Trên thực tế,óngmahạtnhânvẫnámảnhthếgiớgiải vô địch quốc gia ý hiện vẫn đang tồn tại một "thế giới hạt nhân" với một kho vũ khí khổng lồ sẵn sàng ngày phát hoả, cùng với những chiến lược hạt nhân đầy tham vọng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự, "thế giới hạt nhân" hiện nay bao gồm:
Một là, các cường quốc hạt nhân Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc. Tập hợp của 5 quốc gia này được gọi là "Câu lạc bộ hạt nhân". Có thể coi câu lạc bộ này lực lượng hạt nhân chi phối toàn cầu và có ý nghĩa quyết định về an ninh trong thế giới hạt nhân.
Hai là, các quốc gia hạt nhân non trẻ, những nước có tiềm năng đáng kể về kinh tế và kĩ thuật, đã tự chế tạo thành công vũ khí hạt nhân, bao gồm cả bom, đạn hạt nhân và phương tiện chuyên chở (máy bay, tên lửa). Tiêu biểu trong nhóm này là Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên, do tiềm năng còn hạn chế, ảnh hưởng của nhóm này chủ yếu trong phạm vi khu vực.
Ba là, các quốc gia bên ngưỡng cửa hạt nhân, gồm những nước có tiềm năng kinh tế phát triển, đã đầu tư nghiên cứu và đang từng bước làm chủ vũ khí hạt nhân. Trong số các quốc gia này đáng kể là Iran và Triều Tiên. Riêng Triều Tiên đã được Nga liệt vào nhóm 2.
Một số loại tên lửa của Iran. Ảnh: AP |
Bốn là, các quốc gia hạt nhân giấu mặt, là các nước thực sự có tiềm năng hạt nhân, song vì nhiều lí do nên chưa công khai vũ khí hạt nhân của mình. Tiêu biểu cho nhóm này là Israel.
"Thế giới hạt nhân" có các đặc trưng nổi bật như: sự đa cực của các quốc gia hạt nhân, trước hết là của các cường quốc hạt nhân; sự phân biệt đẳng cấp trong quan hệ các quốc gia hạt nhân; sự hình thành các cặp hạt nhân đối lập; và cơ cấu hình tháp mà ở nóc vẫn là Nga và Mỹ.
Kho vũ khí hạt nhân khổng lồ
Cho đến nay, kho vũ khí hạt nhân của thế giới đã đầy ắp và vô cùng đa dạng trên cả 2 phương diện: bom, đạn và phương tiện chuyên chở.
Bom, đạn hạt nhân được phát triển hết sức đa dạng, có thể sử dụng ở phạm vi chiến thuật, chiến dịch và chiến lược. Trong phạm vi chiến thuật, đó là các loại đầu đạn, bom, mìn hạt nhân công suất cực nhỏ (0,1 đến 1kT), có thể bắn bằng pháo trong cự li 10-20km. Loại bom, đạn có công suất tương đương 2 quả bom Mỹ đã ném xuống Nhật Bản 60 năm trước đây, nay chỉ được xếp ở tầm cỡ chiến dịch.
Số bom, đạn hạt nhân chủ yếu là loại chiến lược. Đó là các loại bom H (Hydro), bom 3F (Fisson-Fusson-Fison), bom 3R (Reduced-Residual-Radiation), bom N (Neutron) với các công suất khác nhau: nhỏ (1-10kT), vừa (10-100kT), lớn (>100kT) và cực lớn (1-100MT).
Ước tính, trên thế giới hiện đang tàng trữ hơn 22.000 quả bom, đạn hạt nhân, chủ yếu là của Mỹ và Nga, đủ phá huỷ nhiều lần toàn bộ bề mặt trái đất.
Phương tiện mang vũ khí hạt nhân trong những năm 1950-1970, chủ yếu là máy bay ném bom chiến lược và một phần máy bay tiêm kích bom. Từ thập niên 1970 lại đây, tên lửa với hàng loạt tính năng ưu việt đã trở thành phương tiện mang chủ yếu. Tên lửa có thể được phóng từ hầm ngầm, trên mặt đất, trên không, tàu chiến, tàu ngầm, trên vũ trụ.
Ngày nay, các cường quốc hạt nhân ngay từ lãnh thổ của mình có thể phóng tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân nguyên khối (mang 1 đầu) hoặc riêng rẽ (3-10 đầu) tới bất kì điểm nào trên trái đất, đủ sức hủy diệt hàng chục thành phố lớn của một quốc gia trong thời gian chớp nhoáng, với mức sai số nhỏ hơn 100m.
Ở mức độ chiến dịch, chiến thuật, người ta còn sử dụng cả pháo binh, tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình làm phương tiện hạt nhân.
Những chiến lược hạt nhân đầy tham vọng
Mọi quốc gia hạt nhân đều có chiến lược của riêng họ. Mục tiêu của chiến lược đối với mỗi quốc gia có khác nhau, với những tham vọng và tính toán khác nhau. Một mặt, vũ khí hạt nhân thể hiện sức mạnh và khả năng răn đe, góp phần nâng cao vị thế của quốc gia. Mặt khác, sự cân bằng về vũ khí hạt nhân cũng góp phần củng cố hoà bình, ngăn ngừa cuộc chiến tranh hạt nhân ở phạm vi toàn cầu, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia đó cũng như cho các đồng minh của họ.
Tất cả các quốc gia hạt nhân đều cam kết không sử dụng trước đòn đánh hạt nhân, song đều dành cho mình quyền giáng trả hạt nhân đối với lực lượng tấn công xâm lược.
Hai cường quốc hạt nhân số một là Nga và Mỹ, tuy đang xúc tiến những bước đi nhằm cắt giảm lực lượng hạt nhân, song vẫn sở hữu một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và đang có xu hướng chế tạo các loại vũ khí hạt nhân "mini" cho tiện bề sử dụng. Pakistan và Ấn Độ đang trong cơn say rượt đuổi hạt nhân. Một số quốc gia không phê chuẩn hoặc không tham gia Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Có thể nói, chưa bao giờ thế giới lại đứng trước hiểm hoạ hạt nhân to lớn và đầy tiềm ẩn như hiện nay. Kiên trì cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện, xây dựng các khu vực không có vũ khí hạt nhân, giảm triệt để số vũ khí hạt nhân hiện có và duy trì thế cân bằng chiến lược hiện tại... là những vấn đề then chốt để thế giới trở nên an toàn hơn.
Nguyên Phong
Căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên lại bùng lên sau một thời gian dài tương đối yên lặng, khi cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien lên tiếng về chương trình hạt nhân của chính quyền Kim Jong Un.