Phân tích tỷ lệ Barcelona vs Vallecano, 00h30 ngày 10/3
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Nacional vs Arouca, 22h30 ngày 1/2: Vượt mặt khách -
Trường mầm non Jingshi Tongdi. Phụ huynh “tố” giáo viên mầm non phạt trẻ ăn trong nhà vệ sinhPhụ huynh họ Lý cho biết, con gái cô học ở trường mẫu giáo thực nghiệm của Đại học Bắc Kinh ở đường Fengjing, quận Dayi, tỉnh Thiểm Tây. Trường mới đổi tên thành Jingshi Tongdi khoảng nửa năm.
Cách đây 1 tháng, con gái cô thường than rằng cổ họng bị đau, cứ nghĩ rằng con bị cảm lạnh nên phụ huynh này chủ quan không đưa con đi khám. Tuy nhiên, sau nhiều tháng không có dấu hiệu tốt lên, vì vậy chị Lý mới đưa con đến bệnh viện. Bác sĩ kết luận rằng, cổ họng đứa trẻ bị bỏng, có thể là do ăn, uống đồ nóng.
“Vào tối 3/10, trong lúc trò chuyện với con. Bé nói rằng khi ăn cơm thì phải ăn nhanh. Bởi vì nếu ăn chậm sẽ bị phạt vào nhà vệ sinh ngồi ăn tiếp. Bé cũng đã từng bị nhiều lần. Cho nên lúc nào con cũng ăn rất nhanh, kể cả khi trời nóng và đồ ăn của con cũng nóng. Đấy là lí do cổ họng của con đau mãi không khỏi”.
Sau đó, chị Lý gặp và hỏi một số phụ huynh khác trong lớp, họ cũng nhận được câu trả lời tương tự. Một phụ huynh họ Trương cho biết, mỗi lớp học đều có nhà vệ sinh nhỏ. Trong nhà vệ sinh có 3 bồn cầu và 3 bệ tiểu đứng. Các dụng cụ học tập, sinh hoạt đều được rửa trên bồn rửa tay trong nhà vệ sinh.
“Con tôi vừa đi học từ tháng 9. Con nói rằng thường xuyên phải ăn cơm trong nhà vệ sinh. Thỉnh thoảng, con đi vệ sinh 3 lần trong ngày. Nhà vệ sinh khá to nhưng rất khó chịu khi phải ăn uống trong đó”. Chị Trương cũng nhấn mạnh, việc làm của giáo viên này không thể chấp nhận.
Trong clip do phụ huynh cung cấp ngày 9/10, một đứa trẻ nói rằng, nếu không nhanh thì sẽ phải vào nhà vệ sinh để ăn tiếp. Cảm giác đó thật ghê tởm, và không thể nuốt nổi cơm. Thậm chí, vì ăn chậm, cậu bé bị giáo viên bắt phạt vào nhà vệ sinh ăn 3 bữa/ngày.
Ngày 8/10, các phụ huynh đã đến trường yêu cầu làm rõ sự việc, tuy nhiên, nhà trường thông báo camera đang bị hỏng. Sau đó Phòng Giáo dục cũng tiến hành điều tra sơ bộ và đưa ra kết luận là những đứa trẻ vào nhà vệ sinh ăn là do… tự nguyện, cô giáo không ép buộc.
Chiều cùng ngày, khi xem camera đã được sửa, các phụ huynh thấy rằng, thỉnh thoảng có vài đứa trẻ mang bát cơm vào nhà vệ sinh và chỉ đi ra sau khi đã ăn xong.
Jia Yu, nhà tâm lý học trẻ em cho rằng, trẻ em ăn chậm có thể do nhiều yếu tố và cần được hướng dẫn đúng phương pháp. Nếu sử dụng biện pháp trừng phạt, như trong trường hợp này là bắt trẻ ăn trong nhà vệ sinh, không chỉ không có hiệu quả mà đôi khi còn gây phản tác dụng.
“Từ góc độ tâm lý học, trẻ em trong lớp lớn đã có thể mô tả rõ ràng trải nghiệm của bản thân, cho thấy hành vi này đã có tác động nhất định đến tâm lý của trẻ nhỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể khiến trẻ sợ hãi hoặc từ chối hai việc: ăn và đi vệ sinh”, Jia Yu cho hay.
Khánh Hòa (Theo Sohu)
Cô giáo đánh học sinh, ban giám hiệu hứa "không bao che"
Trường Tiểu học Phan Chu Trinh cũng rất muốn biết làm thế nào phụ huynh lắp camera trong lớp, nhưng công việc ưu tiên trước hết là ổn định tâm lý cho học sinh, giáo viên và xử lý nghiêm cô giáo đánh trẻ.
"> -
Nhiều phụ huynh có con em học ở Trường Mầm non Họa My thuộc khu phố 4, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh (Quảng Trị) phản ánh về bản thông báo nộp các khoản tiền đầu năm học 2019-2020 của trường có nhiều khoản bất cập, khó hiểu. Trẻ mầm non phải nộp tiền trả lương cô nuôi và giáo viên trực trưaTrường Mầm non Hoạ My Theo đó, bản thông báo bao gồm các khoản thu không thoả đáng như hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất 200.000 đồng/cháu/năm; quỹ hội phụ huynh 200.000 đồng/cháu/năm; quỹ lớp 100.000 đồng/cháu/năm; tiền trả trực trưa cho giáo viên 360.000 đồng/cháu/năm...
Bà Trần Thị Cúc, Hiệu trưởng Trường Nầm non Hoạ My cho hay, tiền quỹ lớp trường không thu mà có lẽ do các lớp tự đặt ra.
Quỹ hội phụ huynh thì nhà trường thu hộ sau đó giao lại cho ban thường trực hội phụ huynh trường để chi vào các hoạt động như chào mừng khai giảng, trung thu cho các cháu, gặp mặt thân mật các giáo viên trong trường nhân ngày 20/11.
Danh sách các khoản thu Riêng khoản hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trường có đặt vấn đề với phụ huynh học sinh và được đồng ý.
Trường Mầm non Họa My có 209 học sinh, nên số tiền thu được từ khoản hỗ trợ cơ sở vật chất là 41,8 triệu đồng. Dù chưa thu đủ số tiền nhưng nhà trường đã gọi thợ đến cải tạo, đổ bê tông khuôn viên khoảng 70m² để phục vụ việc vui chơi, học tập cho các cháu.
Theo bà Cúc, trường có tổ chức bán trú nên buổi trưa thay vì giáo viên được về nhà nghỉ ngơi thì nay phải trực. Do đó, khoản tiền trả trực trưa để trả cho 19 giáo viên đứng lớp, 1 nhân viên y tế và cô nuôi trực chăm các cháu.
Thắc mắc về việc nhà trường đã thu 810.000 đồng/cháu/năm để trả lương cho cô nuôi, lại thu thêm khoản trực trưa, bà Cúc giải thích thêm, buổi trưa cô nuôi phải thức để nấu cho các cháu ăn chiều nên phải trả tiền.
Hiệu trưởng Trần Thị Cúc bên khuôn viên mới được cải tạo để làm chỗ chơi cho các cháu "Nhiều khi nghĩ mình cũng sai sai đó, nhưng…”
Theo bà Cúc, hiện nay việc đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết, đặc biệt là về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chưa kịp thời.
Theo điều lệ trường mầm non phải tổ chức bán trú cho học sinh nhưng lại không quy định về việc trả lương cho cô nuôi. Từ thực tế thiếu thốn đó, nhà trường buộc phải thoả thuận với phụ huynh để thu tiền.
Bà Cúc cho biết, Thông tư 55/2011/TT-Bộ GD-ĐT quy định không được lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản xây dựng cơ sở vật chất… nhưng ở thông tư 16/2018/TT-Bộ GD-ĐT lại được phép nhận quà tặng, biếu dưới các hình thức.
Từ đó các trường cũng vận dụng linh hoạt kêu gọi phụ huynh hỗ trợ sau đó hợp thức hoá sang quà tặng.
“Như Trường Mầm non Hoạ My, mỗi năm chỉ được cấp 288 triệu đồng cho tất cả các hoạt động là không đủ. Vẫn biết một số cái nó cũng lệch nhưng nếu giáo dục không xã hội hoá thì rất khó. Nhiều khi nghĩ mình cũng sai sai đó nhưng mà…”, bà Cúc Cho hay.
Ông Nguyễn Văn Nghệ, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Gio Linh cho biết đang cho kiểm tra, rà soát tất cả các trường trên địa bàn về khoản thu đầu năm học, trong đó có Trường Mầm non Hoạ My và nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý.
Hương Lài
Học sinh viết thư đề nghị đổi giáo viên chủ nhiệm vì bị lạm thu
Các em học sinh lớp 12 ở Trường THPT Cao Lãnh viết đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu đổi giáo viên chủ nhiệm vì bị lạm thu.
"> -
Trưởng phòng giáo dục xin chuyển công tác để thế hệ sau tiếp cận chương trình phổ thông mớiÔng Đặng Văn Hóa từng bị Kỷ luật Khiển trách do liên quan đến sai phạm trong quá trình tham mưu thực hiện Dự án Trường Mầm non Tuổi thơ Thanh Chương. Trao đổi với PV, một lãnh đạo Huyện ủy Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, ông Đặng Văn Hóa – Trưởng phòng GD-ĐT huyện này đã có đơn gửi Ban thường vụ Huyện ủy về việc xin chuyển vị trí công tác.
“Trong đơn thầy Hóa có trình bày đã công tác trong ngành giáo dục lâu năm, cần phải thay đổi môi trường làm việc và bàn giao cho thế hệ sau để tiếp cận chương trình phổ thông mới. Nên đã đề nghị Thường trực Huyện ủy xem xét, bố trí một công việc khác cho phù hợp”, vị lãnh đạo này cho biết.
Được biết, ông Đặng Văn Hóa đã gửi đơn được hơn 10 ngày. Hiện, nguyện vọng của ông Hóa đang được Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương xem xét và giải quyết.
Ông Đặng Văn Hóa nguyên là Chánh văn phòng Huyện ủy Thanh Chương, sau đó được bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thanh Chương.
Vào tháng 8/2018, ông Đặng Văn Hóa bị Hội đồng kỷ luật của huyện Thanh Chương ra quyết định kỷ luật Khiển trách do liên quan đến sai phạm trong quá trình tham mưu thực hiện Dự án Trường Mầm non Tuổi thơ Thanh Chương và Trường Tiểu học Thanh Chương của Công ty CP Đầu tư và Giáo dục Minh Sang.Việt Hòa/Infonet
Đang thẩm định 5 bộ SGK lớp 1 viết theo chương trình phổ thông mới
- Tính đến hiện tại, Bộ GD-ĐT đã nhận được và đang thẩm định 5 bộ sách gióa khoa lớp 1 viết theo chương trình phổ thông mới. Nếu vượt qua vòng thẩm định, các bộ sách này sẽ được đưa vào sử dụng từ năm học 2020-2021.
">