Sony Ericsson SO905i với công nghệ Bravia
ICTnews - Điện thoại vỏ sò Sony Ericsson SO905i áp dụng công nghệ Bravia dành cho màn hình LCD và công nghệ Walkman dành cho radio.
Sony Ericsson SO905i với công nghệ Bravia
ICTnews - Điện thoại vỏ sò Sony Ericsson SO905i áp dụng công nghệ Bravia dành cho màn hình LCD và công nghệ Walkman dành cho radio.
Đường huyết là gì?
Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu, đường huyết của mỗi người biến động đáng kể trước và sau bữa ăn và sự biến động đường huyết (hạ đường huyết hay tăng đường huyết) đều tác động rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta, trong đó việc tăng đường huyết đặc biệt nguy hiểm do những biến chứng nghiêm trọng của nó.
Tăng đường huyết và bệnh đái tháo đường
Tăng đường huyết là có quá nhiều glucose trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Lượng đường trong máu ở mức từ 162 đến 180 mg/dl thì được coi là tăng đường huyết.
Cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh và ổn định lượng đường trong máu là tuyến tụy, thông qua nội tiết tố in-su-lin. Nếu vì lý do nào đó mà in-su-lin không được bài tiết đủ hay hoạt động không hiệu quả để giữ lượng đường trong máu ổn định, ở mức cho phép, thì đường huyết cao hơn mức bình thường. Ngoài ra, do thiếu vận động, không tập luyện thể thao, ăn hoặc uống quá nhiều carbohydrate, căng thẳng và phấn khích đột ngột cũng gây nên tăng đường huyết.
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) được định nghĩa là tình trạng đường trong máu tăng cao do thiếu hụt in-su-lin. Chính tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và không hồi phục như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù đột ngột, đoạn chi do loét… cùng với cao huyết áp.
Vì vậy bệnh ĐTĐ được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng do diễn tiến bệnh âm thầm, không báo trước nên người bệnh ĐTĐ cần được theo dõi đường huyết kỹ lưỡng, thường xuyên hàng ngày và tuân thủ điều trị.
Triệu chứng và nguy hiểm của bệnh ĐTĐ
Người bị ĐTĐ thường gặp phải các triệu chứng như khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều hơn bình thường, cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, tính khí thay đổi và hay mất tập trung.
Nguy hiểm nhất của tăng đường huyết là hiện tượng nhiễm toan ceton. Hiện tượng này xảy ra khi có quá ít in-su-lin trong cơ thể. Nếu không có đủ In-su-lin, glucose không thể đi vào các tế bào để sinh ra năng lượng. Cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động, trong khi đó lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến cơ thể tìm con đường khác để tạo năng lượng, đó là phá vỡ chất béo.
Quá trình này tạo acid độc hại được gọi là ceton. Ceton dư thừa tích tụ trong máu, "tràn" vào nước tiểu làm thay đổi pH máu - thường gọi là nhiễm toan ceton. Nếu không được điều trị, nhiễm toan ceton có thể dẫn đến hôn mê hoặc gây tử vong.
Theo các chuyên gia khuyến nghị, kiểm soát đường huyết bằng việc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng thuốc sẽ giúp hạn chế biến chứng. Bên cạnh đó, người bệnh cần thường xuyên theo dõi đường huyết để giúp phát hiện kịp thời tình trạng không ổn định của đường huyết, một biến chứng rất nguy hiểm thường găp trên những bệnh nhân lớn tuổi, thừa ký hoặc sử dụng In-su-lin.
“Theo khuyến cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF, 2005) việc theo dõi đường huyết thường xuyên đã trở thành một phần quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Và để thực hiện tốt việc theo dõi đường huyết thường xuyên như lịch trình được khuyến cáo bởi các chuyên gia, cách tốt nhất là bệnh nhân được trang bị và thực hiện việc đo đường huyết tại nhà” ThS. Bs Diệp Thị Thanh Bình, Trưởng Khoa Nội Tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM tư vấn.
Cách kiểm soát đường huyết • Ăn uống chừng mực hợp lý, cân bằng và có chế độ tâp luyện thể dục thể thao và vận động hợp lý. • Thường xuyên theo dõi đường huyết khi có các triệu chứng như trên để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời. Cách đơn giản và thuận tiện nhất là bệnh nhân tự trang bị máy đo cá nhân để tự theo dõi tại nhà và định kỳ đi khám sức khỏe tại các bệnh viện hoặc phòng khám. • Lưu ý độ chính xác của kết quả trên máy đo đường huyết cá nhân rất quan trọng, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị, vậy nên cần chọn thương hiệu uy tín đáng tin cậy để đảm bảo độ chính xác cao. Tham khảo máy đo đường huyết cá nhân Accu-chek® Performa với công nghệ Fail-safe và đạt chuẩn quốc tế ISO 15197:2013 cho kết quả chính xác và tin cậy, ghi nhật ký kết quả cẩn thận để việc theo dõi và chữa trị của bác sĩ được tốt hơn, đồng thời kim lấy máu sử dụng công nghệ độc quyền Clixmotion giúp giảm đau tối đa cho người sử dụng. |
Samsung Galaxy A10
Samsung Galaxy A10 vừa ra mắt sử dụng chip Exynos 7884, RAM 2GB, chỉ có một camera phía sau. Smartphone trang bị màn hình Infinity V 6.2 inch HD+. Chip Exynos 7884 khá hiếm gặp trên di động Samsung, nó mới xuất hiện một lần trên Galaxy J3 V, gồm hai nhân Cortex-A73 và sáu nhân Cortex-A53.
Galaxy A10 giá chỉ 2,8 triệu đồng |
Thời gian qua có nhiều thông tin về việc: mẹ dùng bỉm để thay hàng ngày cho các bé trai sẽ ảnh hưởng đến việc sinh con của các bé sau này. Nhiều chị em phân vân thậm chí có những phụ huynh vì quá lo lắng đã ngừng hẳn việc dùng bỉm và vệ sinh cho con theo kiểu truyền thống: quấn khăn tã cho bé.
Giải đáp thắc mắc của các mẹ, Thạc sĩ Lê Thanh Thúy - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khẳng định: Hiện tại chưa có cơ sở nào chứng minh việc dùng bỉm có thể gây vô sinh cho các bé trai. Ở tuổi dậy thì từ 13-14 tuổi, tinh trùng của các bé trai mới bắt đầu xuất hiện, tinh trùng trưởng thành thì phải đến 14-15 tuổi. Vậy nên từ khi sinh đến 2 tuổi, khi các mẹ đóng bỉm cho bé trai vẫn không có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của bé sau này. Khi ở tuổi sử dụng bỉm, bộ phận sinh dục của trẻ chưa phát triển nên không có tinh trùng.
Thạc sĩ Lê Thanh Thúy - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội |
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bỉm. Các mẹ khi chọn bỉm cho con nên chú ý về thương hiệu, loại bỉm có nhãn mác, xuất xứ tránh tình trạng hàng giả không được kiểm duyệt về chất lượng. Có nhiều trường hợp trẻ bị hăm, mẩn ngứa ở vùng kín vì dùng bỉm kém chất lượng.
Bên cạnh đó, khi chọn bỉm các mẹ nên chọn đúng kích cỡ để dễ dàng cho con khi nằm và di chuyển. Mẹ nên thay bỉm cho con thường xuyên. Bình thường, sau khoảng 4-5 tiếng mẹ nên kiểm tra và thay bỉm cho trẻ. Khi thay nên lau sạch vùng bẹn, mông của trẻ bằng nước ấm và để khô thoáng khí mới đóng bỉm khác cho bé.
Bác sĩ Tạ Việt Cường – Phòng khám Nam khoa, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng khẳng định: Việc dùng bỉm hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc sinh sản của các bé trai sau này. Chính tổ chức da của vùng tinh hoàn có chức năng co hoặc giãn để đảm bảo nhiệt độ vùng tinh hoàn 35o C nên trừ khi sống ở vùng có nhiệt độ quá nóng còn hầu hết các em bé đều được ở trong phòng mát hoặc có nhiệt độ trung bình là 28 oC nên dùng bỉm cũng không gây ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn về sau.
Bên cạnh ưu điểm tiết kiệm thời gian cho mẹ, việc dùng bỉm có nguồn gốc, xuất xứ an toàn sẽ hạn chế việc viêm nhiễm cho bé do quá trình sản xuất bỉm có kiểm duyệt theo tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế.
Bác sĩ Tạ Việt Cường - Phòng khám Nam khoa, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng khẳng định: Việc dùng bỉm không ảnh hưởng đến việc vô sinh của bé trai sau này |
Nên chọn bỉm mềm có khả năng thấm hút cao, có chất liệu khử mùi, màng chống ngăn tốt để bé dù có ở tư thế vận động nào cũng không bị trào ngược chất thải.
Tuy nhiên, bác sĩ Cường cũng khuyên: ban ngày nên để vùng kín của bé trai thoáng khoảng 2-3 tiếng. Tốt nhất, mẹ nên tạo thói quen cho bé tự giác trong chuyện vệ sinh. Khoảng 3-4 giờ tập cho bé đi vệ sinh 1 lần. Điều đó sẽ tốt hơn khi đóng bỉm thường xuyên cho con. Vào mùa hè hạn chế đóng bỉm cho con, chỉ nên dùng bỉm vào buổi tối.
Tuyệt đối không dùng các loai bỉm quá chặt sẽ gây rát, ngứa và khó chịu cho bé. Với những trường hợp bé bị dị ứng nên ngừng ngay loại bỉm bé đang sử dụng và đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được tư vấn, chữa trị kịp thời.
(Theo Khám Phá)
">