Sau VNG, Temasek dự kiến rót 100 triệu USD vào công ty mẹ của Giao hàng nhanh, Ahamove
Tập đoàn đầu tư Temasek của Chính phủ Singapore cho biết đang có ý định đầu tư vào Scommerce – một nền tảng logistics tại Việt Nam và trực thuộc Seedcom,ựkiếnróttriệuUSDvàocôngtymẹcủaGiaohàwest ham – arsenal nguồn tin DealAsia Street cho hay. Thương vụ dự kiến chính thức công bố trong tuần đến với giá trị ước tính khoảng 100 triệu USD.
Được biết, Scommerce là công ty giao nhận tại Việt Nam, chuyên phục vụ nhu cầu vận chuyển của các đối tác thương mại điện tử trên toàn quốc. Scommerce được thành lập thông qua việc sáp nhập Giaohangnhanh (GHN), Ahamove và đơn vị giao nhận hàng hóa xuyên biên giới Gido. Bắt đầu từ năm 2012, GHN Express hoạt động và nhận được tài trợ từ Seedcom. Sau đó, hãng tiến hành mua lại Ahamove – một công ty khởi nghiệp giao hàng thương mại – và ra mắt thương hiệu GHN Logistics cung cấp các giải pháp hậu cần tích hợp.
Hiện, Scommerce có mạng lưới phủ sóng tại 63 tỉnh thành với 500 bưu cục, 1.500 điểm gửi hàng Vinmart+, Circle K. Hãng cũng đang hợp tác với 100.000 cửa hàng và doanh nghiệp, kể tên có nhiều thương hiệu lớn như Shopee, Tiki, Lazada, Juno, Vinamilk, Sendo...
Về công ty mẹ, Seedcom là một đơn bán lẻ hoạt động tại 3 ngành chính là thực phẩm và đồ uống, thời trang và quản lý thương mại kỹ thuật số. Seedcom được thành lập năm 2004 bởi ông Đinh Anh Huân - nguyên đồng sáng lập Thế Giới Di Động (MWG).
Trở lại với thương vụ trên, Temasek không phải là cái tên xa lạ tại thị trường Việt Nam khi sớm đầu tư vào những năm đầu 2000 với danh mục trải dài các lĩnh vực tài nguyên, nông lâm nghiệp, hạ tầng, công nghệ thông tin, ngân hàng...
Tháng 3/2019, Temasek cũng đầu tư khoảng 100 triệu USD để trở thành cổ đông lớn VNG - kỳ lân duy nhất đến thời điểm hiện tại của Việt Nam. Thương vụ này đã nâng mức định giá của VNG lên hơn 2 tỷ USD.
Riêng lĩnh vực thương mại điện tử với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai, Temasek đang đối mặt với nhiều đối thủ lớn ở Việt Nam, từ những "tay chơi" nhiều tiền như Grab, Tiki… đến công ty truyền thống như Gemadept (GMD) và Indotrans; ngoài ra còn có các hãng tư nhân hay quỹ đầu tư mạo hiểm như Misa (được tài trợ bởi TA Associates), KiotViet và Logivan.
Không chịu đứng ngoài cuộc, Temasek tuyên bố sẽ đầu tư vào các công ty kỳ lân triển vọng ("aspiring unicorns") tại Đông Nam Á, tập trung vào nhóm doanh nghiệp vận hành nền tảng công nghệ với giá trị từ 100 triệu USD thậm chí lên đến 1 tỷ USD.
Mặt khác, ghi nhận tại báo cáo Google-Temasek-Bain eConomy SEA 2019, Đông Nam Á đang có hơn 70 kỳ lân hoạt động. Trong đó, năm ngoái Temasek đã tiến hành rót vốn vào 3 công ty trong số trên, bao gồm nền tảng làm đẹp Sociolla tại Indonesia, công ty truyền thông cho sự kiện ONE Championship về bộ môn võ thuật MMA và startup thương mại điện tử thời trang Zilingo.
Ngoài ra, tại Đông Nam Á, Temasek cũng đã đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ như Gojek, Razer và Lazada.
Ngoài Temasek, TPG (đầu tư vào PropertyGuru), Equinas (MediExpress) và KKR (aC Commerce, Voyager) là một số nhà đầu tư nổi bật khác đã sớm đặt cược vào khu vực Đông Nam Á.