Với sự tham dự của các Nguyên thủ đến từ 21 quốc gia trong Hiệp Định Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương, dòng vang Việt Nam Chateau Dalat Signature Shiraz được chính thức công nhận là Dòng sản phẩm vang cao cấp đầu tiên của Việt Nam trở thành vang chiêu đãi Nguyên thủ & Lãnh đạo cấp cao trong tuần lễ Hội nghị thượng đỉnh tại Đà Nẵng.
Chateau Dalat Signature là dòng vang cao cấp do Nhà làm vang Ladora Winery tạo ra từ vùng nguyên liệu nho vang chuyên biệt trồng theo công nghệ cao tại Ninh Thuận.
Nhà làm vang Ladora Winery thuộc công ty Ladofoods đã dầy công tạo ra thương hiệu vang cao cấp Chateau Dalat là kết tinh từ một quá trình nghiên cứu, chọn lọc, đầu tư từ giống nho, với kỹ thuật trồng và chăm sóc theo chuẩn mực nông nghiệp công nghệ cao của Châu Âu.
Những lứa nho tốt nhất được hái về, ép, đưa qua các công đoạn lên men, tinh chế trên dây chuyền công nghệ của Ý và ủ dưới sự giám sát khắt khe của các chuyên gia quốc tế để đạt được những chai vang ngon nhất để chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia và các khách quý.
Với kinh nghiệm của nhà sản xuất vang đầu tiên của Việt Nam ứng dụng công nghệ làm vang nho chính thống của Châu Âu từ năm 1999, đến nay Nhà làm vang Ladora Winery đã đưa vang Việt sánh ngang với loại vang nhập khẩu từ nhiều quốc gia.
Ladora Winery mời chuyên gia nước ngoài để cập nhật kiến thức mới trong kỹ thuật ủ rượu, lựa chọn men ủ, nâng cao kỹ thuật phối trộn. Nho được thu hoạch đúng thời điểm, chín đều, có độ đường đúng chuẩn được chọn để đưa vào làm vang. Sau khi ủ men, những thùng vang lên men hoàn chỉnh sẽ tiếp tục đưa qua ủ sồi, vị sồi hòa quyện với hương vang tự nhiên cho vang...
Trong “Hành trình ghi dấu ấn trên bản đồ vang thế giới” của Nhà làm vang Ladora Winery, vang Chateau Dalat Signature đã được chính thức mời trưng bày tại bảo tàng vang thế giới tại nước Đức vào đầu năm 2017. Song song đó là giải Đồng tại San Francisco, Mỹ.
Cuối năm ngoái, trong cuộc thi Vang Quốc tế Cathay Pacific được diễn ra tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, trước ban giám khảo cuộc thi là những chuyên gia vang hàng đầu của châu Âu và châu Á như: Anh, New Zealand, Hong Kong, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… và vượt qua hàng trăm thương hiệu vang đến từ hơn 90 quốc gia trên toàn Thế giới, Chateau Dalat đã thắng giải Bạc. Cùng nhiều giải thưởng danh giá trong nước: giải Bạc Chất lượng Quốc gia. Đây là một vinh dự to lớn không chỉ dành riêng cho thương hiệu vang Chateau Dalat, mà còn cho cả ngành công nghiệp vang tại Việt Nam trong hành trình ghi dấu ấn trên bản đồ Vang Thế giới.
Bà Trần Thị Thanh Hương - Giám đốc Miền Bắc đại diện Ladora Winery tiếp nhận giấy chứng nhận tài trợ từ Đại diện Ủy ban Quốc gia APEC 2017 |
Vang Chateau Dalat vẫn đang tiếp tục hành trình chinh phục thế giới, mục tiêu trước mắt là đưa Ladora Winery trở thành một trong những nhà làm vang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Ladora Winery sẽ mở rộng vùng nho nguyên liệu cao cấp lên đến 100 ha. Vùng nguyên liệu này sẽ áp dụng những tiêu chuẩn, quy trình và công nghệ canh tác hiện đại nhất.
Ông Nguyễn Hữu Thụy - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods) chia sẻ: “Ladofoods đã dành trọn tâm huyết và ngân sách đầu tư lớn để xây dựng nhà làm vang Ladora Winery nằm trong khuôn viên 6 ha tại điểm công nghiệp Phát Chi - Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Với chiến lược đầu tư phát triển vùng nho nguyên liệu chuẩn quốc tế rộng 20 ha tại Ninh Thuận, Ladora Winery thể hiện khát vọng và tâm huyết cho ra đời những dòng vang hảo hạng mang thương hiệu Việt.
Hiện các dòng sản phẩm vang của Ladora Winery có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước với trên 100.000 điểm bán lẻ, sản phẩm đa dạng về mẫu mã, mức giá phù hợp, đáp ứng nhiều tầng lớp đối tượng tiêu dùng trong và ngoài nước”.
Lệ Thanh
" alt=""/>Thương hiệu vang Việt chiêu đãi Nguyên thủ tại APEC 2017Tại chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai năm nay, Tiến Luật, Rhymastic và Đinh Tiến Đạt là những “anh tài” đồng hành cùng nhau từ những vòng đầu tiên. Lúc mới lập nhà, 3 người đặt tên cho nhà của mình là Nhà Tái Sinh. Sau đó, họ mở rộng và kết nạp thêm các thành viên mới, trong đó có rapper Binz.
Tiến Luật chia sẻ hành trình ởAnh trai vượt ngàn chông gaimang đến nhiều cảm xúc, từ niềm vui đến nỗi buồn. Mỗi khi chia tay một thành viên, anh đều thấy tiếc nuối, nhưng cũng tự động viên chỉ chia tay trong chương trình, ngoài đời tất cả vẫn là anh em.
Tại buổi fanmeeting, khi được fan yêu cầu đặt tên cho FC, Tiến Luật gợi ý cái tên “chồng Thu Trang", khiến Binz cũng nảy sinh ý định đặt tên cho FC của mình là “chồng của Châu” (tức Châu Bùi - bạn gái của Binz). Khoảnh khắc nam rapper tranh thủ “phát cơm chó” khiến cả khán phòng bùng nổ và hưởng ứng nhiệt tình.
Tiến Luật và Binz hài hước công bố tên FC:
Dù không phải nhân vật chính, Thu Trang vẫn thu hút nhiều sự chú ý với những tương tác hài hước và duyên dáng cùng Tiến Luật. Nữ diễn viên cho biết ông xã rất yêu thích Anh trai vượt ngàn chông gaivà ngày nào đi quay về cũng kể cho cô những chuyện thú vị. Cô cũng dặn dò Tiến Luật: “Làm nghệ sĩ không thể lúc nào cũng được mọi người yêu mến, nên cứ bình thản sống và giữ tâm thế vui vẻ, thoải mái thì điều tích cực mới đến".
Trong quá trình giao lưu, dàn “anh tài” hát live những bản hit đình đám như Những kẻ mộng mơvà Nắm lấy tay anh. Đầu tháng 10, Tiến Luật thông báo mở bán vé cho buổi fan meeting và lập tức cháy vé chỉ sau vài phút, chứng tỏ sức hút của mình sau khi tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai.
Các “anh tài” hát live "Nắm lấy tay anh":
CATL (Contemporary Amperex Technology) là nhà sản xuất ắc quy hàng đầu thế giới và là đối tác lớn của thương hiệu sản xuất ô tô Ford. Họ đã hợp tác với nhiều nhà sản xuất ô tô trong suốt thời gian qua, bao gồm BMW, Honda, Tesla và Hyundai. Công nghệ của CATL dự kiến sẽ được sử dụng trong nhà máy sản xuất pin trị giá 3,5 tỷ USD mà Blue Oval đã lên kế hoạch ở Michigan-Mỹ. Trong khi đó, công ty Gotion High-Tech là nhà sản xuất pin Trung Quốc thuộc sở hữu một phần của Tập đoàn Volkswagen.
Theo Tạp chí Wall street Journal đưa tin rằng các cuộc gặp gỡ đã diễn ra giữa Hạ nghị sĩ John Moolenaar, người đứng đầu Ủy ban Lựa chọn Hạ viện của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hạ nghị sĩ Mark Green, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện, Thượng nghị sĩ Marco Rubio, và một số nhà chức trách khác.
Các nhà lập pháp đã yêu cầu bổ sung thêm nhà sản xuất pin CATL và Gotion vào danh sách thực thể. Danh sách này chỉ định các doanh nghiệp mà Mỹ tin rằng có liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc, nơi sinh sống của người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm người thiểu số khác. Người ta cáo buộc rằng các nhà sản xuất pin có liên kết với Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương. Công ty này bị cáo buộc là tổ chức bán quân sự ở Tân Cương và đã bị xử phạt.
Nếu công ty CATL và Gotion được thêm vào danh sách cấm chính thức, đây sẽ là một đòn giáng nữa vào nguyện vọng của họ trong mối quan hệ đối tác giữa CATL và Ford của Mỹ vốn đã gây tranh cãi. Nỗ lực cấp phép công nghệ cho nhà sản xuất ô tô Mỹ của họ đã vấp phải sự giám sát chặt chẽ từ cả các quan chức Trung Quốc và Hạ viện Hoa Kỳ.
Công ty Gotion cũng đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất pin ở Michigan-Mỹ, nhưng lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp ô tô của Mỹ khiến dự án này cũng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ.
Một người phát ngôn đã trả lời Wall Street Journal rằng “Bất kỳ ý kiến nào cho rằng công ty CATL đã sử dụng lao động cưỡng bức hoặc có bất kỳ mối liên hệ nào với lao động cưỡng bức, đều hoàn toàn sai sự thật”. Công ty Gotion cũng đưa ra bình luận tương tự khi trao đổi với Reuters, họ cho rằng các cáo buộc này là "vô căn cứ và hoàn toàn sai sự thật".
Theo PLO
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!