您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Cái có sẵn, xài rồi cũng hết
NEWS2025-01-26 16:51:50【Thể thao】7人已围观
简介Từ những gì mắt thấy tai nghe,áicósẵnxàirồicũnghếlương minh trang tôi nhận ra giá trị văn hóa, tài nlương minh tranglương minh trang、、
Từ những gì mắt thấy tai nghe,áicósẵnxàirồicũnghếlương minh trang tôi nhận ra giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam không hề thua kém Hàn Quốc, nhưng du lịch Việt chưa tạo ra nét riêng dễ nhớ, mà chủ yếu khai thác triệt để tài sản sẵn có do thiên nhiên ban tặng.
Các làng quê Hàn Quốc đang đối diện với ba vấn đề: thứ nhất là sự di dân thụ động của giới trẻ, gây mất cân bằng nguồn lực ở thành thị và nông thôn; thứ hai là già hóa dân số, tỷ suất sinh giảm, phải dựa vào nguồn lực nước ngoài; và thứ ba là nguy cơ làng biến mất.
Khó khăn chất chồng, người Hàn Quốc cũng tự hiểu mình không có rừng vàng, biển bạc nên họ biến những giá trị tiềm tàng trong nguồn tài sản văn hóa liên quan đến hoạt động sống của người địa phương, tạo nên những sản phẩm đặc thù, không lẫn lộn để đón khách du lịch trong và ngoài nước nhằm giải quyết ba vấn đề trên. Họ đầu tư, bảo tồn, phục tráng khối tài sản vô hình và hữu hình mà địa phương mình có được bằng cách làm có tính toán, chỉn chu, chậm nhưng chắc. Kết quả, "ngành kinh tế không khói" thật sự giúp nhiều địa phương của Hàn Quốc hái ra tiền.
Vài thập niên cuối của thế kỷ trước, thế giới biết đến du lịch Hàn Quốc qua K-drama như đảo Nami, làng cổ Bukchon. Hiện nay, giữa sự sống còn vì những cạnh tranh mới đến từ các quốc gia du lịch khác, Hàn Quốc đang nỗ lực kết nối giao thông, biến những địa phương bị cách trở về địa lý trở nên gần hơn với các trung tâm, thành phố lớn thông qua đầu tư về hạ tầng giao thông như cảng hàng không, đường thủy và đường sắt. Việc này cũng giúp kéo lao động xa quê trở về phục vụ trong lĩnh vực du lịch.
Bên cạnh đó, các địa phương của Hàn Quốc được sự hỗ trợ từ cơ chế, chính sách của chính phủ để tạo nội dung văn hóa, làm tài sản du lịch. Một ví dụ điển hình là câu chuyện về làng khai thác than đá ở thành phố Taebaek. Cuối thế kỷ trước, mỏ than nơi đây bắt đầu cạn nguồn, không có việc làm, dân bỏ đi hết, làng gần như bị xóa xổ. Nhưng sau thành công bất ngờ của phim "Hậu duệ mặt trời" với phim trường dựng tại một mỏ than bỏ hoang nơi đây, nhà chức trách Hàn Quốc đã nhanh chóng tận dụng sức nóng của bộ phim, biến địa điểm này thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. Ngôi làng than đá nhờ đó cũng dần hồi sinh.
Bằng cách làm tương tự, kết hợp tốt giữa phim ảnh, nghệ thuật và du lịch, ngay cả những địa phương tận biên giới liên triều ở vĩ tuyến 38 có tính chất nhạy cảm về chính trị trên dòng sông Hantangang, Imjingang như Cheorwon, Yeoncheon hàng năm cũng thảnh thơi đón gần chục triệu lượt người đến thăm, năm sau cao hơn năm trước.
Thêm một câu chuyện khác. Vài thập niên trước, người Hàn Quốc còn không biết làm gì với bùn ken dày chạy dọc các bãi biển Seohae. Nhưng bây giờ, họ đã biến bùn thành thứ tài nguyên vàng, xuất khẩu ra thế giới. Đầu tiên, thành phố Boryeong, tỉnh Nam Chungcheong đưa lễ hội bùn Boryeong thành một festival chỉn chu, bài bản mang tầm quốc tế. Sau đó, thông qua các hội thảo, họ đưa bùn ra thế giới. New Zealand là nước đầu tiên nhập loại bột bùn này của Hàn Quốc để làm nguyên liệu cho ngành công nghệ mỹ phẩm; sau đó là các quốc gia ở châu Á. Thấy được tiềm năng này, du lịch nông nghiệp của Boryeong đã tiến đến giai đoạn 6.0, là tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp, công ăn việc làm cho người dân địa phương trong khâu phân phối. Năm 2024 tới đây, họ sẽ xuất khẩu festival bùn sang New Zealand như một điểm nhấn trong chiến lược quảng bá du lịch theo cách mới.
Từ câu chuyện của họ, tôi thử nhìn lại du lịch nước mình. Chúng ta cũng đang tích cực vực dậy ngành du lịch sau dịch Covid-19. Mới đây, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững năm 2023, nhiều ý kiến nhận định, du lịch phải dựa vào sản phẩm đặc sắc của địa phương, làm rõ tính địa phương để tạo nét hấp dẫn. Chúng ta đang thiếu các lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch mang tầm quốc tế để hút được du khách nước ngoài.
Tôi thấy các địa phương cũng nôn nóng đi tìm tính đặc trưng để tạo ra sản phẩm thu hút giới đầu tư và người làm du lịch. Nhưng nhiều nơi đang triển khai các giải pháp manh mún, thiếu những tính toán căn cơ để đầu tư bài bản.
Chẳng hạn, nhìn vào khu vực du lịch nông nghiệp. Địa phương nào cũng trưng ra các lễ hội nông nghiệp, làm homestay giới thiệu cuộc sống và sản phẩm địa phương cho du khách. Nhưng cách lựa chọn thiếu tinh tế, cách triển khai thiếu sự khôn khéo, dẫn đến tình trạng trùng lặp giữa các vùng miền, khó nhận ra nét riêng.
Trung Quốc đã bắt đầu hướng đi này vào những năm 1950, và nổi dậy từ sau những năm 1990, nên các hoạt động du lịch nông nghiệp của họ phát triển mạnh mẽ. Kế bên Việt Nam là Thái Lan, tính đến 12/11, quốc gia này đã đón hơn 23,4 triệu lượt khách ghé thăm và thu về gần 28 tỷ USD. Những điều này đặt ra chúng ta bài toán lớn: mỗi địa phương phải thật sự nhìn vào nội tại; đặt ra câu hỏi về việc mình thật sự muốn kể chuyện gì cho du khách, chọn câu trả lời đúng và tìm cách bồi đắp, làm giàu giá trị cho sản phẩm mình đã lựa chọn. Không thể dễ dãi chỉ đào sâu, xài cái sẵn có.
Tận dụng cái có sẵn ở từng điểm đến, làm mới chúng bằng cách kết hợp với những giá trị văn hóa, lịch sử, con người địa phương, tôi tin, du lịch Việt Nam sẽ có thêm nhiều câu chuyện, trải nghiệm để thu hút thế giới.
Nguyễn Nam Cường
很赞哦!(75)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Mallorca vs Real Betis, 20h00 ngày 25/1: Đối thủ kỵ giơ
- Lọ lem, công chúa đọ sắc bạn gái người nhện trên thảm đỏ Emmy
- Cách thức Australia quản lý dịch vụ thanh toán điện tử Apple Pay và Google Pay
- Vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ có ít nhất 8 ca tử vong
- Siêu máy tính dự đoán MU vs Rangers, 3h00 ngày 24/1
- Trạm cứu hộ trái tim tập 35: Nghĩa và An Nhiên đóng gói hành lý chạy trốn
- Đặng Thu Thảo, Hoa hậu chuyển giới Hoài Sa hóa nữ thần
- Giảm cân vùng bụng cấp tốc tại nhà hiệu quả chị em nên thử
- Nhận định, soi kèo Persita vs Madura United, 19h00 ngày 24/1: Cửa dưới thất thế
- Bí quyết giúp Singapore đánh bại nhiều nước trong cuộc đua thu hút sản xuất chip
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo East Bengal vs Kerala Blasters, 21h00 ngày 24/1: Khách bắt nạt chủ nhà
Trong khi đó, Hà (Hồng Diễm) gợi ý Mỹ Đình (Thuý Diễm) và Nam (Tuấn Việt) nên cho nhau cơ hội tìm hiểu. Mỹ Đình ngạc nhiên vì ai cũng nhận ra cô và Nam có tình cảm với nhau. Trước câu hỏi của Hà, Mỹ Đình vô tình để lộ việc Nam đã tỏ tình với cô. Hà bất ngờ trước những gì nghe được và truy hỏi bạn thân về diễn biến tình cảm với Nam ra sao.
Ở diễn biến khác, Vũ (Trương Thanh Long) bày tỏ sự thất vọng của bản thân khi muốn quan tâm, lo lắng cho Hà mà cô không cần. "Anh nói điều này với một bà bầu vượt mặt thì có ý nghĩa gì đâu?", Hà nói. Vũ đáp: "Em là người nhạy cảm mà. Nhất định em sẽ biết lời nào của anh là thật hay không".
Hà có chấp nhận tình cảm của Vũ? Nghĩa có đạt được thỏa thuận với Tuấn? Diễn biến chi tiết Trạm cứu hộ trái timtập 34 lên sóng VTV3 vào 21h40 tối nay.
NSND Thu Hà chia tay phim 'Trạm cứu hộ trái tim'
NSND Thu Hà vừa hoàn tất phân đoạn cuối cùng của vai Hạ Lan trong phim "Trạm cứu hộ trái tim".">Trạm cứu hộ trái tim tập 34: Nghĩa bị đồng bọn phản đòn
- Mới đây, chia sẻ "điện thoại di động ảnh hưởng đến cả một thế hệ" của chị Nguyễn Hồng Vân, thạc sĩ Xã hội học nhận được sự hưởng ứng của nhiều bậc phụ huynh. Trong bài viết, chị Vân bày tỏ, ngoài nỗi lo về bữa ăn giấc ngủ của con, khi nào mọc răng hay biết bò, lại có một nỗi lo mới. Dưới đây là bài viết của chị Vân.
Mắt không ngừng nhìn điện thoại là hình ảnh thường thấy ở nhiều nơi. Ảnh: Lê Anh Dũng Jean Twenge, giáo sư ngành Tâm lý học, đại học San Diego State University, thực hiện nghiên cứu từ các khảo sát hàng năm với số liệu thu thập trên 11 triệu thanh thiếu niên. (1)
Bà kết luận rằng, việc dùng điện thoại thông minh đánh dấu sự khác biệt của thế hệ những người sinh từ năm 1995 với các thế hệ trước.
Những người này lớn lên cùng với sự trỗi dậy của thiết bị di động.
Những bạn trẻ này (ở Mỹ) dành trung bình 6 tiếng một ngày trên Internet. Họ ít thời gian tương tác trực tiếp với bạn bè, gia đình và người xung quanh hơn. Khả năng nhận diện cảm xúc từ người đối diện của họ kém hơn. Hạnh phúc giảm đi. Cô đơn, trầm cảm và lo âu tăng vọt. Khả năng đọc và tập trung tụt dốc.
Khảo sát cho thấy số lượng học sinh cấp 3 của Mỹ đọc sách hàng ngày giảm từ 60 phần trăm năm 1980 còn 16 phần trăm năm 2015. Điểm thi SAT (một bài thi cuối cấp 3 của Mỹ) phần đọc cũng giảm. Các giảng viên đại học thì phàn nàn rằng học sinh không đọc nổi những nội dung khó, sách giáo khoa cũng chẳng thèm sờ vào.
Những người suốt ngày kêu ca Việt Nam không có văn hóa đọc, nghe có thấy quen không ạ?
Hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác đã chỉ ra, càng dùng mạng xã hội nhiều thì mức độ hài lòng với bản thân, sự an yên tự tại, càng giảm đi. Vì sao?
Vì mạng xã hội vẽ lên một bức tranh không thực tế. Ai trên đó cũng xinh đẹp, giỏi giang, hoặc vui vẻ hơn mức bình thường. Vì người ta chỉ đăng những thứ hay ho, hấp dẫn, những khoảnh khắc gắn mác "đời thường" cũng đều dễ khiến người khác ghen tị. Rất nhiều cha mẹ để con nhỏ dùng điện thoại hay các thiết bị di động mà không hề kiểm soát.
James Bridle, trong bài TedTalk của mình, nêu ra một hiện tượng không có gì mới, nhưng rất nhiều người không nhận thức được.(2)
Youtube, hay giờ cả Facebook, có chức năng tự động gợi ý các video liên quan để giữ người dùng trên trang của họ nhằm tăng lợi nhuận. Các gợi ý này được thực hiện bởi các thuật toán. Chỉ khoảng chục cái vuốt tay, từ video bài hát thiếu nhi ngây thơ hoàn toàn trong sáng, sẽ đến video chuột Mickey đang thủ dâm.
Các bố mẹ có bao giờ ngó vào màn hình để biết con mình đang xem gì không? Ảnh: Lê Anh Dũng
Vâng, các bố mẹ không đọc nhầm đâu ạ. Hoặc Elsa và Người nhện quan hệ tình dục. Hoặc một nhân vật bệnh hoạn kiểu như gã đầu hói cởi trần mặc bỉm cầm rìu chạy lung tung nói những câu nhảm nhí.
Các video làm cho trẻ con lúc nào cũng hàng triệu lượt xem, và là nguồn thu khổng lồ, mà lại không cần tốn công đầu tư vào nội dung hay chất lượng. Nhất là khi trẻ con dùng di động mà không có sự kiểm soát của người lớn.
Hàng tiếng đồng hồ một đứa trẻ ôm máy tính bảng cũng là những đồng tiền thật chảy vào túi người đăng tải video, dù là video có tính giáo dục hay toàn chửi bậy, chẳng có gì quan trọng.
Các bố mẹ có bao giờ ngó vào màn hình để biết con mình đang xem gì không?
Các bố mẹ bỏ hàng trăm triệu đầu tư cho con đi trại hè nước ngoài, bỏ hàng chục tiếng đồng hồ mỗi tuần chầu chực đưa đón con vượt tắc đường, đi học thêm thầy giỏi, và cho rằng mình chắc hẳn đã làm rất tốt phận sự của cha mẹ, nhưng chẳng mảy may quan tâm khi con mới sáu bảy tuổi, thậm chí nhỏ hơn, ôm điện thoại đến quá nửa đêm, sáng ngủ dậy chưa đánh răng đã mở TV lên xem mải miết?
Dạo gần đây, ngoài nỗi lo về bữa ăn giấc ngủ của con, khi nào mọc răng hay biết bò, mình có một nỗi lo mới.
Mình nghĩ đến cảnh con mình ngồi chơi với các anh chị em họ, hoặc con cái của bạn bè bố mẹ, và những đứa trẻ khác đều dán mắt vào một cái di động, và con sẽ muốn giống như thế, hoặc sẽ buồn vì không có ai chơi cùng.
Lúc đó, mình sẽ muốn nói chuyện với các bạn, mình có chặc lưỡi, thôi con cầm điện thoại của mẹ đi?
Con mình sẽ càu nhàu, tại sao con không được chơi điện thoại giống bạn kia, hay con mình sẽ lủi thủi vì không có bạn nào thèm để ý?
Liệu mình có nên chỉ đưa con đến gặp những bạn bè có cùng quan điểm về chuyện này, để bọn trẻ con được thực sự nhìn vào mắt nhau, chứ không phải tất cả đều cúi gằm mặt xuống, trong khi bố mẹ chúng hàn huyên tâm sự?
Các bố mẹ, mỗi lần đưa điện thoại hay máy tính bảng để con ngồi im cho mình rảnh tay làm việc khác, hãy dừng lại một chút và tự hỏi "Con có thể làm gì khác ngoài cái này?".
Liệu bố mẹ có đang đánh cắp tuổi thơ của con bằng cách dúi cho con những thiết bị di động của mình không? Rồi sau này, khi những vấn đề về tâm lý, khả năng giao tiếp xã hội, về khả năng tư duy ập đến, lại kêu trời?
Nguyễn Hồng Vân
Điện thoại di động ảnh hưởng đến cả một thế hệ
- - TP.HCM dự kiến kinh phí cho chương trình sữa học đường là 1.482 tỷ đồng trong 2 năm. Trong đó, ngân sách thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, còn lại phụ huynh học sinh phải đóng góp 50%.
‘Tiền uống sữa học đường mỗi tháng chỉ bằng 2 bát phở’
Phụ huynh có thể dừng tham gia sữa học đường bất kỳ lúc nào
Phụ huynh lo ngại chất lượng sữa học đường "cận đát"
Mới đây, văn phòng UBND TP.HCM đã thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong về chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non và tiểu học giai đoạn 2018-2020.
Chủ tịch UBND TP.HCM cơ bản thống nhất với đề xuất của Sở GD-ĐT TP.HCM tại tờ trình số 2112 ngày 21/6/2018 về báo cáo công tác chuẩn bị việc thực hiện đề án Chương trình Sữa học đường, cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non và tiểu học giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố.
VietNamNet có cuộc trao đổi với bà bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM về đề án này.
Tổng kinh phí thực hiện Sữa học đường ở TP.HCM trong hai năm là 1.482 tỷ đồng- bà Bùi Thị Diễm Thu cho hay (Ảnh: Lê Huyền) Hơn 84% phụ huynh đồng ý thực hiện Sữa học đường
Phóng viên: Xin bà thông tin cụ thể về đề án Sữa học đường của TP.HCM?
- Bà Bùi Thị Diễm Thu: Thực hiện Quyết định 1340 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, UBND TP.HCM giao Sở GD-ĐT soạn thảo đề án Sữa học đường TP.HCM.
Từ năm 2016, Sở GD-ĐT đã làm việc với các sở ban ngành liên quan xây dựng đề án Sữa học đường ở TP.HCM. Trong quá trình xây dựng đề án Sở tổ chức 2 lần lấy ý kiến phụ huynh học sinh mầm non và tiểu học ở trên địa bàn thành phố.
Có 9 tiêu chí chúng tôi khảo sát gồm (1) Quý vị có đồng ý cho con uống sữa tại trường 5 lần/ tuần trong 9 tháng của năm học; (2) HS diện nghèo và cận nghèo được uống sữa miễn phí (thành phố hỗ trợ 50%, doanh nghiệp sữa hỗ trợ 50% kinh phí; (3) HS không thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo: Thành phố hỗ trợ 30%, đơn vị cung cấp sữa hỗ trợ 20%, Cha mẹ đóng góp 50% kinh phí cho con uống sữa tại trường; (4) Sữa được dùng trong chương trình Sữa học đường là sữa tươi tiệt trùng, có đường, đảm bảo các điều kiện theo quy định của Bộ Y tế tại QĐ 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 và là sản phẩm thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, thương hiệu quốc gia; (5) Đại diện cha mẹ học sinh sẽ tham gia giám sát thực hiện chương trình sữa học đường; (6) Thực hiện thí điểm tại các quận/ huyện: huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, quận 2, quận 7, quận 9, quận 12, quận Bình Tân, quận Thủ Đức, quận Tân Bình (trong năm 2018-2019); (7) Thực hiện đại trà tại 24 quận/ huyện (trong năm 2018-2019); (8) Thực hiện cho học sinh uống sữa tại trường từ 1-6 tuổi (9) Thực hiện cho học sinh uống sữa tại trường từ 3-6 tuổi.
Với hai phương án trả lời đồng ý và không đồng ý tại mỗi tiêu chí chúng tôi thu được kết quả tối thiểu trên 84% số phụ huynh lựa chọn một đáp án. Trên cơ sở ý kiến của phụ huynh Sở hoàn thiện đề án tuân thủ đầy đủ các quy định trong Quyết định 1340 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề án Sữa học đường ở TP.HCM được thực hiện trên tinh thần tự nguyện. Chúng tôi không tham vọng 100% phụ huynh có con học mầm non và tiểu học ở TP.HCM đều tham gia. Với những học sinh có cơ địa không phù hợp, đội ngũ y tế trường học sẽ hỗ trợ và có chế độ dinh dưỡng riêng và hướng dẫn phụ huynh chọn sữa phù hợp cho con mình.
Cần 1.482 tỷ đồng để thực hiện trong 2 năm
Tổng số học sinh mầm non và tiểu học đăng ký tham gia đề án là bao nhiêu thưa bà?
- Hiện tại đề án đang tính toán trên tổng số học sinh mẫu giáo và tiểu học năm học 2018-2019.
Trong đó số cháu ở bậc mẫu giáo (từ 3 tuổi trở lên) là 346.141 cháu, học sinh tiểu học là 151.000 cháu. Nhưng chắc chắn không phải 100% học sinh đều tham gia đề án này.
Bà có thể cho biết kinh phí thực hiện đề án này trong hai năm ở TP.HCM là bao nhiêu?
- Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế mỗi học sinh chỉ nên uống lượng sữa 180ml/ ngày.
Với số ngày trẻ uống 5 ngày/ tuần. Khi thực hiện đề án chúng tôi tạm tính giá sữa một số hãng khá nổi tiếng hiện nay với mức giá gần 7.000 đồng/ hộp 180ml.
Sau khi tính toán, tổng số kinh phí thực hiện trong hai năm là 1.482 tỷ đồng. Hai ngày nghỉ cuối tuần phụ huynh cho con uống sữa ở nhà theo nhu cầu.
Ngoài ra đề án thực hiện trên tinh thần tự nguyện nên những phụ huynh không tham gia có thể gửi sữa tới trường cho con.
Khi thực hiện Sữa học đường, các trường mầm non và tiểu học sẽ phải tính toán lại tiền ăn hàng tháng.
Sẽ không có chuyện học sinh phải uống sữa cận "date"
Có ý kiến cho rằng Sữa học đường chỉ phù hợp ở các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa, trẻ em ít được uống sữa. TP.HCM là địa phương có điều kiện kinh tế phát triển không cần thiết thực hiện đề án này. Bà nghĩ sao?
- Đúng là trẻ em TP.HCM đều được uống sữa ở nhà nhưng cách uống sữa chưa khoa học.
Mặt khác, so với trẻ em thế giới thì chiều cao của trẻ em TP.HCM cũng thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, thành phố có số lượng con công nhân rất đông. Hiện tại thành phố có hộ nghèo, cận nghèo nên chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề án này là cần thiết.
Trên thực tế tất cả trẻ mầm non ở TP.HCM khi tới trường đều được uống sữa. Tùy theo phụ huynh và trường học có nhiều loại sữa đã được sử dụng như sữa hộp, sữa bột, thậm chí là sữa đặc. Còn nhiều gia đình có điều kiện thì cho con uống sữa với số lượng lớn từ 3-5 hộp/ ngày.
Trong khi đó theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế trẻ em chỉ cần uống lượng sữa 180ml/ ngày. Chúng tôi thực hiện Sữa học đường vì muốn phụ huynh hiểu rằng uống sữa cũng phải khoa học. Sữa không phải là dinh dưỡng chính. Để trẻ em phát triển không chỉ uống sữa mà còn nhiều yếu tố khác như ăn uống, thể chất.
Gần đây nhiều phụ huynh ở những địa phương thực hiện Sữa học đường bày tỏ lo ngại con họ sẽ bị uống sữa gần ngày hết hạn sử dụng. TP.HCM có cách nào để giải quyết vấn đề này khi thực hiện đề án?
- Trong đề án chúng tôi yêu cầu rất rõ nhà cung cấp sữa phải cung cấp sữa có thời hạn sử dụng còn ít nhất 2/3 thời gian sử dụng kể từ ngày sản xuất.
Ngoài ra, chúng tôi cũng yêu cầu các nhà cung cấp sữa cho các trường lượng sữa sử dụng trong 1 tuần.
Với những trường đủ điều kiện, có nơi chứa rộng rãi cung cấp lượng sữa tối đa dùng trong 2 tuần. Ngoài ra khi thực hiện đề án các trường học sẽ thành lập tổ giám sát chất lượng sữa. Tổ giám sát này bao gồm lãnh đạo nhà trường, phụ huynh học sinh, ban ngành địa phương, nhân viên y tế. Hiệu trưởng nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để sự việc xảy ra..
Đề án Sữa học đường TP.HCM thực hiện trong hai năm học 2018-2019 và 2019-2020, nhưng hiện tại năm học mới đã bắt đầu được 1 tháng. Dự kiến thời gian nào thì đề án được triển khai thưa bà? Công tác đấu thầy đơn vị cung cấp sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hiện tại chúng tôi đang chờ HĐND thành phố thông qua đề án này. Khi đề án được thông qua chúng tôi sẽ bắt tay thực hiện ngay. Về việc lựa chọn nhà cung cấp sẽ có đấu thầu theo quy định. Việc đấu thầu này do đơn vị có thẩm quyền thực hiện.
Cảm ơn bà đã trao đổi!
Lê Huyền
">1482 tỷ đồng 'Sữa học đường' ở TP.HCM trong hai năm
Nhận định, soi kèo Dyala vs Al Zawraa, 18h30 ngày 23/1: Củng cố ngôi đầu
Người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường biến chứng sang suy thận mạn giai đoạn cuối. Riêng ở người đái tháo đường type 2, tần suất lưu hành bệnh thận mạn rất cao. Khảo sát cắt ngang trên 11.500 người bệnh tại 33 quốc gia cho thấy 56% trường hợp có bệnh thận mạn. Nguy cơ tử vong của người bệnh khi đó cũng tăng cao.
PGS Trí nhấn mạnh người bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim và tử vong đều tăng. Suy tim sẽ tạo ra gánh nặng lâm sàng rất lớn.
Hiện nay, khoảng 50% người bệnh suy tim tử vong sau 5 năm được chẩn đoán; khoảng 60% bệnh nhân tái nhập viện trong 3 tháng đầu tiên sau xuất viện. Chất lượng sống của người suy tim nặng kém hơn người bệnh ung thư.
Ông Trí nhận định những biến chứng tim - thận trên bệnh nhân đái tháo đường là gánh nặng rất lớn, tăng nguy cơ tử vong rõ rệt. Do đó, cần có các biện pháp can thiệp sớm bảo vệ tim mạch và bảo vệ thận.
Bộ Y tế cũng đã hướng dẫn cần tầm soát biến chứng thận cho người bệnh đái tháo đường type 1 sau 5 năm và cho người bệnh đái tháo đường type 2 ngay sau khi được chẩn đoán. Tầm soát và đánh giá lại tối thiểu từ 6 tháng đến 12 tháng một lần.
Bệnh nhân suy tim nhưng 3 ngày ăn hết một chai nước mắmChỉ cần ăn dư một chút muối, bệnh nhân suy tim có thể bị khó ngủ, khó thở và trằn trọc suốt đêm. Chế độ ăn uống, sinh hoạt bất hợp lý có thể đẩy người bệnh đến gần hơn với nguy cơ tử vong sau mỗi lần nhập viện.">Người bệnh tim mạch, đái tháo đường có thể bị suy tim, suy thận
Bức ảnh được Ava đăng trên Twitter “Màu sơn nào cùng tông với đôi giày?” – Ava đăng câu hỏi lên mạng xã hội Twitter.
“Tôi đã hỏi bạn bè nhưng họ không biết. Vì thế tôi quyết định hỏi trên Twitter”.
Và rất bất ngờ, câu hỏi của Ava lại giống như câu chuyện “chiếc váy màu gì” gây đình đám thời gian qua. Hơn 6.000 người đã trả lời Ava trên Twitter nhưng chia thành 2 luồng ý kiến. Một khảo sát khác cho thấy 65% nói rằng “chắc chắn là màu bên phải”, trong khi 35% nói rằng “rõ ràng là màu bên trái”.
220,3 nghìn người cho rằng màu bên phải cùng tông với màu đôi giày, trong khi 35% nghĩ ngược lại. Một số người so sánh: “Đây là một hiện tượng “xanh hay vàng” mới”.
Ava cho biết câu hỏi của cô chỉ đơn giản là để chuẩn bị trang phục cho sự kiện nâng cao nhận thức về bệnh ung thư do một tổ chức phi lợi nhuận tổ chức.
Nhưng cô cũng tiết lộ rằng cô đã không biết chọn màu sơn nào. Tư vấn của mọi người càng làm cho cô bé “rối trí” thêm.
- Nguyễn Thảo(Theo Buzzfeed)
Câu hỏi ‘sơn móng tay màu nào’ lại thành hiện tượng
Tập huấn cho Hợp tác xã, hộ kinh doanh, nông dân Hà Giang đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử. Địa chất và khí hậu khu vực Hà Giang đã tạo điều kiện cho người dân nơi đây phát triển rất nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng như: mật ong bạc hà, dệt thổ cẩm, thịt bò vàng vùng cao, các loại trái cây, chè Shan tuyết cổ thụ…
Tuy nhiên, do các HTX thiếu kinh nghiệm quản lý và đều nằm ở các huyện vùng cao, cách xa các thị trường lớn trong nước nên việc tiêu thụ sản phẩm nông sản theo kênh bán hàng truyền thống gặp nhiều khó khăn.
Nhằm tháo gỡ rào cản cho các HTX trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản, các cấp chính quyền của tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các sàn TMĐT.
Điển hình như: Xây dựng và duy trì hoạt động sàn TMĐT tỉnh (dacsanhagiang.net); phối hợp với các đơn vị (Tập đoàn FPT, Bưu điện tỉnh, chi nhánh Bưu chính Viettel Hà Giang…) hỗ trợ các doanh nghiệp mở gian hàng trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn vận hành để quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông sản; Phối hợp với Tập đoàn FPT thiết kế gian hàng thực tế ảo 3D và truyền thông, quảng cáo sản phẩm nông sản của tỉnh trên nền tảng số…
Ứng dụng công nghệ số nâng cao giá trị nông sản
Với mục tiêu, nâng tầm giá trị thương hiệu các sản phẩm nông sản đặc hữu chất lượng cao của tỉnh, gắn với đẩy mạnh hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ các đơn vị sản xuất nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, phát triển theo chuỗi giá trị, tạo nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào.
Hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP chất lượng cao tham gia các chương trình, sự kiện xúc tiến thương mại trọng điểm trong nước.
Tổ chức các hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh với các siêu thị, hệ thống bán lẻ, chợ đầu mối và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản tại các tỉnh, thành.
Tập trung thúc đẩy ứng dụng TMĐT, rà soát, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện xây dựng website để kết nối với sàn giao dịch TMĐT; hướng dẫn đăng ký, mở gian hàng trực tuyến trên sàn giao dịch TMĐT trong nước và quốc tế.
Cùng với đó, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát và thực hiện chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm; quản lý chất lượng sản phẩm trước khi quảng bá và đưa ra tiêu thụ trên thị trường để giữ vững thương hiệu sản phẩm OCOP Hà Giang.
Tại huyện Xín Mần, cùng với việc quảng bá sản phẩm OCOP theo phương thức truyền thống, huyện cũng đang tập trung áp dụng công nghệ số đưa sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch điện tử và bước đầu đem lại hiệu quả rất cao.
Theo lãnh đạo địa phương này, hiện huyện đã có sàn TMĐT để hỗ trợ cho các chủ thể OCOP trong công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu được thuận lợi.
Đồng thời, khuyến khích chủ thể có sản phẩm đạt OCOP chủ động tiếp cận công nghệ thông tin, hoàn thiện các yêu cầu cần thiết như: Tem truy xuất nguồn gốc, phiếu đánh giá chất lượng sản phẩm, hóa đơn và mẫu mã, bao bì sản phẩm để khi đưa vào hệ thống siêu thị thu hút người tiêu dùng.
Cùng với huyện Xín Mần, thời gian qua, huyện Đồng Văn cũng đang tăng cường đưa các sản phẩm nông sản lên sàn TMĐT.
Cụ thể, UBND huyện Đồng Văn đã rà soát, lựa chọn danh mục sản phẩm và doanh nghiệp, HTX có sản phẩm tham gia sàn giao dịch TMĐT; đồng thời phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hà Giang tổ chức lớp tập huấn vận hành gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử cho 7 HTX trên địa bàn nhằm quảng bá, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm nông sản địa phương.
Ngoài ra, xây dựng 1 website chuyên quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của huyện đến với đông đảo người tiêu dùng trên môi trường TMĐT.
Nhờ đó, đến nay, nhiều nông sản của huyện như mật ong bạc hà, thịt khô, miến, gạo… đã và đang được tiêu thụ hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử, được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến.
Đến nay, nhìn chung các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã cơ bản vận hành tốt gian hàng trực tuyến trên sàn TMĐT, qua đó công tác tiêu thụ sản phẩm bước đầu đạt được những kết quả tích cực.
Ví dụ, tiêu thụ cam vàng toàn tỉnh mỗi mùa trên sàn TMĐT ( Voso, Posmart, Sendo…) đạt trung bình 120 tấn với giá bán dao động từ 15-17 nghìn đồng/kg, tăng 5-7 nghìn đồng so với niên vụ trước.
Từ năm 2022 đến nay, ngành chức năng đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đưa 1.684 sản phẩm lên các sàn giao dịch TMĐT phổ biến khác như: Postmart, Voso, Sendo, Shopee ... với hơn 2.550 đơn giao hàng thành công đến khách hàng trong và ngoài nước.
Theo báo cáo, đến nay, tổng số hộ sản xuất nông nghiệp đã có tài khoản trên các sàn TMĐT là 117.881 hộ; 100% sản phẩm OCOP của tỉnh đều được đưa lên sàn TMĐT để dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Có thể nói, thông qua hoạt động của các sàn TMĐT, các sản phẩm hàng hóa, nông sản đặc trưng tiêu biểu của tỉnh được quảng bá nhiều hơn, hình ảnh được thiết kế bắt mắt hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng trong và ngoài nước, góp phần tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, cải thiện đời sống người dân.
Thời gian tới, Hà Giang tiếp tục tập trung nâng cao nhận thức của HTX, THT và người nông dân về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, khai thác dịch vụ số cho bà con nông dân, chủ trang trại, HTX, THT... để giúp người sản xuất nâng cao kỹ năng quảng bá sản phẩm, nắm rõ nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của thị trường để tổ chức sản xuất hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Mai Anh
">Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử