您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Gần ngày ra mắt iPhone 12, dân buôn vẫn như ngồi trên đống lửa
NEWS2025-04-09 01:58:02【Kinh doanh】8人已围观
简介Cuối tháng 9,ầnngàyramắtiPhonedânbuônvẫnnhưngồitrênđốnglửlich bong đá hôm nay Việt Nam mở lại đường lich bong đá hôm naylich bong đá hôm nay、、
Cuối tháng 9,ầnngàyramắtiPhonedânbuônvẫnnhưngồitrênđốnglửlich bong đá hôm nay Việt Nam mở lại đường bay thương mại quốc tế với 6 quốc gia, vùng lãnh thổ. Điều này giúp mở ra một “cánh cửa hẹp” cho dân buôn iPhone xách tay trong bối cảnh khó khăn của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, mới đây, hàng loạt thông tin cho rằng hoạt động bay thương mại quốc tế về Việt Nam đã buộc phải tạm dừng để chờ đợi hướng dẫn quy trình cách ly hành khách từ Bộ Y tế. Đây giống như một gáo nước lạnh, dập tắt hy vọng của những dân buôn iPhone xách tay.
Khó khăn trong quy trình nhập cảnh về Việt Nam
“Bộ GTVT, ngành hàng không chưa yêu cầu các hãng dừng bay chở khách vào Việt Nam. Một số thông tin về việc tạm dừng là không đúng. Tuy nhiên, khó khăn trong hoạt động nhập cảnh, đón khách, kiểm dịch y tế và cách ly là có, đây là vấn đề quan trọng”, lãnh đạo Bộ GTVT trao đổi với Dân trí.

Bộ Y tế chưa ban hành quy trình hướng dẫn kiểm dịch và cách ly y tế với khách nhập cảnh vào Việt Nam
Như vậy, thông tin về việc tạm dừng những chuyến bay thương mại quốc tế về Việt Nam là chưa chính xác. Tuy nhiên, để đưa được máy về Việt Nam trong thời gian ngắn, những dân buôn sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn.
Hoạt động bay chở khách thương mại thường lệ 2 chiều hiện mới chỉ được thiết lập trên đường hàng không Việt Nam - Hàn Quốc. Chính vì thế, Hàn Quốc hiện được xem là thị trường tiềm năng nhất mà dân buôn đang hướng tới để có thể xách tay iPhone 12 về một cách nhanh nhất.
Trên thực tế, kể từ cuối tháng 9 tới nay, mới chỉ có 2 chuyến bay chở khách từ Hàn Quốc vào Việt Nam, một chuyến do Vietnam Airlines khai thác chặng Hà Nội - Seoul - Hà Nội và một chuyến Vietjet khai thác chặng TPHCM - Seoul - TPHCM.
Có thể thấy, số lượng chuyến bay đang được triển khai rất ít. Đồng thời, những quy định về cách ly hiện vẫn chưa được thống nhất. Vì thế, ngay cả khi Apple mở bán iPhone 12 trong đợt đầu tại thị trường Hàn Quốc, dân buôn Việt Nam cũng chưa chắc có thể bay sang quốc gia này và đưa máy về kịp thời.
“Tôi và một số anh em vẫn đang liên tục theo dõi thông tin về chuyến bay cũng như các quy định cách ly. Nếu quy trình quá phức tạp, có thể tôi sẽ chọn giải pháp nhập lại hàng thông qua một số đầu nậu trung gian, thay vì tự mình đi mua máy và xách về như mọi năm”, ông Vũ Duy, chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh iPhone xách tay tại Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.
Giá iPhone 12 xách tay sẽ “hạ nhiệt” lâu hơn mọi năm
Với hàng loạt khó khăn trong việc đưa máy về thị trường Việt Nam, nhiều chủ cửa hàng nhận định rằng mức giá đối với iPhone 12 xách tay sẽ bị “thổi lên” cao hơn nhiều so với mọi năm, đặc biệt là với những chiếc máy đầu tiên.

Do tình trạng khan hiếm, giá bán của iPhone 12 sẽ "hạ nhiệt" lâu hơn mọi năm.
“Giá bán của iPhone 12 xách tay nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt lâu hơn mọi năm. Thông thường, hàng xách tay sẽ bình ổn giá sau khoảng 3-5 ngày khi được đưa về Việt Nam. Tuy nhiên, năm nay, việc này có thể sẽ kéo dài lên đến 2 tuần do lượng hàng về khan hiếm”, ông Lê Xuân Tình, đại diện một cửa hàng điện thoại tại đường Lê Hồng Phong, Quận 10, TP.HCM chia sẻ.
Hiện tại, nhiều cửa hàng ở cả Hà Nội cũng như TP.HCM đều đã nhận đặt hàng trước iPhone 12. Tuy nhiên, theo khảo sát của Dân trí, đa số cửa hàng đều không cam kết ngày trả máy cụ thể cho khách hàng.
Một nguồn tin giấu tên tiết lộ với Dân trí rằng sẽ có lượng nhỏ máy được đưa về Việt Nam trong thời gian rất sớm. Tuy nhiên, người này cho biết thêm mức giá của chúng có thể sẽ khiến nhiều người phải chùn bước.
“Giá bán của lô hàng đầu tiên sẽ rất cao và chỉ dành cho những người thực sự chịu chi. Nếu không quá vội trải nghiệm những tính năng mới trên iPhone 12, khách hàng nên chờ đợi khoảng 1-2 tuần để sản phẩm trở về đúng với giá trị của nó”, người này nói.
Theo Dantri

iPhone 12 ra mắt trong sự kiện trực tuyến 14/10
Apple công bố sự kiện trực tuyến tiếp theo sẽ diễn ra vào 0h ngày 14/10 (giờ Việt Nam) với chủ đề 'Hi, Speed'. Dự kiến, iPhone 12 sẽ ra mắt tại đây.
很赞哦!(76)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Aston Villa vs Nottingham Forest, 23h30 ngày 5/4: Viết lại lịch sử
- Cặp đôi đầu tiên nên duyên từ Đường lên đỉnh Olympia
- Làm gì để hiệu trưởng hết 'sáng tạo' tiền trường?
- 'Cặp sao đẹp nhất Thái Lan' hôn mãnh liệt trong đám cưới cổ tích
- Nhận định, soi kèo Yokohama FC vs Shimizu S
- CEO Bybit kêu gọi Phố Wall tham gia vào lĩnh vực tiền mã hóa
- Tiệm bánh Ấn Độ gây tranh cãi vì bán sản phẩm hình virus corona
- Samsung ước tính lợi nhuận tăng 15 lần, Apple đã bắt đầu phát triển iOS 19
- Nhận định, soi kèo Twente vs Fortuna Sittard, 23h45 ngày 5/4: Chiến thắng khó nhọc
- Năm học mới tới điểm trường Troi
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Yokohama FC vs Shimizu S
- Trước thời điểm con vào lớp 1, các phụ huynh lại đau đầu và lúng túng trước bài toán nên hay không cho trẻ học chữ, làm toán trước để chuẩn bị tâm thế.Mắc võng, mang bánh mì, vạ vật thâu đêm chờ xin cho con vào lớp 1">
Tranh luận có nên cho trẻ học chữ, làm toán trước khi vào lớp 1
Các thủ đoạn lừa người dùng bằng các ứng dụng giả mạo đang ngày càng được các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều. Ảnh minh họa: T.Hiền Dưới đây là 5 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến vừa được Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dùng Internet Việt Nam nâng cao cảnh giác:
Mạo danh nhân viên ngân hàng lừa hướng dẫn xác thực để chiếm đoạt tài sản
Lợi dụng quy định yêu cầu cập nhật dữ liệu sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng trực tuyến có hiệu lực từ ngày 1/7, những ngày vừa qua, một số đối tượng đã mạo danh cán bộ làm việc tại ngân hàng để chủ động liên hệ với người dùng và thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, khi liên hệ với người dùng dịch vụ ngân hàng, đối tượng mạo danh yêu cầu nạn nhân cung cấp các dữ liệu cá nhân như địa chỉ nhà, ảnh chụp 2 mặt căn cước công dân, thông tin tài khoản ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, kẻ lừa đảo còn dụ dỗ người dân thực hiện cuộc gọi video để thu thập giọng nói, biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ của nạn nhân. Sau khi thành công đánh cắp dữ liệu, đối tượng sẽ dễ dàng đăng nhập được vào các ứng dụng ngân hàng, thanh toán trực tuyến và thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của nạn nhân, chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, có đối tượng còn lừa người dân tải ứng dụng giả mạo có chứa mã độc qua đường dẫn được đính kèm trong tin nhắn. Khi nạn nhân tải ứng dụng này về điện thoại, đối tượng sẽ dễ dàng theo dõi các thao tác mà nạn nhân thực hiện trên thiết bị của mình, từ đó khai thác sâu hơn các thông tin quan trọng.
Trước chiêu lừa mới kể trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cảnh giác khi nhận tin nhắn, cuộc gọi hướng dẫn cập nhật dữ liệu sinh trắc học. Khi được liên hệ bởi các cá nhân tự xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan công an, người dân cần xác minh. Người dân cũng không nên bấm vào các đường link lạ, không cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, chuyên gia an toàn thông tin Vũ Ngọc Sơn nhận xét, đối tượng lừa đảo thường rất nhanh nhạy với những sự kiện, hiện tượng nóng; Chúng thường rất nhanh đưa ra các kịch bản lừa đảo khai thác các sự kiện, hiện tượng nóng để tối đa khả năng người dùng ‘mắc bẫy’. Ví dụ, trước đây khi nhà mạng chuẩn hóa thông tin thuê bao, hay đến kỳ kê khai thuế cá nhân, đã có nhiều đối tượng mạo danh nhân viên nhà mạng, cơ quan thuế để lừa cài đặt ứng dụng giả mạo tương tự.
“Để phòng tránh, người dùng nên tự mình gọi đến trung tâm hỗ trợ khách hàng của ngân hàng theo các số điện thoại được công bố chính thức, không cài các ứng dụng lạ và không cung cấp mật khẩu OTP”, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn khuyến nghị.
Mất 1,2 tỷ đồng vì cài ứng dụng dịch vụ công trực tuyến giả
Một người dân sống tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội) vừa bị đối tượng mạo danh công an lừa chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng, với chiêu trò hướng dẫn cài ứng dụng dịch vụ công trực tuyến giả mạo. Ứng dụng giả mạo này được đối tượng lừa đảo gửi qua đường dẫn đính kèm trong tin nhắn, sau khi liên hệ và thông báo tài khoản định danh của nạn nhân bị lỗi, phải cài ứng dụng để được hỗ trợ từ xa. Khi nạn nhân làm theo hướng dẫn, kẻ lừa đảo sẽ chiếm được quyền điều khiển thiết bị, từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Điều đáng nói, thủ đoạn lừa cài phần mềm dịch vụ công giả mạo đã liên tục các lực lượng chức năng cảnh báo, song đến nay vẫn có những người dân bị lừa mất hàng tỷ đồng. Cục An toàn thông tin đề nghị người dân không truy cập đường link lạ. Khi nhận được thông báo liên quan tới việc sử dụng phần mềm dịch vụ công, người dân chỉ nên tải ứng dụng từ nguồn chính thống như các kho ứng dụng AppStore, CH Play. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần nhanh chóng báo với lực lượng chức năng.
Chiếm đoạt hàng tỷ đồng bằng thủ đoạn ‘Việc nhẹ, lương cao’ biến tướng
Một phụ nữ sống tại thị xã Chơn Thành (Bình Phước) vừa bị đối tượng xấu lừa chiếm đoạt hơn 2,3 tỷ đồng, qua thủ đoạn biến tướng của hình thức lừa đảo ‘Việc nhẹ, lương cao’. Cụ thể, đối tượng kết bạn cho nạn nhân qua Telegram, sau đó giới thiệu cho nạn nhân việc làm thêm tại nhà – ‘nghe các bài nhạc được chỉ định, đăng nhập và bỏ phiếu bình chọn ca sĩ’, với thù lao được hứa hẹn là 35.000 đồng/lượt bình chọn. Sau khi đồng ý tham gia, tải ứng dụng Zing MP3 giả mạo và ứng tiền đặt cọc để thực hiện các nhiệm vụ theo sự dẫn dụ của các đối tượng, nạn nhân đã bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã chuyển.
Đưa ra lời khuyên người dân cần cảnh giác trước các lời mời gọi ‘Việc nhẹ, lương cao’, các chuyên gia Cục An toàn thông tin cũng lưu ý người dân tuyệt đối không chuyển tiền đặt cọc, nộp phí tham gia khi chưa xác minh danh tính của đối tượng. Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần lưu lại các đoạn hội thoại, thông tin của đối tượng, sau đó trình báo cơ quan công an địa phương để kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo.
Mạo danh Trung tâm phòng chống lừa đảo để lừa chiếm đoạt tài sản
Theo Cục An toàn thông tin, mới đây Cảnh sát tỉnh Ontario (Canada) đã có cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo giả mạo Trung tâm phòng chống lừa đảo Canada – CAFC. Cụ thể, đầu tiên đối tượng giả mạo nhân viên ngân hàng, đơn vị cung cấp thẻ tín dụng hoặc các sàn thương mại điện tử để tiếp cận, thông báo tài khoản của người dùng đã bị tấn công và có dấu hiệu thực hiện những giao dịch đáng ngờ. Sau đó, đối tượng gửi email có logo CAFC nhằm gia tăng mức độ uy tín, yêu cầu nạn nhân cung cấp các dữ liệu cá nhân, thông tin ngân hàng và thực hiện các giao dịch, đánh cắp tiền.
Không những thế, các đối tượng lừa đảo còn có xu hướng mạo danh điều tra viên làm tại CAFC, nhắm tới những người là nạn nhân bị lừa đảo, hứa hẹn giúp họ lấy lại số tiền đã mất. Đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình điều tra, từ đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Để phòng tránh, Cục An toàn thông tin đề nghị người dân nâng cao cảnh giác khi nhận tin nhắn, email từ bất cứ đơn vị, tổ chức nào; Không cung cấp thông tin dữ liệu cá nhân; Không chuyển khoản khi nhận được yêu cầu; Đồng thời, cần kiểm tra, xác thực các tin nhắn, email thông qua cổng thông tin điện tử, số điện thoại chính thống.
Cảnh báo lừa đảo qua ứng dụng WhatsApp
WhatsApp là ứng dụng trò chuyện trực tuyến phổ biến, được nhiều người dân ở mọi độ tuổi trên toàn cầu sử dụng rộng rãi. Vì thế, đây cũng là nền tảng vô cùng thuận lợi cho các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Qua nền tảng trò chuyện trực tuyến này, các đối tượng đang sử dụng nhiều thủ đoạn lừa đảo như giả mạo người thân, bạn bè; Thông báo tham gia nhận quà trúng thưởng; Lừa nâng cấp ứng dụng; Yêu cầu nhập mã xác nhận...
Để phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo qua ứng dụng WhatsApp, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cảnh giác khi nhận được tin nhắn từ đối tượng lạ; Không bấm vào các đường link được đính kèm trong tin nhắn, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không giao dịch chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng lạ. Khi nhận được tin nhắn vay tiền, người dân cần cẩn thận xác minh danh tính của người gửi qua thông tin trên trang cá nhân của các tài khoản đó.
Xác thực sinh trắc học là công cụ hữu hiệu chống lừa đảo trực tuyếnNhận định xác thực sinh trắc học với giao dịch giá trị lớn là công cụ hữu hiệu chống lừa đảo trực tuyến, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn phân tích: Phạm vi hoạt động của đối tượng lừa đảo bị thu hẹp khi loại bỏ tài khoản ngân hàng 'rác'.">Chiêu lừa mới ‘ăn theo’ quy định xác thực sinh trắc học giao dịch ngân hàng
Play">
'Cậu bé môi trường' khiến vua hài nước Mỹ giật mình
Nhận định, soi kèo Union Berlin vs Wolfsburg, 22h30 ngày 6/4: Khó cho chủ nhà
- Nếu không thành thực nhìn nhận, bệnh thành tích vẫn tiếp tục "leo thang" và tạo ra những hệ luỵ không đáng có trong giáo dục, khiến tất cả chạy theo con số mà bỏ rơi phần "con người".
"Trường sắp đạt chuẩn quốc gia, xin đừng làm to chuyện"
Mấy ngày nay, sự việc cô chủ nhiệm ở Quảng Bình yêu cầu học sinh tát 231 cái tát vào mặt một bạn vì nói tục trong giờ chơi đã khiến cho dư luận bất bình.
Bà Phạm Thị Lệ Anh, hiệu trưởng nhà trường phân trần đó là do áp lực thi đua do Đội nên các em đã có hành động như vậy. Đội quy định nếu lớp học có em học sinh nói tục là bị trừ 5 điểm, nên đã tạo áp lực cho giáo viên chủ nhiệm. Vì muốn lớp tiến bộ nên cô T. đã có biện pháp giáo dục học sinh, nhưng cô đưa ra không đúng. Gia đình học sinh cho hay nhà trường và chính quyền địa phương đã thuyết phục không làm to chuyện vì nhà trường sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn quốc gia mức độ II.
Thêm sự việc này để càng thấy rõ hơn có lẽ, chuyện áp lực thi đua, thành tích đã “ngấm” vào máu của nhiều lãnh đạo, giáo viên của một số nhà trường khiến cho bức tranh giáo dục có thêm nhiều khoảng tối, nhiều người bị hút vào vòng xoáy của thi đua.
Bệnh thành tích đã ngấm sâu
Năm học vừa qua, Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn số 6122 khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Nhưng cuối năm học thì các báo cáo lên cấp trên vẫn "đẹp như mơ".
Xét cho cùng, bệnh thành tích đã ngấm sâu vào một bộ phận lãnh đạo quản lý và nhiều giáo viên đứng lớp.
Đơn vị nào cũng muốn trường mình cuối năm có tỉ lệ học sinh khá giỏi cao, ít học sinh yếu kém và bỏ học.
Từ lâu, ngành giáo dục đang có nhiều thứ rất hình thức và coi trọng thành tích ảo.
Đối với giáo viên thì việc đánh giá viên chức cuối năm theo Nghị định 56 của Chính phủ (sửa đổi bằng Nghị định số 88) cũng chủ yếu là loại xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hiếm hoi mới có trường hợp hoàn thành nhiệm vụ.
Còn đánh giá chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng cũng phần nhiều là Xuất sắc và Khá (đánh giá chuẩn không có loại Tốt) và gần như không thấy có giáo viên xếp loại trung bình.
Xét thi đua thì cũng phần lớn đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và có 15% Chiến sĩ thi đua cơ sở/ tổng số danh hiệu Lao động tiên tiến.
Đó là chưa kể lãnh đạo ngành, quản lý nhà trường còn được nhận bằng khen của các cấp.
Thầy cô đã giỏi vậy thì việc đào tạo ra các thế hệ học sinh có học lực chủ yếu là khá và giỏi cũng là chuyện… rất bình thường.
Ở cấp tiểu học bây giờ có một số thầy cô chủ nhiệm lớp không chỉ đề nghị khen thưởng cuối năm những em học tập, rèn luyện tốt mà còn vì lý do học sinh này là con ông nọ, cháu bà kia, rồi con đồng nghiệp, con phụ huynh có đóng góp nhiều cho trường sau mỗi lần thư ngỏ…
Vì thế, cứ kiểm tra học kì, cuối năm xong là một số giáo viên chủ nhiệm lớp phải nhờ vả, xin xỏ các thầy cô dạy các môn năng khiếu, tiếng Anh để học sinh “đủ chuẩn” nhằm đề nghị khen thưởng cho học sinh của mình!
Công tác giảng dạy thì nhiều cấp lãnh đạo không căn cứ vào đặc điểm, tình hình của mỗi trường, mỗi môn mà cứ ấn định chỉ tiêu học sinh giỏi, khá có khi cao chót vót.
Trong khi mặt bằng chất lượng một số trường, địa phương khó khăn thì thấp, giáo viên chỉ còn một cách duy nhất là nâng khống điểm để khỏi bị lãnh đạo than phiền, nhắc nhở.
Điều này dẫn đến việc khen thưởng tràn lan cho cả giáo viên và học sinh, không tạo được động lực cho việc dạy và học.
Không đánh giá đúng, bệnh sẽ... leo thang
Đánh giá đúng chất lượng giảng dạy cũng như công tác thi đua, khen thưởng không chỉ là mong muốn của Bộ GD-ĐT mà là mong muốn chung của toàn xã hội.
Vì thế, việc chấn chỉnh bệnh thành tích phải là sự gương mẫu từ các cấp lãnh đạo.
Đó là không nên giao thành tích xa rời với thực tế của từng đơn vị.
Trong thi đua, không thể cán bằng chỉ tiêu giữa các trường với nhau để rồi trường nào cao thì xét danh hiệu thi đua, trường nào thấp thì cắt.
Làm vậy, vô hình trung các trường khó khăn sẽ tìm cách để nâng thành tích khống lên cho bằng nhau.
Xét thi đua là phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình của mỗi đơn vị, mỗi cá nhân để thấy được sự cố gắng, đóng góp.
Có một điều đáng buồn nhất là điểm báo cáo cuối năm của các trường về sở, phòng rất cao nhưng khi học sinh tham gia thi tuyển 10, thi THPT quốc gia lại thường rất thấp (6/9 môn có điểm thi trung bình dưới 5). Điều trớ trêu là cũng là những học sinh đó nhưng chỉ tháng trước được nhà trường tổng kết thì đạt danh hiệu học sinh giỏi, tiên tiến, tháng sau thi lại có điểm dưới trung bình…
Việc lập lại kỉ cương, nền nếp trong đánh giá, xếp loại và thi đua trong ngành giáo dục cần hướng tới chất lượng, danh hiệu thật. Chỉ có thế mới, đảm bảo "dạy thật, học thật".
Muốn làm được việc này phải bắt đầu từ sự gương mẫu của những người đứng đầu các đơn vị, từ những chính sách vĩ mô của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT. Nếu không, bệnh thành tích vẫn tiếp tục "leo thang" và tạo ra những hệ luỵ không đáng có, chạy theo con số mà bỏ rơi phần "con người".
Nguyễn Đăng
Bệnh thành tích trong giáo dục ở một số nơi còn nặng nề
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, những đổi mới của giáo dục đào tạo cần tiếp tục triển khai căn cơ, bài bản theo đúng lộ trình.
">Cái tát vào bệnh thành tích trong giáo dục
Sau khi báo VietNamNet phản ánh về tình trạng Trường Tiểu học Thạch Linh (Phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) tạm thu tiền triệu của học sinh lớp 1 trước ngày khai giảng, hiệu trưởng đã “phản bác” rằng nhà trường làm đúng quy trình. Đồng thời, có cuộc họp với trưởng phụ huynh các khối lớp 1 để kí biên bản việc phụ huynh nộp tiền cho nhà trường là hoàn toàn tự nguyện.
- Học sinh lớp 1 chưa vào học đã bị tạm thu tiền triệu
- Chấn chỉnh hiệu trưởng tạm thu tiền học sinh sai quy định
Làm đúng quy trình?
Trong báo cáo giải trình của bà Lê Thị Thủy, thì việc nhà trường thu khoản đóng góp trước khi vào năm học mới là đúng quy trình.
Trường có báo cáo giải trình về các khoản thu vận động đóng góp năm học 2017- 2018 của trường
Cụ thể: Phụ huynh đưa con đi nhập học vào ngày 27, 28, 29/7 đã được nhà trường treo thông tin, thông báo số 12 của UBND phường Thạch Linh ra ngày 19/5/2017 (thông báo về việc huy động nguồn kinh phí của phụ huynh để xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất ở Trường Tiểu học Thạch Linh phục vụ năm học 2017-2018).
“Trong quá trình nộp hồ sơ lớp 1, có 15 phụ huynh xin nhờ giáo viên tuyển sinh nhận giúp số tiền 970.000, sợ mang tiền về sẽ tiêu hết. Là hoàn toàn tự nguyện của phụ huynh chứ không do chủ trương của nhà trường vào những ngày này…”.
Ngày 12/8, nhà trường tổ chức họp phụ huynh khối 1, có nêu thông báo số 12, số 27 (là thông báo do nhà tự trường đề ra ngày 23/5/2017) về khoản vận động đóng góp tự nguyên 970.000 đồng và được sự đồng ý của 100% phụ huynh.
Vào ngày 13/9 (hai ngày sau khi báo có bài phản ánh), bà Lê Thị Thủy cùng với các cô giáo chủ nhiệm, trưởng phụ huynh của 5 lớp khối 1 ký cam kết nộp 100.000 đồng bồi dưỡng cho các cô dạy hai tuần tháng 8 là tự nguyện.
Biên bản họp Ban đại diện cha mẹ học sinh ngày 13/9
Biên bản nêu lý do thu 100.000 đồng là do Hội phụ huynh bàn bạc với nhau đóng góp để "bồi dưỡng động việc các cô bám trường bám lớp" khi thấy giáo viên đứng lớp trong thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt. Với khoản nộp 970.000 đồng khi đi nhập học là phụ huynh tự nguyện nộp, đưa về sợ tiêu hết.
Nhiều điều chưa sáng tỏ
Ông Trương Quang Sơn, Chủ tịch Phường Thạch Linh thông tin vào ngày 30/8 như sau: “Ban thường trực của phường chưa duyệt các khoản thu nào ở trường tiểu học trình sang, phường chưa năm nào cho thu bình quân một học sinh tiểu học đến 900.000 đồng các khoản thu tự nguyện”.
Mới đây, ông Trần Xuân Quang, Phó chủ tịch Phường Thạch Linh nói: Chưa nhận được biên bản họp phụ huynh khối 1 của trường Tiểu học trình sang cho phường (theo quy trình của công văn 1702).
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh nhấn mạnh: Nhà trường bám vào hai thông báo số 12 của UBND phường, và thông báo số 27 của nhà trường để thu khoản 970.000 đồng là không đúng với quy trình trong công văn 1702. Vì hai thông báo này ra ngày 19/5 và ngày 23/5, học sinh khối 1 thời điểm đó chưa nhập học, chưa họp phụ huynh khối 1 để thống nhất nộp 970.000 đồng.
Nhà trường tự ra thông báo nộp tiền khi học sinh khối 1 khi học sinh chưa đến trường nhập học
Trong biên bản họp ngày 13/9 gồm có Hiệu trưởng nhà trường, 5 cô giáo chủ nhiệm, 5 hội trưởng hội phụ huynh khối 1, cam kết vấn đề thu nộp trên tình tự nguyện của phụ huynh. Song kết thúc cuộc họp chỉ có hiệu trưởng và 1 phụ huynh ký.
Một phụ huynh chia sẻ: Nhiều phụ huynh thấy khoản thu 100.000 đồng là vô lý, vì các trường khác không thu khoản này. Phụ huynh đóng 100.000 đồng cho hội trưởng phụ huynh từng lớp, tưởng rằng số tiền đó gom lại nộp trực tiếp cho cô chủ nhiệm nhưng lại nghe nói là tiền này nộp lên cho cô tổ trưởng khối 1.