您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 28: Bố chồng trao sổ đỏ cho Son chữa bệnh
NEWS2025-02-22 17:56:37【Bóng đá】4人已围观
简介Trong Dưới bóng cây hạnh phúctập 28 lên sóng tối nay, 3/3, sau khi xe mgxe mg、、
Trong Dưới bóng cây hạnh phúctập 28 lên sóng tối nay,ướibóngcâyhạnhphúctậpBốchồngtraosổđỏchoSonchữabệxe mg 3/3, sau khi biết con dâu bị bệnh nặng, ông Công (NSND Quốc Trị) đã tổ chức họp gia đình, tuyên bố trao lại tài sản cuối cùng của mình cho con dâu.
![]() | ![]() |
"Bố có điều này muốn nói với mấy đứa. Bố biết bệnh tình của con sẽ phải điều trị lâu dài, tốn kém mà hai đứa không dư dả gì. Bố có khoản tiền tiết kiệm nhưng đã bị lừa. Bố chỉ còn cuốn sổ đỏ này, con cầm lấy để lúc cần có thể vay tiền chi trả viện phí, thuốc men", ông Công nói với các con.
![]() | ![]() |
Ở một diễn biến khác, Tố (NSƯT Bùi Như Lai) và Nhài (Huyền Thạch) hốt hoảng đi tìm bé Cá Heo - con trai Đạt (Mạnh Hưng) và Son (Kim Oanh). Sau khi không tìm thấy cháu trai, Tố quyết định thông báo tin này với cả nhà.
Cũng trong tập này, Tú - người hàng xóm nhiều chuyện nói với Tố về chuyện vợ chồng em trai anh thường xuyên được nhận quà sau khi lên chức.
![]() | ![]() |
"Lắm lộc lá đôi khi không phải chuyện tốt đâu. Bảo em trai anh nhận ít phong bì thôi", Tú nói. Tố đáp: "Vợ chồng nó tử tế nên người ta quý mới biếu. Mày đừng ăn nói lăng nhăng".
Liệu, Son có gặp nguy hiểm gì tới tính mạng? Diễn biến chi tiết tập 28 phim Dưới bóng cây hạnh phúcsẽ lên sóng tối 3/3, trên VTV1.

很赞哦!(2)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Monastir vs JS Omrane, 20h00 ngày 20/2: Cửa trên đáng tin
- Sáu đạo sắc phong được công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm
- McLaren 720S phiên bản mini dành cho trẻ em, giá 8.000 USD
- Kinh tế TP HCM 6 tháng tăng cao nhất 5 năm
- Nhận định, soi kèo U20 Uzbekistan vs U20 Iran, 18h30 ngày 19/2: Tin vào U20 Iran
- Ngành in trước thách thức số hoá
- Mẹo nấu thịt đông trong veo, mềm tan nơi đầu lưỡi
- Hành trình đi tìm phong cách hội hoạ của Nguyễn Khắc Chinh
- Nhận định, soi kèo Dewa United vs Persebaya Surabaya, 19h00 ngày 21/2: Cửa dưới thất thế
- Người đàn ông khắc khổ trước cửa phòng karaoke khiến nam nhân viên nhói lòng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2: Hùm xám giữ sức
Đây là một trong những chiến lược chuyên sâu của ngành TT&TT, cùng với nhiều chiến lược chuyên sâu khác đã được Bộ TT&TT tham mưu ban hành trước đó để đề ra con đường phát triển trong các lĩnh vực chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, an toàn an ninh mạng, bưu chính, chuyển đổi số báo chí, dữ liệu số, công nghiệp bán dẫn.
Một trong những quan điểm phát triển hạ tầng số Việt Nam là hạ tầng số với 4 thành phần chính là hạ tầng của nền kinh tế. Ảnh minh họa: Đ.Thọ Chia sẻ với phóng viên VietNamNetvề ý nghĩa của chiến lược phát triển hạ tầng số mới được phê duyệt, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho hay, chiến lược cụ thể hóa quan điểm đã được Thủ tướng Chính phủ nêu tại Hội nghị thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước ngày 21/9.
Đó là khuyến khích doanh nghiệp phát triển hạ tầng số “tiên phong cùng Chính phủ, chính quyền địa phương phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng văn hóa; đặc biệt hạ tầng giao thông về phát triển đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc, sân bay, bến cảng; hạ tầng chống biến đổi khí hậu, hạ tầng số, hạ tầng chuyển đổi xanh”.
Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 xác định hạ tầng số là hạ tầng của nền kinh tế, được Nhà nước ưu tiên phát triển và bảo vệ như hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng. Nhà nước sẽ tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển hạ tầng số.
“Chiến lược này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số xác định không gian phát triển mới, xây dựng định hướng phát triển doanh nghiệp mình trong giai đoạn 2024 - 2030”,đại diện Cục Viễn thông cho biết.
Cụ thể, theo chiến lược, hạ tầng số của Việt Nam có 4 thành phần chính: Hạ tầng viễn thông và Internet, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng vật lý - số, hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ.
Cùng với việc nêu rõ các quan điểm chính trong phát triển hạ tầng số Việt Nam, chiến lược mới được phê duyệt cũng xác định tầm nhìn là “Hạ tầng số là nền tảng để Việt Nam trở thành quốc gia số hiện đại, thông minh. Hạ tầng số Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn và bền vững ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới, góp phần đưa Việt Nam đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045”.
9 nhóm giải pháp phát triển hạ tầng số Việt Nam
Tại chiến lược mới ban hành, các mục tiêu cụ thể về phát triển hạ tầng số Việt Nam đến năm 2025 và đến năm 2030 cũng đã được đề ra.
Theo đó, phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình; 100% các tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu CNTT tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga, cảng biển, sân bay quốc tế có dịch vụ di động 5G; đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới; mỗi người dân có 1 định danh số và 1 kết nối IoT... là những mục tiêu cần đạt trong thời gian từ nay đến hết năm 2025.
Những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 gồm có: 100% người sử dụng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên; mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số; xây dựng, bảo đảm năng lực, sẵn sàng triển khai thử nghiệm mạng di động 6G; đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới, nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển đạt tối thiểu 350 Tbps; phát triển các trung tâm dữ liệu siêu lớn, trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng AI...
Phát triển các trung tâm dữ liệu siêu lớn cũng là 1 trong những mục tiêu cụ thể được đề ra tại chiến lược. Ảnh minh họa: M.Quyết Để hiện thực hóa các mục tiêu nêu trên, bên cạnh các nhóm nhiệm vụ trọng tâm về phát triển 4 thành phần chính của hạ tầng số Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ ra 9 nhóm giải pháp cần tập trung thời gian tới, bao gồm: Hoàn thiện thể chế; ưu tiên phát triển hạ tầng số như hạ tầng giao thông, năng lượng; huy động nguồn lực, bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực thực hiện; bảo đảm an toàn, an ninh mạng, quyền lợi người dùng; nghiên cứu phát triển; tiêu chuẩn, quy chuẩn; đo lường, quản lý, giám sát; hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế; và tuyên truyền, nâng cao năng lực khai thác hạ tầng số.
Trong đó, về ưu tiên phát triển hạ tầng số như hạ tầng giao thông và năng lượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành các chính sách, quy định bảo đảm hạ tầng kỹ thuật của các ngành khác phải cho hạ tầng viễn thông được chia sẻ, dùng chung để hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông, bảo đảm hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế.
Cùng với đó, sẽ hoàn thiện các chính sách, thúc đẩy và bảo đảm trong quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải sẵn sàng cho phát triển hạ tầng số, cụ thể như ưu tiên không gian, vị trí, tạo điều kiện để phát triển hạ tầng băng rộng, xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu, trạm trung chuyển Internet, trạm cập bờ kết nối quốc tế…
Còn ở nhóm giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng, quyền lợi người dùng, các việc cụ thể cần được triển khai là thực thi văn bản quy phạm pháp luật, chính sách và văn bản hướng dẫn thi hành về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân; bảo vệ quyền lợi người sử dụng, ứng phó, xử lý ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên hạ tầng viễn thông...
Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng số có trách nhiệm từ chối hợp tác, kinh doanh với các tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật và không để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật sử dụng hạ tầng của mình.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì tổ chức thực hiện "Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030"; triển khai các hệ thống giám sát, quản lý, đo lường, đánh giá phát triển hạ tầng số bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược. Đồng thời, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức triển khai chiến lược.
Theo số liệu của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, hiện tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đã đạt 87,4%; tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đạt 82,3%. Tính đến tháng 9, Bộ Công an đã kích hoạt hơn 57,1 triệu tài khoản định danh điện tử. Hạ tầng số Việt Nam phải đủ và phổ cập để phát triển kinh tế sốMuốn phát triển kinh tế số thì phải có hạ tầng số. Hạ tầng số vừa bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm. Hạ tầng là cái nền cho phát triển. Cái nền thì phải đủ và phải phổ cập.">Nền tảng để Việt Nam trở thành quốc gia số hiện đại, thông minh
">
Ôtô chuyển làn ẩu làm lật xe tải
Giống như chính tên gọi, “Chuyện lạ Phi châu” theo chân tác giả Hảo Phạm Fiori và gia đình đa quốc gia của chị sẽ chỉ kể cho độc giả những câu chuyện họ chưa bao giờ nghe, vẽ ra trước mắt độc giả những khung cảnh họ có thể chưa bao giờ thấy và mang lại cho họ những cảm xúc chưa từng trải qua về châu lục này.
“Chuyện lạ Phi châu” của tác giả Hảo Phạm Fiori mang đến cho độc giả một góc nhìn rất khác về châu Phi - lục địa vẫn được mệnh danh là cái nôi của loài người. Những bức chân dung “Phi châu”
Thị dân châu Phi là những con người như thế nào? Họ giống với những bộ lạc thổ dân du mục ta từng thấy trong “Thượng Đế cũng phải cười”, hay sẽ “na ná” chúng ta – những người đang tò mò quan sát họ qua trang sách? Tác giả Hảo Phạm Fiori đã giải đáp thắc mắc này của độc giả bằng hàng loạt những bức chân dung đầy cảm xúc được vẽ nên bằng chính những trải nghiệm khi chị tiếp xúc với người dân bản xứ ở những quốc gia chị đã đi qua.
Nếu anh thợ mộc với phát ngôn trứ danh “Trời đang mưa!” hay chàng thợ sắt và bài toán làm thế nào để cái cửa anh làm vừa với cái khung nhà gia chủ hoặc câu chuyện đi thi lấy bằng lái xe… vừa hài hước vừa đáng thương theo lối dở khóc dở cười; thì câu chuyện về người mẹ làm thợ may trong khu chợ ổ chuột hay quang cảnh đám tang của một người phụ nữ chết vì HIV sẽ để lại trong lòng bạn đọc một cảm giác vừa chua chát vừa buồn thương.
Những bức chân dung riêng biệt ấy, tựu chung lại, đều mang dáng hình của đói nghèo và cần lao, của tâm tính chân chất và thô mộc, của một lối làm việc “phiên phiến” đi ngược lại những quy chuẩn về sự hoàn hảo. Một kiểu tính cách, mà như chính Hảo Phạm Fiori đã viết, nhờ có nó, người dân châu Phi lúc nào cũng khoẻ mạnh và vô lo.
“Tổ chức” – những con người sống để phụng sự
Phi châu hiện lên trong “Chuyện lạ Phi châu” không đơn thuần chỉ là một lục địa đói nghèo và bị cả thế giới bỏ lại đằng sau. Vẫn có hàng trăm ngàn con người, không phân biệt màu da, đang chung tay giúp đỡ những người dân bản xứ kiến thiết mảnh đất ấy từng ngày. Đó là các bác sĩ, các kĩ thuật viên làm việc trong các tổ chức hỗ trợ nhân đạo. Họ tạo thành một cộng đồng đa sắc tộc nho nhỏ mà Phạm Hảo Fiori vừa là một thành viên, lại vừa là một người quan sát.
Liệu bạn có bao giờ tự hỏi, những con người rời bỏ quê hương, sống cuộc đời phiêu bạt, sẵn sàng đối mặt với cái chết để cứu lấy mạng sống của những con người xa lạ khác ấy, họ là những con người như thế nào?
Phi châu hiện lên trong “Chuyện lạ Phi châu” không đơn thuần chỉ là một lục địa đói nghèo và bị cả thế giới bỏ lại đằng sau. Câu trả lời: họ cũng giống như bất kì ai. Họ cũng sống và làm việc, cũng có những câu chuyện, những nỗi niềm của riêng mình. Nhưng điều biến họ trở thành những người anh hùng không mặc áo choàng – cũng đồng thời là thứ dày vò và huỷ hoại họ, chính là những điều đôi tay họ đã làm, đôi mắt họ thấy và đôi tai họ đã nghe. Đó là sự mong manh của sinh mệnh con người trước bạo lực phi nghĩa, là cảm giác tuyệt vọng khi nhận ra sức vóc của họ là hữu hạn trong khi có vô vàn những nhiệm vụ ngoài kia đang cần đến họ…
Và cái chết của những người bản địa bị kẹt giữa cuộc chiến, của cả những người đồng nghiệp của họ. Những người đã chết, và những người họ buộc phải bỏ lại chờ chết… Khía cạnh đầy đớn đau của công việc tưởng chừng như chỉ mang lại những điều tốt đẹp này đã được Hảo Phạm Fiori thuật lại một cách chi tiết và khách quan hết sức có thể.
Độc giả chậm rãi để câu chuyện về những gương mặt, dù khác nhau về diện mạo và giới tính, nhưng cùng chung một nỗi kiệt quệ, bất lực và đớn đau ấy thấm vào mình, cảm nhận nó, và rút ra những kết luận cho riêng mình. Một quá trình riêng tư của riêng mỗi người mà Hảo Phạm Fiori không cảm thấy mình nhất thiết phải xen vào, dù ở vị thế là người viết, chị hoàn toàn có thể.
Gia đình nhỏ là niềm đam mê bất tận
Đôi khi ta vẫn thấy chị, trong vai trò người kể lại câu chuyện đời sống thường nhật của chính mình, thêm thắt vào đâu đó trong cuốn sách những lời bình luận hài hước và duyên dáng. Những bữa tối kỉ niệm ngày cưới dẫn đến kết luận từ sau hai vợ chồng nên hẹn hò gần bệnh viện một chút, hay việc cắt bao quy đầu cho con trai khiến hai vợ chồng đến phút cuối vẫn chẳng kết luận được thế là dại hay khôn, hay “trận chiến” giữa các vị phụ huynh của ba nền văn hoá khác nhau được tường thuật như ba hồi của một trận đấu trí căng thẳng…
Chúng tuy không gây tò mò như chuyện đời những người dân châu Phi mà Hảo Phạm Fiori đã tiếp xúc, không đắng ngắt và ám ảnh như những câu chuyện của đồng nghiệp chồng chị đã trải qua, càng không nghẹt thở và sợ hãi như những trải nghiệm của chị về khủng bố và chiến tranh, nhưng chúng lại rực lên thứ ánh sáng của hạnh phúc bình dị. Niềm hạnh phúc của một người phụ nữ có trong tay một gia đình.
Gia đình là niềm đam mê bất tận với Phạm Hảo Fiori. Từ những ngày yêu nhau, đám cưới chóng vánh tại Hà Nội, chuỗi ngày sống đời vợ chồng son với anh chồng người Ý… Rồi tới ngày em bé đầu tiên chào đời, em bé thứ hai, rồi em bé thứ ba… Lúc nào ta cũng thấy chị nhắc đến gia đình nhỏ với một tình yêu và sự thích thú không hề suy giảm. Nhưng song song với tình yêu ấy, là nỗi lo lắng đến xé lòng của người làm mẹ, làm vợ khi nuôi lớn những đứa con của mình ở một châu lục xa lạ, giữa những hiểm nguy luôn cận kề. Ngày hôm nay gia đình họ còn ở chung với nhau dưới một mái nhà, nhưng ngay ngày hôm sau thôi, họ hoàn toàn có thể bị chia cắt ở ba đất nước khác biệt. Và trên thực tế, điều này đã từng xảy ra với gia đình chị.
Chiến tranh không phải chủ đề chính của “Chuyện lạ Phi châu”, nhưng nó vẫn ở đó, trong dáng vẻ một câu chuyện kể kéo dài nhiều trang sách, đột ngột nhảy xổ ra giữa một câu chuyện mới phút trước còn bình yên… Đó có thể là cách mà Hảo Phạm Fiori tái hiện lại tình thế chông chênh, bất an về chính trị ở các nước châu Phi; là cách mà chị gián tiếp cho độc giả của mình biết, rằng súng vẫn nổ trên lục địa này. Và vì thế, những người như chị, như chồng chị và những người đồng nghiệp của anh vẫn phải ngày ngày đối mặt với hiểm nguy để hỗ trợ khắc phục hậu quả của những xung đột ấy.
“Chuyện lạ Phi châu” không phải một cuốn sách du lịch, càng không phải một cuốn bách khoa toàn thư về văn hoá châu Phi. Nhưng nó là những ghi chép chan chứa yêu thương và gắn bó của một cô gái Việt, người vợ của một người chồng phục vụ trong tổ chức tình nguyện, người mẹ của ba đứa con về vùng đất Phi châu đầy rẫy những mặt đối lập đã trở thành một phần tâm hồn chị
Anh Phan
Khám phá lịch sử kỳ thú của Việt Nam qua câu chuyện về 3 dòng sông
Bộ sách dẫn người đọc hành hương về ba dòng sông tiêu biểu cho ba miền Bắc - Trung - Nam, là nguồn mạch gắn bó với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt
">Chuyện lạ Phi châu
Soi kèo góc Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2
Chương trình đơn ca của một ca sĩ nổi tiếng, thời nay gọi là “lai sâu”. Ca sĩ vừa hát xong, đang cúi chào khán giả thì một nhạc sĩ hối hả chạy lên sân khấu, tặng ca sĩ mấy bông hoa. Ông chính là người sáng tác ca khúc mà ca sĩ vừa hát. Ông tranh thủ nói rất tròn vành rõ chữ vào micro: "Xin cảm ơn ca sĩ đã hát rất hay bài hát này của tôi, cũng chính bài hát này tối nay sẽ được phát trong chương trình Bài ca năm tháng của VTV3 lúc hai mươi giờ năm phút qua giọng hát của ca sĩ XYZ”.
Khán giả xôn xao cười. Người hiểu biết thì tỏ vẻ thể tất: Ông ấy tranh thủ quảng cáo cho mình đấy thôi. Người chưa quen với kiểu ngang nhiên như vậy thì ngớ ra: Sao có thể tận dụng diễn đàn của người khác nhanh gọn như thế, sao có thể mượn cớ tặng hoa để tự nói về mình sống sượng như thế, sao có thể thiếu một sự ngượng ngùng cần thiết đến thế.
Một vài văn nghệ sĩ khi được tung hô thì dễ trở nên khó kiềm chế bản thân. Illustration: Mai Minh Hồng Người háo danh thường khó kiềm chế được bản thân, nói cách khác họ thiếu một cái phanh hãm và bản năng tự quảng cáo thường vì thế mà lao dốc không phanh. Chẳng phanh chẳng thắng, cứ hồn nhiên mà lao dốc. Tự nói về mình, chẳng ngần ngại chẳng ngượng ngùng. Khi không thẳng tuột tự tụng ca thì lại vòng vo, vòng vo theo kiểu quá lộ liễu.
Năm con gà, họa sĩ vừa có bức tranh gà được in trên báo, bèn tự mình đưa bức tranh lên mạng cho mọi người biết. Lẽ ra họa sĩ chỉ cần viết một câu giới thiệu đàng hoàng và tự nhiên: Đây là bức tranh gà của tôi vừa được in trên báo, xin mời xem. Thế mà không, họa sĩ lại viết một câu bên dưới bức tranh đem ra để phô: Gà vừa vẽ xong, chưa kịp vặt lông tống vào nồi thì nó đã nhảy tót lên đây la làng. Chẹp, mất bữa nhậu ngon.
Rồi khoe tiếp một bức tranh khác, cũng vừa mới được in báo. Tranh vẽ trong một khu bảo tồn vượn bạc má. Con vượn già tóc râu trắng xóa ngồi yên, con vượn trẻ nói: Làm quen cuộc sống mới đi, ngồi đó chờ… bảo tồn à.
Họa sĩ khoe tranh bằng cách viết vào bên dưới một câu: Thấy mình lỗi thời giống em vượn già.
Tưởng khéo mà không khéo. Tưởng như nói năng gián tiếp, tế nhị, nhưng hóa ra lại là kiểu quảng cáo, nấp dưới dạng pha trò hơi quê. Ai chẳng biết mục đích chính của vị là khoe khoang, đưa đẩy dền dứ như vậy chỉ càng nghĩa lộ. Đúng ra chỉ cần chìa bức tranh ra mà nói: Tranh mới của tôi đây, mọi người xem nhé. Trực tiếp, thẳng thắn, thành thật. Dễ tiếp nhận hơn nhiều.
Một nhà thơ muốn quảng cáo để bán tập thơ của mình, cũng đưa bìa thơ lên mạng, rồi mượn giọng để giới thiệu: "Đã lâu không in tập thơ nào / Nay thử in một tập xem sao / Dạo quanh phố sách thì luôn thấy / Bỗng nghe giá bán thấy không cao".
Cũng là tự quảng cáo đấy, nhưng giọng mượn thơ như đùa biết đâu lại mua vui và khiến người ta thể tất cho cái sự tự mình đi rao bán thơ mình.
Một anh phóng viên, bút danh TP, viết phóng sự mà không bỏ qua một cơ hội nào để được ghép tên mình vào trong bài báo: Tôi vừa đến cổng xí nghiệp thì gặp ông trưởng phòng đi ra, thấy tôi, ông reo lên: A, anh TP, giám đốc vừa hỏi tôi có cách nào để liên lạc với anh TP, anh mời anh TP sớm đến gặp giám đốc, chúng tôi sẽ có đầy đủ tài liệu cung cấp cho anh TP…
Người viết nên đứng sau những dòng chữ. Minh họa: HBR Người viết phải luôn là người đứng đằng sau những dòng chữ, làm công việc quan sát, phản ánh, phân tích, tổng hợp. Tóm lại là đứng đằng sau sự kiện và con người được phản ánh. Đằng này không ngần ngại lôi tuột tên mình ra để thỏa mãn sự háo danh, bằng cách ấy gây phản cảm cho người đọc.
Chuyện khác, một nhà văn, trong một bài tản văn không ngần ngại kể chuyện có người bạn vừa sinh con trai, người bạn ấy bèn lấy tên nhà văn để đặt cho con, không quên dẫn lại câu nói của người bạn: “Em đặt tên con như thế để mong nó sau này cũng thông minh như anh”.
Chuyện ấy có thể là thật. Nhưng nhà văn tự đem kể lại theo kiểu phô như vậy thì chỉ có thể khiến cho độc giả nhíu mày hoặc cười nhếch mép. Nhà văn cứ việc cam đoan là mình không bịa, nhưng vì cái sự như thế này độc giả sẽ không bao giờ coi ông là một nhà văn tinh tế.
Háo danh cũng là một bản tính của con người, tùy điều kiện và môi trường mà nó phát lộ hay không, phát lộ nhiều hay ít. Tùy theo mức văn hóa, phẩm cách và khả năng biết ngượng ngùng đến mức nào mà người ta biết cách tự giới thiệu một cách văn minh hay quê kệch. Tự quảng cáo cũng là một nhu cầu có thể hiểu được của con người, nhưng đã chủ ý quảng cáo thì phải học kỹ năng, không thì sẽ gây phản cảm vì sự thô vụng.
Theo Zing.vn
Không chỉ Hồng Đào, nhiều nữ nghệ sĩ hài Việt cũng lận đận tình duyên
Đem lại tiếng cười cho khán giả, thế nhưng đằng sau sân khấu, nhiều nghệ sĩ nữ như Hồng Đào, Minh Vượng, Thúy Nga, Tú 'cháo lòng'... lại có chuyện tình cảm buồn, trắc trở.
">Nhiều văn nghệ sĩ háo danh, hợm hĩnh đến không biết ngượng
Điều bất ngờ về bó hoa cô dâu Meghan cầm trong đám cưới với hoàng tử Harry
Phương Anh và Minh Anh mồ côi cha từ nhỏ, mẹ lại ung thư giai đoạn cuối. Tương lai vô định, không biết trông vào đâu (Ảnh: Vân Hà).
Nỗi đau mất chồng chưa nguôi ngoai thì năm 2018, mẹ chồng chị Bích cũng qua đời do bạo bệnh. 3 năm sau, bố chồng chị cũng mắc bệnh và đã mất. Liên tục nhận những cú sốc, chị Bích gần như ngã quỵ.
Nhưng dường như số phận vẫn chưa thôi hà khắc với người phụ nữ này. Cuối năm 2022, chị Bích bàng hoàng phát hiện mình mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3.
"Cầm tờ kết quả trên tay, tôi chết lặng. Cảm giác như toàn thân không thể cử động, bất lực", kể đến đây, những giọt nước mắt của chị Bích đã lăn dài trên gò má gầy guộc lúc nào không hay.
Thương con mồ côi cha, mẹ ung thư di căn nén đau, dành tiền cho con ăn học (Video: Thế Hưng).
Nghĩ đến 2 cô con gái nhỏ sớm mồ côi bố, chỉ còn mỗi mình mẹ, chị Bích gắng gượng, làm lụng quần quật vì sợ buông xuôi thì cuộc đời các con sẽ mất phương hướng.
May mắn, có 1 trường học nhận chị Bích vào làm tạp vụ, giúp chị có đồng ra đồng vào lo cho 2 con. Tuy nhiên, đồng lương còm cõi khiến chị chật vật, mỗi khi muốn mua thuốc cho bản thân lại lo thiếu tiền ăn học của 2 con.
Theo kết quả chẩn đoán của các bác sĩ, chị Bích mắc ung thư đại tràng di căn sang 2 buồng trứng, tổn thương phổi, lá lách, thận giai đoạn cuối.
"Đêm nào tôi cũng khóc vì thương cho số phận của mình, thương cho tương lai vô định của các con thơ. Nhiều khi đi khám, tiền điều trị nhiều quá tôi đành cắn răng chịu đựng không dám mua thuốc mà để dành tiền lo cho các con ăn uống, học hành", chị Bích nghẹn ngào nói.
Sức khỏe ngày càng yếu, người phụ nữ khốn khổ này đã phải di chuyển bằng xe lăn. Giờ đây, mọi sinh hoạt của chị Bích và 2 con chỉ còn biết trông vào mẹ ruột đã lớn tuổi và chị gái.
Thời điểm này, chị Trần Thúy Ngần (SN 1983, chị gái của chị Bích) cùng chồng thường xuyên túc trực để chăm sóc, động viên em gái. Chị Ngần chia sẻ trong nước mắt: "Tôi rất đau lòng khi thấy em gái mình như thế này. Thương, lo cho tương lai 2 cháu".
Chi phí điều trị cho chị Bích và tiền ăn học của 2 con gái đều do người mẹ tuổi cao và gia đình chị gái gánh vác (Ảnh: Vân Hà).
Viết tiếp những ước mơ từ tình thương, lòng nhân ái của cộng đồng
Từ ngày bệnh của chị Bích trở nặng, chị em Phương Anh và Minh Anh ở nhà tự chăm nhau. Buổi sáng Phương Anh đưa em đi học rồi mới đến trường.
"Em thương mẹ lắm, thương mọi người vất vả nhưng em không biết phải làm thế nào cả. Em chỉ muốn mẹ khỏe mạnh. Em chỉ mong có một phép màu, mong mọi người cứu mẹ em với… ", Phương Anh nức nở trải lòng.
Chia sẻ với Dân trí, bác sĩ Hoàng Thị Như, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: "Sau một thời gian điều trị, hiện tại cơ thể chị Bích không đáp ứng với hóa chất, thể trạng bệnh nhân đã suy kiệt.
Những cơn đau không thuyên giảm, tiên lượng của chị Bích đã xấu. Bệnh nhân đang được chỉ định điều trị chăm sóc giảm nhẹ, khi vào viện sẽ truyền bổ sung dinh dưỡng để nâng cao thể trạng."
Chị Bích hiện đã không đáp ứng với hóa chất, thể trạng đã suy kiệt (Ảnh: Vân Hà).
Về khu phố nơi chị Bích sinh sống, bà Nguyễn Thị Hòa, tổ trưởng tổ dân phố 1 (phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội) xác nhận, gia đình chị Trần Thị Ngọc Bích có hoàn cảnh rất khó khăn, hiện tại gia đình rất cần được giúp đỡ.
Bà con hàng xóm ở đây bày tỏ mong mỏi, chị Bích sẽ nhận được sự giúp đỡ từ bạn đọc Dân trí và các nhà hảo tâm để gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hy vọng 2 em nhỏ vẫn được cắp sách tới trường, viết tiếp những ước mơ trong tương lai từ tình thương, lòng nhân ái của cộng đồng.
">Thương con mồ côi cha, mẹ ung thư di căn nén đau, dành tiền cho con ăn học