您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo U23 Philippines vs U23 Lào, 16h00 ngày 18/8
NEWS2025-01-26 20:18:10【Thời sự】6人已围观
简介 Hư Vân - 18/08/2023 04:30 Nhận định bóng đá g chelsea – aston villachelsea – aston villa、、
很赞哦!(68)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Shabab vs Al Khaburah, 22h30 ngày 24/1: Bỏ xa đối thủ
- 'Chạm tay vào quá khứ', cái nhìn mới về cuộc chiến tranh
- Nhận đơn 'bữa tối cuối cùng', tài xế nhanh trí cứu mạng chàng trai trẻ
- Thanh Sơn thừa nhận đã ly hôn, không yêu Quỳnh Kool
- Soi kèo phạt góc Torino vs Cagliari, 2h45 ngày 25/1
- Nam sinh lớp 9 lập trình game 'Ai là triệu phú' bằng ngôn ngữ Python
- Tư duy san phẳng
- Cảm động chuyện vợ chăm bồ của chồng trong bệnh viện
- Nhận định, soi kèo Qarabag vs Steaua Bucuresti, 00h45 ngày 24/01: Bất phân thắng bại
- Sự kiên cường của người Việt qua tranh cổ động
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Porto vs Olympiacos, 0h45 ngày 24/1: Chủ nhà sa sút
- “Không phải mẹ đâu. Mẹ ơi!"
Sau cánh cửa sắt khép hờ, 4 đứa trẻ lặng lẽ bắc nồi, luộc bó rau cúng mẹ. Nhà nghèo, bữa cơm cúng người đã khuất cũng sơ sài. Trên bàn thờ tạm, ngoài di ảnh người quá cố chỉ có đĩa rau luộc, chén cơm trắng cùng ít trái cây tươi.
Thấy các con loay hoay cúng mẹ, ông Võ Văn Đức (62 tuổi, tạm trú TP.Thủ Đức, TP.HCM) giấu nước mắt, hướng mặt ra xa lộ Hà Nội thở dài. Vợ mất, gánh nặng nuôi 4 đứa con ăn học đè nặng tấm thân đã trải qua 2 lần tai biến khiến ông lo lắng.
Vợ chồng ông Đức từ Đồng Nai lên TP.Thủ Đức thuê trọ, bán nước cùng “mấy thứ linh tinh” ở vỉa hè để nuôi 4 đứa con ăn học. Sau 2 lần tai biến, sức khỏe ông suy giảm rõ rệt. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, không làm được việc nặng.
Tuyền Định thắp nén nhang tưởng nhớ người mẹ quá cố. Để có tiền ăn, đóng tiền nhà trọ, tiền học, gia đình 6 thành viên đều phải làm việc. Ông nói: “Bốn đứa con tôi, Nguyên Định (lớp 11), Tuyền Định (lớp 10), Như Định (lớp 9) Tấn Định (lớp 6) dù ít tuổi nhưng đã biết thương cha, giúp mẹ”.
“Lúc vợ tôi còn sống, Tuyền Định và bà ấy đi làm thuê trong một quán ăn để lo tiền nhà. Tuyền Định đi làm buổi sáng, trưa lại về, chiều vợ tôi đi thay. Lương của hai mẹ con đủ để đóng tiền nhà hàng tháng. Tôi ở nhà bán nước, hủ tiếu, cháo lòng, bún bò… lo tiền cho ăn đi học”, ông kể thêm.
Để có thêm thu nhập, Như Định cũng theo mẹ đến làm ở quán ăn vào buổi sáng. Em làm đến 11h trưa thì về để đi học. Trong khi đó, sau một ngày học ở trường, tối đến, Nguyên Định lại đem sách vở ra hàng trước nhà vừa học vừa trông quán thay ông Đức tranh thủ chợp mắt để chuẩn bị bán xuyên đêm.
Cuộc sống chật vật nhưng đầy ắp tiếng cười của vợ chồng ông Đức trôi qua trong niềm tự hào có 4 đứa con chăm ngoan, học giỏi. Thế rồi dịch bệnh bỗng chốc ập đến khiến ông mất vợ, 4 đứa trẻ hóa cảnh mồ côi trong ngỡ ngàng.
Đến lúc này, 4 anh chị em Nguyên Định vẫn chưa chấp nhận được sự thật mình vừa mồ côi mẹ. Ông Đức kể, nửa đêm 13/7, vợ ông than mệt, khó thở phải nhập viện điều trị. Xét nghiệm nhanh, bác sĩ phát hiện bà dương tính với Sars-Cov-2. Ngày 14/7, nhân viên y tế đưa ông Đức và Nguyên Định, Như Định, Tấn Định đi cách ly.
“Tuyền Định được đưa đi cách ly ở chỗ khác. Chúng tôi chỉ có thể liên lạc qua điện thoại với nhau. Ngày 29/7, tôi về nhà. Sáng hôm sau, tôi lên bệnh viện Thủ Đức để xem vợ thế nào thì được thông báo vợ tôi, L.T.T.D. mất rồi”, ông Đức kể.
Ôm hũ tro cốt mẹ trên tay, các con ông Đức không tin đó là những gì còn lại của mẹ mình. Các em òa khóc nức nở, không tin đó là sự thật. “Lúc đó, em vẫn nghĩ mẹ chưa chết. Em vẫn nghĩ các bác sĩ nhầm lẫn mẹ với ai đó. Trước đó, có bác sĩ nói mẹ em rất khỏe rồi. Em nghĩ mẹ của em chưa có chết. Bà nào đó chứ không phải mẹ đâu. Mẹ ơi!”, Tuyền Định khóc nức nở.
"Thôi thì cùng khóc, chứ biết phải làm sao"
Chuẩn bị xong mâm cúng sơ sài, Tuyền Định gọi các em và anh trai xuống thắp nhang mời mẹ về ăn cơm. 4 anh chị em xếp hàng, nâng nén nhang mời mẹ trong nước mắt lưng tròng. Tuyền định nói, những ngày đầu mất mẹ, mấy cha con cứ khóc cùng nhau.
Ông Đức nghẹn ngào trước sự ra đi quá sớm của người vợ xấu số. Sau này, người thân khuyên nếu khóc nhiều, mẹ đi không yên lòng nên mấy anh chị em Tuyền Định không khóc nữa. Ông Đức vì muốn các con sớm ổn định tinh thần cũng cố nén đau thương, nuốt nước mắt vào lòng.
Tuyền Định nói, em và bé Như Định thường ngày vẫn ngủ cùng mẹ nên bây giờ cả hai thấy trống vắng, lạnh lẽo khi phải ngủ một mình. Nhiều đêm nhớ mẹ, hai chị em ôm nhau mà khóc đến hết đêm.
“Có những lúc, em nghĩ sao khi mẹ còn sống, em không ôm mẹ nhiều hơn, không hôn mẹ nhiều hơn... Chưa bao giờ em hỏi mẹ có mơ ước gì không… Em hối tiếc lắm, em không bao giờ hỏi mẹ được nữa rồi...”, cô bé nói thêm.
Ngồi nhìn di ảnh của mẹ dưới ánh đèn thờ, đôi mắt cậu bé Tấn Định lại ướt nhòe. Em nhớ những buổi trưa trời nóng, mấy mẹ con trải chiếu ngủ dưới nền nhà. Những lúc như thế, Tấn Định sẽ tìm cách chọc phá mẹ để mẹ la, mẹ đuổi đánh rồi ngoảnh đầu lại cười vì biết chẳng bao giờ bà đánh em một đòn nào.
Mỗi lúc anh chị nhắc đến mẹ, Như Định đều cố gắng kìm nén cảm xúc để không bật khóc. Bây giờ, em chẳng biết chọc phá ai, cũng chẳng ai la mắng, đuổi đánh rồi mỗi khi bắt được lại ôm vào lòng xoa đầu, chùi mặt, lau mũi cho nữa. Nghĩ đến mẹ, Tấn Định lại sùi sụt, bật khóc thành lời. Nghe em khóc, Nguyên Định ôm đứa em trai vào lòng, an ủi.
Nguyên Định nói, mẹ thương bé út nhất nhà nên khi mẹ mất, Tấn Định khóc, đòi mẹ hoài. Thương em, Nguyên Định chỉ biết khóc cùng em cho vơi bớt nỗi đau thương mồ côi mẹ. “Em nói: Em cũng nhớ mẹ, cũng khóc. Thương mẹ quá làm sao mà không khóc cho được. Thôi thì cùng khóc, khóc cho thỏa chứ biết phải làm sao”.
“Trước đây, mẹ dặn: Nhà có 4 anh em, cha mẹ già mà mất đi thì nhớ chăm lo nhau, đừng cãi nhau”. Em không nghĩ ngày đó đến đột ngột như vậy. Đến bây giờ, em vẫn không tin được rằng mẹ em đã mất”, Nguyên Định chia sẻ.
Nghe anh trai nhắc đến mẹ, bé Như Định òa khóc, nói: “Mẹ mất rồi… Mẹ ơi!”.
Như Định nói rằng, còn mẹ vui lắm, cơm mẹ nấu rất ngon, tay mẹ rất ấm nữa. Đã nhiều ngày trôi qua nhưng em vẫn chưa thể quen được cảm giác trống vắng khi không được được mẹ ôm khi ngủ.
Thương em, Tuyền Định cố an ủi và động viên em mạnh mẽ để mẹ yên lòng.
Ông Đức nói sẽ cùng các con cố gắng để không ai phải bỏ học. Em nói: “Lúc nào, mẹ cũng nghĩ cho các em. Mẹ tiết kiệm lắm. Mẹ không mua bất cứ thứ gì cho bản thân mà chỉ chăm lo cho 4 anh chị em em thôi. Quần áo rách, mẹ vá lại mặc, quần áo chúng em mặc cũ, mẹ lại gom góp mua mới”.
“Nhà nghèo, mẹ luôn dạy chúng em phải cố gắng. Chúng em sẽ đi làm để phụ ba và hi vọng không ai phải bỏ học giữa chừng”, Tuyền Định chia sẻ.
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Ông Võ Văn Đức, địa chỉ 160B đường Quốc lộ 1A, phường Tân Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM (Gia đình ông Võ Văn Đức chưa có số tài khoản ngân hàng).
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.264 (4 chị em mồ côi)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
Mái ấm cho trẻ mồ côi
Nhìn thấy cuộc gọi video của mẹ, bốn chị em Yến Nhi túm lại. Màn hình bên kia mở lên, Nhi thấy mẹ thở rít từng hồi...
">Bốn chị em đi cách ly về, bàng hoàng nhận hũ tro cốt của mẹ
Theo dõi hoạt động nghệ thuật thì thấy hình như năm nay anh ít tham gia hài Tết hơn những năm trước?
Một phần là do lịch phát hành phim trên kênh youtube thường cận Tết và năm mới nên khán giả ít thấy tôi nhưng nếu so với năm trước thì đúng là tôi ít nhận lời đóng hài Tết hơn.
Không phải "chảnh" hay "chê tiền" như mọi người nghĩ đâu mà vì sau nhiều "sự cố hài Tết", bây giờ tôi coi trọng chất lượng hơn số lượng. Kịch bản phải thật hay, nhà sản xuất uy tín tôi mới làm.
Thế nhưng anh mới tậu một chiếc xe hơi mới, chắc catse cũng đáng ngưỡng mộ lắm?
Tính tôi gần gũi, lại không nề hà bất cứ việc gì nên "sô chậu" khá đều. Catse có thấp mà ngày nào cũng có vẫn còn hơn là giá cao mà lâu lâu mới có. Chỉ 2 ngày không có show là tôi đã ngứa ngáy chân tay rồi.
Tôi quan điểm, "năng nhặt chặt bị". Dù một show lớn bằng 4 show lẻ nhưng cứ phù hợp là tôi nhận chứ không nề hà. Tôi không bao giờ "hét" giá cả, phải để cho đơn vị tổ chức họ "thở" nữa chứ. Chính vì vậy mà lúc nào tôi cũng kín show, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm. Có ngày tôi chạy 4 show từ sáng đến tối, nhưng chỉ nhận các chương trình ở miền Bắc để xong việc là lái xe về nhà với vợ con luôn.
Anh có thể bật mí một con số cụ thể được không?
Chuyện catse là điều tế nhị, có lẽ chẳng ai muốn công khai điều này trên mặt báo. Thực ra catse trong mỗi show diễn cũng không bao giờ cố định được, vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người nghệ sĩ có thể "hét" catse nếu họ phải lao tâm khổ tứ, mất nhiều thời gian công sức cho buổi trình diễn đó. Nhưng có khi với những show diễn quyên góp tiền từ thiện thì chẳng lấy một đồng thù lao cũng là điều dễ hiểu. Hiện tại, tôi chạy show nhiều, mỗi show cũng đủ nuôi vợ con và gia đình cả tháng (cười).
Thấy anh thường xuyên chia sẻ ảnh con trai và nhắc đến gia đình, có vẻ sau nhiều lần đổ vỡ, anh đã tìm được hạnh phúc thực sự?
Hiện tại cuộc sống gia đình tôi rất hạnh phúc khi có thêm con. Đi đâu, làm gì, tôi cũng chỉ nghĩ và nhớ về con. Cu Bin (tên thường gọi của con trai Chiến Thắng - PV) rất bụ bẫm đáng yêu. Tôi thường chụp ảnh con trong cuộc sống thường ngày đăng lên Facebook để bạn bè, khán giả được biết. Mọi người cũng khen bé, đọc những dòng bình luận tôi thấy rất vui. Có con trở thành động lực để tôi cố gắng chăm chỉ đi diễn nhiều hơn.
Thành công sự nghiệp và một gia đình nhỏ hạnh phúc, anh có kế hoạch có thêm thành viên trong tương lai không?
Thú thật là có nếp có tẻ và các con yêu thương nhau nên tôi cũng chưa nghĩ xa xôi, chưa tính đến những điều đó. Chỉ biết hiện tại có cu Bin là vui lắm rồi!
Theo giadinh.net.vn
Noo Phước Thịnh: 'Có thể tôi không tổ chức cưới'
Khi nhận được câu hỏi về mong ước lớn nhất lúc này, Noo Phước Thịnh trả lời: "Kết hôn". Tuy nhiên, nam ca sĩ từ chối tiết lộ về cuộc sống riêng tư và muốn tối giản mọi thứ.
">Chiến Thắng: 'Cuối năm không nhận show không phải 'chảnh' hay 'chê tiền'
- - Tại mùa 2 “Thách thức danh hài”, thí sinh Lê Thị Dần đã trở thành hiện tượng đặc biệt bởi phong cách diễn hài không giống ai.Play">
Trấn Thành, Việt Hương từng phát cuồng vì chị Lê Thị Dần
Nhận định, soi kèo Guanacasteca vs Perez Zeledon, 5h00 ngày 24/1: Nối mạch toàn thắng
- Chiều 3/7, HĐND TP Hà Nội tổ chức phiên chất vấn về một số vấn đề cử tri quan tâm. Đại biểu Duy Hoàng Dương (Trưởng ban Pháp chế) nói sau vụ cháy khiến 56 người chết ở quận Thanh Xuân, HĐND TP Hà Nội đã ban hành nghị quyết về tăng cường phòng cháy chữa cháy. Thành phố yêu cầu 100% hộ gia đình phải có bình chữa cháy; 100% nhà ở, hộ gia đình mở lối thoát nạn thứ hai. Ông Dương đề nghị lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết kết quả triển khai.
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết đến nay 1,48 trên 1,7 triệu hộ gia đình đã tự trang bị bình chữa cháy, đạt 86%. Về mở lối thoát nạn thứ hai, con số là 290.000/304.700 hộ, chiếm 73%. 13/30 quận, huyện chưa hoàn thành chỉ tiêu về mở lối thoát nạn thứ hai, 20/30 quận, huyện chưa hoàn thành mục tiêu 100% hộ trang bị bình chữa cháy.
Giải thích việc chưa đạt mục tiêu đề ra, lãnh đạo ngành công an cho rằng cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm chỉ đạo, còn coi công tác phòng cháy chữa cháy là của riêng công an. Nhận thức về phòng cháy của chủ hộ còn hạn chế, chủ quan. Nhiều người đặt mục tiêu sản xuất kinh tế lên trên hết mà không đầu tư cho công tác đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn, "ăn chẳng đủ thì sao tính đến việc mua bình chữa cháy". Vì vậy, Giám đốc Công an Hà Nội đề nghị chính quyền cấp huyện, xã căn cứ điều kiện thực tế hoặc nguồn xã hội hóa để mua sắm, cấp phát bình chữa cháy cho gia đình khó khăn.
- Gần như biến mất khỏi màn ảnh nhiều năm qua, bất ngờ diễn viên Võ Hoài Nam nhận lời làm khách mời của một chương trình trên VTV để bàn về chủ đề 'khi phụ nữ cưa cẩm'.
Cuộc đời truân chuyên khó tin của chàng cảnh sát hình sự Võ Hoài Nam
Vua bãi rác' Võ Hoài Nam không hối hận khi bỏ sự nghiệp vì con
Play">'Vua bãi rác' Võ Hoài Nam bất ngờ xuất hiện trên truyền hình
Chị Bích (thứ 3 từ trái qua) cùng các đồng nghiệp.
Cây cầu kết nối từ bên trong "chiến tuyến"
Cuối tháng 7/2021, chị Văng Thị Ngọc Bích, nhân viên Phòng Công tác xã hội (Bệnh viện Chợ Rẫy) được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin về bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hồi sức Covid-19 cho người nhà đang ngóng tin ở ngoài.
Khi số điện thoại “Tìm người bệnh Covid Bệnh viện Chợ Rẫy, Hồi sức” được công bố, chị Bích liên tục nhận được các tin nhắn. Người nhà cung cấp họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại đăng ký nhận tin người bệnh, thời gian nhập viện của bệnh nhân. Từ đây, chị tra cứu thông tin và báo lại cho họ.
Mỗi lần kiểm tra thông tin, thấy tình trạng bệnh nhân từ nặng chuyển sang nhẹ, chị Bích mừng khôn tả. Chị thấy như chính người thân của mình đang khỏe lên vậy.
Chị Bích kể, mỗi dòng tin nhắn đều toát lên sự tha thiết, nóng ruột. Có trường hợp chị Bích chỉ nắm được tên tuổi, địa chỉ kèm thông tin mơ hồ rằng “người nhà bị Covid-19 được đưa vào viện, nhưng không rõ viện nào, xin nhờ tìm giúp”.
Cứ như vậy, chị Bích cùng các đồng nghiệp trở thành những “sứ giả truyền tin” tới người thân bên ngoài “chiến tuyến”.
Có rất nhiều gia đình cùng bị Covid-19, mỗi người mỗi ngả. Người thuộc diện F1 thì đi cách ly ở những nơi khác nhau. Mấy người thuộc diện F0 thì nhập viện. Khi biết số đường dây nóng, họ cùng nhắn tin tìm kiếm và vô tình chị Bích trở thành cầu nối kết nối họ lại với nhau.
Chị Bích kiểm tra thông tin để báo lại cho người thân của bệnh nhân.
Có gia đình cả bố mẹ và con gái cùng nhập viện vì Covid-19. Số điện thoại đăng ký khi vào viện là của người mẹ. Ít hôm sau, người bố và con gái không may qua đời nên tin báo tử được gửi về cho người mẹ.
“Nhận được tin, người mẹ vô cùng hoảng loạn. Anh con trai ở ngoài gửi tin nhắn nhờ chúng tôi tới trấn an mẹ. Các nhân viên trong phòng cùng các y bác sĩ lại thay người nhà động viên bệnh nhân để bà vượt qua cú sốc mất người thân”, chị Bích bồi hồi chia sẻ.
Trung bình mỗi ngày chị Bích nhận được khoảng 100 tin nhắn. Những ca tìm được thông tin luôn thì chỉ sau 10 -15 phút là chị báo lại cho người nhà. Nhưng cũng có ca phải mất cả buổi, thậm chí mấy ngày liền.
Chị Bích kể về trường hợp một người con đang sinh sống tại Đà Nẵng tìm cha bị Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trước đây, cha của anh được người giúp việc đưa vào bệnh viện. Nhưng sau đó người giúp việc cũng đi cách ly rồi mất liên lạc luôn. Số điện thoại đăng ký là của người giúp việc. Vì thế, gia đình không nhận được tin tức gì của người bệnh.
Ba ngày sau, chị cũng tìm được cha cho người con trai kia. Tiếc là lúc ấy, người cha đã qua đời...
Cảm nhận rõ nỗi đau
Tin nhắn nhờ tìm thân nhân của người dân.
Có hôm chị Bích nhận được tin nhắn nhờ tra thông tin về bệnh nhân nữ sinh năm 1984 (nhà ở Lê Đại Hành, Quận 11, gần Bệnh viện Chợ Rẫy).
Chị kể: “Người nhắn tin là cháu bệnh nhân. Sau khi xác minh, tôi được biết bệnh nhân đã mất ngay khi nhập viện. Biết tin, người cháu báo cho chồng của bệnh nhân. Tuy nhiên, người chú không tin, chạy tới viện hỏi và cứ ở cổng viện chờ vợ suốt 3 ngày trời. Người nhà khuyên nhủ kiểu gì cũng không về, ngoài trời thì mưa tầm tã.
Người chồng nói rằng, khi đưa vợ vào đã đăng ký số điện thoại. Tại sao bệnh viện không báo tin về cho anh ấy. Anh ấy tin chắc rằng vợ vẫn còn sống. Khi tôi kiểm tra lại thì thấy hóa ra, số điện thoại đăng ký nhận tin lại là của người vợ. Sau khi bệnh nhân mất, điện thoại được để ở phòng bảo vệ nên người nhà không nắm được thông tin. Có lẽ lúc đưa vợ vào viện, anh chồng bối rối nên không nhớ là đã đăng ký số điện thoại nào”.
Gia đình lo lắng nếu người chồng cứ chờ ở viện thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Người cháu đã nhờ chị Bích nhắn tin tới số của anh chồng để anh chấp nhận sự thật. Lúc đó, tôi cảm thấy rất xót xa, cứ nghĩ anh ấy chờ ngoài cổng viện 3 ngày mà tôi rơi nước mắt", chị Bích nghẹn ngào nhớ lại.
Chị Hằng nhiều lần lặng người đi vì xúc động.
Khác với chị Bích, chị Nguyễn Thị Tuyết Hằng, Phòng Kế hoạch Tổng hợp (Bệnh viện Chợ Rẫy) lại chuyên phụ trách việc báo thông tin tử vong. Chị Hằng cho hay: "Khi tôi thông báo tin bệnh nhân mất, nhiều gia đình rất sốc. Khi họ khóc, tôi cũng lặng theo”.
Theo chị Hằng, mỗi lần thông báo tin buồn cho gia đình các bệnh nhân, chị cảm nhận rất rõ nỗi đau mất mát mà họ phải gánh chịu. Có lần, chị báo tin cho một nam thanh niên về việc người thân của anh qua đời. Nghe tin, anh vừa khóc vừa giãi bày rằng gia đình anh có mấy người mất vì Covid-19 và 11 người khác đang điều trị căn bệnh này.
"Tôi chỉ mong dịch bệnh sớm qua đi để không còn ai phải nhận tin buồn vì Covid-19 nữa”, chị Hằng chia sẻ.
Hồng Anh
Ảnh: BVCR, NVCC
Mẹ vượt qua Covid-19 nhờ con gái 6 tuổi
"Lúc đó, tôi sốt gần 40 độ C và phải thở oxy. Nếu không nhờ bé, có lẽ tôi đã không thể vượt qua”, chị kể.
">Phía sau cuộc gọi từ bệnh viện tới người nhà bệnh nhân Covid