您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Giao mùa, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng
NEWS2025-04-29 20:25:23【Giải trí】3人已围观
简介– Thời điểm giao mùa,ùatrẻmắcbệnhhôhấptăair blade 2024 thời tiết thay đổi khiến số trẻ nhập viện vì air blade 2024air blade 2024、、
– Thời điểm giao mùa,ùatrẻmắcbệnhhôhấptăair blade 2024 thời tiết thay đổi khiến số trẻ nhập viện vì viêm phổi, viêm tiểu phế quản tăng khoảng 20-30%. Đây đang là mùa của những bệnh về đường hô hấp của trẻ.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi – BV Bạch Mai cho biết thời điểm chuyển mùa từ hè sang thu duy trì tình trạng ngày nắng đêm se lạnh, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus trong không khí tăng lên khiến số trẻ mắc các bệnh hô hấp tăng lên trong thời gian gần đây.
Khoa Nhi có 60 giường bệnh, bình thường có 90 trẻ điều trị nhưng tại thời điểm này có 136 bệnh nhi nhập viện, vì thế nhiều trẻ phải nằm ghép.
![]() |
Thời điểm giao mùa khiến nhiều trẻ mắc bệnh đường hô hấp(Ảnh minh họa: C.Q) |
Trong số này quá nửa là các bệnh đường hô hấp: viêm phổi, viêm tiểu phế quản... Đặc biệt, buổi tối nhiều khi các cha mẹ phải xếp hàng để khám cho con.
Theo PGS Dũng, để hạn chế trẻ nằm ghép, hiện khoa thực hiện phân loại bệnh nhân ngay từ đầu.
Việc phát hiện bệnh đối với trẻ là khá khó nên cha mẹ cần lưu ý 3 dấu hiệu là: bú, ngủ và cách thở của trẻ.
Nếu thấy con bú ít hơn ngày thường, khóc khi bú hoặc quan sát thấy bé thở nhanh, ngực lõm hơn bình thường, đầu gật gù thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diễn biến nặng.
Hơn 368.000 trẻ đã được tiêm vắcxin sởi-Rubella Giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tính đến ngày 29/9, chiến dịch tiêm vắcxin sởi-Rubella đã và đang tiến hành triển khai tại 15 tỉnh thành với tổng số hơn 368.000 trẻ đã được tiêm an toàn. Trong đợt vừa qua, đã có hơn 11.300 trẻ hoãn tiêm, chống chỉ định hoãn tiêm chiếm tỷ lệ (3%). Đặc biệt, trong số trẻ đã tiêm trên chỉ có 210 trường hợp có phản ứng nhẹ (sốt, sưng tại chỗ tiêm), đều bình thường trở lại sau 1 ngày theo dõi, không có trường hợp nào phản ứng nặng phải nhập viện. Đối với những trẻ chưa tiêm và hoãn tiêm, các huyện sẽ tổ chức tiêm vét đầy đủ, đảm bảo đạt tỷ lệ 95% theo chỉ tiêu kế hoạch đặt ra của chiến dịch. |
Cẩm Quyên
很赞哦!(559)
相关文章
- Tác động đến Shortcut trong Win XP
- Làm việc tại gia
- Cô dâu chết lặng khi vợ cũ của chú rể xuất hiện trong đám cưới
- Techcombank thêm giải pháp hỗ trợ tiểu thương
- Nhận định, soi kèo Wolfsburg vs Freiburg, 20h30 ngày 26/4: Bầy sói hết động lực
- Bị cắm sừng, cô gái gửi tặng 1 tấn hành tây cho người yêu cũ
- Tình yêu, gu thời trang của vợ chồng già U90 khiến giới trẻ thích thú
- Đau đầu vì bạn gái tuyên bố không muốn sinh con
- Siêu máy tính dự đoán Lazio vs Parma, 1h45 ngày 29/4
- Cách đơn giản trị chứng hay quên tắt các thiết bị điện khi rời nhà
热门文章
站长推荐
Trong Windows còn rất nhiều con trỏ chuột đẹp và lạ mà Windows chỉ dành cho người nào tò mò, thích tìm hiểu. Để sử dụng các con trỏ chuột "màu mè hoa lá cành" này, bạn làm như sau:
- Mở menu Start > Control Panel > bấm kép chuột lên biểu tượng Mouse.
">Thay đổi hình dạng con trỏ chuột
Ông Bé kể lại những tai họa bất ngờ ập đến nhưng hơn 40 năm rồi vẫn chưa có lời giải. Ảnh: Thanh Nghi
Không ai trong khu vực Long Châu, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ biết về ông Bé lại có thể nghĩ rằng một ngày ông hết mù và lại nói chuyện sang sảng. Ông bây giờ còn có bằng Trung cấp Đông y, rành rõ từng cây thuốc nam có trong vườn nhà.
Sáng sớm cuối tuần, ông Bé sang nhà bạn, nhấp vài ly rượu, lên kế hoạch cho buổi nấu nước bông sen trắng tặng bà con bị bệnh hở van tim vào hai ngày tới tại phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt.
Vỗ vai ông bạn, ông Bé nhắc đi nhắc lại: 'Đợt này có một hồ sen bị chết nhiều, tui mới rải phân tuần trước đang chờ nó lên lại. Mấy anh em mình ráng gom sao cho đủ 5 bao, để nấu được 250 lít nha chú Mười, nếu mà thiếu mấy bả la làng lên đó à nghen'.
Ông Mười Huệ (bạn của ông Bé) cười: 'Anh Hai dặn kỹ quá, có tuần nào mà nấu không đủ 250 lít nước chưa. Anh Hai lo về nghỉ để mai còn cưa đống củi to nữa'.
Làm việc thiện giúp đỡ bà con là cách mà ông Bé giữ lời hứa với bản thân mình khi ông gặp tai họa. Bởi 'tui từng cầu trời đất cho tui hết câm, hết mù, tui nguyện đi làm từ thiện suốt đời để trả ơn', ông Bé nhớ lại.
Khi khỏe lại thì ông Bé cũng lớn tuổi, con cái đã có việc làm ổn định, lại được vợ ủng hộ nhiệt tình nên 18 năm nay, ông Bé chỉ đi làm từ thiện để 'giữ trọn lời hứa năm xưa với đất trời'. Ảnh: Thanh Nghi Năm 1977, ông Bé 27 tuổi là người đàn ông khỏe mạnh, ai thuê gì làm nấy nuôi vợ và con trai. Một buổi trưa khi đang cuốc đất thuê cùng vài người, ông ngã xuống đất và ngất xỉu. Mọi người khiêng ông vào nhà và đưa đi bệnh viện, ông nằm bất tỉnh 3 ngày. Tỉnh dậy, nhìn thấy mọi người xung quanh, ông muốn hỏi chuyện nhưng không thể thốt ra lời.
Ông thò vào túi áo bác sĩ đứng bên cạnh, lấy cây bút viết vào tay mình: 'Cho tui tờ giấy'. Nhận tờ giấy, ông viết tiếp: 'Tui muốn nói nhưng không phát âm được', ông Bé nhớ lại. Lúc đó ông vẫn chưa nghĩ mình bị câm.
Ở bệnh viện thành phố Cần Thơ điều trị gần một tháng nhưng bác sĩ không tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc ông không nói được, trong khi sức khỏe của ông bình thường và tai vẫn nghe được.
'Thời đó mới giải phóng, thiết bị y tế còn thiếu thốn, bác sĩ bảo tôi về, 'chờ thêm một thời gian bệnh viện sắm sửa các thiết bị hiện đại hơn thì sẽ báo để anh lên kiểm tra lần nữa', ông Bé nhớ lại.
Nhưng ông chờ gần 20 năm không nhận được tin tức gì.
Suốt 20 năm giao tiếp với mọi người qua giấy bút, ông Bé còn lạc quan bởi nghĩ mình may mắn biết chữ và còn nghe được. Ông vẫn đi làm thuê nhưng 'hễ có việc gì nặng nhọc là anh em giành làm hết'.
'Trong nhà từ dạo đó quen dần với tiếng vỗ tay bốp bốp của ông. Mỗi lần muốn nói chuyện, ông ấy vỗ tay là tui chạy tới, rồi ông ấy lấy giấy bút ghi ra, riết rồi tui quen', bà Mai Thị Dễ, 71 tuổi, vợ ông Bé nhớ lại.
Khi chứng câm chưa có lời giải thì tháng 10/1997, một buổi sáng ông Bé thấy mệt, đau nhức hai vai nên nhờ người cạo gió, lim dim ngủ. Cạo gió xong, mở mắt ra thì ông không nhìn thấy gì, 'mọi thứ trước mắt tối sầm lại và tôi ngã xuống đất', ông Bé nhớ lại.
Ông được đưa vào bệnh viện thành phố Cần Thơ, nhưng bác sĩ một lần nữa bó tay. Cố gắng mở to mắt ra nhưng ông Bé không nhìn thấy gì, dù đôi mắt vẫn đen nháy.
'Hằng ngày tui tự hỏi lòng mình, tại sao ông trời lại bắt tui trở nên như vậy. Bỗng nhiên tui bị câm, rồi bỗng nhiên bị mù mà không một chút đau đớn. Nghe tiếng con cười nhưng không nhìn thấy mặt, nó ngồi trong lòng tui mà sao tui nhớ nó quá', ông Bé ngậm ngùi nhớ lại.
Cha ông cho đất, ông bán bớt một công lấy tiền chữa bệnh thuốc thang và trả nợ bà con vì kinh tế gia đình đã kiệt quệ. 'Lúc ấy tui không còn sợ chết nữa, ngày nào cũng nghĩ hay vùi mình xuống đất cho xong', ông Bé nói.
Từ đó ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn trong nhà, tới bữa cơm vợ múc cơm đưa đến tận tay, thỉnh thoảng được vợ đưa sang nhà bạn chơi cho khuây khỏa. Gia đình sợ ông nghĩ quẩn, đem cất hết những chai thuốc trừ sâu, chai dầu hỏa và mấy con dao.
Ông Bé (trái) và ông Nguyễn Văn Mười (63 tuổi) trong nhóm từ thiện nấu nước bông sen trắng. Ảnh: Thanh Nghi. Một buổi tối tháng 8/2001, bốn năm sau khi bị mù, ông Bé được vợ dìu ra thắp nhang cúng rằm, lúc quay vào nhà thì ngã sấp xuống, bất tỉnh nhân sự. Bà Dễ hô hoán, hàng xóm chạy lại nhà đông nghẹt.
'Chúng tôi lập tức kiểm tra coi ông ấy còn thở không thì không thấy. Ông ấy nằm im nên ai cũng nghĩ ông chết rồi', ông Lê Văn Trường, hàng xóm của ông Bé, là một trong hai người có mặt đầu tiên khi ông Bé bất tỉnh kể lại.
Bà Dễ ôm lấy chồng, vừa khóc vừa đòi đưa chồng đi bệnh viện, thì có người nói, 'Ông chết rồi đưa đi bệnh viện làm gì nữa'. Gia đình ngỡ thật, bắt đầu dọn dẹp chuẩn bị lo hậu sự. Khoảng 20 phút sau ông Bé tỉnh lại trước sự sợ hãi của mọi người.
'Thằng Bé chết rồi' là câu đầu tiên tui nghe được khi tỉnh lại, thấy mẹ và vợ con đang ôm nhau khóc. Tui chợt nghĩ không biết mọi người làm gì ở nhà mình đông thế, vừa nghĩ tui vừa bật ra câu nói đó thành lời', ông Bé nói.
Cơn sửng sốt thấy chồng tỉnh lại nhường chỗ cho việc bất ngờ khi thấy ông Bé câm, mù bỗng nói thành tiếng, chỉ từng người kể tên vanh vách. 'Tui tưởng ông chết rồi, mà ông có chết tui cũng ở vậy nuôi con!', bà Dễ nhào đến ôm chồng, khóc rưng rức làm ông Bé cũng khóc theo.
Trở về từ cửa tử, lại nhìn và nói được, ông Bé hạnh phúc vô ngần nên quyết giữ lời hứa 'nếu mình khỏi bệnh, sẽ phát tâm đi làm từ thiện để trả ơn', điều ông nhẩm trong đầu bao lần trong những ngày dài đằng đẵng chìm trong bóng tối.
Ông tham gia vào phòng thuốc đông y của một cây xăng tại phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, sau đó được cử đi học Trung cấp Y học Cổ truyền tại Cần Thơ.
Vài tháng, ông cùng anh em trong nhóm từ thiện đi Phú Quốc, Tây Ninh hay Bình Thuận vào rừng kiếm cây thuốc nam về tặng cho phòng khám đông y.
Ông Trần Quang Tuấn, trưởng Khu vực Long Châu, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ cho biết: 'Tôi có biết ông Bé trước đây bị câm, bị mù, đột nhiên bất tỉnh thì gia đình tưởng chết chuẩn bị lo hậu sự. Tỉnh lại, ông Bé hết câm, hết mù, sinh hoạt bình thường và tham gia làm từ thiện tại địa phương'.
Bác sỹ CKI Y học cổ truyền Nguyễn Hữu Trường (TP. HCM) thì nói: 'Có thể ông Bé chỉ ngưng thở 1-2 phút, trong lúc người nhà hoảng loạn, không kiểm tra lại nên tưởng ông ấy chết. Chứ không thể có chuyện ngưng thở 20 phút mà vẫn sống được. Còn về việc ông ấy bỗng nhiên hết câm, hết mù sau khi tỉnh lại thì cần phải có nghiên cứu khoa học rõ ràng mới giải thích được'.
Sắp tới giờ cơm trưa, vợ ông Bé từ trong bếp lật đật ra sân nói: 'Tui nấu cơm xong rồi, ông ăn cơm rồi đi đâu thì đi'. Ông Bé cầm chìa khóa xe máy trên bàn, xỏ đôi dép đáp lại: 'Tui chạy ù qua ao sen coi nay được nhiều bông chưa rồi về ăn sau, đang sợ thiếu bông nấu đây bà ạ'.
Vừa dứt lời, ông đi nhanh ra sân, quay đầu chiếc xe máy, nổ máy chạy ù đi. Cái biển số xe rơi một bên ốc vít, kêu lẻng kẻng trên con đường gập ghềnh sát mé sông.
Chuyện nhói lòng phía sau sổ tiết kiệm 50 triệu đồng của người mẹ câm
Mười năm bỏ mặc người mẹ tật nguyền nhưng tôi không ngờ, đến lúc sa cơ, lại nhận được món quà từ bà.
">Người đàn ông ở Cần Thơ 'chết đi sống lại' bỗng hết câm, mù
Mười năm trước, tôi và cậu bạn Kevin đã kết nối lại và bắt đầu hẹn hò sau khi cậu ấy từ Ý về nước sống.
Sáu năm sau, anh ấy cầu hôn tôi ở Montreal. Một năm sau, chúng tôi kết hôn và có tuần trăng mật tuyệt vời ở châu Âu.
Ba tháng sau đó, tôi phát hiện mình có thai.
Ngày 5 tháng 1, tôi bị sảy thai.
Chúng tôi phát hiện ra tôi có thai vào ngày 13 tháng 10. Chu kỳ của tôi trễ 8 ngày mà bình thường tôi không bao giờ trễ kinh cả. Tôi thức dậy lúc 5h30 sáng, quyết định thử thai tại nhà, kết quả là 2 vạch. Tôi đánh thức chồng dậy, suýt ấn cả que thử vào mặt anh ấy. Chúng tôi rất vui mừng.
Ngay tuần sau tôi đi khám, bác sĩ nói rằng tôi có thai khoảng 5 tuần, dự sinh khoảng ngày 18-20 tháng 7. Chúng tôi đã trì hoãn lần siêu âm đầu tiên cho đến sau kỳ nghỉ vì đi du lịch đến các bang dịp Giáng sinh. Em gái tôi sắp cưới nên tôi muốn dành thời gian để chúc mừng đôi trẻ.
Không bị buồn nôn và nôn mửa nhưng tôi có tất cả các triệu chứng tiêu chuẩn của thai kỳ: căng tức ngực, mệt mỏi, tăng cảm giác thèm ăn… Đêm cuối cùng trong chuyến đi đến Houston vào tháng 12 năm 2009, tôi nhận thấy mình bị ra máu. Vì để quên mất cuốn cẩm nang mang thai ở nhà, tôi lên mạng để tra (thật không bao giờ nên làm thế). Tất cả các tìm kiếm đều nói cùng một điều: Đó là dấu hiệu bất thường, dấu hiệu của sẩy thai. Tôi hốt hoảng. Kevin và em gái tôi đã cố gắng giúp tôi bình tĩnh lại nhưng đêm đó tôi không ngủ được một giây nào.
Ngay sau khi về nhà, chúng tôi đến phòng khám thì bác sĩ cho biết cổ tử cung đã đóng và đôi khi có hiện tượng ra máu khi có thai nhưng phụ nữ vẫn mang thai đủ tháng. Để chắc chắn rằng mọi thứ đều ổn, tôi lên lịch tái khám tại khoa Đánh giá thai sớm ở một bệnh viện khác. Tôi đã bị thuyết phục rằng cả em bé và tôi đều ổn sau khi khám đánh giá thai sớm về. Nhưng đó chỉ là cho đến khi họ cho tôi siêu âm…
Tôi biết là có chuyện chẳng lành khi bác sĩ chỉ im lặng nhìn vào màn hình. Rồi cô ấy chỉ vào tử cung của tôi, túi thai và thai nhi. Phần quan trọng bị thiếu là nhịp tim của thai nhi. Giữa tiếng nức nở, tôi hỏi cô ấy có chắc không. Cô ấy nói cô ấy rất tiếc, thật không may. Tôi không biết đã làm thế nào mà lái xe về được nhà hôm đó. Khi chồng tôi ra mở cửa tôi đã khóc nức nở.
Bác sĩ cho tôi 3 sự lựa chọn: Đợi cơ thể tống thai ra ngoài, tiêm thuốc nong, nạo hoặc kê đơn thuốc để gây sảy thai. Chẳng đời nào tôi muốn đợi cơ thể mình tự làm những gì nó phải làm nên việc uống thuốc là điều không cần bàn cãi.
Tám giờ sau khi uống thuốc, tôi bắt đầu thấy đau lưng và đau bụng dữ dội. Vì vậy, tôi đã hét lên để chồng tôi giúp tôi. Anh ấy tỉnh dậy trong hoảng loạn và bắt đầu xoa lưng tôi để làm dịu cơn đau nhưng không giúp gì được. Cơn đau thật tồi tệ. Những giờ tiếp theo là khoảnh khắc đau thương nhất của cuộc đời tôi.
Không có từ nào có thể mô tả nỗi đau và tuyệt vọng mà tôi cảm thấy. Tôi cứ nghĩ rằng sau ngần ấy năm, giờ tôi đã sẵn sàng làm mẹ, tôi buộc phải đối đầu với nỗi kinh hoàng ghê gớm và khó hiểu nhất khi mất con. Những tiếng nấc nghẹn ngào thay cho tiếng than khóc của tôi và tôi bắt đầu tự trách mình khi nghĩ rằng vì sao mà tôi sảy thai như vậy.
Nếu tôi không nhuộm tóc vài tuần trước, nếu tôi không uống một ngụm rượu nhỏ, nếu tôi nghỉ ngơi thay vì đi du lịch, nếu tôi chịu thêm chút canxi vào chế độ ăn uống của tôi…
Sau đó, tôi đã thuyết phục bản thân rằng mình bị sảy thai đơn giản là nghiệp chướng vì đã có lúc sống vô tâm, hay quá khích trong quá khứ. Có lẽ tôi sảy thai vì quá tự mãn trong hạnh phúc của mình. Tôi chỉ muốn ai đó nói cho tôi biết những gì tôi đã làm, không làm hoặc nên làm để điều này không xảy ra!
Hóa ra, 1/5 trường hợp mang thai dẫn đến sảy thai trước khi kết thúc 3 tháng thai kỳ đầu tiên, bất thường nhiễm sắc thể là một trong những lý do hàng đầu. Khi chúng tôi quay lại bệnh viện để tái khám, bác sĩ hỏi tôi tình hình thế nào. Tôi không thiết trả lời. Chồng tôi làm cho tôi món trứng và thịt xông khói cho bữa sáng, tôi hầu như không động đến. Khi anh ấy cố gắng xoa dịu tôi bằng sự vuốt ve, tôi sửng cồ để anh ấy dừng lại.
Anh ấy hỏi tôi có chuyện gì. Tôi cắn môi vì anh ấy hỏi tôi một câu ngu ngốc như vậy. Anh dọn bát đĩa, hôn tạm biệt tôi và bảo tôi gọi anh nếu cần bất cứ điều gì.
Tôi nghĩ việc gọi anh có gì mà quan trọng, chẳng làm cho tôi vơi được nỗi đau mất con. Nhưng tôi ngay lập tức cảm thấy tội lỗi vì đã nghĩ ra những suy nghĩ tồi tệ như vậy.
Chồng tôi là người rắn rỏi. Anh ấy cũng rất giỏi chế ngự cảm xúc, ơn trời, bởi tôi quá tập trung vào nỗi đau của mình đến gần như quên mất rằng anh ấy cũng trải qua điều tương tự.
Trong vòng hai năm tiếp theo, tôi có thêm hai lần sảy thai, tất cả là ba lần sảy thai trong ba năm.
Tôi đã có một vài cuộc tư vấn với hai bác sĩ sản khoa khác nhau nhưng tôi tin rằng mình là người có lỗi vì không thể duy trì việc mang thai. Đó là một vòng luẩn quẩn tàn khốc của việc tôi tự làm mình đau và ghét cơ thể mình vì không thể làm mẹ. Tôi đã trải qua quá trình phân tích tâm lý chuyên sâu để giúp vượt qua cảm giác tội lỗi và trầm cảm.
Sau lần sảy thai thứ ba, tôi tin rằng mình sẽ không thể sinh con và với trái tim nặng trĩu, chúng tôi quyết định từ bỏ các phương pháp điều trị sinh sản và xem xét việc nhận con nuôi. Tôi cũng phải học cách tha thứ cho những hạn chế của cơ thể. Tôi không ngừng tự nhủ chỉ vì tôi không thể làm mẹ ruột của một đứa trẻ nào đó sẽ không khiến tôi trở thành một người phụ nữ không thể làm người mẹ đầy yêu thương nuôi dưỡng đứa trẻ nào cần tôi.
Chúng tôi dần điều chỉnh suy nghĩ về việc nhận con nuôi khi tôi phát hiện ra mình có thai. Chúng tôi kiêng ăn mừng cho đến tuần thai thứ 10 khi cuối cùng cũng có tim thai. Chúng tôi chưa bao giờ đi xa được như vậy trước đây và đó là một cảm giác tuyệt vời.
Tôi không nghĩ rằng mình dám tin đó là lần mang thai thành công cho đến khi tôi được ôm đứa con gái nhỏ ngọt ngào của mình vào ngày 27 tháng 3.
Và hiện giờ, sau 21 tháng, con gái nhắc nhở tôi rằng hãy tận hưởng khoảnh khắc này của cuộc sống vì chẳng ai hiểu những điều tốt đẹp mình có được nếu chưa trải qua điều tồi tệ.
Con gái dạy tôi rằng ngày mai là một món quà mình sẽ nhận được nhưng hôm nay là món quà cần tận hưởng, nâng niu.
Vợ cũ đòi hàn gắn vì biết tôi bất ngờ được thừa kế tiền tỷ
Nhiều năm bỏ đi về chê tôi nghèo khó, nay vợ cũ bất ngờ quay lại, đòi hàn gắn tình cảm.
">Tôi đổ lỗi cho mình vì liên tục sảy thai
Sáng 26/6, nhiều diễn đàn lan truyền đoạn video ghi cảnh người chồng giật ngược tóc vợ rồi đánh. Cú giật mạnh khiến đứa con nhỏ đang được mẹ bế bị va đập mạnh vào cánh cổng rồi văng ra ngoài.
Hình ảnh đang gây phẫn nộ trong dư luận Anh Đ.N.Q, người chia sẻ đoạn clip cho biết, chị T.C và anh N.A.V từng có quan hệ tình cảm với nhau và có một đứa con chung được 6 tháng tuổi. Quá trình chung sống, hai bên nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất đồng quan điểm nên chị C quyết định chia tay và nuôi con một mình.
Liên hệ với chị T.C - người phụ nữ trong clip, chị cho biết, trước đây anh A.V và chị chung sống không đăng kí kết hôn. Khi chị sinh con được 2 tháng, chị bế con về nhà bố mẹ đẻ ở phường Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) sinh sống cho đến nay.
Khoảng 4h30 chiều ngày 20/6, anh N.A.V đến nhà chị yêu cầu được gặp con. Lúc này, bé đang ngủ, đến 5h30 chị T.C mới bế cháu xuống. Chị thấy anh A.V đang nói chuyện điện thoại nên bế con ra cổng đứng chơi.
Anh A.V cho rằng gia đình chị T.C cấm cản việc anh gặp con nên buông lời xúc phạm. Hai người cự cãi, cháu bé hoảng sợ, quấy khóc nên chị T.C bế con tránh đi.
Anh A.V túm tóc chị T.C khiến em bé bị va đập mạnh Anh A.V chạy theo, túm tóc chị T.C, kéo giật lại đằng sau khiến cả hai mẹ con ngã xuống đất. Cháu bé đập đầu vào cánh cổng và bị ngất.
Mẹ ruột chị T.C và hàng xóm chạy ra can ngăn, đưa cả hai mẹ con vào Bệnh viện Xanh Pôn cấp cứu.
Cháu bé bị thâm tím vùng thái dương và trán. Do còn bé nên bác sĩ cân nhắc, chưa cho chụp CT não mà tạm cho về nhà theo dõi. Nếu có các triệu chứng hôn mê, nôn ói, gia đình sẽ đưa vào viện. Từ đó đến nay, may mắn cháu bé chưa có biểu hiện bất thường, chỉ kém ăn.
Chị T.C cho biết thêm, anh A.V dạy vẽ tại nhà. Thời gian sống cùng nhau, anh A.V đánh đập chị nhiều lần, không thể chịu đựng được nên chị ôm con về ngoại.
Sau khi xảy ra sự việc, gia đình chị T.C đã làm đơn gửi lên công an phường Hạ Đình trình báo.
Trao đổi với VietNamNet, cán bộ phụ trách vụ việc của công an phường Hạ Đình thông tin: "Vụ việc xảy ra vào ngày 20/6 vừa qua trên địa bàn phường. Khi gia đình làm đơn lên cơ quan công an, chúng tôi đã mời hai bên lên làm việc. Hiện hồ sơ được gửi lên phòng Tổng hợp - công an quận Thanh Xuân tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật".
Nữ nhà báo bị chồng võ sư đánh đập: 'Chúng tôi từng ly hôn, mới kết hôn lại'
Tôi nhẫn nhịn để con tôi sung sướng nhưng tôi nhịn mà con tôi vẫn khổ thì tôi không thể im lặng được nữa’, chị V.T.T.L, nạn nhân trong vụ bị chồng bạo hành ngày 26/8, cho biết.
">Clip chồng bạo hành vợ khiến con 6 tháng tuổi ngã văng xuống đất
Nhận định, soi kèo Al Seeb vs Oman Club, 23h20 ngày 28/4: Phá dớp đối đầu
Cách nấu: gồm 6 bước đơn giản sau:
Bước 1: Ngâm cùi bưởi khô với nước khoảng 2 tiếng rồi vắt nước để ráo.
Bước 2: Đậu xanh vo sơ rồi ngâm nở, hấp chín.
Bước 3: Cho cùi bưởi vào ướp với 100 gram đường khoảng 30 phút cho ngấm rồi cho lên bếp đảo ở mức lửa nhỏ (cho thêm một chút nước vào đảo cạn nước).
Bước 4: Tắt bếp, rắc bột năng vào cùi bưởi đã sên xóc đều.
Bước 5: Luộc cùi bưởi đến khi chín và ngâm ngay vào nước đá cho giòn. Nước luộc cùi bưởi đừng đổ để sử dụng lại.
Bước 6: Hoà đường vừa khẩu vị với bột năng với một chút nước rồi đổ vào nồi nước luộc cùi bưởi. Sau đó cho đậu xanh và cùi bưởi đã luộc vào nấu đến khi đạt độ sánh mong muốn.
Với công thức này, các bạn sẽ có thành phẩm khoảng 10 bát chè cho cả gia đình cùng thưởng thức trong những ngày hè nóng nực. Chúc các bạn thành công nhé!
10 loại thực phẩm có thể được bảo quản suốt nhiều năm nếu làm đúng cách
Không có gì tệ bằng việc lãng phí thực phẩm, vì vậy điều quan trọng nhất là biết cách lưu trữ thực phẩm càng lâu càng tốt.
">Nấu chè bưởi với cùi bưởi sấy khô ngon khó cưỡng
Buổi tối trước ngày hiến máu, ông Trần Quốc Chánh (Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang) đi ngủ sớm. Ông cũng từ chối bữa nhậu của những người bạn để giữ cho mình sức khỏe tốt nhất. Sáng hôm sau, ông dậy sớm, ăn sáng và rời nhà với chiếc xe máy quen thuộc.
Ông Chánh đến điểm hiến máu do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chi nhánh Cần Thơ tổ chức, để cho đi những giọt máu của mình.
Đó là một trong hơn 60 lần, người đàn ông năm nay bước sang tuổi 58 thực hiện việc hiến máu cho cộng đồng.
16 năm qua, với hơn 15.000ml máu hiến tặng, ông đã góp phần giúp nhiều bệnh nhân đang nguy cấp có thêm cơ hội được cứu chữa, giành lại sự sống.
Ông Trần Quốc Chánh. Việc tình nguyện hiến máu của ông Chánh bắt đầu từ năm 2003. Trong một lần đi thăm người thân bị bệnh ở Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, ông chứng kiến nhiều trường hợp bệnh nhân cần tiếp máu để phẫu thuật. Nhưng loại máu thích hợp cho các bệnh nhân này không còn đủ, người thân của họ cũng không có loại máu phù hợp nên việc chữa bệnh gặp khó khăn.
“Câu chuyện đó đã ám ảnh tôi. Tôi băn khoăn: “Tại sao không đủ máu cho bệnh nhân?” và bắt đầu tìm hiểu về việc hiến máu. Các tài liệu trên mạng, truyền hình và tờ rơi của bệnh viện… được tôi nghiên cứu rất kỹ và tôi nhận ra tầm quan trọng của việc hiến máu.
Đặc biệt, tôi mang nhóm máu 0 - nhóm máu có thể truyền cho tất cả mọi người vì vậy càng có lý do để thôi thúc tôi hiến máu”, ông nhớ lại.
Từ năm 2004, ông Chánh tự nguyện tham gia hiến máu tại bệnh viện.
Lần đầu tiên hiến máu, ông Chánh thừa nhận, không tránh khỏi sự lo âu. “Tôi không biết mình có đủ điều kiện để hiến không. Tôi cũng hỏi đi hỏi lại về sự an toàn lúc cho máu. Tuy nhiên sau đó, tôi thấy việc hiến máu có lợi cho bản thân (được kiểm tra máu, sàng lọc bệnh, có cơ hội “thay máu”…) và góp phần làm giàu nguồn máu dự trữ cho những người bệnh cần”.
Từ đó, mỗi năm, trung bình 3 tháng/lần, ông Chánh lại đi hiến máu. Suốt 16 năm, ông đều đặn cho đi những giọt máu của mình. Thời điểm duy nhất khiến ông gián đoạn việc hiến máu trong vòng 10 tháng là lần ông bị tai nạn gãy tay vào năm 2018.
Sau khi sức khỏe ổn định, ông lại tiếp tục hiến nguồn máu cho cộng đồng. Ngoài ra, ông còn vận động vợ và con gái Trần Thảo Nguyên (SN 1990) cùng đi hiến máu. Đến nay, vợ và con gái ông có 25 lần hiến máu.
Không chỉ vậy, ông cũng vận động hàng xóm, người quen hiến máu cho cộng đồng. “Việc vận động, ban đầu, không dễ dàng. Một số người sợ mất máu hoặc nghĩ rằng máu cho đi là uổng phí, mình phải giải thích cặn kẽ. Tôi còn in tờ rơi, thông tin chính thống để đưa cho họ đọc.
Một số người lo sợ hiến máu sẽ dễ lây bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tôi phải đưa bản thân mình ra làm bằng chứng, thuyết phục họ. Nhiều năm hiến máu, sức khỏe tôi còn tốt lên. Đến nay, có khoảng 18 người đã tham gia phong trào này”.
Từ khi tham gia hiến máu, ông Chánh chú ý đến chế độ ăn uống, ý thức giữ sức khỏe. Ông ăn đủ chất, đều đặn và hạn chế rượu, bia. Ông cũng tập thể dục để có được nguồn máu tốt, đủ điều kiện.
Nhiều năm trước, dù chưa đến lịch hiến máu (3 tháng/lần) nhưng sắp phải có chuyến công tác dài, ông đều đến bệnh viện hiến máu trước thời hạn. Sau này, có quy định 3 tháng/lần, ông tìm mọi cách để sắp xếp công việc cơ quan, gia đình để không ảnh hưởng đến lịch đi hiến máu.
Việc hiến máu đã cho ông nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Đó là vào năm 2015, khi ông Chánh cùng đoàn khoảng 30 người từ An Giang đi du lịch tại TP Nha Trang.
Khi đoàn đến tỉnh Bình Thuận, xe khách bị hỏng. Tình cờ, gần đó, có một vụ tai nạn vừa xảy ra. Một người phụ nữ được đưa vào bệnh viện gần nhất trong tình trạng bị mất rất nhiều máu. Lượng máu dự trữ của bệnh viện không đủ, các bác sĩ kêu gọi việc hiến máu tại chỗ.
Dù mới hiến máu cách đó 1 tháng nhưng ông Chánh không chút do dự, xin được hiến cho người phụ nữ xa lạ. Ông còn vận động, thuyết phục được 3 người khác trong đoàn du lịch hiến máu cho người phụ nữ trên.
Xong việc, đoàn xe tiếp tục hành trình của mình. “Chúng tôi không có tin tức về người phụ nữ ấy nhưng tôi hi vọng những giọt máu của mình đã giúp cho một con người có cơ hội được tái sinh lần nữa”, ông Chánh nói.
Với những đóng góp tích cực, ông Chánh đã vinh dự được nhận kỷ niệm chương của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bằng khen của UBND tỉnh Anh Giang vì có thành tích trong phong trào hiến máu tình nguyện.
Vừa qua, ông cũng là một trong 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc lần thứ XIV được tôn vinh nhân ngày Quốc tế người hiến máu 14/6.
“Giờ nhắc đến ông Chánh là người ta nghĩ đến “ông già hay hiến máu”. Lúc bắt đầu công việc tình nguyện này, tôi không nghĩ đến việc tuyên dương, hay thành tích.
Tôi đến với nó chỉ vì lý do đơn giản, đây là việc tốt cho sức khỏe của bản thân và cũng là việc trong sức của mình, tôi có thể làm cho cộng đồng. Với tôi, hạnh phúc là cho đi”, ông Chánh nói thêm.
Chàng trai Quảng Ninh kiếm tiền từ 3 công việc chỉ bằng một ngón tay
Bị liệt toàn thân sau một tai nạn, Đặng Minh Tuấn dành hàng chục năm để tập luyện, vươn lên, trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đồng những người khuyết tật.
">Người đàn ông An Giang 60 lần hiến máu tình nguyện
Hai vợ chồng anh Tothongkrang đi bộ về quê.
Anh Somkit Tothongkrang, 48 tuổi và người vợ 47 tuổi bắt đầu hành trình vào ngày 9/6 từ khu vực Phimai của tỉnh Nakhon Ratshasima (Thái Lan).
Người chồng cho biết, anh được hàng xóm thông báo về tình trạng sức khỏe của mẹ. Anh quyết định sẽ đi bộ về thăm bà cùng với vợ mình. Hiện tại, 2 vợ chồng đang thất nghiệp do ảnh hưởng của Covid-19.
Anh Tothongkrang cũng cho biết thêm rằng, hành trình của vợ chồng anh dự kiến sẽ mất khoảng 4-5 ngày. Nhưng sau đó, họ đã nhận được sự hỗ trợ của các nhân viên cứu hộ địa phương.
Các nhân viên cứu hộ đã đón 2 vợ chồng và chở họ đến bến xe buýt ở tỉnh Nakhon Ratshasima. Hai vợ chồng cũng được tặng gần 900 nghìn đồng để chi tiêu dọc đường.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều người lao động nghèo thất nghiệp đã chọn cách đi bộ về quê như một lựa chọn duy nhất để có thể sống sót.
Tình trạng này đang khá phổ biến ở một số quốc gia châu Á, ví dụ như Ấn Độ. Điển hình, có một ông bố đã cho 2 đứa con vào quang gánh để gánh bộ về quê. Một nữ sinh khác thì chọn cách đạp xe chở người bố đau yếu về quê vì không có việc làm.
Người đàn ông gánh 2 con, đi bộ 160km suốt 7 ngày để về quê
Không được trả tiền công, người đàn ông đã gánh 2 con nhỏ đi bộ suốt 160km để về nhà.
">Cặp vợ chồng thất nghiệp đi bộ 300km về quê thăm mẹ ốm