您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Trường học chuẩn bị phương án học online kết hợp trực tiếp từ 6/12
NEWS2025-01-26 20:34:26【Công nghệ】7人已围观
简介Mới đây,ườnghọcchuẩnbịphươngánhọconlinekếthợptrựctiếptừbayer 04 leverkusen Hà Nội đã 'chốt' cho học bayer 04 leverkusenbayer 04 leverkusen、、
Mới đây,ườnghọcchuẩnbịphươngánhọconlinekếthợptrựctiếptừbayer 04 leverkusen Hà Nội đã 'chốt' cho học sinh lớp 10, 11, 12 toàn thành phố đi học trực tiếp từ ngày thứ Hai (6/12) tới.
Dù rất phấn khởi, song số ca F0 tăng mạnh những ngày qua khiến không ít phụ huynh lo âu.
Chị Phạm Hương (một phụ huynh ở quận Đống Đa) chia sẻ: "Con nghỉ ở nhà lâu cũng bí bách nên muốn được đi học, nhưng tình hình dịch bệnh ở Hà Nội những ngày qua khiến bố mẹ rất lo lắng".
Tuy nhiên, cũng có những phụ huynh có cách nhìn khác.
Chị Nguyễn Hương chia sẻ trên một nhóm phụ huynh: “Cá nhân mình mong con được đến trường trở lại vì mình xác định Covid-19 sẽ vẫn tiếp tục tồn tại, phải chung sống và thích ứng linh hoạt với nó. Giờ nếu ở nhà thêm thì sẽ ở nhà đến khi nào? Khi nào thì hết dịch Covid-19?
Bố mẹ mẹ đi làm, tiếp xúc với nhiều người, con ở nhà thì hiệu quả chống dịch được đến đâu? Mình không có câu trả lời nhưng nhìn thấy con bỏ qua những mốc, thời điểm phát triển kỹ năng quan trọng khi suốt ngày ở trong nhà, vùi mặt vào máy tính. Sống trong một thế giới ảo hầu như 24/24h thế này thực sự cũng lo lắng về sức khỏe tinh thần của con”.
Rất lâu rồi học sinh Hà Nội mới được đến trường. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Trường học tất bật chuẩn bị đón học sinh
Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp cho hay, đến thời điểm này, cơ bản nhà trường đã sẵn sàng cho việc đón học sinh trở lại trường.
Theo ông Tùng, vì chỉ đón học sinh khối THPT đến trường nên mọi yêu cầu phòng chống dịch càng được đảm bảo hơn.
“Tổng 3 khối lớp cấp THPT của trường là 30 lớp mà xếp vào 100 phòng học thì mức độ giãn cách giữa các lớp được xa hơn.
Trường cũng bố trí mỗi khối (10,11,12) học ở một toà nhà và cổng đi vào riêng biệt cho tiện”, ông Tùng nói.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên cho hay, để chuẩn bị đón học sinh trở lại từ 6/12, nhà trường cũng xây dựng kế hoạch, lên các phương án đón học sinh trở lại trường, phân công đầu việc cụ thể cho từng lực lượng, bộ phận.
“Sở GD-ĐT cũng đã tập huấn cho các trường công tác đảm bảo an toàn khi cho học sinh trở lại; tập huấn cho hiệu trưởng và cán bộ y tế trường về quy trình xử lý khi có F0,...”, bà Hiền nói.
Bà Hiền cho biết thêm, đến hết ngày 25/11, hầu hết học sinh của trường đã được tiêm vắc xin. Một số học sinh diện cách ly, trong vùng phong tỏa trước đây cũng được tiêm từ hôm 2/11.
Theo thống kê, cũng có khoảng 50 học sinh trên tổng số 2.104 toàn trường không đăng ký tiêm vắc xin Covid-19.
“Nhà trường cũng đã tuyên truyền sâu rộng về việc tiêm vắc xin để tăng miễn dịch, đảm bảo sức khỏe và cơ hội hoạt động xã hội nhiều hơn cho học sinh. Tuy nhiên, cân nhắc quyết định tiêm hay không là quyền của phụ huynh và học sinh”.
Trường này cũng chuẩn bị, đầu tư cơ sở vật chất để có thể kết hợp cả dạy học trực tiếp và trực tuyến, giúp các học sinh chưa thể đến trường (nếu có) không bị chậm chương trình so với các bạn trên lớp.
Cụ thể, nhà trường đã lắp đặt thêm Webcam cho 30 phòng học với tổng chi phí lắp đặt mới khoảng 70 triệu đồng.
“Trường hợp có những học sinh diện F0 hoặc phải cách ly hay trong khu phong tỏa thì các em vẫn có thể nhìn thầy cô giáo và theo dõi bài giảng như đang ngồi trực tiếp trên lớp. Các em cũng có thể xin phát biểu, tương tác với thầy cô và bắt kịp với tiến độ của cả lớp”, bà Hiền chia sẻ.
Một lớp học trực tiếp kết hợp online ở Bắc Giang. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Bà Đỗ Thị Bảy, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng cho hay, qua nắm bắt, không ít phụ huynh bày tỏ lo lắng về việc con đi học trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, theo bà Bảy, trường đã tổ chức họp với toàn thể giáo viên chủ nhiệm, để từ đó chuyển tải những thông điệp, thông tin về công tác đảm bảo phòng chống dịch để phụ huynh, học sinh yên tâm hơn.
Đến thời điểm này, trường đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để đón học sinh từ thuốc dự phòng, nước sát khuẩn,...
Nhà trường cũng trang bị thêm các bồn rửa tay ngoài trời để phục vụ giáo viên và học trò.
“Chúng tôi đã tổ chức phun khử khuẩn toàn trường, huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên lau dọn toàn bộ khuôn viên trường”.
Nhà trường cũng đã xây dựng các phương án, kịch bản chi tiết để đón học sinh ngay từ ngoài khu vực cổng, chuẩn bị những phòng cách ly nếu phát hiện học sinh có dấu hiệu bất thường. Đồng thời, xây dựng phương án dạy học online khi học sinh không thể đến trường.
Bà Bảy cũng cho hay, những học sinh thuộc diện F1, F2 cũng được nhà trường yêu cầu không đến trường giai đoạn này.
“Những học sinh ở khu vực có mức độ dịch cấp độ 3,4 cũng được học online tại nhà, thay vì đến trường”, bà Bảy nói.
Theo bà Bảy, toàn Trường THPT Phan Đình Phùng chỉ còn khoảng 0,2% học sinh chưa tiêm vắc xin. Số này có cả các học sinh điều trị Covid-19, thuộc khu vực cách ly y tế và một số học sinh không được gia đình đồng thuận cho tiêm.
"Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nói rõ, tất cả học sinh đều có quyền được đến trường” - bà Bảy nói.
Mới đây, trong văn bản hỏa tốc về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp cho học sinh các trường THPT kể từ ngày 6/12, Sở GD-ĐT Hà Nội đã bỏ đi nội dung: “xã, phường, thị trấn tại 30 quận, huyện, thị xã trải qua 14 ngày tính đến thời điểm 30/11 không có F0 trong cộng đồng cho phép học sinh đi học”.
Thanh Hùng
Lớp học vừa trực tiếp vừa online của thầy giáo Bắc Giang
Thích ứng để dạy học trong điều kiện dịch Covid-19, thầy Bùi Thái Nam (giáo viên Trường THPT Tân Yên số 1, Bắc Giang) đã linh hoạt với lớp học dành cho cả những học sinh đến trường và học sinh đang ở vùng giãn cách.
很赞哦!(776)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Bình Định vs Nam Định, 18h00 ngày 24/1: Khách hoan ca
- Vụ thầy giáo và học sinh đánh nhau: Khiển trách thầy giáo, cảnh cáo nữ sinh
- Ngoại tình: Chồng vào ca đêm, vợ cũng 'làm thêm' trong nhà nghỉ
- Nam chính 'Cô đi mà lấy chồng tôi' khoe ảnh 'độc' khi nghỉ dưỡng ở Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Karkh, 21h00 ngày 23/1: Thất vọng cửa dưới
- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Cương quyết không công nhận ứng viên thiếu chuẩn GS, PGS'
- Tâm sự: Tình ngay lý gian: Ngay trước mũi vợ, ôm hôn nhầm... bạn vợ
- Cô giáo trẻ nhảy cực đáng yêu cùng học trò trên sân trường
- Nhận định, soi kèo Persita vs Madura United, 19h00 ngày 24/1: Cửa dưới thất thế
- Báo chí không nên để 'lỡ tàu' AI một lần nữa
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Shabab vs Al Khaburah, 22h30 ngày 24/1: Bỏ xa đối thủ
- Mời thí sinh và quý độc giả xem chi tiết đề thi tham khảo môn Sinh học TẠI ĐÂY.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, thí sinh sẽ phải làm 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội
Về thời gian làm bài thi, thí sinh sẽ làm bài thi Ngữ văn trong 120 phút, Toán 90 phút, Ngoại ngữ 60 phút, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội là 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần (tổng 3 môn là 150 phút).
Kỳ thi được tổ chức rút gọn trong 2 ngày với 4 buổi thi thay vì 2,5 ngày như những năm trước.
Thí sinh tự do tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 không nhằm mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT được dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo nguyện vọng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; phù hợp với nội dung tinh giản chương trình đã được Bộ GD-ĐT công bố. Đề thi dùng chung cho cả học sinh giáo dục THPT và học viên giáo dục thường xuyên.
Bộ GD-ĐT xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương để tổ chức thi đồng loạt cùng một thời điểm trong cả nước nhằm đảm bảo mặt bằng chất lượng chung trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Thanh Hùng
Đề tham khảo môn Hóa học thi tốt nghiệp THPT năm 2020
- Chiều 7/5, Bộ GD-ĐT công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Dưới đây là đề thi tham khảo môn Hóa học thuộc tổ hợp Khoa học Tự nhiên.
">Đề tham khảo môn Sinh học thi tốt nghiệp THPT năm 2020
- - Những chia sẻ buồn của thầy giáo dạy văn Ninh Văn Dậu trên trang Facebook cá nhân hồi đầu tháng 3 khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi.
Thầy Dậu là giáo viên chủ nhiệm của lớp 12A2 Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (xã la HDreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Câu chuyện mà thầy chia sẻ là về cậu học trò Ksor Gôi – người đã cương quyết bỏ học mặc dù thầy và các bạn đã nhiều lần đến nhà và lên tận rẫy để thuyết phục em quay trở lại trường.
Thầy Ninh Văn Dậu (áo đỏ) thuyết phục cậu học trò Ksor. Bức ảnh do cậu học trò đi cùng thầy chụp lại. Chia sẻ với Vietnamnet, thầy Dậu cho biết hiện Ksor vẫn chưa tới lớp. “Do hôm nay đi công tác nên tôi chưa vào rẫy. Chắc là chiều mai tôi mới vào được” – thầy Dậu nói.
Quãng đường vào rẫy để thuyết phục cậu học trò là đường rừng dài gần 20km. Đến nay, thầy Dậu đã 3 lần lên rẫy nơi em đang phá mỳ để nói chuyện với học trò, ngoài những lần thầy đã tới nhà trước đó.
Thầy Dậu sinh năm 1982 đang chủ nhiệm có 41 học sinh, 100% là người dân tộc thiểu số Gia Rai. Hầu hết các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học lực yếu do xét tuyển đầu vào đều bằng học bạ.
“Riêng Ksor có học lực trung bình, khá hơn các bạn khác, nên trường hợp của em tôi rất tiếc và vẫn đang cố gắng để thuyết phục em”.
Gia đình Ksor làm rất nhiều mỳ, nhà có 5 anh chị em. Lý do khiến em quyết định bỏ học là vì “thấy người nhà đi làm khổ quá, thương mọi người nên ở nhà đi làm luôn”, mặc dù gia đình cũng động viên em quay trở lại lớp và bản thân em cũng rất muốn đi học.
“Tôi xót ruột lắm!” – thầy Dậu nhiều lần nhắc đến sự tiếc nuối với trường hợp của Ksor.
Từ đầu năm học đến giờ, thầy giáo này đã phải đi vận động tới 6 em đi học trở lại và đã thành công với 4 trường hợp. “Còn 2 em vẫn đang dang dở và tôi vẫn đang cố gắng” – thầy nói.
“Mỗi trường hợp là một hoàn cảnh khác nhau. Có em thì tảo hôn, nghỉ học, có em thì học yếu, em thì lười học. Trường hợp nào tôi đi vận động cũng rất thương các em, vì nhận thức các em không đầy đủ, điều kiện môi trường phát triển cũng không có, không có điều kiện tiếp xúc với thông tin như người Kinh. Gian nan lắm...”
Thầy Dậu cho biết, những lần đi vận động học trò, thầy phải dùng rất nhiều cách. Có khi là nhờ các cựu học sinh đã thành đạt, có công việc ổn định đi cùng. Nhiều học trò của thầy sau khi tốt nghiệp đã đi học nghề, mấy năm gần đây đã có những em đi học cao đẳng, đại học, có những em sau khi học xong về làm cán bộ xã.
Những dòng chia sẻ xúc động của thầy Ninh Văn Dậu về cậu học trò Ksor:
“Chiều nay cũng giống như bất cứ buổi chiều nào khác. Nhưng hình như không... Cái se lạnh của đất trời Krông Pa có giống như mọi năm không mà sao lòng thấy se sắt lắm. Cảm giác như vừa đánh mất điều gì đó.
Chỉ mới cách đây hơn một tuần em đã hứa với thầy, với cô Linh và với cả tập thể lớp 12A2 rằng em sẽ đi học lại. Trong đó có cả gia đình em chứng kiến. Và một tuần qua em đã đều đặn tới lớp. Thầy cảm thấy thật ấm lòng trong cái tiết trời đầy nghiệt ngã và rất khó ở của mảnh đất này.
Nhưng em biết không, hai ngày qua thầy tới sinh hoạt lớp không thấy em xuất hiện, thầy nhận thấy có gì đó không ổn! Và đúng như linh cảm của người đã từng đi qua những nốt trầm của cuộc đời. Cả lớp thông báo: em bỏ học!
Nghe tới đó lòng thầy nghẹn lại. Thế rồi buổi tối về thầy gọi, nhưng em không nghe máy. Thầy liên lạc với người nhà em để tâm sự và trao đổi thêm. Có lẽ họ cũng cảm nhận được phần nào ý định của thầy. Tuy nhiên, chốt lại vẫn là: em bỏ học!
...
Vậy là chiều nay thầy cùng với bạn Tức lại lên đường. Vượt qua con đường rừng gần 20km để vào được cái rẫy nhà em, tận bên trong lòng hồ Ia HDreh. Thầy thấm mệt, bạn Tức cũng thấm mệt... nhưng cũng chưa là gì so với hình ảnh lấm lem trên khuôn mặt đen đúa của em - hình ảnh lấm láp ấy gọi dậy tuổi thơ dữ dội của thầy. Khi gặp lại em, ngồi trao đổi tâm sự, thầy quên cả đoạn đường khó nhọc mà mình đã vượt qua.
Ngồi với thầy cả buổi, nhưng em không nói gì ngoài câu: “Em bỏ học thầy ạ!”.
Là người đứng trên bục giảng cả chục năm, chứng kiến không biết bao số phận học trò đã đi qua - những phận đời đầy mỏng manh và éo le, nhưng lòng thầy vẫn quặn lại đầy xót xa vì em. Và giờ đây thầy không muốn tâm hồn mình trở nên trống trải, thiếu hụt bởi bất kỳ sự vắng mặt một vị trí nào trong lớp.
...
Vậy tại sao em có thể bỏ học?
Thầy có nói gì em cũng không trả lời. Điều đó đồng nghĩa với việc em sẽ từ biệt cái chữ từ đây thật sao? Câu nói: “Em bỏ học thầy ạ!” làm đau một tâm hồn vốn rất nhạy cảm, dễ xúc động và đầy suy tư, trăn trở. Có lẽ nào thầy đã thất bại hoàn toàn?
Thầy và cả lớp vẫn đợi em. Nếu em vẫn chưa chịu vượt rẫy vượt rừng để trở về với trường với lớp, nhất định thầy sẽ vào rẫy “lấy” em về!”.
- Nguyễn Thảo
'Nhất định thầy sẽ vào rẫy “lấy” em về!”
">“KTX mini” đang dần trở thành một xu hướng được các bạn sinh viên ưa chuộng, thay cho những căn nhà trọ bí bách, lụp xụp, giá lại không hề rẻ. Ảnh VOV Sinh viên tự tạo ký túc xá mini
Nhận định, soi kèo Viktoria Plzen vs Anderlecht, 0h45 ngày 24/1: Rút ngắn khoảng cách
- Hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM thống nhất chủ trường xin phát triển Khoa Y thành Trường ĐH Khoa học Sức khỏe.
Theo GS.BS Đặng Vạn Phước, Trưởng khoa, Khoa Y đã có tên trong danh mục các trường y thế giới trong chuyên trang WDOMs (World Directory of Medical School) và là thành viên của IPSF.
Khoa Y đã đầy đủ điều kiện để trở thành trường ĐH thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM
Sinh viên trường Y (Ảnh: Thanh Tùng) Dự kiến, đến năm 2025. Khoa Y sẽ nâng quy mô đào tạo trên 2.600 sinh viên và đến năm 2030 sẽ đào tạo 8 ngành bậc đại học.
Có ba ngành mới là Dinh dưỡng, Y học dự phòng, Kỹ thuật Y sinh.
16 chuyên ngành bậc thạc sĩ gồm Nội khoa, Ngoại khoa, Sản phụ khoa, Tai - Mũi - Họng, Ung thư, Khoa học Y sinh.
Hiện nay Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) có 89 giảng viên, 26 chuyên gia kiêm nhiệm và hơn 400 bác sĩ, dược sĩ thỉnh giảng thực hành. Khoa đang đào tạo 1.064 sinh viên thuộc 3 ngành là Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt.
Theo đề án tuyển sinh được công bố vào năm 2019 của Khoa Y, mức học phí năm 2020-2021 với ngành Y khoa chất lượng cao là 60 triệu đồng/năm, ngành Răng-Hàm-Mặt chất lượng cao là 88 triệu đồng/năm, ngành Dược học chất lượng cao khoảng 55 triệu đồng/năm.
Lê Huyền
Học phí 70 triệu/năm, ĐH Y Dược TP.HCM giải trình gì với các Bộ?
Tăng học phí lên cao nhất 70 triệu đồng/năm và sẽ tăng thêm 10% mỗi năm, Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã có báo cáo với Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
">ĐH Quốc gia TP.HCM nâng cấp Khoa Y thành ĐH Khoa học Sức khỏe
- - Cơ quan công an đã vạch trần sự gian dối của lãnh đạo Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Trong sáng nay, 21/2, UBND quận Cầu Giấy công bố quyết định kỷ luật đối với Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và các cá nhân liên quan trong vụ việc tai nạn của cháu Trần Chí Kiên.
Sáng 20/2, căn cứ trên kết quả điều tra của Công an TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp các ban ngành liên quan về vụ tai nạn tại Trường TH Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy).
Clip công bố kết luận của cơ quan điều tra đối với vụ việc tai nạn của cháu Trần Chí Kiên tại Trường TH Nam Trung Yên:
Play">Cách chức Hiệu trưởng, Hiệu phó Trường Tiểu học Nam Trung Yên
- - Bằng những nguyên vật liệu đơn giản như chai nước nhựa, thước đo độ, giấybìa… giới trẻ Hà thành đã có thể tự tạo những quả tên lửa độc và lạ.
Một nhóm bạn trẻ yêu thích môn Vật lý và Thiên văn Hà Nội đã cùng nhau tổchức CLB Thiên văn trẻ nghiệp dư Hà Nội thành lập năm 2009. CLB phát triển đãtạo thành một sân chơi mới, một thú chơi mang tính khoa học cho trẻ Hà Thành.
Việc chế tạo "quả tên lửa nước" không quá phức tạp cũng khôngđòi hỏi kinh phí nhiều. Vậy nên, không cần phải là một “siêu sao” Vật lý hay 1đại gia 9x, chỉ cần chung niềm yêu thích thiên văn và hứng thú với thú chơi độcnày là giới trẻ có thể gia nhập CLB.
"Battle in the sky" là cuộc thi bắn tên lửa nước dành cho học sinh, sinh viêntrên toàn TP. Hà Nội. Tổ chức lần đầu 2012 nhưng cuộc thi nhanh chóng thu hútđược sự quan tâm của giới trẻ Hà Thành và hứa hẹn sẽ tổ chức thường niên vàonhững năm tới.
Một số hình ảnh ghi tại cuộc thi:
">Giới trẻ mê chế 'tên lửa nước'