您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Giấc ngủ nhọc nhằn trên yên xe của cậu bé bị suy thận giai đoạn cuối
NEWS2025-01-20 18:28:52【Giải trí】4人已围观
简介Tiếng ồn ã ở hành lang bệnh viện chẳng thể đánh thức cậu bé Lê Trần Tiến Cường (11 tuổi). Con đang g#2#2、、
Tiếng ồn ã ở hành lang bệnh viện chẳng thể đánh thức cậu bé Lê Trần Tiến Cường (11 tuổi). Con đang gối đầu lên chân mẹ,ấcngủnhọcnhằntrênyênxecủacậubébịsuythậngiaiđoạncuố#2 mệt mỏi ngủ thiếp đi trong lúc chờ đến lượt vào phòng chạy thận nhân tạo. Khác với những bệnh nhi ở trọ gần bệnh viện hay cùng nhau nô đùa, Cường luôn “làm bạn” với chiếc ghế sắt lạnh lẽo. Hơn một năm nay, cậu bé gầy gò, đen sạm ấy phải thức dậy từ 4 giờ sáng để theo mẹ lên bệnh viện nên thiếu ngủ triền miên.
Tiến Cường thường tranh thủ ngủ trong lúc chờ đến lượt vào phòng chạy thận. |
Bệnh tật lâu ngày khiến da con đen sạm, nhiều vết sẹo do kim truyền. |
Chị Hảo bộc bạch, Cường mắc bệnh từ khoảng tháng 8 năm 2020. Ban đầu chỉ là triệu chứng đau bụng, đi khám ở địa phương, bác sĩ chẩn đoán con bị viêm dạ dày rồi viêm phổi nhưng uống thuốc không hết. Chị Hảo đưa con lên bệnh viện ở tỉnh Long An khám cũng không ra bệnh. Đến lúc con bị sốt cao, ho và ói ra máu, vợ chồng chị tá hỏa đưa con nhập viện ở bệnh viện huyện rồi chuyển lên tỉnh. Lúc này, cậu bé đã bị thiếu máu trầm trọng, phải thở oxy.
Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán con bị suy thận, rồi chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi đồng 1 để truyền máu, chạy thận cấp cứu. Những tưởng sau 3 tuần con được xuất viện về nhà là sức khỏe đã ổn định, không ngờ mới về được 3 ngày thì đứa trẻ khó ăn uống, cũng chẳng thể nằm mà phải ngồi ngủ.
Tháng 11 năm 2020, sau khi tái khám, do bệnh tình đã chuyển biến xấu hơn, Cường được chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng 2 để chạy thận định kỳ.
“Những ngày đầu vợ chồng tôi khóc miết, con thấy vậy cũng khóc theo. Rồi chúng tôi động viên nhau ráng vững vàng vì con. Sau vài đợt chạy thận, dù vẫn gầy gò, yếu ớt, nhưng con đã ăn ngủ khá hơn trước, nên có mưa to gió lớn tôi cũng không dám cho con bỏ cữ chạy thận”, chị Hảo tâm sự.
Bữa cơm trưa nấu nhạt được chị Hảo dậy sớm chuẩn bị cho Cường. |
Nhà ở ấp Bình Lợi, xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, chạy xe máy lên bệnh viện cũng phải hết hơn 2 giờ đồng hồ. Nhưng để tiết kiệm chi phí ở trọ, chị Hảo quyết định nghỉ làm để đưa con lên bệnh viện 3 ngày/tuần.
Hôm nào đi chạy thận, Cường đều dậy từ 4 giờ sáng. Dù đêm trước đó con trằn trọc khó ngủ hoặc thức trắng cũng chẳng thể “nì nèo” thêm được, bởi quãng đường quá xa. Hai mẹ con đùm theo đồ ăn trưa rồi đi.
Người mẹ nghẹn giọng: “Tôi vừa đèo con đi chạy thận vừa khóc. Nghĩ đến con người ta còn đang ngon giấc thì con mình lại ngủ gật sau lưng mẹ, phải chịu đau đớn để đi tìm sự sống. Lúc nào nó cũng ước khỏi bệnh để về đi học, nhưng chẳng có hi vọng…”.
Thời điểm mới nhập viện để chạy thận, bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị cho con, trong đó tối ưu nhất là ghép thận, con sẽ có cơ hội sống như một người bình thường. Thế nhưng chi phí hàng trăm triệu đồng đối với vợ chồng chị Hảo chỉ có trong mơ. Họ đành phải cho con chạy thận để kéo dài sự sống và chờ cơ hội. Đáng tiếc, sau một năm rưỡi chạy vạy vay mượn, mắc nợ hơn 100 triệu đồng thì vợ chồng chị Hảo đã không thể lo tiếp chi phí cho con đi bệnh viện được nữa.
Trước đây, cả 2 vợ chồng chị đi làm công nhân, cuộc sống chắt bóp cũng dư dả được chút ít. Nhưng từ ngày con trai đổ bệnh, số tiền dành dụm ấy hết sạch. Sau đó, chị Hảo lại phải nghỉ việc để theo con. Một mình anh Lê Ngọc Monl tiếp tục đi làm.
Mùa dịch Covid-19, bị nợ lương dài ngày rồi thất nghiệp, anh đi làm mướn nhưng thu nhập bấp bênh, chẳng có tháng nào kiếm đủ 5 triệu đồng chi phí điều trị cho con. Vốn không có đất đai, vườn tược gì, giờ nợ nần cứ chất chồng thêm, anh chị đã không còn chỗ vay mượn.
Cường hay tâm sự với mẹ: "Con ước khỏi bệnh để được đi học cùng các bạn" |
Dù phải thức dậy sớm để chạy thận nhưng cậu bé chưa từng kêu than. |
Sau những ngày dài đưa Cường đi chạy thận về, nhìn con trai kiệt sức nằm thừ trên giường, bản thân chị Hảo cũng mệt mỏi. Nhưng đối với người làm cha mẹ, còn được nhìn thấy con là niềm hạnh phúc lớn lao và là động lực để họ vượt qua tất cả khổ đau. Chỉ mong lúc này, họ được thương, được tiếp sức để có đủ điều kiện cùng con chiến đấu với bệnh tật.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:1. Gửi trực tiếp: Phòng CTXH Bệnh viện Nhi đồng 2 Hoặc Chị Trần Kim Hảo và anh Lê Ngọc Monl; Địa chỉ: ấp Bình Lợi, xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An; Điện thoại: 0988921022.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.035 (bé Lê Trần Tiến Cường)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
很赞哦!(451)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Eyupspor vs Alanyaspor, 23h00 ngày 19/1: Sức mạnh tân binh
- Món ngon ở Bình Dương
- Công tử Bạc Liêu của Song Luân thu bộn tiền nhưng vẫn thua Moana 2
- Du lịch ảo đi trước một bước du lịch thật
- Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Aston Villa, 00h30 ngày 19/01
- Mất ngủ có thể là cảnh báo về rối loạn tâm thần
- Nhận định bóng đá Barca vs Osasuna, 3h ngày 14/3
- Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm thế giới số 2021 sẽ được tổ chức trực tuyến
- Nhận định, soi kèo Lens vs PSG, 22h59 ngày 18/1: Đâu dễ bắt nạt
- Không thể sinh con, tôi có nên ly hôn chồng để đến với tình cũ?
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Lille vs Nice, 03h05 ngày 18/01
Tôi đau đầu, phát ốm vì chuyện của nhà chồng. Ảnh minh họa: FP Thời gian ở riêng, tôi thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại quan tâm của bố chồng và rất cảm kích.
Nhưng có một hôm, bố chồng gọi điện hỏi vay tiền. Bố bảo: “Hôm nay bố có chút việc chỗ chị chồng con, con có tiền gửi bố mượn 3 triệu, hôm nào lĩnh lương bố trả”.
Tôi nghe thì bằng lòng ngay bởi từ trước đến giờ bố có vay tiền tôi đâu. Hơn 1 tháng sau, bố không nói đến chuyện trả tiền. Tôi nghĩ: “Chắc bố lớn tuổi rồi nên hay quên. Bố quên thì mình biếu bố 3 triệu đó cũng được”.
Nhưng vài tháng sau, bố lại gọi hỏi vay tiền tôi đi khám bệnh. Tôi hỏi bệnh gì thì bố chỉ trả lời qua loa. Lúc gọi về hỏi mẹ chồng, bà nói không thấy bố tôi kêu đau ốm. Nhưng vì ngại nên tôi vẫn chuyển cho ông 5 triệu.
Dần dần, những lần vay tiền trở nên liên tục hơn. Tôi cảm thấy khó xử nhưng vẫn cố gắng làm tròn bổn phận. Tôi nghĩ, dù sao cũng là người trong gia đình, hỗ trợ bố mẹ chồng một chút không có gì là quá đáng.
Thế nhưng, một ngày tôi phát hiện sự thật khiến bản thân choáng váng.
Một lần, bố chồng gọi điện nói cần gấp một khoản tiền lớn, khoảng 50 triệu đồng để về quê làm mộ cho các cụ. Tôi gọi điện về hỏi mẹ chồng thì bà cũng nói thực sự gia đình có việc đó nhưng chưa chốt ngày.
Vài ngày sau, tôi nghe một người bạn ở quê nói bắt gặp bố chồng tôi qua lại với một cô gái trẻ. Mấy lần bạn tôi nhìn thấy ông chở cô ta đi ăn, trò chuyện với nhau vui vẻ ở quán cà phê. Nghe đến đây, tôi không tin vào tai mình nữa.
Tôi nhờ người bạn thân để ý bố chồng mình và chụp lại bằng chứng ông ngoại tình. Tôi nghi ngờ bấy lâu nay ông vay tiền của mình là để phục vụ, chiều chuộng cô bồ trẻ.
Mấy lần tôi hỏi bố chồng về chuyện làm mộ cho các cụ, chuyện sắm đồ cho cháu hay chữa bệnh, ông đều úp mở. Hôm trước, tôi bực mình nên tiết lộ tất cả những gì mình nghe được.
Bố chồng sợ hãi, xin tôi đừng nói chuyện này với mẹ chồng và chồng tôi. Ông nói mình cô đơn nhiều năm, giờ mới tìm được người bầu bạn thực sự. Ông vẫn giữ tình nghĩa với mẹ chồng tôi nhưng muốn một cuộc sống mới mẻ hơn với cô bồ.
Nghe những lời bố chồng nói, tôi càng không thể nào chấp nhận được. Ở nhà, ông được vợ cung phụng, cơm bưng nước rót. Vậy mà ra ngoài, ông lại cặp kè với gái trẻ, còn mang tiền của con cái cho cô ta.
Ông lầm tưởng cô ta yêu mình và không nhận ra đó chỉ là chiêu trò moi tiền của mấy cô gái trẻ.
Tôi không biết nên chia sẻ chuyện này với chồng hay mẹ chồng. Mọi suy nghĩ cứ rối tung trong đầu. Nếu nói ra, gia đình có thể tan vỡ.
Mẹ chồng vốn yếu đuối, lại thường xuyên ốm đau, tôi sợ bà sẽ không chịu đựng nổi nếu biết sự thật. Còn chồng tôi luôn yêu thương và kính trọng bố. Nếu biết bố mình như vậy, chắc chắn anh sẽ rất đau khổ.
Mọi thứ cứ quẩn quanh trong đầu mà không tìm được lối ra. Tôi chỉ hy vọng tìm được giải pháp, để giữ gìn hạnh phúc gia đình mà không phải làm tổn thương bất kỳ ai.
Độc giả giấu tên
Con dâu báo tin vui, mẹ chồng hò reo, bố chồng rơi nước mắt vì hạnh phúc
Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc của một gia đình khi biết con dâu có tin vui đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân mạng những ngày gần đây.">Bố chồng thường xuyên gọi điện vay tiền, biết sự thật tôi khó xử
Để giảm thiểu tác động xấu của Facebook, Google, Australia đã trở thành nước tiên phong trong việc buộc 2 “Big Tech” phải trả phí bản quyền nội dung. Google và Facebook phải trả tiền cho cơ quan báo chí và nhà sản xuất nội dung khi người dùng chia sẻ thông tin mà họ tạo ra trên các mạng xã hội.
Đáp trả lại điều này, Facebook đã “tuyên chiến” bằng cách chặn nội dung báo chí Úc. Hành động của Facebook đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về cách hành xử của một “Big Tech”. Đó là khi các công ty công nghệ sở hữu nền tảng có thể tùy ý thực thi quyền lực của mình mà không bị cản trở.
Đây không phải là lần đầu các gã khổng lồ công nghệ thách thức quyền lực nhà nước. Gần đây nhất, các mạng xã hội lớn đã đồng loạt khóa tài khoản của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây có thể là một sự thoả thuận ngầm của các “Big Tech” trong cuộc chiến với ngài cựu Tổng thống.
Dù vì lý do gì, hành động của các “ông lớn” công nghệ đang khiến chính phủ nhiều quốc gia cảm thấy lo ngại. Với tổng lượng thành viên chiếm tới hơn một nửa dân số thế giới, các nền tảng mạng xã hội đang nắm trong tay công cụ có thể tác động mạnh tới tình hình an ninh, chính trị tại nhiều quốc gia.
Mạng xã hội Việt trong cuộc đua với những gã khổng lồ công nghệ
Việc các nước trên thế giới đang tìm cách kiềm tỏa tầm ảnh hưởng của “Big Tech” được xem là cơ hội cho các nền tảng nhỏ hơn, trong đó có các mạng xã hội Việt Nam.
Theo thống kê của VietNamNet, tính đến tháng 11/2020, Zalo hiện là mạng xã hội nội địa lớn nhất Việt Nam với khoảng 60 triệu người dùng. Xếp sau nền tảng này lần lượt là Mocha (12 triệu thành viên), Gapo (6 triệu thành viên) và Lotus (2,5 triệu thành viên).
Khi nhìn vào số liệu tăng trưởng của các mạng xã hội Việt Nam, chỉ sau có 2 năm, mạng xã hội Zalo đã tăng thêm 20 triệu thành viên, gấp 1,5 lần năm 2018.
Với Mocha, tuy lượng người sử dụng chưa hẳn đã nhiều, thế nhưng quy mô của nền tảng này đã tăng tới 2,67 lần so với chỉ 2 năm trước đó. Những nền tảng còn lại như Gapo, Lotus cũng đã ít nhiều cho thấy tiếng nói của mình chỉ sau hơn 1 năm hoạt động.
Ngoài ra, không thể không nhắc tới hàng trăm diễn đàn như Tinhte (16 triệu lượt truy cập/tháng), Voz (11 triệu lượt truy cập/tháng), Webtretho (7 triệu lượt truy cập/tháng) hay Otofun (2 triệu lượt truy cập/tháng),... Đây là những đại diện tiêu biểu cho sức sống bền vững của các nền tảng mạng xã hội truyền thống.
Những số liệu trên đã cho thấy, trong năm qua, các mạng xã hội Việt Nam không chỉ tăng trưởng về lượng mà đã có sự thay đổi mạnh cả về chất. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp nội và xa hơn là cả nền kinh tế số Việt Nam.
Hướng đi nào cho các mạng xã hội Việt Nam?
Dù mạnh mẽ đến đâu, các gã khổng lồ cũng có thể bị đánh bại bởi những biến chuyển của xu hướng công nghệ. Minh chứng cho điều này là sự sụp đổ của Yahoo và “ông hoàng” di động Nokia.
Có thể nhận thấy một số xu hướng hình thành nên các mạng xã hội của tương lai. Đó là sự xuất hiện mạng xã hội tập trung (theo hướng Blockchain), mạng xã hội quy mô nhỏ (trả phí), mạng xã hội âm thanh, mạng xã hội hướng tới người dùng bản địa hoặc các tổ chức, doanh nghiệp,...
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hào hứng nhìn tấm bản đồ người dùng theo thời gian thực của Zalo.
Nhìn chung, các mạng xã hội mới sẽ không thể thành công khi bắt chước Facebook. Họ phải tìm được một mẫu số chung, đó là những nhu cầu cơ bản của con người, bất kể quốc gia, tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp.
Các mạng xã hội mới cũng nên để cho người chơi tự quyết định “luật chơi” của mình. Điều này được thực hiện bằng cách mở thuật toán.
Trong khi Facebook tương đối tự do, các mạng xã hội mới có thể xây dựng theo hướng phát triển nhiều bộ lọc. Các bộ lọc này sẽ may đo theo nhu cầu của từng quốc gia.
Khi giải được các bài toán chung, con người sẽ bắt đầy nảy sinh những nhu cầu lớn hơn. Đó là các đòi hỏi mang màu sắc văn hóa, nhóm nhỏ. Những đặc điểm này không thể bắt chước bởi chỉ có ai thực sự sinh ra, lớn lên ở một vùng đất mới có thể hiểu được văn hóa của địa phương đó. Đây cũng chính là cơ hội của các mạng xã hội Việt Nam.
Xây dựng nền tảng người dùng từ một ứng dụng nhắn tin, Zalo đang trên đường trở thành một siêu ứng dụng bằng cách cung cấp các tính năng bản địa hóa cho người dùng mạng xã hội.
Vài năm trở lại đây, Zalo đang là cái tên được nhiều người biết đến cũng bởi chính cách làm này. Mạng xã hội này đã tự tìm ra cho mình một con đường riêng bằng việc đi lên từ một ứng dụng nhắn tin dùng cho di động.
Zalo cũng là mạng xã hội bản địa hóa rõ nét khi giải quyết được bài toán mà không mạng xã hội nào làm được. Đó là giúp mọi người dân Việt Nam có thể gửi file ảnh cho nhau với chất lượng cao. Các dịch vụ công trực tuyến, cổng thông tin hỏi đáp cũng dần được tích hợp và trở thành địa chỉ tra cứu tin cậy của người sử dụng.
Chính bởi xuất phát điểm từ Việt Nam và hiểu được người Việt Nam muốn gì, các mạng xã hội bản địa như Zalo đang xây dựng một vị thế vững chắc cho mình. Đây là minh chứng cho sự tồn tại của những cậu bé David trong trận chiến với các gã khổng lồ Goliath.
Trọng Đạt
Làm mạng xã hội thành công khó đến đâu?
Mở một mạng xã hội mới không hề khó với công nghệ ngày nay, song nan giải nhất là bài toán lợi nhuận.
">Big Tech lỗi thời và cơ hội cho mạng xã hội thế hệ mới
Lạm dụng thuốc lá được xác định là có nguy cơ cao ảnh hưởng đến bệnh hoại tử chỏm xương đùi. Hoại tử chỏm xương đùilà tổn thương hoại tử tế bào xương và tủy xương do thiếu máu nuôi dưỡng lên chỏm xương đùi không do nguyên nhân nhiễm trùng hay chấn thương. Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 30 tới 50 tuổi. Tuy nhiên, gần đây số lượng bệnh nhân mắc bệnh này ngày càng nhiều, tuổi ngày càng trẻ, dẫn đến hỏng khớp háng ở các mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến âm thầm, ngày càng nặng lên, cuối cùng đau, mất chức năng khớp háng, bắt buộc phải thay khớp háng nhân tạo, như bệnh nhân 29 tuổi trên đây.
Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, gây hỏng khớp háng. Bệnh thường xuất hiện ở những người thợ lặn, công nhân hầm mỏ, những người sử dụng thuốc corticoid trong thời gian kéo dài, người mắc các bệnh mạn tính (viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống...), người lạm dụng thuốc lá, rượu bia.
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá - nguy cơ cao bị hỏng khớp háng
Một nghiên cứu trong 5 năm (2017-2022) cho thấy lạm dụng rượu và thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ cao tác động đến bệnh lý này.
Nghiên cứu được thực hiện ở 67 bệnh nhân dưới 40 tuổi phải thay khớp háng nhân tạo tại Khoa Phẫu thuật chi dưới (Bệnh viện Việt Đức). Các bệnh nhân này không gồm những người mắc các bệnh lý mạn tính như lupus, viêm đa khớp..., hoặc người gặp các bệnh lý, tổn thương khớp háng có chỉ định thay. Bệnh nhân đã dùng thuốc corticoid trước khi có biểu hiện đau vùng khớp háng cũng được loại trừ, không trong diện nghiên cứu.
Người nhỏ tuổi nhất tham gia nghiên cứu là thanh niên 21 tuổi, lớn tuổi nhất là 40. Trong số này, 94% là nam giới. 100% bệnh nhân đến viện đều có triệu chứng đau.
Theo đó, 85% bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi uống rượu thường xuyên và thường bị cả hai bên khớp háng (78%), cao hơn nhiều so với người không uống rượu. Nếu thường xuyên kèm theo hút thuốc lá, tỷ lệ này sẽ tăng lên.
Cụ thể, hơn 43% bệnh nhân uống rượu ở mức hơn 1.333ml mỗi tuần. Lượng rượu sử dụng trung bình là 1,2 lít/tuần, chủ yếu là rượu trắng (loại rượu thường có nồng độ cồn 30%).
Phân tích cho thấy tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá chiếm gần 50%. Trong số những người hút thuốc, tỷ lệ bị tổn thương khớp háng cả hai bên lên tới 80%, cao hơn nhiều so với người không hút.
"Trong nghiên cứu, tất cả bệnh nhân hút thuốc đều uống rượu, 88% người trong số họ có tổn thương 2 bên khớp háng, cao hơn rất nhiều so với số bệnh nhân không đồng thời sử dụng cả rượu và thuốc lá (56%), và cao hơn so với số bệnh nhân chỉ dùng rượu hoặc thuốc lá đơn thuần", nghiên cứu chỉ ra.
Theo bác sĩ Tùng, điều này nói lên rượu và thuốc lá là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến toàn thân, ảnh hưởng đến bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi và gây tổn thương khớp háng tiến triển ở cả hai bên.
Thói quen gây ung thư nhưng nhiều người chưa thể bỏ
Hút thuốc góp phần gây ra nhiều rối loạn hệ tiêu hóa, đồng thời đây cũng là yếu tố nguy cơ xếp hàng thứ nhất gây nên bệnh ung thư dạ dày.">Mối nguy hiểm khi lạm dụng thuốc lá ít người biết
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Napoli, 02h45 ngày 19/01: Bất phân thắng bại
- Phố chuyên gia là khu dân cư dành riêng cho chuyên gia và người lao động tại các khu công nghiệp (KCN) thương mại, dịch vụ hay công nghiệp nhẹ. Trên thế giới, mô hình này đã ra đời song song với khu công nghiệp, tạo ra KCN - đô thị - dịch vụ sôi động. Có thể kể đến Thung lũng Silicon (Mỹ) hay đặc khu thương mại Thâm Quyến (Trung Quốc) với quy mô ngày càng mở rộng và hoạt động sầm uất. Tại Việt Nam, mô hình phố chuyên gia này còn khan hiếm. Có thể kể đến KCN - đô thị - dịch vụ VSIP ở Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ngãi… là những phố chuyên gia tiêu biểu đang phát triển sôi động và không ngừng thu hút người lao động về đây sinh sống.
Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - mô hình Phố chuyên gia kiểu mẫu tại Trung Quốc Cùng với sự tăng trưởng của thị trường công nghiệp, khu vực Đông Nam Á, nổi bật là Việt Nam với chi phí sản xuất thấp đang là ưu tiên lựa chọn của nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn trên thế giới. Việc phát triển và ngày càng mở rộng của các KCN kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của chuyên gia và người lao động về đây làm việc.
Tại Việt Nam đã hình thành nhiều cụm KCN hiện hữu. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô và số lượng của nhiều KCN thương mại, dịch vụ hay công nghiệp nhẹ ở các đô thị vệ tinh hiện nay còn nhiều bất cập. Trong đó, cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ và hiện đại. Nhất là chưa tạo ra khu dân cư có hạ tầng, cảnh quan đẹp cho chuyên gia và người lao động. Trong khi nhu cầu cầu về chốn an cư và vui chơi giải trí của chuyên gia và người lao động đang rất lớn và cấp thiết.
Nhiều người lao động và gia đình phải ở những khu nhà trọ thấp bé Ngoài ra, nhiều chủ đầu tư KCN chưa chú trọng đầu tư mô hình KCN - đô thị - dịch vụ. Đây là mô hình kết hợp giữa phát triển công nghiệp với đô thị hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN. Khi quy hoạch KCN phải gắn liền với phát triển khu dân cư và các công trình xã hội, tạo được sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, việc xây dựng khu dân cư trong KCN cũng là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của KCN.
Nhiều KCN chưa tạo ra môi trường sống và vui chơi giải trí cho chuyên gia và người lao động Chủ trương chính sách nhà nước đang ưu tiên phát triển mô hình KCN - đô thị - dịch vụ sau Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và khu kinh tế. Nhiều chủ đầu tư KCN bắt đầu quan tâm đến mô hình này để cung ứng dịch vụ lưu trú và vui chơi, giải trí cho chuyên gia và người lao động; góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, nhiều chủ đầu tư KCN bắt đầu lên kế hoạch xây dựng mô hình này. Chủ đầu tư KCN thường hợp tác với các đơn vị có kinh nghiệm phát triển khu dân cư để bước đầu mang đến giải pháp nhà ở và vui chơi, giải trí cho chuyên gia và người lao động.
KCN - đô thị - dịch vụ VSIP 1 Bình Dương Trong đó, việc tập trung phát triển khu dân cư có hạ tầng đồng bộ, cảnh quan đẹp và nhiều tiện ích được một số chủ đầu tư KCN chú trọng. Tiêu biểu như chủ đầu tư KCN Hải Sơn - Tập đoàn Hải Sơn đang ưu tiên phát triển mô hình KCN - đô thị - dịch vụ bằng việc hợp tác với một số đơn vị phát triển dự án có kinh nghiệm và uy tín trên thị trường. Theo đại diện đơn vị này chia sẻ, qua khảo sát một số dự án lớn tại Long An, nhất là kiểm định chất lượng hạ tầng và chất lượng nhà, Tập đoàn Hải Sơn đã tìm ra được doanh nghiệp uy tín trong thị trường để phát triển khu dân cư trong KCN, tạo ra một phố chuyên gia đáng sống.
Ngoài việc chọn đơn vị uy tín để phát triển khu dân cư, Tập đoàn Hải Sơn cũng dành nhiều chính sách ưu đãi và các dịch vụ hỗ trợ lưu trú cho người lao động tại KCN Hải Sơn hay các KCN liền kề như KCN Tân Đô, Tân Đức… để người lao động nhanh chóng hưởng được những dịch vụ sống tốt nhất tại phố chuyên gia. Đó cũng là những bước đi đầu tiên trong việc xây dựng mô hình KCN - đô thị - dịch vụ.
Như vậy, khi chuyên gia và người lao động cùng sinh sống và tận hưởng những dịch vụ về vui chơi, giải trí tại khu dân cư trong KCN sẽ hình thành nên phố chuyên gia sầm uất. Các dịch vụ về thương mại, y tế, giáo dục cũng phát triển theo. Chuyên gia và người lao động cùng gia đình hoàn toàn an tâm sinh sống và làm việc trong một cộng đồng văn minh, đầy đủ tiện ích. Đó mới chính là điều mà chủ đầu tư KCN hướng đến trong việc xây dựng mô hình KCN – đô thị - dịch vụ.
Ngọc Minh
">Vì sao phố chuyên gia ‘hút’ vốn đầu tư
Robot VIBOT-1 - sản phẩm giai đoạn 1 của đề tài "Nghiên cứu, thiết kế chế tạo Hệ thống robot y tế vận chuyển trong khu cách ly bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao". Đây là kết quả của đề tài KH&CN độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo Hệ thống robot y tế vận chuyển trong khu cách ly bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao”.
Sản phẩm chính của đề tài là hệ thống robot y tế vận chuyển (VIBOT) có chức năng thay thế nhân viên y tế vận chuyển các giá đựng đồ ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm và các đồ vật khác từ khu vực tập kết (ở ngoài khu cách ly) đến các buồng bệnh (trong khu cách ly) để cung cấp cho người bệnh.
Ngoài ra, VIBOT còn có khả năng vận chuyển giá đựng rác đến các buồng bệnh để nhận rác và vận chuyển ra khu tập kết rác thải, di chuyển đến các buồng bệnh để y bác sĩ, người nhà (ở ngoài khu cách ly) giao tiếp từ xa với bệnh nhân.
Theo thông tin mới nhất từ đơn vị phát triển, tiếp sau sự thành công của giai đoạn 1, nhóm nghiên cứu đã triển khai Hệ thống robot y tế vận chuyển giai đoạn 2 (VIBOT-2).
Nếu như VIBOT-1 gồm 1 trung tâm giám sát, điều khiển và 1 robot di chuyển theo đường dẫn có từ tính thì tới VIBOT-2, hệ thống này bao gồm 5 robot và 1 trung tâm giám sát, điều khiển.
Đoàn kiểm tra của Bộ KH&CN kiểm tra, đánh giá các tính năng của hệ thống robot VIBOT-2 tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tháng 4/2021. VIBOT-2 được thiết kế, chế tạo với nhiều tính năng thông minh hơn như khả năng tự xây dựng bản đồ, tự định vị và thiết lập lộ trình hoạt động, di chuyển an toàn vào/ra khu vực được chỉ định để thực hiện nhiệm vụ mà không cần sự hỗ trợ.
Sau 1 năm thực hiện, hệ thống robot y tế vận chuyển VIBOT-2 đã được lắp đặt, vận hành thử nghiệm để đánh giá các tính năng kỹ thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Trong quá trình thử nghiệm tại đây, VIBOT-2 đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của y bác sĩ, bệnh nhân và các chuyên gia để hoàn thiện, bổ sung các tính năng cần thiết trước khi triển khai trong các khu vực cách ly, điều trị bệnh Covid-19.
Từ cuối tháng 4/2021, hệ thống VIBOT-2 gồm 1 trung tâm giám sát, điều khiển và 3 robot đã được triển khai tại khu vực cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện Bạch Mai - Cơ sở 2 (Phủ Lý - Hà Nam). Tại đây, hệ thống được triển khai trên 3 tầng nhà của khu Zone-6 để phục vụ hơn 150 (có thời điểm gần 200) bệnh nhân Covid-19.
Qua quá trình sử dụng, các y bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai Cơ sở 2 đánh giá hệ thống robot VIBOT-2 rất phù hợp để hỗ trợ, thay thế nhân viên y tế vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm và các vật dụng khác trong khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao như dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Robot VIBOT-2 đến từng phòng bệnh để hỗ trợ y bác sĩ thăm khám bệnh từ xa cho bệnh nhân F0 trong khu cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Bắc giang, tháng 6/2021. Sau khi được triển khai hỗ trợ vùng dịch Bắc Giang hồi tháng 5, đầu tháng 8/2021, đoàn công tác của Học viện KTQS đã lên đường triển khai hệ thống robot VIBOT-2 tại Bệnh viện dã chiến số 7 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh).
Tại đây, hệ thống robot VIBOT-2 tiếp tục cho thấy khả năng hoạt động trơn tru, thể hiện được hết các chức năng thiết kế và mục tiêu đặt ra như vận chuyển thức ăn, đồ dùng cho bệnh nhân, vật dụng y tế từ ngoài vào khu cách ly và ngược lại.
Trước đây, khi chưa có robot hỗ trợ, mỗi ngày một nhóm hậu cần khoảng 6-7 người sẽ mất gần 2 giờ đồng hồ để phát cơm cho khoảng 10 tầng của bệnh viện. Hiện mỗi robot sẽ phụ trách 4-5 tầng, hoạt động liên tục trong khoảng một giờ đồng hồ là đã có thể phát hết cơm cho các phòng bệnh.
Theo thông tin từ Bộ Khoa học & Công nghệ, quá trình thử nghiệm, ứng dụng tại các bệnh viện, cơ sở cách ly điều trị bệnh Covid-19 cho thấy, Hệ thống robot y tế vận chuyển VIBOT hoạt động ổn định và hiệu quả, góp phần hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.
Hội đồng KH&CN tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia mới đây đã họp, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt mức xuất sắc và kiến nghị tiếp tục hoàn thiện công nghệ, đầu tư sản xuất thêm các hệ thống robot VIBOT để phục vụ phòng chống dịch.
Trọng Đạt
Việt Nam chế tạo thành công robot chống dịch Covid-19
Robot Vibot-1a do các nhà khoa học Việt Nam phát triển có thể tự động vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm,... và hỗ trợ giao tiếp, khám chữa bệnh từ xa giữa bệnh nhân và nhân viên y tế.
">Robot Make in Vietnam trong cuộc chiến chống Covid
Vợ nhất quyết ly hôn nếu tôi chia một phần nhỏ tài sản cho đứa con riêng của mình. Ảnh minh họa: P.X Biết tính vợ hẹp hòi, cạn nghĩ, tôi không nói thêm. Tôi lẳng lặng bán vài món đồ sưu tầm có giá trị của mình để lấy tiền mua quà cưới.
Từ đó, hầu như tôi không bao giờ đề cập đến việc qua lại, giúp đỡ con riêng trước mặt vợ. Nhưng càng về già, tôi càng cảm thấy mình cần có trách nhiệm với đứa con trai riêng chịu nhiều thiệt thòi. Dù muốn dù không, cháu vẫn là giọt máu của tôi.
Từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành, cháu chưa từng được tôi yêu thương, chăm lo đúng mực. Bao nhiêu yêu thương, lo lắng, tôi đều dồn hết cho đứa con trai chung của mình.
Thế nên khi thấy con riêng sống khổ, tôi cảm thấy mình có lỗi và day dứt mãi không yên. Sau nhiều đắn đo, suy nghĩ, tôi có ý định chia cho con một phần nhỏ tài sản để cháu có vốn làm ăn.
Tôi lại bàn với vợ và tiếp tục bị cô ấy từ chối. Cô ấy không đồng tình mà còn chỉ trích ý định chia tài sản cho con riêng của tôi.
Cô ấy liên tục nói về việc suốt bao năm qua, chúng tôi không nhận được bất cứ lợi lộc nào từ cháu. Sau này khi về già, vợ chồng tôi cũng không cần cháu chăm nuôi, phụng dưỡng.
Cô ấy phân tích, chúng tôi còn có con trai chung. Cháu mới là người phụng dưỡng cha mẹ và hương khói cho tổ tiên. Cô ấy đề nghị tôi phải toàn tâm toàn ý lo cho con chung.
Thấy những suy nghĩ của vợ không hợp tình hợp lý, tôi gạt đi. Tôi quyết định họp gia đình, đem chuyện sẽ chia một phần nhỏ tài sản cho con riêng thông báo cho vợ và con trai.
Vợ tôi nhất quyết không đồng ý với đề nghị này. Cô ấy không muốn đem tài sản mà mình cả đời phấn đấu mới có được đem chia cho người không có mối quan hệ ruột thịt với mình.
Khi thấy tôi vẫn giữ quan điểm riêng, cô ấy nổi giận và đề nghị ly hôn. Cô ấy còn nói, khi ly hôn, chúng tôi sẽ chia tài sản làm 3 phần cho 3 người gồm tôi, vợ và con chung.
Sau khi ly hôn, tôi có thể lấy phần tài sản được chia để cho, tặng con trai riêng. Tuy nhiên khi không còn tự lo được cho mình, tôi không được làm phiền, trở thành gánh nặng của con chung.
Những câu nói của vợ khiến tôi rất buồn. Cô ấy không thấu hiểu và cảm thông cho nỗi khổ của tôi. Cô ấy còn cho rằng tôi có tình ý với tình cũ, bị cô ấy mê hoặc.
Suốt thời gian vừa qua, cô ấy liên tục thúc giục tôi nhanh chóng làm thủ tục cho con chung thừa kế toàn bộ tài sản. Nếu không, cô ấy sẽ viết đơn ly hôn, chia tài sản như đã bàn tính trước đó.
Sự kiên quyết của vợ khiến tôi mệt mỏi, đau lòng. Mấy ngày qua, tôi sống trong bầu không khí nặng nề, ngột ngạt. Tôi có cảm giác vợ con chỉ chăm chăm vào tài sản chứ không hề quan tâm gì đến suy nghĩ, mong ước của tôi.
Ở bên kia sườn dốc cuộc đời, tôi không ngờ mình lại rơi vào tình thế khó xử đến vậy. Nếu không để lại chút gì cho riêng, tôi có chết cũng không yên lòng. Nhưng nếu kiên quyết theo ý mình, tôi sẽ mất gia đình hiện tại. Ở vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, tôi mệt mỏi vô cùng.
Độc giả T.C.
Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài
Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.">Vợ ra sức ngăn cản, quyết ly hôn nếu chồng chia tài sản cho con riêng