您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo KF Tirana vs Bylis, 19h00 ngày 14/1: Đối thủ yêu thích
NEWS2025-01-18 14:40:54【Nhận định】2人已围观
简介 Hư Vân - 14/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g leverkusen đấu với heidenheimleverkusen đấu với heidenheim、、
很赞哦!(3)
相关文章
- Soi kèo góc Brentford vs Man City, 2h30 ngày 15/1
- Hiện tượng Xiaomi SU7 và công thức gây sốt của xe điện Trung Quốc
- Thầy Minh Niệm: Cần yêu thương hãy quay về nhà
- Nghệ thuật của “Điều còn mãi”
- Nhận định, soi kèo Barcelona vs Betis, 3h00 ngày 16/1: Đang đà hưng phấn
- Xe tồn kho giá rẻ: Có nên mua?
- Công đoàn bảo vệ người lao động thoát bẫy "tín dụng đen"
- Đòi tiền chuộc không thành, nam tài xế đập vỡ điện thoại của người đánh rơi
- Nhận định, soi kèo Al Shorta vs Naft Misan, 21h00 ngày 14/1: Kịch bản quen thuộc
- Nhà phố thiết kế ấn tượng với 'thiên đường xanh', có 1
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Duhok vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 14/1: Bất ngờ từ chủ nhà
Tuy nhiên, mới đây, Lux đã bị người dùng mạng chỉ trích dữ dội sau khi chia sẻ video đi ăn buffet tại Las Vegas, Mỹ. Lux cho biết, hôm đó, anh đến ăn tại quán buffet tôm hùm trong khách sạn Palm, với giá vé 80 USD (khoảng 1,9 triệu đồng)/người.
Muốn có một bữa ăn tương xứng với số tiền bỏ ra, Lux lấy thật nhiều tôm hùm, xếp đầy lên các đĩa. Một nhân viên nhà hàng nhắc anh hãy ăn hết số tôm đã lấy, rồi mới lấy tiếp. Nhân viên còn chỉ cho Lux thấy tấm biển đề mỗi đĩa để một con tôm.
Tuy nhiên, khi nghe lời nhắc nhở, Lewis Lux tỏ vẻ khó chịu. Anh cãi rằng đi ăn buffet không có quy định nào phải ăn hết mới lấy thêm lượt nữa. Anh không đồng ý với lời nhắc và phản ứng của nhân viên nhà hàng.
Anh tiếp tục quay video ghi lại cảnh rưới bơ lên tôm hùm rồi thưởng thức và cười đùa. Anh khẳng định bữa ăn là đáng giá so với số tiền bỏ ra.
"Với mức giá như vậy, trải nghiệm ăn tôm hùm ở đây là đáng giá. Song, cách nhân viên phản ứng với tôi khiến tôi khó chịu, muốn rời đi ngay lập tức", anh nói.
Tuy nhiên, Lewis Lux không ăn hết phần thức ăn đã lấy. Anh thẳng tay trút bỏ gần hết đĩa tôm hùm còn chưa đụng đến vào thùng rác.
Video của anh đã thu hút hơn 2,4 triệu lượt xem và rất nhiều bình luận. Phần lớn các bình luận đều chỉ trích hành động của Lux. Anh bị lên án vì không tôn trọng nhân viên và lãng phí đồ ăn. Thậm chí có người đề nghị cấm anh đến các nhà hàng.
"Thái độ, hành vi của anh ta thật thô lỗ. Anh ta nên bị cấm vào tất cả các nhà hàng"; "Thật quá đáng. Vứt bỏ đồ ăn đắt tiền, trong khi ngoài kia có bao nhiêu người còn không có đồ ăn"; "Lãng phí thức ăn như vậy là không được"... dân mạng bình luận.
Ăn buffet hải sản đút túi 10kg mang về, khổ chủ đặt bàn tiệc lên tiếng
Người đặt bàn cho biết, đây là lần đầu tiên chị B. (người cho hải sản vào túi mang về) được đi ăn tiệc buffet. Do không biết chữ, nên chị B. không đọc hiểu được những quy định của nhà hàng.">Thực khách bị chỉ trích vì 'ăn uống vô độ' khi đến quán buffet tôm hùm
Khi phần 2 lên sóng, tôi từng lo phim giảm sức hút vì phần 1 quá cuốn cộng thêm diễn xuất của cặp diễn viên chính trong vai Lâm - Dương. Nhưng hóa ra tôi đã lầm. Biên kịch cũng như đạo diễn và dàn diễn viên đóng vai bộ tứ Dương - Nguyệt - Lâm - Tùng khi đã trưởng thành rất ngọt. Câu chuyện của 8 năm sau cũng được chuyển rất mượt mà. Phim hấp dẫn theo từng tập, tổng thể rất đáng khen từ quay phim, âm nhạc, bối cảnh đến diễn xuất.
Chính vì thế tôi rất khó chịu khi đọc hai ý kiến chê bai các bạn gửi đến diễn đàn. Cách chê bai kiểu vùi dập và vô lý, phụ công sức của những người làm phim.
Chúng ta của 8 năm sau khai thác câu chuyện của các nhân vật khi trưởng thành, khi Tùng và Nguyệt đã kết hôn và có con. Đây đâu phải bộ phim thanh xuân vườn trường mà chỉ có những cảnh quay trong sáng giả tạo. Tùng với bản chất lăng nhăng nên việc anh ta ngoại tình là điều dễ hiểu. Cảnh nóng trong phim cũng được khai thác rất chừng mực, không hề sống sượng và có yếu tố bước ngoặt gia tăng tính kịch tính choChúng ta của 8 năm sau.
Bạn Hà Thu có vẻ rất lo lắng cho các con nên không muốn chúng xem Chúng ta của 8 năm sau. Phim không dành cho trẻ con nên việc bạn cấm con xem là đúng. Nhưng bạn có dám chắc là không xem trên ti vi, con bạn sẽ không xem ở các nền tảng khác? Thay vì cấm đoán, hãy xem phim cùng con, phân tích cho chúng hiểu đúng sai. Thêm nữa, phim phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia đã tiết chế nhiều, cảnh phim rất vừa phải nên bạn hơi lo lắng thái quá rồi. Phim chiếu mạng bây giờ nhiều cảnh khủng khiếp hơn nhiều, bạn có kiểm soát được hết không?
Phim ảnh là phản chiếu đời thực, ngoài đời chuyện ngoại tình còn khủng khiếp hơn nhiều. Chúng ta thường thấy những tin tức hay clip đánh ghen tràn lan trên mạng với những hình ảnh bạo lực. Còn trên phim, cảnh đánh ghen của Nguyệt cực kỳ văn minh. Giả dụ như các nhà phim chọn tình huống để Nguyệt nhảy vào giật tóc chửi mắng tam hay cầm điện thoại quay cảnh làm nhục chồng và kẻ thứ 3 như bao clip người ta đã xem trên mạng thì khéo bộ phim còn bị mổ xẻ nữa.
Tôi cũng không đồng ý khi bạn chỉ trích mối quan hệ của Nguyệt và Dương. Tôi cho đó là một tình bạn đẹp bất chấp thử thách. Họ hy sinh vì nhau, quan tâm đến nhau trong mọi hoàn cảnh. Trong một xã hội đầy rẫy sự nhỏ nhen ích kỷ và coi trọng vật chất, tình bạn như Nguyệt và Dương rất hiếm có khó tìm. Thực sự khi xem phim tôi nhiều lần rơi nước mắt vì tình cảm chân thành của cặp bạn thân này và nó truyền cảm hứng sống tích cực cho những người xem như tôi.
Tôi thấy nhiều người đang xem phim như chuyên gia phân tích trong khi lại xem không kỹ. Nếu xem kỹ phần 1, hiểu rõ mối quan hệ của Dương và ông Quảng cũng như lý do Lâm chia tay Dương các bạn đã không chê phim vội vàng như thế. Ông Quảng từng ruồng bỏ mẹ Dương và không muốn cô tồn tại trên đời. Vì thế Dương có lý do để mãi chưa chịu gọi ông Quảng là bố.
Còn Lâm, anh bất đắc dĩ phải chọn lựa giữa việc cứu gia đình và tình yêu với Dương nên bao năm vẫn yêu và quan tâm đến cô. Tình yêu chân thành Lâm dành cho Dương sau bao sóng gió chính là thứ gia vị ngọt ngào để níu tôi theo dõi từng diễn biến của phim.
Chúng ta của 8 năm saukhông chỉ mang đến những mối quan hệ tích cực mà còn chinh phục tôi bởi diễn xuất của dàn diễn viên. Trong phim tôi đặc biệt đánh giá cao Quỳnh Kool và Mạnh Trường khi họ diễn bằng ánh mắt rất xuất sắc. Bất chấp việc đã là những gương mặt quá nhàm trên màn ảnh, họ lột xác ngoạn mục trong bộ phim này.
Độc giả Nhi Nguyễn (Hưng Yên)
Độc giả có thể gửi ý kiến của mình về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết phải trùng quan điểm với các bài đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Tôi phẫn nộ khi xem cảnh chướng mắt trong phim 'Chúng ta của 8 năm sau'Tôi ghê sợ tính cách của nhân vật Tùng trong 'Chúng ta của 8 năm sau' khi vừa muốn độc chiếm Nguyệt nhưng mặt khác vẫn qua lại với tình nhân ngay trong chính ngôi nhà của hai vợ chồng.">Những người chê phim Chúng ta của 8 năm sau chỉ giỏi soi mói, thích vùi dập
"Thông qua hình thức này, nhà trường muốn gửi đến hai thông điệp: Hình thành văn hoá đọc cho học sinh; Đọc một cuốn sách hay giúp các em có sự lắng đọng trong tâm hồn, biết yêu thương nhiều hơn, từ đó giảm bớt những xung đột học đường”, thầy Phú cho hay.
Hiệu trưởng trường Bùi Thị Xuân khẳng định: “thực tế, học sinh của trường thích thú với hình thức này, cho tới nay phụ huynh cũng rất đồng tình".
Khuyến khích văn hoá đọc trong nhà trường
Từ tháng 10/2022, trường THCS & THPT Lương Thế Vinh cơ sở 1 bắt đầu áp dụng hình thức xử lý học sinh vi phạm nội quy bằng việc đọc sách và viết bài thu hoạch.
Theo đó, đối với học sinh vi phạm nội quy, nhà trường sẽ được yêu cầu lên thư viện vào chiều thứ 7 hàng tuần, tự chọn sách để đọc trong thời gian quy định dưới sự giám sát của thủ thư. Khi kết thúc giờ đọc, các em viết cảm nhận của mình về những gì đã tiếp thu từ cuốn sách, nhân viên thư viện tiến hành kiểm tra bài thu hoạch. Nếu không đạt yêu cầu học sinh phải thực hiện hình thức xử lý kỷ luật khác.
Cô Văn Liên Na, Phó Hiệu trưởng cho biết, việc yêu cầu học sinh đọc sách không chỉ đơn thuần là hình thức phạt mà còn là biện pháp mang tính giáo dục và nhân văn nhằm khuyến khích đọc sách và giúp các em nhận thức được hành vi của mình. Tùy từng trường hợp, mức độ vi phạm, nhà trường sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật này. Đặc biệt, mọi hình thức xử lý đều có sự trao đổi và đồng thuận của cha mẹ nhằm đảm bảo phối hợp trong việc giáo dục học sinh.
Đại diện nhà trường bày tỏ mong muốn, thời gian tới biện pháp xử lý kỷ luật này sẽ được nhân rộng trong môi trường giáo dục, giúp học sinh nhận thức được giá trị của đọc sách, phát triển khả năng ngôn ngữ, kiến thức và tư duy. Đồng thời, các em cũng hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, nội quy trường lớp.
Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc công ty First News - Trí Việt cũng cho rằng đây là hình thức phạt “nhân văn và nên lan toả ra cả nước”.
Một giáo viên trường Tiểu học Tốt Động (Hà Nội) bày tỏ, nhìn ở góc độ phương pháp giáo dục, phạt đọc sách trở thành nhiệm vụ phải làm để chuộc lỗi. “Trong bối cảnh học sinh đang có xu hướng lười đọc, có thể xem đây là hình thức giáo dục sáng tạo, khuyến khích văn hoá đọc trong nhà trường”.
TS Giáo dục Nguyễn Thuỵ Anh - người sáng lập Câu lạc bộ Đọc sách cùng concho rằng “phạt đọc sách rất độc đáo và có ích”. Theo bà, khoảng thời gian ngồi trong thư viện giúp trẻ bình tâm lại để nghĩ về lỗi sai, hành vi chưa phù hợp của mình. Tuy nhiên, hình phạt không có hiệu quả nếu chỉ đơn giản là yêu cầu các em đọc sách. Vẫn cần sự trò chuyện, trao đổi thẳng thắn, chân tình sau đó giữa giáo viên và học sinh dựa trên nội dung cuốn sách mà thầy cô gợi ý cho trò đọc, ghi lại câu văn phải suy ngẫm, liên hệ với lỗi lầm của mình.
Nếu không có phương pháp, việc “đọc như một hình thức phạt” cũng trở thành một hoạt động hời hợt, không giúp trẻ nhìn được lại mình để điều chỉnh thái độ, hành vi.
Để việc đọc trở thành thú vui
"Tôi rèn luyện cho con từ nhỏ thói quen đọc sách, truyện tranh, coi đó như một quyền lợi. Hôm nào không hoàn thành tốt việc nhà, ăn uống vệ sinh trễ giờ sẽ bị phạt không được đọc. Mỗi lần như thế bé rất tiếc nuối. Nay đến trường, đọc sách lại trở thành hình phạt, e rằng sẽ tạo tâm lý ngược cho con?", chị Ngọc Linh - một phụ huynh băn khoăn.
Theo ông Nguyễn Quốc Vương - tác giả của cuốn Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam, Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm, phạt học sinh đọc sách là con dao hai lưỡi. Đặc biệt khi trẻ chưa hình thành nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của sách lẫn định nghĩa của cụm từ "bị kỷ luật". Học sinh sau khi bị phạt có thể ghét/yêu sách. Vì vậy, biện pháp này nên áp dụng cho người lớn, những công ty, tổ chức, đoàn thể nhằm thúc đẩy văn hóa đọc lan rộng.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khẳng định, mọi đứa trẻ trên thế giới đều thích nghe kể chuyện. Thói quen đọc sách là sự nối dài việc nghe chuyện dưới hình thức chủ động. Đó là một hành vi, một nhu cầu như chạy nhảy, bơi lội, đùa nghịch, hát hò, vẽ vời. Nhưng hạt giống của thói quen đó phải có ai gieo trồng trong đầu đứa trẻ từ thuở ấu thơ bằng những câu chuyện kể, những cuốn sách làm quà tặng. Để nhu cầu đọc sách nảy mầm và trở thành một khát khao tự nhiên.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhấn mạnh, trẻ em đến với sách trước hết vì niềm vui. Các em đọc do thích thú chứ không phải nghĩa vụ nên mới có câu "thú đọc sách". Nó cũng như câu cá, đánh cờ, chơi tem là hoạt động hoàn toàn tự nguyện.
Bài 2: Trương Ngọc Ánh, Mỹ Uyên, Tùng Dương không ủng hộ phạt đọc sách
Hình phạt đọc sách đã giúp ca sĩ IU thành ‘em gái quốc dân’ tại Hàn Quốc"Tôi nghĩ sức mạnh của khả năng sáng tác các bài hát mà IU có được đến từ thói quen đọc sách, say mê sách ở bất kỳ lĩnh vực nào như khoa học nhân văn hay văn học thuần túy’, Giám đốc thư viện Deachi (Hàn Quốc) Ryu Sun-deok chia sẻ.">Phạt đọc sách để giảm bớt xung đột học đường
Soi kèo góc MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1
Mối tình 8 năm chia tay vì tiền sính lễ. Ảnh: Sohu Năm ngoái, khi giá nhà giảm xuống một chút, gia đình nhà trai dành hết số tiền tiết kiệm để mua được một căn nhà ở thành phố. Tuy nhiên, nhà gái vẫn chưa ưng ý vì cho rằng, tên con gái mình phải được viết trong sổ đỏ của căn nhà đó, kèm theo tiền sính lễ mới được làm đám cưới.
Lý do gia đình nhà gái gây khó dễ là bởi, trong làng nơi cô gái sinh sống, nhiều người cùng tuổi với cô đều lấy chồng sung túc, được chồng mua xe hơi, ở nhà lớn và tiền sính lễ rất cao, khoảng 300 nghìn tệ (gần 1 tỷ đồng). Hơn nữa, cô gái là một trong số hiếm các cô gái trong làng đi học đại học. Vì vậy, bố mẹ cô gái yêu cầu nhà trai phải trả đủ số tiền sính lễ 500 nghìn tệ (hơn 1,6 tỷ đồng) mới chấp nhận hôn lễ.
Hai bên xảy ra cãi vã vì gia đình nhà trai không có đủ số tiền sính lễ đó. Cuối cùng, cha mẹ của chàng trai thẳng thắn: "Tôi không tin con trai mình độc thân mãi, kết hôn hay không cũng được".
Đôi trẻ yêu nhau 8 năm, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống và chưa bao giờ có ý định từ bỏ nhau. Chỉ bởi hai bên gia đình mâu thuẫn tiền sính lễ mà cặp đôi phải chia tay.
Họ không đành lòng nên ôm nhau khóc thảm thiết. Cô gái còn bày tỏ với người yêu: "Sao anh không vay tạm trước số tiền đó rồi sau này tính tiếp?".
Thấy bạn gái vừa khóc lóc vừa nói, chàng trai cũng bối rối: "Nhưng số tiền quá lớn, dù anh có muốn cũng không biết vay ai". Cô gái khóc nói tiếp: "Chúng ta thực sự phải chia tay sao? Chúng ta đã ở bên nhau 8 năm rồi".
Chàng trai chỉ biết ôm bạn gái đau khổ: "Nếu số tiền sính lễ vẫn không thay đổi thì anh thực sự không còn cách nào khác là phải chia tay. Anh không làm được gì hơn nữa. Anh xin lỗi em".
Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc. Ai nấy cho rằng việc người lớn đòi số tiền sính lễ quá lớn là nguyên nhân khiến hạnh phúc của con cái họ bị ảnh hưởng. Nhiều người dành lời khuyên cho cặp đôi, nên tự quyết định hạnh phúc của riêng mình, đừng quan tâm tới tiền bạc hay hôn lễ nữa, chỉ cần họ được ở bên nhau là đủ.
Tiền bạc là điều quan trọng khi bước chân vào hôn nhân nhưng nó không phải thứ quyết định hạnh phúc. Làm cha mẹ càng không nên mang tiền bạc ra để cân đong đo đếm hạnh phúc của con cái. Nếu cả hai không thực sự giải quyết được và phải chia tay thì đúng là một cái kết buồn trong tình yêu.
Chú rể dùng xe bọc thép chở hơn 1 triệu USD tiền sính lễ
TRUNG QUỐC - Khoản sính lễ của một người đàn ông ở Thai Châu, tỉnh Chiết Giang gây sốc cho nhiều người dân ở nước này, theo Global Times.">Cặp đôi yêu 8 năm ôm nhau khóc nức nở vì phải chia tay do tiền sính lễ
Mê mẩn với 15 mẫu chân váy 'nịnh dáng' cho nàng chân cong
Trong tự nhiên không thiếu những câu chuyện hết sức kỳ quái - nhất là khi đứng dưới thế giới quan của loài người.
Cảnh tượng chim hồng hạc nuôi con do trang Facebook Science Channelchia sẻ cách đây không lâu là một trong số đó, đã thực sự khiến người xem cảm thấy "sốc" khi lần đầu được chứng kiến.
Thoạt nhìn, có vẻ như hồng hạc đã mổ rách đầu một con hồng hạc trưởng thành khác. Trong khi đó, con non ở phía dưới đang dùng mỏ quặp chặt lấy chim hồng hạc "bị thương", hứng trọn dòng chất lỏng đỏ như máu chảy xuống.
Nhưng sự thật không đáng sợ như vậy. Trên thực tế, đây lại là một hành động vô cùng ý nghĩa, với 3 con hồng hạc chính là một gia đình, gồm hồng hạc bố, mẹ, và con của chúng.
Thứ chất lỏng màu đỏ mà hồng hạc con đang uống không phải máu, mà là một loại chất dinh dưỡng rất giàu protein và chất béo được gọi là sữa diều (sữa chảy ra từ diều). Chúng tiết ra từ một tuyến đặc biệt, gọi là tuyến lót, nằm ở phần trên bộ máy tiêu hóa của cả hồng hạc đực và cái.
"Hồng hạc có thể sản sinh ra sữa diều trong hệ tiêu hóa, sau đó phun ngược trở ra để mớm cho con ăn", chú thích trên Science Channelcho biết. "Hồng hạc là loài chim duy nhất có thể làm điều này".
Như vậy, trong ảnh chính là hồng hạc bố (trên) đang nhỏ sữa lên đầu chim mẹ, để dịch lỏng chảy dần vào miệng con non, chứ hề có hành động mổ. Được biết, hồng hạc con sẽ sống dựa vào sữa diều trong khoảng 2 tháng sau khi nở.
Theo lý giải của các chuyên gia về điểu học, một số loài chim khác như bồ câu hay cánh cụt cũng nuôi con bằng sữa. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, chim non sẽ rúc mỏ trực tiếp vào mỏ chim mẹ để ăn sữa. Còn chim hồng hạc do cấu trúc mỏ dài, to nên phải ăn theo kiểu đặc biệt như vậy.
Cũng có người cho rằng do cấu trúc sinh học đặc biệt, nên chim bố phải ghì mạnh mỏ xuống thì sữa diều mới chảy ra được. Trong khi đó chim con yếu ớt sẽ không thể chịu được lực tác động này. Chính vì vậy, chim mẹ đã đưa đầu ra để "hứng" dòng sữa, rồi nhẹ nhàng dẫn vào mỏ chim con.
Như vậy, chỉ riêng hành động này đã cho thấy sự tinh tế và cẩn thận của loài chim hồng hạc, chứ không hề "kinh khủng" như nhiều người đã lầm tưởng khi nhìn qua bức ảnh.
Hồng hạc là tên chỉ các loài chim lội nước thuộc họ Phoenicopteridae, bộ Phoenicopteriformes. Loài chim này có đặc điểm là bộ lông màu hồng nổi bật.
Tuy nhiên, do mức độ sắc tố hữu cơ trong thức ăn của chúng khác nhau, ở những khu vực khác nhau, nên chim hồng hạc ở Mỹ có màu đỏ tươi hoặc cam, trong khi những con chim ở miền Trung Kenya lại có màu hồng nhạt.
Theo các bằng chứng hóa thạch chỉ ra rằng nhóm chim này đã tiến hóa từ rất lâu đời, và tồn tại từ khoảng 30 triệu năm về trước. Chúng có sở thích đứng bằng một chân và điều này đã khiến các nhà khoa học đau đầu để đi tìm câu trả lời.
Nhiều giả thuyết cho rằng việc giữ một chân nhằm giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể, vì vốn dĩ là loài chim nhiệt đới nhưng đã thích nghi với môi trường lạnh để tiếp cận được thức ăn và nguồn nước.
Một số nghiên cứu lại cho rằng hồng hạc đứng một chân để giữ sức và lưu thông máu tốt hơn.
Đời sống văn hóa, tình cảm của những cặp đôi chim hồng hạc cũng là điều thú vị, và được cho là hiếm có trong thế giới tự nhiên.
Thậm chí có giả thuyết cho rằng chúng có quy tắc như con người trong việc chọn bạn đời và cực kỳ chung thủy.
Theo đó, các mối quan hệ của chim hồng hạc duy trì liên kết chặt chẽ, gắn bó keo sơn trong nhiều thập kỷ, bao gồm những cặp "vợ chồng" hồng hạc đã kết hôn, tình bạn đồng giới và thậm chí là nhóm 3 hoặc 4 bạn thân.
Trong tự nhiên, dễ thấy những cặp đôi chim hồng hạc thân thiết vì chúng luôn đứng gần nhau, khăng khít không rời.
Theo Dân trí
Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km
Sau nhiều tháng huấn luyện, các “chiến binh” bồ câu sẽ tranh đua, vượt qua vô số thử thách, nguy hiểm để trở thành quán quân của chặng đua dài cả ngàn km.
">Điều bất ngờ ẩn sau hành động 'gây sốc' của hồng hạc