi giống như cái gai trong mắt mẹ, người ở trong mắt chồng.
29 năm cuộc đời, tôi chưa từng bị đòn roi của đấng sinh thành nhưng chỉ 2 năm lấy chồng, tôi không những bị chồng đánh mà còn bị cả mẹ chồng bạo hành.
Tôi cần bảo vệ bản thân mình dù ai đó có nói tôi nông cạn ra sao.
Độc giả giấu tên
">
Bị mẹ chồng dạy dỗ bằng cái tát, nàng dâu hành xử bất ngờ
– Nữ ca sĩ Mai Khôi đã giành được danh hiệu Bài hát của năm2010.">
Mai Khôi giành giải thưởng bài hát của năm