ARM đi ngược lại với quan niệm truyền thống về cách một hãng công nghệ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Họ không sản xuất sản phẩm, trái ngược với đối thủ Intel và AMD, những hãng dành nhiều thời gian, tiền bạc, công sức và tiếp thị những con chip mà họ thiết kế. Thay vào đó, ARM cấp phép sử dụng thiết kế cho khách hàng, để họ dễ dàng chỉnh sửa, sản xuất và tiếp thị xoay quanh thiết kế gốc.
Hơn nữa, ARM cũng tiên phong trong xây dựng hệ sinh thái bao quanh, bao gồm hàng ngàn đối tác, nhà sản xuất. Đây là hệ sinh thái cộng tác, nơi nhiều khách hàng và đối tác của ARM xây dựng mô hình kinh doanh xoay quanh thiết kế của ARM, đảm bảo bí mật thương mại vì ARM không phải đối thủ với họ.
Mô hình cộng tác thay vì cạnh tranh giúp ARM chiếm tới 90% thị phần smartphone, vượt xa Intel, AMD. Nó là một trong số ít doanh nghiệp trên thế giới thành công tạo dựng doanh nghiệp tỷ đô chỉ nhờ vào nghiên cứu và phát triển (R&D).
Đồng sáng lập ARM Hermann Hauser gọi công ty là “Thụy Sỹ của giới bán dẫn” vì cách tiếp cận trung lập này. Với đặc tính duy trì trong 30 năm, hàng ngàn công ty đã gắn sản phẩm của họ với nỗ lực R&D của ARM. Nó đối lập với cách hoạt động của ngành công nghệ. Đầu tư R&D thường được xem là công cụ để đánh bại đối thủ và thông thường, các doanh nghiệp lớn sẽ cạnh tranh khốc liệt với cả đối tác và khách hàng. Chẳng hạn, Microsoft bán laptop, máy tính bảng cạnh tranh với nhiều công ty mua phần mềm của họ. Google bán hệ điều hành Android cho các nhà sản xuất smartphone nhưng đồng thời tự phát triển smartphone Pixel riêng.
Nvidia mua lại ARM sẽ khiến vị trí “Thụy Sỹ của giới bán dẫn” lung lay. Ông Hauser từng phát biểu trên tờ The Guardian rằng: “Khả năng cao Nvidia sẽ giết ARM”.
Trở ngại của thương vụ 40 tỷ USD
Nvidia cam kết sẽ giữ lại thương hiệu ARM, duy trì tính trung lập và tiếp tục cấp phép sử dụng thiết kế chip cho khách hàng. Song, nhiều khách hàng tỏ ra lo ngại, không một ai công khai đồng tình với thương vụ này.
Nvidia là một nhà sản xuất chip của Mỹ. Họ dẫn đầu về bộ xử lý đồ họa (GPU). Những bước nhảy vọt trong thiết kế vi chip là một trong các cách thức cạnh tranh chính của Nvidia. Nếu vụ thâu tóm diễn ra như dự kiến, Nvidia sẽ sở hữu một kho tàng bản quyền và bằng sáng chế, mang đến sức mạnh chưa từng có trong ngành. Những khách hàng của ARM lo ngại họ sẽ trở thành “công dân hạng hai”, còn Nvidia được xếp đầu hàng khi nói đến những thiết kế chip mới tiên tiến.
Một lo ngại khác của thương vụ là Nvidia muốn thôn tính ARM giữa lúc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang căng thẳng. Nó sẽ gia tăng áp lực lên bộ phận Trung Quốc của ARM, đại diện khoảng 20% doanh thu. Thực tế, năm 2018, ARM đã thoái vốn phần lớn vốn chủ sở hữu tại chi nhánh Trung Quốc để nhượng bộ Bắc Kinh. Những hành động táo bạo ấy dường như khó xảy ra nếu Nvidia làm chủ.
Thương vụ mất khoảng 18 tháng để hoàn thành do Nvidia và ARM đều phải nhận được sự phê duyệt từ Ủy ban cạnh tranh tại Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu và các thị trường lớn khác. Ít nhất, Nvidia phải thuyết phục được Anh “gật đầu” nếu muốn có ARM. Công ty hứa hẹn vẫn để ARM hoạt động tại Cambridge và mở rộng trung tâm nghiên cứu chip tại đây.
CEO Nvidia Jensen Huang thường xuyên nói về sự ngưỡng mộ với vị thế độc đáo của ARM trong hệ sinh thái vi mạch và khẳng định ông không muốn phá vỡ nó. Tuy nhiên, ông ám chỉ kế hoạch bán những thiết kế GPU của Nvidia cho khách hàng của ARM như một phần trong gói sản phẩm.
ARM có đánh mất tính trung lập hay không phải chờ tương lai trả lời, chí ít là Nvidia phải thuận lợi mua được công ty. Một năm kể từ thời điểm SoftBank và Nvidia ra thông báo, có nhiều dấu hiệu cho thấy thương vụ khó diễn ra suôn sẻ. Ba trở ngại chính, theo trang tin Futuriom, là vấn đề chống độc quyền; phản đối từ đối tác; Trung Quốc.
Đầu tiên, Nvidia phải trả lời các câu hỏi về chống độc quyền trên toàn cầu. Các thủ tục tại Trung Quốc sẽ tốn nhiều thời gian nhất vì nước này đang tăng cường các biện pháp quản lý ngành công nghệ, đặc biệt là liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài. Nếu Nvidia không thể đưa ra câu trả lời trước tháng 9/2022, thỏa thuận sẽ vô hiệu và Nvidia phải trả 1,25 tỷ USD cho ARM theo thỏa thuận.
Tiếp theo, về những người phản đối. Ngay từ đầu, các hãng lớn như Google, Microsoft, Qualcomm đã chống lại vụ sáp nhập giữa Nvidia và ARM với lý do cản trở cạnh tranh và Nvidia sẽ kiểm soát các giấy phép chip di động. Hiện tại, ARM sở hữu nhiều thiết kế chip di động nhất thế giới. Dù một số hãng khác như Broadcom, Marvell… cho rằng sáp nhập có thể tạo hiệu ứng tích cực, những tiếng nói này bị át đi trước sự phản đối kịch liệt của những hãng phần mềm, phần cứng lớn nhất thế giới, chẳng hạn Amazon, Google – những đối tác của ARM. Google và Microsoft quan tâm sâu sắc đến mạng di động 5G, chìa khóa cho thành công tương lai của ARM.
Cuối cùng, Trung Quốc. Ngoài quy trình phê duyệt phức tạp, chính phủ Trung Quốc có thể từ chối vụ sáp nhập Nvidia – ARM vì lý do chính trị. Lệnh cấm của Mỹ với các sản phẩm công nghệ Trung Quốc vốn dựa vào ARM có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định. Hơn nữa, hoạt động của ARM tại đây cũng gặp trở ngại. 51% chi nhánh do một liên minh các nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ, đứng đầu là Allen Wu. Dù đã bị Hội đồng quản trị sa thải, Wu nhất quyết không rời đi với lý do không cần phải trả lời một chủ sở hữu nước ngoài. Điều đó gây ra thế trận giằng co và Wu sẽ chống lại bất kỳ kiểm soát nào từ trụ sở ARM. Thế bế tắc này không dễ bị phá vỡ. Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào chip ARM và sẽ không nhượng chúng cho một công ty ngoại mà không trải qua cuộc chiến lâu dài, cam go.
Nếu Nvidia không thể tìm ra cách xử lý, ARM có thể lên sàn chứng khoán với sự giúp đỡ từ Qualcomm. Có lẽ, không ai mong muốn thương vụ sụp đổ hơn ông Hauser. “Tôi cho rằng Nvidia thâu tóm ARM là một thảm họa vì sẽ tạo ra một thế lực độc quyền Mỹ khác như Google, Facebook… nhưng lần này là trong bộ vi xử lý”, ông nói.
Du Lam
Ngay cả khi đã chi hàng tỷ USD phát triển công nghiệp bán dẫn nội địa, Trung Quốc vẫn chưa đủ năng lực sản xuất những con chip tối tân.
" alt=""/>Thương vụ sáp nhập hãng chip để thao túng cuộc chơi công nghệ toàn cầuCụ thể, việc tiếp nhận, giải quyết, thanh toán, trả kết quả hồ sơ TTHC của các cơ quan, đơn vị, địa phương được thực hiện 100% bằng hình thức trực tuyến với các TTHC được UBND tỉnh phê duyệt dịch vụ công mức độ 3, 4 đã liên thông, tích hợp vào Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Sử dụng dữ liệu điện tử, tài liệu đã ký số hợp lệ trong giải quyết TTHC nhằm thay thế văn bản giấy, đơn giản thành phần hồ sơ người dân cần nộp. Không có hồ sơ trễ hạn vì nguyên nhân chủ quan trong tháng cao điểm; rút ngắn tối đa thời gian giải quyết TTHC để trả kết quả sớm nhất cho cá nhân, tổ chức; không để xảy ra phản ánh, kiến nghị về hành vi, thái độ nhũng nhiễu khi thực hiện TTHC, nhất là trong các tháng cao điểm.
Đồng thời, tổ chức giám sát chặt chẽ thực hiện nhiệm vụ trên toàn tỉnh: Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công Quảng Nam đối với cấp tỉnh; tại Bộ phận một cửa cấp huyện đối với các huyện, thị xã, thành phố; tại Bộ phận một cửa cấp xã đối với các xã, phường, thị trấn, bao gồm cả Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã đã thực hiện chuyển giao nhiệm vụ cho Bưu điện theo Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Bên cạnh đó, hệ thống thông tin giải quyết TTHC tự hiển thị, thống kê được tỷ lệ giải quyết TTHC, tỷ lệ dịch vụ công mức 4 đã triển khai và tỷ lệ thanh toán trực tuyến theo các mức (xanh, vàng, cam, đỏ) như bản đồ thực thi thể chế Văn phòng Chính phủ xây dựng đối với các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn.
Kết quả tháng cao điểm là tiêu chí chính chấm điểm cải cách hành chính
Sở TT&TT có trách nhiệm đảm bảo Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đáp ứng việc đăng ký, nộp hồ sơ trực tuyến, tiếp nhận, giải quyết, thanh toán, trả kết quả TTHC; thống kê, báo cáo, liên thông, tích hợp đồng bộ số liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Cùng với đó, chủ trì hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình số hóa hồ sơ tiếp nhận (trực tiếp, dịch vụ bưu chính công ích) thành hồ sơ trực tuyến vào Hệ thống thông tin giải quyết TTHC; cấu hình số điện thoại đường dây nóng phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính tỉnh, số Tổng đài 1022 Quảng Nam vào Phiếu tiếp nhận và trả kết quả để phục vụ cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị đảm bảo kịp thời, đúng người, đúng việc.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp cập nhật số liệu từ các đơn vị trực thuộc, báo cáo UBND tỉnh vào Thứ 6 hằng tuần. Tỉnh Quảng Nam sẽ lấy kết quả thực hiện tháng cao điểm làm tiêu chí chính để đánh giá, chấm điểm cải cách hành chính, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Trước đó, từ trung tuần tháng 1, triển khai Nghị quyết 47 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh này đã ra các quyết định công bố, công khai danh sách các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ngành áp dụng giảm 50% phí, lệ phí cho đối tượng chọn dùng qua dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 trong năm 2022. Việc này được kỳ vọng sẽ là 1 biện pháp để góp phần nâng cao hiệu quả của các dịch vụ công trực tuyến.
Vân Anh
Các cơ quan, đơn vị, địa phương tại Đồng Nai sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia khai thác và sử dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến đã được tỉnh cung cấp.
" alt=""/>Mỗi năm Quảng Nam có 4 tháng cao điểm giải quyết TTHC trên môi trường điện tử"Do sự gia tăng gần đây về nội dung được đóng góp trên Google Maps liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, chúng tôi đã áp dụng các biện pháp bảo vệ bổ sung để theo dõi và ngăn chặn nội dung vi phạm chính sách của chúng tôi đối với Maps", một phát ngôn viên Google nói với AFP .
Tài khoản Twitter @YourAnonNews, người tự xưng là tiếng nói của nhóm hacker Anonymous, đã chia sẻ trên Twitter: "Đi tới Google Maps. Đi tới Nga. Tìm một nhà hàng hoặc doanh nghiệp và viết đánh giá. Khi bạn viết bài đánh giá, hãy giải thích những gì đang xảy ra ở Ukraine".
Do đó, các biện pháp bảo vệ bao gồm tạm thời chặn các bài đánh giá, ảnh hoặc video mới được thêm vào Maps cho các địa điểm ở Belarus, Nga và Ukraine lúc này là vô cùng cần thiết.
Giám đốc điều hành Steve Kaufer của Tripadvisor cho biết: “Chúng tôi đã tạo các chủ đề trong các diễn đàn của mình để những người sống ở Ukraine chia sẻ thông tin về những gì đang xảy ra ở đất nước này trong thời gian thực.
"Chúng tôi sẽ sử dụng các diễn đàn Ukraine hiện có của mình để cho phép người dùng chia sẻ thông tin thông qua nền tảng của chúng tôi trong những ngày tới", ông chia sẻ.
Thái Hoàng (theo News 9nine)
Tuyên bố ngừng bán sản phẩm tại Nga của Apple tạo ra áp lực không nhỏ đến các doanh nghiệp đối thủ như Samsung.
" alt=""/>Google Maps và Tripadvisor chặn tính năng đánh giá khách sạn ở Belarus, Nga và Ukraine