您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Soi kèo góc Crystal Palace với Newcastle, 2h00 ngày 25/04
NEWS2025-01-18 14:51:40【Thể thao】1人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 24/04/2024 05:00 Kèo phạt góc mu vs totmu vs tot、、
很赞哦!(3474)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Malkiya vs Manama Club, 22h59 ngày 16/1: Tiếp đón chu đáo
- Hơn 80 học sinh bị nhầm điểm thi lớp 6 vì khớp sai phách
- Cách làm món thịt heo xào tỏi tây thơm ngon, bổ dưỡng
- 20 năm sống ghen tuông, phút lâm chung, vợ nghẹn ngào cảm ơn tình địch
- Nhận định, soi kèo Al Adalah vs Al Arabi, 21h50 ngày 16/1: Niềm tin cửa trên
- Tạ Đình Phong sẽ không cưới Vương Phi
- Bị ‘bom’ 150 mâm cỗ cưới, nhà hàng tuyệt vọng kêu gọi người dân ‘giải cứu’
- Thị trường xe hybrid ngày càng mở rộng tại Việt Nam
- Nhận định, soi kèo NorthEast United vs FC Goa, 21h00 ngày 14/1: Trận đấu cân bằng
- Cách làm bánh xèo cho người ăn kiêng
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao quà dành tặng người có công, gia đình chính sách trên địa bàn huyện Thiệu Hóa (Ảnh: Quách Tuấn).
Đón nhận quà từ Bộ trưởng, ông Phạm Văn Thanh, thương binh tỷ lệ 71%, ở Tiểu khu 3, thị trấn Thiệu Hóa, cho biết, ông rất xúc động.
"Năm nay tôi 77 tuổi, được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp trao tặng quà, thấy vui, phấn khởi lắm. Tôi cũng xúc động khi Đảng, nhà nước luôn quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần các thương bệnh binh, gia đình chính sách…".
Ông Nguyễn Thiện Lạc, thương binh tỷ lệ 51%, ở Tiểu khu 3, thị trấn Thiệu Hóa, cho biết, món quà được Bộ trưởng trao tặng là nguồn động viên rất lớn để các thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách có thêm động lực trong cuộc sống.
"Món quà của Bộ trưởng chính là tình cảm của Đảng, nhà nước với các thương binh, bệnh binh, những người đã cống hiến, hi sinh vì tổ quốc. Tôi thấy vui, phấn khởi lắm…".
">Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà người có công, hộ nghèo ở Thanh Hóa
- Chào quý độc giả của báo điện tử VietNamNet. Tôi tên Chuyên (45 tuổi) ở Bắc Ninh, làm kinh doanh tự do. Tôi có vài suy nghĩ, mong được chia sẻ đến mọi người
Cuộc sống gia đình tôi không giàu có, chỉ ở mức đủ ăn. Con trai lớn của tôi đã đi làm và lập gia đình riêng. Con trai thứ đang học đại học năm đầu.
Ảnh: B.N Ngày mới lấy nhau, chúng tôi ở chung cùng bố mẹ chồng. Hai năm sau, tôi bàn với chồng xin ra riêng. Ban đầu ở riêng vất vả nhưng tôi thấy rất thoải mái. Kinh tế khó khăn nhưng nhờ đó vợ chồng có nghị lực để vươn lên.
Sau mười năm lấy chồng, tôi mua đất, xây nhà khang trang. Cuộc sống gia đình ổn định. Toàn bộ tài sản chúng tôi tự làm ra. Vợ chồng tôi không nhờ vả hay phụ thuộc vào bố mẹ hai bên.
Mấy năm trước, bố mẹ chồng tôi bán mảnh đất, được khoảng 1 tỷ đồng. Các cụ định chia cho con nhưng chúng tôi khuyên họ nên gửi tiết kiệm, lấy tiền dưỡng già.
Tôi thuê một giúp việc theo giờ, lo việc dọn dẹp nhà cửa, cơm nước cho các cụ. Tuy nhiên, bố mẹ chồng tôi đòi tự trả tiền cho giúp việc.
Ngày trước, bố mẹ chồng tôi nghèo, chẳng dư dả gì. Từ ngày con cái trưởng thành, cuộc sống thảnh thơi hơn. Giờ về già, các cụ không có lương hưu nhưng nhờ có khoản tiền tiết kiệm bán đất, họ lấy tiền lãi chi tiêu. Ngoài ra, mẹ chồng tôi bán thêm dưa cà, mắm muối.
Nhìn chung cuộc sống thoải mái, muốn ăn uống, mua sắm gì đều tự quyết định. Chúng tôi phận làm con, vẫn chăm sóc tận tình nhưng không phải lo đi làm nuôi bố mẹ già.
Trong khi đó, bà cô tôi đang sống cảnh phụ thuộc con cái. Thời trẻ, bà lao đầu vào làm ăn đến gầy mòn cả người. Bà luôn tâm niệm, gom góp tài sản, mua đất đai cho con lấy vợ. Vì nhà có mỗi mụn con nên bà ra sức vun vén.
Sau này con trai trưởng thành, bà có bao nhiêu tài sản, đều chuyển hết cho con mà không giữ lại cho mình một quyển sổ tiết kiệm nào.
Bà còn sang tên cho con mảnh đất và căn nhà của mình. Cậu con trai thế chấp luôn ngân hàng, lấy tiền đầu tư kinh doanh. Bà trở thành người sống phụ thuộc hoàn toàn vào con cái.
Bà muốn mua gì, phải xin con từng đồng. Nhiều lần, bà gọi điện cho tôi, xin cái thẻ điện thoại 50 nghìn liên lạc.
Tôi thấy cuộc đời của nhiều bậc cha mẹ như vòng luẩn quẩn. Tuổi trẻ làm việc cật lực, gom góp hết tiền của cho con, không có thời gian nghĩ cho bản thân. Về già sống cảnh phụ thuộc kinh tế.
Con cái hiếu thuận thì không sao. Con cái sống ích kỷ, bạn chỉ còn biết khóc thầm từng đêm.
Các cụ từ xưa đã đúc kết: “Một mẹ nuôi được 10 người con, 10 người con chưa chắc nuôi nổi 1 mẹ”.
Ngày bé, con ở với mình, suy nghĩ đơn giản nhưng đến lớn chúng liệu có chu toàn được với bố mẹ hay không? Trước khi rơi vào cảnh hụt hẫng vì con cái thiếu quan tâm, mình hãy tự thương lấy thân.
Ngay từ lúc còn trẻ, khỏe, chúng ta hãy chịu khó làm lụng, để có tiền tích lũy khi về già. Lúc ốm đau, nếu không muốn phiền con cái, chúng ta có thể nhờ cậy đến các nhân viên y tế, giúp việc hoặc các dịch vụ dưỡng lão.
Việc không cho hoặc chỉ cho các con một phần khi vào đời, sẽ giúp chúng có nghị lực vươn lên. Không ỷ lại hoàn toàn vào bố mẹ. Đồng tiền chúng kiếm được nhờ lao động sẽ được chi tiêu vào những việc đúng đắn.
Trên thế giới, nhiều tấm gương tỷ phú giàu có đã không để lại tài sản cho con mà dùng tiền đó làm từ thiện như: Bill Gates, Warren Buffett...
Các tỷ phú làm như vậy không phải họ không yêu thương con mình.
Họ muốn con cái của mình tự lập, trưởng thành và học cách vật lộn với cuộc sống. Song song với đó là khuyến khích con làm việc chăm chỉ, sẵn sàng hứng chịu thất bại và tìm thấy niềm vui khi gặt hái thành công.
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Làm thế nào để về già được sống tự do, hạnh phúc, bớt phụ thuộc con cháu? Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến của bạn bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn.
Tại sao phải đè nặng trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ lên đứa con?
Tại sao phải đè nặng trách nhiệm phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ khi bạn mới là người muốn chúng đến với mình trong cuộc đời?
">Bố mẹ chồng cho 1 tỷ nhưng tôi không nhận, để ông bà dưỡng già
Mức độ bất an khác của phụ nữ đó là luôn nghĩ đàn ông đang lừa dối mình. Anh ấy đi làm về muộn, thay vì hỏi có chuyện gì xảy ra thì bạn lại cho rằng anh ấy đi với người phụ nữ khác. Rồi bạn làm mọi thứ để theo dõi anh ấy, như kiểm tra áo sơ mi xem có vết son không, xem trộm cuộc gọi hay tin nhắn điện thoại, ghen tuông ngay cả khi một phụ nữ hàng xóm chào hỏi, bắt chuyện với anh ấy. Bạn nghi ngờ mọi phụ nữ quanh anh ấy, thậm chí buộc tội rằng anh ấy lừa dối. Luôn thấy bất an, ghen tuông vô cớ chỉ làm đàn ông chán ghét và có thể đẩy anh ấy ra xa bạn.
Một số chị em thì lại thấy bất an vì những nhược điểm của mình thay vì tập trung vào điểm mạnh của bản thân. Họ phàn nàn về việc thừa cân, tóc rụng hay cơ thể đầy vết rạn da nhưng lại hiếm khi làm gì đó để thay đổi. Đôi khi, đàn ông không để ý những điều này, nhưng vì thiếu tự tin nên chị em làm quá lên, phàn nàn và khiến đàn ông không muốn gặp gỡ, trò chuyện với bạn nữa.
Xâm phạm quá mức không gian riêng của đàn ông
Đôi khi, đàn ông thu mình lại và chỉ muốn ở một mình. Đây là lúc họ cần một khoảng thời gian tránh xa thế giới ồn ào để suy nghĩ thấu đáo và đưa ra giải pháp cho các vấn đề mình đang bận tâm. Không phải lúc nào đàn ông cũng muốn nói chuyện, chia sẻ và khi gặp chuyện không vui, tốt nhất hãy để anh ấy có không gian riêng để giải tỏa tâm lý. Sau đó, tâm trạng của anh ấy sẽ tốt hơn và có thể sẽ giải thích tại sao anh ấy muốn chui vào vỏ ốc của mình.
Chị em cần hiểu đàn ông những lúc này và hãy để anh ấy được một mình. Đừng cố gắng tìm hiểu, hỏi han quá nhiều hoặc không tôn trọng nhu cầu không gian cá nhân của họ. Càng làm như thế chỉ khiến đàn ông thêm mệt mỏi và chán ngấy bạn mà thôi.
Không chú ý đến vẻ ngoài của mình
Người đàn ông nào cũng muốn một người phụ nữ mà mình có thể hãnh diện khoe với tất cả mọi người. Anh ấy bị thu hút bởi vẻ đẹp của bạn và mong người phụ nữ của mình chăm sóc vẻ bề ngoài chỉn chu cả khi đã có con cái. Nhưng thực tế thì có vẻ như đàn ông đã kết hôn với người phụ nữ già nua hơn cả mẹ mình vì phụ nữ không quan tâm chăm sóc bản thân.
Một số chị em thì để nhà cửa bừa bộn, nhếch nhác với lý do là bận chăm sóc con cái. Những người khác thì không còn chăm chút ăn mặc như trước khi kết hôn nữa vì nghĩ rằng đã là vợ chồng rồi, đâu cần phải giữ nữa. Đàn ông thích những thứ đẹp đẽ, mùi thơm, kiểu tóc và cách ăn mặc đẹp. Hãy để ý đến quần áo, mái tóc của bạn khi ở nhà hoặc khi đi ra ngoài; tập thể dục cho cơ thể săn chắc, khỏe khoắn. Hãy trở thành người phụ nữ xinh đẹp mà anh ấy đã từng yêu và đây cũng là cách bạn yêu bản thân mình.
Quá phụ thuộc vào anh ấy
Mọi người đàn ông đều muốn có một người phụ nữ yêu thương, lo lắng cho anh ấy như gọi điện khi thấy anh ấy vắng mặt. Tuy vậy, nếu phụ nữ lại quá phụ thuộc vào đàn ông, lúc nào cũng muốn biết anh ấy làm gì, nghĩ gì thì chỉ khiến đàn ông chán ngấy mà thôi.
Một số chị em rơi vào lưới tình và dường như đánh mất bản thân mình, chỉ phụ thuộc vào người đàn ông. Họ quên đi tất cả gia đình, bạn bè, sự nghiệp vì bận rộn với người đàn ông của mình. Họ như bắt đầu sống cuộc sống của mình theo mệnh lệnh của người đàn ông mà quên rằng phải sống cho bản thân mình trước đã.
Dùng sự im lặng để xử sự với đàn ông
Hầu hết phụ nữ mong đợi đàn ông đọc được suy nghĩ, nhu cầu mong muốn của mình thay vì nói ra. Và khi nhu cầu không được đáp ứng thì chị em chọn cách im lặng và dùng sự im lặng đó như là “vũ khí” để mặc cả với đàn ông. Cách làm này có thể hiệu quả trong vài lần nhưng dần dần, đàn ông sẽ thấy khó chịu và muốn rời xa bạn.
Khi bị tổn thương, bạn hãy lên tiếng thay vì bĩu môi hờn dỗi và đi loanh quanh đợi anh ấy hỏi có chuyện gì. Một số chị em thì mang bộ mặt chán nản, dài thườn thượt và điều này càng khiến đàn ông chán ngấy. Đàn ông yêu những người phụ nữ hạnh phúc, rạng rỡ và có cảm xúc tích cực chứ không phải với bộ mặt chán nản, tiêu cực.
Hay cằn nhằn, thở dài
Đàn ông phải chịu rất nhiều gánh nặng mà gia đình, xã hội đặt lên vai. Không có người đàn ông nào có thể đáp ứng mọi nhu cầu của phụ nữ mà điều tốt nhất họ có thể làm là cố gắng giúp đỡ bạn. Hãy khen ngợi khi anh ấy cố gắng đáp ứng những mong muốn, nhu cầu của bạn và khuyến khích anh ấy khi mọi thứ không như ý bạn.
Đừng cằn nhằn anh ấy. Ngay cả khi bạn cảm thấy anh ấy nên làm nhiều hơn cho bạn thì hãy nói với anh ấy một cách nhẹ nhàng, yêu thương. Đừng hạ thấp anh ấy hoặc so sánh với những người đàn ông khác, bạn sẽ làm tổn thương cái tôi của anh ấy và có thể khiến anh ấy quay lưng lại với bạn.
Không cảm ơn những điều anh ấy đã làm
Mọi người đàn ông đều muốn được vỗ về và nói rằng họ đang làm rất tốt. Đừng chỉ chăm chăm chú ý đến những việc mà anh ấy chưa làm, thay vào đó hãy tập trung vào những việc mà anh ấy hết lòng làm cho bạn. Đánh giá cao anh ấy vì những điều đó, dành những lời yêu thương và khen ngợi anh ấy.
Một người phụ nữ hiếm khi nói lời cảm ơn nhưng lại đòi hỏi nhiều hơn thì chỉ khiến đàn ông chán ngấy. Thật ích kỷ khi muốn người kia đáp ứng mọi nhu cầu của mình mà không muốn làm cho họ bất cứ điều gì. Đàn ông yêu những người phụ nữ ủng hộ họ, cũng muốn làm điều gì đó cho họ chứ không phải phụ nữ ích kỷ, chỉ quan tâm đến những điều người khác làm cho mình.
Cố gắng thay đổi người đàn ông
Trong giai đoạn đầu của mối quan hệ, chúng ta bị cuốn theo tình yêu nên sẽ thấy mọi thứ của người kia đều hoàn hảo. Nhưng theo thời gian, chúng ta dần nhận ra những nhược điểm của nửa kia qua hành động, cách xử sự của họ. Bạn nên xác định ngay từ ban đầu xem có bao dung được nhược điểm của đối phương để quyết định ở lại với mối quan hệ hay bỏ đi. Khi bạn chọn gắn bó cùng người kia, đừng cố gắng thay đổi anh ấy, hãy để anh ấy là chính mình.
Đàn ông chán ngấy những người phụ nữ luôn muốn thay đổi họ, buộc họ vào khuôn khổ theo ý thích của bản thân. Ngược lại, đàn ông yêu phụ nữ khiêm tốn và tôn trọng họ. Ví dụ, nếu bạn không vừa ý với cách ăn mặc của anh ấy khi xuất hiện ở nơi đông người thì hãy thử mua vài bộ đồ cho anh ấy, thay vì bắt anh ấy phải ăn mặc theo cách bạn thích./.
Cô gái Việt 'cưa đổ' thầy giáo người Đức
Ấn tượng với thầy giáo người Đức có gương mặt hiền lành, điển trai, Anh Thư chủ động làm quen. Sau 2 năm, họ về chung một nhà.
">8 điều phụ nữ thường làm khiến đàn ông chán ngấy bạn
Soi kèo góc HAGL vs TPHCM, 17h00 ngày 17/1
Mọi đứa trẻ đều không muốn bị đổ lỗi, nhất là khi cha mẹ hiểu sai về mình. Đằng sau đó là sự mong mỏi của đứa trẻ đối với lời "xin lỗi" của cha mẹ. Điều đó chứng minh rằng chúng xứng đáng được yêu thương.
Tuy nhiên, khi câu nói "Bố/mẹ xin lỗi" được cha mẹ giấu nhẹm đi thì nỗi đau nội tâm của trẻ cũng đang tích tụ từng chút một với những cảm xúc như tức giận, buồn bã, bất bình.
Khi cha mẹ nhận thấy lời nói và hành động của mình đã khiến con cái hiểu lầm thì nên xin lỗi kịp thời. Ngoài việc kịp thời làm rõ những hiểu lầm, thì việc một người dám nhìn nhận lỗi lầm sẽ trở thành hình ảnh làm gương, có tác động tích cực và tốt đẹp đối với trẻ.
"Bố/ mẹ xin lỗi" tuy chỉ có ba chữ nhưng thông điệp của nó lại rất hữu ích với tâm hồn của con trẻ và gây dựng tình cảm, hiểu biết, sự chân thành giữa cha mẹ và con cái.
"Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa"
Khi cha mẹ nhận thấy lời nói và việc làm của mình đã gây tổn hại lớn đến con cái thì cần nói ngay với con cái một cách kiên quyết rằng: "Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa".
Nhiều người đã trải qua tâm lý này trong thời thơ ấu, khi bố mẹ gây ra những tổn thương về mặt tâm lý song không có lời giải thích hoặc giải toả từ bố mẹ.
Điều mà trẻ em thường mong muốn là có thể giao tiếp với cha mẹ một cách bình đẳng và chân thành. Tuy nhiên, mặc dù cha mẹ có vẻ chiếm thế thượng phong trong mối quan hệ song họ không biết rằng, trái tim của trẻ đã rơi xuống đáy.
Nếu "Bố/mẹ xin lỗi" là một viên thuốc, thì câu nói: "Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa" cũng là một viên thuốc bổ. Khi một đứa trẻ bị thương, sức nặng của câu nói này như một sự sửa chữa cần thiết vết thương và mang đến cho nó sự hy vọng.
"Bố/mẹ yêu con"
"Bố/mẹ yêu con", đây là câu mà bao người con mơ ước được nghe từ cha mẹ, song nó là câu nói mà nhiều bậc cha mẹ dù muốn bày tỏ nhưng lại chôn chặt trong lòng.
Khi một đứa trẻ bị thương, đặc biệt là khi đứa trẻ cảm thấy mình đã làm sai hoặc gây ra rắc rối, chúng thường lo lắng và sợ rằng cha mẹ sẽ không yêu thương mình nữa. Lúc này là lúc nó trở nên yếu đuối nhất, hãy dùng tình yêu để đối xử tốt nhất với con bạn và đừng bỏ lỡ câu "Bố/mẹ yêu con", để giữ cho con mình không trôi vào cảm xúc tồi tệ và đánh mất mình.
"Bố/mẹ tự hào về con"
Có bao nhiêu người con phấn đấu cả đời chỉ để có được sự khẳng định của cha mẹ.
Khi trái tim của một đứa trẻ mỏng manh, nó cần sự khẳng định kịp thời của cha mẹ. Nếu trẻ luôn không nhận được sự khẳng định và khích lệ của cha mẹ, ngoài việc đập phá đến cùng để chứng tỏ bản thân, trẻ còn có thể đi đến cực đoan, bỏ cuộc hoặc đập phá.
Thông điệp của câu "Bố/mẹ tự hào về con" là sự ghi nhận của bố mẹ về sự chăm chỉ và cống hiến, những thành tích và sự tiến bộ của con. "Bố mẹ thấy rồi, con thật tuyệt! Sự khẳng định này là cách mà cha mẹ cần truyền cho con cái niềm tin vào bản thân mình.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều có những kỳ vọng và yêu cầu đối với con cái của họ. Khi con họ không đáp ứng được kỳ vọng của mình, họ có thể cáo buộc, thiếu kiên nhẫn và thất vọng. Điều đó khiến trẻ nghĩ rằng: "Nếu con không đủ tốt, bố mẹ sẽ không yêu con" .
Đối với trẻ em, lớn lên trong tình yêu thương có điều kiện, chúng thường cảm thấy tổn thương và tự vấn liệu cha mẹ có yêu mình không. Vì vậy, câu nói "Bố mẹ tự hào về con" nên để trẻ hiểu rằng, đó là tự hào về phẩm chất, sự chăm chỉ và tiến bộ của trẻ chứ không chỉ vì kết quả và thành tích.
"Bố mẹ sẽ không bao giờ rời xa con"
Khi bị thương trẻ thường có tâm lý sợ hãi, lo lắng, lo lắng cha mẹ sẽ bỏ rơi mình, tâm trạng này có ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ.
Một đứa trẻ được 6 tháng tuổi, mối quan hệ gắn bó sẽ được thiết lập với người mẹ (hoặc người chăm sóc ban đầu). Khi không thấy bóng dáng người mẹ, đứa trẻ sẽ khóc và có cảm giác bị bỏ rơi. Nếu mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và con không được xử lý trong giai đoạn đầu, nó sẽ để lại một tổn thương cho đứa trẻ. Trong tương lai, khi việc xảy ra lần nữa, đứa trẻ sẽ lại có cảm giác bị mẹ bỏ rơi, và nó sẽ rất đau lòng.
Là cha mẹ, bạn nên để con mình trải nghiệm cảm giác được chăm sóc bằng tình yêu thương. "Mẹ sẽ không bao giờ rời xa con" là một câu nói xoa dịu mọi chấn thương. Trong một khung cảnh thoải mái, hãy để đứa trẻ sửa chữa những tổn thương bắt nguồn từ thời thơ ấu bằng một trải nghiệm tích cực.
"Bố mẹ sẽ không bao giờ rời xa con", là một sự đồng hành và quan tâm đầy thiêng liêng của bố mẹ với con cái. Khi cảm nhận được đầy đủ tình yêu đó từ cha mẹ, nó sẽ chuyển hóa thành một loại sức mạnh trong trái tim của mỗi người con, đi theo và sưởi ấm con trong suốt hành trình của cuộc đời.
Cậu bé bụi đời thành thạc sĩ nhờ lời hứa 'ngược đời' của ni sư
Bên cạnh cho trẻ có một mái ấm tràn ngập tình yêu thương, ni sư Thích Diệu Nhân (trụ trì chùa Yên Ninh, Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình) còn chú trọng dưỡng dục trẻ.
">Con cái luôn muốn bố mẹ nói 5 điều này, bạn đã từng nói chưa?
Cách làm:
Bắp giò heo mua về rửa sạch cuộn tròn bằng chỉ thêu rồi cho vào luộc. Thời gian luộc 35-40p (tuỳ vào cuốn thịt to hay nhỏ) với chút muối. Sau khi tắt bếp thì để 15p mới vớt ra (như vậy thịt sẽ không bị khô) thịt nguội thì cho vào tủ lạnh 1-2h cho thịt săn lại.
Cho nước mắm, đường và giấm vào chung một nồi. Sau đó, bắc lên bếp đun với mức lửa liu riu. Vừa đun, vừa dùng đũa khuấy đều cho đường tan hết, tạo thành hỗn hợp sánh nhẹ rồi tắt bếp.
Tỏi nhánh nhỏ bóc vỏ, ớt bỏ cuống đem rửa sạch để thật khô ráo. Tiêu hạt đập dập nhẹ hoặc để nguyên. Sau đó, cho toàn bộ vào phần hỗn hợp nước mắm. Bỏ thịt trong tủ lạnh ra cho vào hộp hoặc hũ thuỷ tinh và chế nước mắm đã nguội vào thêm tiêu, tỏi ,ớt.
Đậy nắp lại cho vào ngăn mát tủ lạnh. Dùng sau 2-3 ngày ngâm, thái càng mỏng khi ăn sẽ rất ngon.
Chúc các bạn thành công với món bắp giò heo ngâm mắm.
4 bước làm xôi chim bồ câu thơm phức, béo ngậy, quyến rũ vị giác
Xôi chim bồ câu là món ăn vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng, hương vị hấp dẫn quyến rũ vị giác.
">Cách làm món bắp giò heo ngâm mắm chua chua, mặn mặn,
Đoàn từ thiện gồm 2 xe tải và 1 xe bán tải đã chở gần 5 tấn hàng vào vùng lũ. Chị Hà Phương kiểm tra lại số đèn pin trước khi chuyển đi. Đoàn từ thiện của chị gồm 10 người đi trên 3 chiếc xe tải, bán tải đã chở 5 tấn hàng (500 chiếc đèn pin, 300 áo phao, lương thực, thực phẩm…) vào cứu trợ vùng lũ. Quyết định vào vùng lũ của chị xuất phát từ một đêm “không ngủ nổi” sau khi xem tin tức về những người dân kêu cứu từ vùng lũ.
“Tối ngày 18/10, đọc những lời kêu cứu, xem hình ảnh người dân chống chọi với lũ, trái tim tôi như thắt lại. Tôi muốn làm gì đó cho miền Trung quê tôi”, chị nói.
Ban đầu, chị Hà Phương định kêu gọi người dân quyên góp, tài trợ áo phao để tặng bà con. Nhưng trong group từ thiện chị tham gia, mọi người đã kêu gọi được 1.000 chiếc áo phao vì vậy chị chuyển qua kêu gọi tài trợ kinh phí để mua đèn pin.
“Tôi theo dõi tin tức biết rằng, nhiều vùng bị cô lập, mất điện. Công tác cứu hộ, cứu nạn vào ban đêm sẽ gặp khó khăn nếu không có đèn pin. Nên tôi quyết định kêu gọi tặng đèn pin cho người dân”, chị nói.
Họ trao đèn pin, áo phao và nhu yếu phẩm cho người dân vùng lũ trong đêm 19/10. Chị Hà Phương chọn loại đèn pin đeo ở đầu để không vướng víu, cản trở công tác cứu nạn, cứu hộ. Bên cạnh đó, đèn phải loại tốt, thời gian chiếu sáng lâu để thực sự hiệu quả.
Chị liên lạc với rất nhiều đơn vị để gom đủ số lượng đèn có thể chiếu sáng liên tục được 8-12 tiếng, sạc tích điện sẵn, bà con có thể dùng được ngay. Giá mua theo số lượng lớn là khoảng 90 nghìn đồng/chiếc.
Sau khi tìm đủ số lượng, chị Hà Phương kêu gọi ủng hộ qua mạng xã hội. Nếu trường hợp nguồn tài trợ không đủ, chị sẵn sàng bỏ tiền túi để lo đủ số lượng 500 chiếc đèn pin. Bắt đầu từ 9h đêm 18/10 đến sáng ngày 19/10, 500 chiếc đèn pin đã được gom đủ.
“Đến hiện tại mọi người vẫn tiếp tục ủng hộ. Có những mạnh thường quân ủng hộ đến 100 chiếc nhưng kiên quyết giấu tên. Họ làm tôi rất xúc động”, chị nói thêm.
Kế hoạch chuyển số hàng vào Quảng Bình, Quảng Trị gặp khó khăn do ngày 19/10, tỉnh Hà Tĩnh cũng bị ngập trên diện rộng.
Nhiều đoàn cứu trợ bị mắc kẹt vì vậy đoàn của chị Hà Phương không thể vào được mặc dù rất cần kíp.
Hàng nghìn chiếc áo phao đã được gửi vào vùng lũ. Đường đi khó khăn buộc đoàn từ thiện chỉ có thể trao một phần quà cho người dân. Phần lớn hàng phải tập kết tại Hội Chữ thập đỏ và Ban Chỉ huy quân sự của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. “Lương thực, thực phẩm… có thể muộn 1, 2 hôm nhưng áo phao và đèn pin là những thứ cực kỳ cần thiết vì để cứu sinh. Tôi rất sốt ruột vì trời mưa to và chưa tìm được phương án chuyển vào. Thấy Hà Tĩnh có nhiều vùng bị cô lập nên chúng tôi đã quyết định chuyển tập kết đồ cứu trợ vào đây trước để cứu trợ cho người dân”, người phụ nữ này chia sẻ thêm.
3h30 chiều 19/10, đoàn từ thiện xuất phát từ Vinh vào xã Lộc Yên, Hương Khê, Hà Tĩnh – một xã bị cô lập, bao quanh là nước lũ.
6h30 tối, đoàn của chị Hà Phương có mặt tại vùng lũ. Họ tiến hành trao một phần đèn pin, áo phao và nhu yếu phẩm cho người dân. Phần còn lại họ trao cho Hội Chữ thập đỏ huyện Hương Khê và tập kết một phần hàng tại Ban Chỉ huy quân sự huyện Hương Khê.
Theo kế hoạch, ngày 20/10, số hàng cứu trợ trên sẽ được lực lượng chức năng trao tận tay người dân các xã khác của huyện thông qua xuồng, ghe.
“Buổi tối không đủ phương tiện, nhân lực để trao hết cho bà con. Trước khi đi, chúng tôi cũng theo dõi tin tức nhưng vào đến nơi mới cảm nhận được thực trạng khủng khiếp như thế nào. Nước lũ bao vây mênh mông, phải đi xuồng mới di chuyển vào các xã bị cô lập. Người dân nhận quà cứu trợ họ rất xúc động”, chị Phương nói.
Về nhà đêm 19/10, ngày 20/10, chị Phương cùng đoàn từ thiện sẽ tiếp tục chuyển đồ cứu trợ từ Vinh vào các huyện khác của tỉnh Hà Tĩnh.
Theo chị Phương, các năm trước và năm nay, ngày 20/10 chị có khá nhiều sự kiện nhưng cách đây khoảng 1, 2 ngày, chị tạm dừng tất cả.
“Lúc tôi kêu gọi, phát động chương trình, chồng tôi cũng chung tay kêu gọi cùng vợ. Anh khuyên vợ không nên đi vì tình hình quá nguy hiểm. Nhưng khi tôi quyết định, anh vẫn rất ủng hộ.
Đôi lúc có chút chạnh lòng nhưng tôi nghĩ, bớt hoa quà, tiệc tùng… để dành những thứ đó cho những ngày sau lũ. Tôi cần làm việc trước mắt, để góp một phần giúp cho người dân”.
Cũng trong đêm 19/10, chị Nguyễn Phương Lê (ở đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và những người bạn của chị đang quay cuồng với các bao tải quần áo, nhu yếu phẩm.
Đêm 19/10, chị Phương Lê và bạn cũng tất bật với số hàng quyên góp được gửi đến. Từ ngày lũ về miền Trung, nhóm của chị đã cùng nhau quyên góp tiền để gửi cho người dân. Bên cạnh tiền, họ tiếp tục quyên góp nhu yếu phẩm, quần áo.
Sau đó, họ gửi cho các đoàn từ thiện mang vào tiếp ứng cho người dân vùng lũ.
Đồng hành cùng chị là những người phụ nữ ở chung cư cụm 90, 82 và 47 đường Nguyễn Tuân.
“Các năm trước, vào ngày 20/10, chồng tôi và các con thường mời mẹ đi ăn để chúc mừng nhưng năm nay tôi và mấy chị em cùng chung cư quyết định chuyển hoa, quà thành tiền để đi hỗ trợ miền Trung. Bên cạnh đó, bận quyên góp nhu yếu phẩm, chúng tôi cũng không còn thời gian cho các lễ kỷ niệm nữa”, chị nói.
Con gái chị Phương Lê giúp mẹ phân loại quần áo để gửi vào vùng lũ. Thông qua việc này, chị muốn con trở thành một "lá lành" có ý thức về sự chia sẻ. Thay vì khoe hoa, quà… trên mạng xã hội trong ngày lễ, chị Lê An (SN 1989, Sơn La) lại đăng rất nhiều quần áo, nước hoa, son… để đấu giá. Đây là những món đồ yêu thích chị mua được ở lần đi công tác tại Mỹ nhưng chưa có điều kiện dùng. Số tiền có được chị sẽ dành tặng cho người dân miền Trung.
“Sáng nay, mỗi người ở cơ quan tôi cũng ủng hộ 2 ngày lương. Khi trở về nhà, tôi thấy bản thân mình còn nhiều đồ nhưng chưa có cơ hội sử dụng đến nên tôi muốn tặng nó cho người dân đang gặp nguy khó”.
Nhiều người đã ủng hộ đồ ăn, vật dụng trước mắt cho người dân nên chị An quyết định dùng số tiền bán đấu giá được để quyên góp vào một quỹ xây nhà chống lũ cho người dân.
“Tôi biết đến mô hình này từ trước và thấy nó hoạt động hiệu quả nên muốn ủng hộ miền Trung về lâu dài”, chị nói.
Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10
Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm.
">Những phụ nữ nửa đêm vào vùng lũ: ‘Chúng tôi dành ngày 20/10 cho miền Trung’