Ngày 2/11,ườitừngchitỷchạyđiềuchuyểnĐạitáĐinhVănNơibịđềnghịmc vs aston villa TAND tỉnh An Giang nghị án đối với vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
5 bị cáo trong vụ án này gồm: Trần Trí Mãnh (42 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Gia Thịnh), Hồng Mỹ Thi (vợ Mãnh), Chu Đình Thiện Trí (nhân viên quản lý, thiết kế quảng cáo các trang web của Công ty Gia Thịnh), Nguyễn Văn Có và Trần Kỳ Nam (nhân viên quản lý kho nhớt).
Trần Trí Mãnh là người chi 20 tỷ đồng để chạy điều chuyển Đại tá Đinh Văn Nơi (thời điểm đó là Giám đốc Công an tỉnh An Giang nay giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh) đi nơi khác.
Tuy nhiên, ông Mãnh lại gặp băng nhóm lừa đảo. Ông Mãnh là bị cáo trong vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả”, nhưng là bị hại trong vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tại tòa bị cáo Mãnh thừa nhận thực hiện hành vi như cáo trạng nêu nhưng không biết hành vi đó là phạm tội. Đại diện VKSND tỉnh An Giang giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo như cáo trạng đã nêu.
VKSND tỉnh An Giang xác định, Trần Trí Mãnh thành lập Công ty Gia Thịnh, kinh doanh phụ tùng xe gắn máy và dầu nhớt các loại. Vợ ông Mãnh là bà Thi điều hành, quản lý nhận, kiểm tra, giao hàng và thu tiền.
Quá trình kinh doanh, Trần Trí Mãnh thấy phụ tùng xe máy hiệu Honda, Yamaha và dầu nhớt Castrol, Kubota, Shell được nhiều người sử dụng nên nảy sinh ý định làm giả các nhãn hiệu nói trên để bán lại với giá thấp hơn hàng chính hãng.
Bị cáo Mãnh đến chợ Tân Thành và chợ Kim Biên (TP.HCM) mua các phụ tùng xe gắn máy và dầu nhớt giả các thương hiệu nổi tiếng đem về đóng gói, bán ra thị trường với giá thấp hơn hàng chính hãng từ 10% - 15%.
Bị cáo Mãnh bảo vợ đặt mua nhớt giả và chuyển tiền mua bán hàng, quản lý công ty khi ông ta đi vắng. Đối với phụ tùng xe gắn máy không nhãn hiệu, ông Mãnh thuê người in các tem, nhãn, vỏ hộp giả nhãn hiệu nổi tiếng.
Sau khi có tem, nhãn, vỏ hộp giả, Trần Trí Mãnh chỉ đạo Nguyễn Văn Có sắp xếp hàng hóa phụ tùng xe gắn máy không nhãn hiệu vào hộp, đóng gói rồi đem bán cho các cửa hàng trên địa bàn An Giang và ngoài tỉnh.
Đồng thời, Mãnh còn đặt mua một số loại phụ tùng xe gắn máy chính hãng Honda, Yamaha trộn với các phụ tùng giả để bán nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Đối với nhớt hiệu Kubota do không có tem xác nhận hàng chính hãng nên Mãnh lên các trang web tìm mẫu tem rồi chỉ đạo cho Thiện Trí thiết kế mẫu tem hàng chính hãng. Sau đó, thuê bị cáo Nhiều in mẫu tem. Bị cáo Mãnh và Thi chỉ đạo cho Nam dán số tem trên vào các thùng nhớt Kubota, tem các loại.
Với cách thức trên, từ tháng 6/2019 đến tháng 3/2021, bị cáo Mãnh và Thi đã thu lợi khoảng 300 triệu đồng.
Đại diện VKSND tỉnh An Giang nhận định hành vi của bị cáo Mãnh và đồng phạm đủ yếu tố cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Từ đó, VKSND tỉnh An Giang đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Mãnh mức án từ 8-9 năm tù; bị cáo Thi từ 7-8 năm tù; các bị cáo còn lại mức án từ 18 tháng đến 3 năm tù.
HĐXX đã vào nghị án và sẽ tuyên án vào chiều 4/11.